1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an

72 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 7,51 MB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CHẾ BIẾN GỖ PISICO-ĐỒNG AN

ĐẶNG THỊ SIM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An” do Đặng Thị Sim, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày………

Nguyễn Viết SảnNgười hướng dẫn(Chữ ký)

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

-Tập thể lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp 32 đã động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện Đặng Thị Sim

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮTĐẶNG THỊ SIM Tháng 07 năm 2010 “Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An”

DANG THI SIM, July 2010 “The State of Consumption and Solutions to Strengthen Products Consumption Ability at Pisico-Dong An Processing

Forniture Joint Stock Company”

Việc gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành chế biến vàxuất nhập khẩu sản phẩm gỗ nói chung và Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An nói riêng, việc nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng tiêu thụ hiệnnay của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An Bằng cách phân tích môitrường cạnh tranh và các nhân tố cũng như các chiến lược ảnh hưởng đến tình hìnhtiêu thụ sản phẩm, đề tài nêu lên những thuận lợi và khó khăn về thực trạng tiêu thụsản phẩm của công ty Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh côngtác tiêu thụ sản phẩm của công ty

Trang 5

MỤC LỤC Trang Danh Mục Các Chữ Viết

2.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 4

2.8 Định hướng phát triển của công ty 11

3.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 12

3.1.2 Vai trò,ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 12 3.1.3 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm 13 3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 18

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

Trang 6

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 20

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ THẢO LUẬN 21 4.1Đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 21 4.1.1Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21 4.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 23 4.2 Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 25

4.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại gỗ năm 2008 và 2009 25 4.2.3 Sản lượng tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm năm 2008 và năm 2009 27 4.2.4 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp năm 2008 và năm 2009 29 4.2.5 Tình hình tiêu thụ theo khu vực 31 4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 37

4.3.2 Nhân tố pháp luật và chính sách nhà nước 38

4.3.5 Nhân tố thu mua nguyên vật liệu 41

4.4 Các chiến lược ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty 45

4.5 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 50

4.6 Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 52 4.6.1 Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định 52 4.6.2 Hoàn thiện công tác marketing của công ty 54 4.6.3 Tăng cương cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm 54

Trang 7

4.6.4 Phát triển thị trường tiêu thụ 55

Trang 8

-v-CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.2.2 Đối với công ty 57PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTT Về BH&CCDV Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

LNG Về BH&CCDV Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

LNTT Lợi nhuận trước thuế

LNST Lợi nhuận sau thuế

KH-XNK Kế hoạch xuất nhập khẩu

vii

Trang 10

-DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh của Công ty Năm 2008 và 2009

Bảng 4.2: Bảng Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2008 và Năm 2009Bảng 4.3: Bảng Tỉ Lệ Tăng Giảm Chi Phí Trong Doanh Thu Năm 2009 So với Năm2008

Bảng 4.4: Bảng Kết Qủa Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2008 và 2009Bảng 4.5:Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Của CôngTy Trong Năm 2008 và Năm

Bảng 4.9: Sản Lượng Xuất Khẩu Theo Khu Vực

Bảng 4.10: Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản Phẩm Theo Khu Vực

Bảng 4.11: Tình Hình Thu Mua Nguyên Vật Liệu Năm 2008 Và Năm 2009

Bảng 4.12: Giá Bán Bình Quân Theo Chủng Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu Năm

2008 Và Năm 2009

Bảng 4.13: Doanh Thu Và Tỷ Trọng Các Kênh Phân Phối Của Công ty

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất - công nghệ

Sơ đồ 3.1:Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá của doanh nghiệp Hình 4.1 :Biểu Đồ Biểu Diễn Sản Lượng Sản Phẩm Xuất Khẩu Của Công tyTheo Chủng Loại Gỗ

Hình 4.2 Biểu Đồ Biểu Diễn Sản Lượng Tiêu Thụ Theo Chủng Loại Sản Phẩm Của Công Ty

Hình 4.3: Biểu Đồ Biểu Diễn Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Sản Phẩm Theo Từng Khu Vực Năm 2008 và 2009

Hình 4.4:Biểu Đồ Biến Động Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Mua Trong Nước Hình 4.5: Kênh Phân Phối Hiện Nay Của Xí Nghiệp

Trang 12

Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của tiêu thụ nên nhiều doanh nghiệphiện nay dã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ Tuy nhiên việc áp dụng phươngpháp nào để thúc đẩy công tác tiêu thụ lại hoàn toàn không giống nhau ở các doanhnghiệp Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm mà doanhnghiệp sản xuất, các điều kiện hiện có của doanh nghiệp…Doanh nghiệp phải biết lựachọn các biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.

Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao và giúp doanhnghiệp thực hiện các mục tiêu đề ra

Trang 13

Mặt khác qua tiêu thụ,tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàntoàn, mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của côngtác nghiên cứu thị trường v.v…Đồng thời giúp doanh nghiệp không những thu hồiđược những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn thực hiệnđược lợi nhuận, đây là nguồn quan trọng để tích luỹ vào các ngân sách vào các quỹcủa doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ côngnhân viên.

Thấy được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp

và với mong muốn hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Đồng An đồng thời được sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn và Ban lãnh đạo công

Pisico-ty nên tôi quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO-ĐỒNG AN”

Do điều kiện thời gian và sự hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi nhữngsai sót nên rất mong được sự đóng góp,giúp đỡ của quý thầy cô, cán bộ công nhân viêntrong công ty và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.2.1 Mục đích chung

Phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty PISICO-ĐỒNG

AN và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho côngty

1.2.2 Mục đích cụ thể

Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ của Công ty Cổ Phần Chế Biến GỗPisico-Đồng An.Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sảnphẩm gỗ.Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ củacông ty

1.3 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Chế Biến GỗPisico-Đồng An, Lô C Đường Số 3,Khu Công Nghiệp Đồng An-Thuận An-Bình Dương

2

Trang 14

Phạm vi thời gian:

Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu qua hai năm 2008-2009

Thời gian nghiên cứu từ ngày 24/03/2010 đến ngày 24/05/2010

1.4 Cấu trúc khoá luận

Luận văn gồm năm chương

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Vai trò và ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm,các chiến lược và chỉ tiêu đánh giákết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, những phương pháp nghiên cứu khoa họcđược sử dụng để phân tích, diễn giải nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đây là phần chính của khóa luận, từ việc khái quát thị trường kinh doanh, đánh giátình hình thực hiện kết quả sản xuẩt kinh doanh của công ty, phân tích thực trạngtình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Phân tích môi trường cạnh tranh và cácnhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ đó đề ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty

Chương 5: Kết Luận và Kiến nghị

Thông qua quá trình tìm hiểu về thực trạng tiêu thụ của công ty, từ các ưu nhượcđiểm của công ty đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêuthụ sản phẩm giúp công ty mở rộng và phát triển thị trường

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1Sự hình thành và phát triển của công ty

Tên đầy đủ của công ty là CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO –ĐỒNG AN, được đặt tại lô C – đường số 3 – khu công nghiệp Đồng An, tỉnh BìnhDương Trên thị trường giao dịch tên tiếng Anh của công ty là PISICO – DONG ANPROCESSING FORNITURE JOINT STOCK COMPANY (viết tắt là : PISICO –DONG AN)

Tiền thân của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là Xí nghiệp chếbiến gỗ Thủ Đức, địa chỉ tại xã Tăng Nhơn Phú –Quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh,theo quyết định số 111/QĐ-TC,ngày 14/3/1997 của công ty Xí nghiệp chế biến gỗThủ Đức chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Công ty Pisico Đến tháng 7/1999Tổng công ty có quyết định số 45/QĐ-TC ngày 1/7/1999, Xí nghiệp chế biến gỗ ThủĐức trực thuộc chi nhánh Tổng Công Ty Sản Xuất Đầu Tư Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu

Pisico –Bình Định tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2001 trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, với chủ trương đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu ở phía Nam, tháng 5/2001 Tổng công ty đã có quyết định

số 22/QĐ-TC ngày 2/5/2001 thành lập Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng Antại khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương ( Lô C-đường số 3 –khu công nghiệp Đồng An-Thuận An-Bình Dương), trên cơ sở nâng cấp và di dời Xí nghiệp chế biến gỗThủ Đức, tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An thuộc Tổng Công Ty Sản Xuất Đầu Tư Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Pisico –Bình Định Được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng địa phương, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của Tổng công ty Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An đóng tại khu công nghiệp Đồng An -Bình Dương với diện tích 12852 m2 Có vị trí lợi thế trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh-Bình Dương-Đồng Nai, là đầu mối giao dịch của Tổng công ty ở phía Nam tiếp cận thông tin về thị trường, khách hàng, có nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả phù hợp

Trang 16

phương thức giao nhận vận chuyển thuận lợi Năm 2004 Công ty đã được tổ chứcgiám định quốc tế SGS giám định và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO

Vào ngày 2/10/2007 Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico- Đồng An đã chínhthức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Thị trường giao dịch chứng khoán Hà

Nội Công ty có số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng trong đó nhà nước sở hữu

31,28%, cổ đông trong, ngoài công ty sở hữu 68,72%

Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là đơn vị chủ lực đóng góp trongkết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty Trong những năm qua, công ty luôn giữquan hệ gắn bó với các khách hàng có khả năng tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớnnhư Công ty YEDERSOME (Thụy Điển), Công ty SCANCOM (Đan Mạch), Công tyTOPSEAL (Hồng Kông ), Công ty CATTIE (Pháp), Công ty JCO (Úc), Công ty IKEA(Thụy Điển)… Đặc biệt Mỹ và Canada là hai thị trường lớn mà công ty đang hướngtới Hiện tại mặt hàng chiến lược của công ty là chế biến sản phẩm gỗ tràm bông vàngrừng trồng cho khách hàng lớn là tập đòan IKEA với doanh số mua trên4.000.000USD/năm Song song với các sản phẩm sản xuất từ gỗ tràm bông vàng còn

có một số loại gỗ như chò, dầu, bạch đàn …cung cấp cho khách hàng YEDERSOME,JCO…

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.2.1Chức năng

Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An thuộc Tổng công ty sản xuất đầu

tư dịch vụ xuất nhập khẩu Pisico –Bình Định Được sử dụng con dấu riêng và được

mở tài khỏan tại ngân hàng địa phương, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhtheo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của Tổng công ty Công ty cổ phầnchế biến gỗ Pisico-Đồng An đóng tại khu công nghiệp Đồng An -Bình Dương với diệntích 12852 m2 Có vị trí lợi thế trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm thành phố

Hồ Chí Minh-Bình Dương-Đồng Nai, là đầu mối giao dịch của Tổng công ty ở phíaNam tiếp cận thông tin về thị trường, khách hàng, có nguồn nguyên liệu ổn định vớigiá cả phù hợp, phương thức giao nhận vận chuyển thuận lợi Năm 2004 Công ty đãđược tổ chức giám định quốc tế SGS giám định và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO Vào ngày 2/10/2007 Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico- Đồng An đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Thị trường giao dịch chứng khoán Hà

Trang 17

Nội.Công ty có số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng trong đó nhà nước sở hữu 31,28%, cổ đông trong, ngoài công ty sở hữu 68,72%.

Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là đơn vị chủ lực đóng góp trongkết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty Trong những năm qua, công ty luôn giữquan hệ gắn bó với các khách hàng có khả năng tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớnnhư Công ty YEDERSOME (Thụy Điển), Công ty SCANCOM (Đan Mạch), Công tyTOPSEAL (Hồng Kông ), Công ty CATTIE (Pháp), Công ty JCO (Úc), Công ty IKEA(Thụy Điển)… Đặc biệt Mỹ và Canada là hai thị trường lớn mà công ty đang hướngtới Hiện tại mặt hàng chiến lược của công ty là chế biến sản phẩm gỗ tràm bông vàngrừng trồng cho khách hàng lớn là tập đòan IKEA với doanh số mua trên4.000.000USD/năm Song song với các sản phẩm sản xuất từ gỗ tràm bông vàng còn

có một số loại gỗ như chò, dầu, bạch đàn …cung cấp cho khách hàng YEDERSOME,JCO…

2.2.2Nhiệm vụ :

Công ty có nhiệm vụ khai thác, sản xuất, kinh doanh gỗ tràm và các sản phẩm

và các loại gỗ khác Thực hiện các nhiệm vụ kinh tế do Công ty ủy quyền Duy trì vàđịnh việc sản xuất gỗ đảm bảo chất lượng Tăng cường khai thác và sơ chế gỗ tràm, gỗbạch đàn, chủ yếu cho xuất khẩu,thị trường trong nước chiếm tỉ lệ thấp

Có trách nhiệm tìm kiếm các hợp đồng, đơn hàng sản xuất kinh doanh, đảm bảo

có việc làm thường xuyên cho người lao động, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quảcác hoạt động kinh tế đã được Công ty ký kết theo phân cấp, chịu trách nhiệm trực tiếp

về hiệu quả các hoạt động kinh tế đó.Công ty có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý,

ảm bảo và phát triển vốn được giao, chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý kinh tếtài chính, hoạch toán, thống kê, đảm bảo tính xác thực theo đúng quy định của phápluật

Công ty được quyết định về tổ chức bộ máy nhân sự thuộc phạm vi quản lý của

xí nghiệp

2.3 Vị trí địa lý

Công ty hiện tọa lạc trong khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương là vị tríthuận lợi trong việc xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty Công ty ở vị trí gần vớicác khu công nghiệp Sóng Thần1, 2, khu công nghiệp Việt Hương và khu công nghiệp

6

Trang 18

-Việt Nam –Singapore Ngoài ra, công ty còn gần cảng (IDC Phước Long, Cát Lái,Tân Cảng và cảng biển) Bên cạnh đó công ty còn ở gần ga Sóng Thần, gần sân bayTân Sơn Nhất cũng góp phần thuận lợi cho vịêc kinh doanh của công ty

2.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức

2.5 Chức năng ,nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc công ty:

Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần và Xuất khẩuPISICO-BÌNH ĐỊNH

Xây dựng, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xínghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trướcHội đồng quản trị và pháp luật của nhà nước

Chủ động tìm kiếm khách hàng để sản xuất và tiêu thụ gỗ sơ chế và tinh chế củađơn vị

Đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên

Phân xưởng Tinh chế 1

Phân xưởng Tinh chế 2

Phân xưởng sơ chế

Tổ lắp ráp phân xưởng 1

Tổ máy phân xưởng 1

Tổ lắp ráp phân xưởng 2

Tổ máy phân xưởng 2Phân xưởng

Sấy

Trang 19

Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của người lao động theo quy định của bộluật lao động và hướng dẫn của công ty.

Chỉ đạo trực tiếp phòng Tổ chức hành chính,phòng kế hoạch kĩ thuật, Tài

chính-Kế toán,Kỹ thuật cơ điện-xây dựng cơ bản

Phòng Tổ Chức Hành Chính:

-Tham mưu cho Giám Đốc và chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì tổ chức triển

khai thực hiện và quản lý công tác xây dựng, quy hoạch, hoạt động và phát triển tổchức và công tác cán bộ của công ty.Bên cạnh đó chịu trách nhiệm tổ chức triển khai,quản lý tổng hợp và thống nhất công tác hành chính, công tác lập kế hoạch công ty

Phòng Kế Toán Tài Chính:

-Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp giám đốc tổ chức quản lý về công táctài chính, kế toán và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của giámđốc Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu tráchnhiệm trước giám đốc theo quy định của pháp luật Xây dựng kế hoạch tài chính hàngnăm của công ty

Phân Xưởng 3:phân xưởng xấy Tham mưu cho Giám Đốc về tình hình hoạt động và

tiến độ sản xuất của phân xưởng, tổ chức nhân sự lao động của xưởng.Sấy phôi, nhập

và xuất gỗ phôi

Phân xưởng Sơ chế:Định hình hình dáng ban đầu của sản phẩm để chuyển sang phân

xưởng tinh chế

Phân Xưởng 1 và2:(Tinh chế):Bào,rọc làm trơn bề mặt các chi tiết sản phẩm,chuyển

sang phân xưởng lắp ráp

2.6 Quy trình sản xuất-công nghệ

8

Trang 20

-Sơ đồ 2.2 Quy Trình Sản Xuất Công Nghệ

2.7Sản phẩm của công ty

Hiện tại, công ty đang sản xuất một số sản phẩm cho khách hàng là công tyIKEA.Xem hình

Gỗ xẻ tự nhiên Sấy gỗ

Lắp ráp sản phẩm

Kiểm tra chất lượng Đóng gói

Xuất hàng

Trang 22

-Hình: -Hình:

2.8 Định hướng phát triển của công ty

Trong những năm tới, công ty có những định hướng phát triển sau:

• Có chiến lược thu mua, dự trữ gỗ nguyên liệu để chủ động sản xuất khi cóđơn hàng thông qua các hình thức sau:

+ Quan hệ với các tỉnh để thu mua gỗ tràm nguyên liệu

+ Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước có chứng chỉ FSC và tuân thủ các yêu cầu về nguyên liệu do các nước nhập khẩu quy dịnh

• Đưa ra những chiến lược phù hợp để mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm và mởrộng thị trường xuất khẩu –thị trường chủ lực của công ty

• Phát triển thị trường trong nước thông qua việc tìm kiếm các đại lý phân phốicác sản phẩm gỗ trong nước

Trang 23

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa,là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất sản phẩm và phân phối với một bên là tiêu dùng.Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất,việc mua và bán được thực hiện.Giữa sản xuất và tiêu

dùng,nó quyết dịnh bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào,thương mại đầu ra của doanh nghiệp.Như vậy,tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về

tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường.Nó bao gồm các hoạt động:tạo nguồn ,chuẩn bị hàng hóa,tổ chức mạng lưới bán hàng,xúc tiến bán hàng… Cho đến các dịch vụ sau bán hàng

3.1.2 Vai trò,ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm

a) Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Đối với tất các doanh nghiệp thì công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò

rất quan trọng Sản phẩm của một công ty sản xuất ra mà không tiêu thụ hoặc tiêu thụchậm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Sản phẩm ít bị tồn kho sẽgiúp công ty xoay vòng vốn nhanh, nguồn vốn không bị ứ đọng

Sản phẩm của công ty tiêu thụ nhanh chóng, tồn kho ít chứng tỏ sản phẩm của công

ty đáp ứng rất tốt nhu cầu của người tiêu dùng

b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm

Việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho nhà quản lý:

Đánh giá được những mặt mạnh và yếu kém trong công tác tổ chức tiêu thụsản phẩm của công ty Qua đó nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặpphải trong công tác tiêu thụ Từ đó có kế hoạch hoàn thịên hơn khâu tổ chức tiêu thụsản phẩm của công ty

Kiểm tra đánh giá lại sản phẩm xem sản phẩm của công ty mình không đápứng nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hay về mặt nào Từ đó có

Trang 24

chiến lược nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm của công ty ngày càng tốt hơn, đáp ứng đúng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm cho thấy sản phẩm nào của công ty có thế mạnh , tiêu thụnhiều nhất thị trường nào là thị trường chính để từ đó xây dựng kế hoạch giúp nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho công tác lập kế hoạch cho công tytrong thời gian tới được tốt hơn Tự đánh giá tình hình tiêu thụ những năm trước ta sẽ

dự đoán được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, từ đó công ty sẽ xây dựng các

kế hoạch về nguyên vật liệu, công suất máy móc, nhân công phục vụ cho mục tiêu,kếhoạch đề ra

3.1.3 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm

Chiến lược sản phẩm

Khái niệm sản phẩm: Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm gắn liền với nhucầu, mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường Sản phẩm là tất cả những gì cóthể đưa ra thị trường để tạo sự chú ý, ham muốn mua sắm và sử dụng để thỏa mãn nhucầu và ước muốn của con người Nó có thể là những sản phẩm dịch vụ, chất xám cụthể đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội

Khái niệm chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định hướng,nguyên tắc, biện pháp thực hiện trong việc xác lập một hay một chủng loại mặt hàngsao cho phù hợp với từng thị trường, từng giai đọan khác nhau trong chu kỳ sống củasản phẩm đó

Chiến lược sản phẩm là nhân tố quyết định chiến lược kinh doanh cũng nhưchiến lược Marketing, bởi vì công ty chỉ tồn tại và phát triển thông qua lượng sảnphẩm hay dịch vụ bán ra

Nội dung của chiến lược sản phẩm: Nội dung cơ bản của chiến lược sản phẩm làtùy theo tình hình cụ thể trên thị trường mà quyết định có nên thay đổi sản phẩm hiệnnay hay không hay đưa ra thị trường sản phẩm khác, doanh nghiệp cần biết rằng tronggiai đoạn nào thì thay đổi sản phẩm và thay đổi như thế nào

Đối với doanh nghiệp cần có một số chiến lược sau:

Trang 25

- Chiến lược thiết lập giữ vững chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục giữ vững vịtrí của mình, củng cố uy tính sản phẩm, đồng thời cũng có biện pháp tạo uy tín chodoanh nghiệp đối với khách hàng

- Chiến lược hạn chế chủng loại: Doanh nghiệp đơn giản hóa cơ cấu chủngloại, loại trừ một số sản phẩm không hiệu quả, tăng tốc độ an toàn và khả năng thíchứng của sản phẩm

- Chiến lược biến đổi chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục thay đổi thể thức hóanhằm thỏa mãn nhu cầu, nhờ vậy tăng thêm số lượng người tiêu thụ Công ty có thểđưa ra một số giải pháp mới trên cơ sở một số kích thước, màu sắc, mẫu mã…củasản phẩm gốc đang được tiêu thụ trên thị trường Chiến lược đổi mới chủng loại:Doanh nghiệp cần triển khai phát triển sản phẩm mới Điểm mấu chốt trong chiếnlược này, doanh nghiệp phải đảm bảo lúc nào cũng phải có một sản phẩm mới đểkhi thị trường trì truệ thì có quả đấm chất lượng tung ra ngay Điều cốt lỗi của sảnphẩm mới là phải linh hoạt, nhạy bén, quyết định phương châm “bán cái người tacần chứ không bán cái người ta có” Vấn đề đa dạng hóa mặt hàng cũng là mộttrong những biện pháp tạo nên sự thành công trong doanh nghiệp của nhiều nhàdoanh nghiệp để truyền tin định trước về sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trườngcho khách hàng

- Khuyến mại: là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuếchtrương khối lượng bán

- Tuyên truyền: là các hoạt động để công chúng biết được những thông tin tốt

về các hoạt động doanh nghiệp tạo nên sự kích thích, ảnh hưởng tốt về sản phẩmdoanh nghiệp Các mẫu này mang tính chất thông tin đại chúng không mang màusắc quảng cáo

- Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức quan hệ giữa nhân viên bán hàng vàkhách hàng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, phương thứcnày tiến hành trên cơ sở “mặt đối mặt” hoạt động giao tiếp qua các phương tiệnthông tin Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngoài những cách bánhàng truyền thống còn xuất hiện thêm kiểu bán hàng như: bán hàng qua điện thoại,bán hàng qua mạng, internet ở nhiều nước cũng bắt đầu gia tăng

14

Trang 26

-Chiến lược giá

Khái niệm giá: Theo quan điểm Marketing, giá là số tiền người bán dự tính sẽnhận được của người mua qua việc trao đổi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trênthị trường

Vai trò của giá cả trong nền kinh tế xã hội: Giá cả có vai trò rất quan trọng đối vớicác hoạt động kinh tế và sự vận hành của hệ thống kinh tế Chúng còn giữ vai trò trongviệc suy đoán tính chất và hướng phát triển của các tổ chức kinh doanh và các hoạtđộng kinh tế Ngoài ra giá còn có vai trò không nhỏ trong cuộc sống xã hội Mỗi hiệntượng về giá đều có ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình một cáchtrực tiếp Giá đúng là tấm gương phản ánh một cách trung thực tình trạng kinh tế-xãhội

Sơ đồ 3.1:Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quyết Định Giá của Doanh Nghiệp

Nguồn: Trần Đình Lý, Marketing căn bản trường ĐH Nông Lâm Tp.HCMMột số chiến lược giá:

- Chiến lược giá lấy chi phí làm định hướng: là chiến lược giá được xây dựngvào các phí tổn, chi phí của công ty

- Chiến lược giá hướng vào thị trường: Chiến lược giá dựa vào tình hình giákhống chế trên thị trường

- Chiến lược giá độc quyền: là phương pháp định giá dựa vào khả năng độcquyền của công ty về phương diện thị trường

Chiến lược giá tâm lý: đây là một hình thức mới trong nền kinh tế thị trường Sau khinghiên cứu kỹ động thái tâm lý của khách hàng, người ta đưa ra những hình thức giákhác nhau với mục đích là tạo cho người tiêu dùng có cảm giác đó là món hàng giá rẻ.Những hình thức đó là: giá có số lẻ không làm tròn, giá hạ-giảm giá, nhiều mức giá

Các nhân tố nội tại:

Các nhân tố bên ngoài:

Bản chất thị trường & sức cầu

Cạnh tranhYếu tố môi trường (nền kinh tế, chính quyền…)

Trang 27

trong ngày-giá theo mùa, giá có kèm tặng phẩm, giá chiết khấu do mua hàng với sốlượng nhiều.

- Chiến lược giá biên tế: là chiến lược định giá tương đối thấp so với chi phínhờ tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn hơn so với dự kiến do mở rộng thịtrường phát hiện thị trường mới

- Chiến lược giá cạnh tranh: là chiến lược định ra mức giá thấp hơn so với thịtrường để thực hiện mục tiêu cạnh tranh

- Giá phân biệt: là việc định ra nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại sảnphẩm tùy thuộc vào thời gian-thời vụ trong năm, đối tượng khách hàng, địa bàn…nhằm kích thích việc tiêu thụ hàng hóa đồng thời điều hòa lượng cung cầu trên thịtrường

Chiến lược phân phối

Khái niệm phân phối: Phân phối là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức,điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùngnhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất

Khái niêm chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối là hệ thống quan điểmchính sách và giải pháp tổ chức các kênh, luồng mạng lưới bán sỉ bán lẻ hàng hóanhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Vai trò của chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối góp phần không nhỏtrong quá trình cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng vị trítrên cơ sở đúng kênh hay luồng hàng Chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện chokhách hàng thì góp phần làm cho sản phẩm lưu thông tốt, giúp doanh nghiệp bán đượcnhiều sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Như vậy phân phối sản phẩm là hoạt động điều hành vận chuyển hàng hóa từnơi sản xuất đến nơi tiêu dùng hình thành kênh phân phối sản phẩm

Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chuyển hànghóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng

16

Trang 28

-Sơ đồ 3.2: Cấu Trúc Các Kênh Phân Phối

Chiến lược chiêu thị cổ động:

Khái niệm chiến lược chiêu thị cổ động: là doanh nghiệp thiết lập kênh thôngtin và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình

Chiêu thị cổ động làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn và năng động hơn, đưahàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phốihợp lý, có rất nhiều sản phẩm nhờ vào hoạt động chiêu thị cổ động mà đã đạt đượcnhiều lợi thế khi bán sản phẩm

Nội dung chủ yếu của chiêu thị cổ động:

- Quảng cáo: là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước

về sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng

- Khuyến mại: là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuếchtrương khối lượng bán

Đại lý bán lẻNgười bán lẻ

Người tiêu dùng

Đại lý bán buônNgười bán buôn Đại lý bán lẻngười bán lẻ Người tiêu dùngNhà sản xuất

Người tiêu dùng

Trang 29

- Tuyên truyền: là các hoạt động để công chúng biết được những thông tin tốt

về các hoạt động doanh nghiệp tạo nên sự kích thích, ảnh hưởng tốt về sản phẩmdoanh nghiệp Các mẫu này mang tính chất thông tin đại chúng không mang màusắc quảng cáo

- Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức quan hệ giữa nhân viên bán hàng vàkhách hàng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, phương thứcnày tiến hành trên cơ sở “mặt đối mặt” hoạt động giao tiếp qua các phương tiệnthông tin Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngoài những cách bánhàng truyền thống còn xuất hiện thêm kiểu bán hàng như: bán hàng qua điện thoại,bán hàng qua mạng, internet ở nhiều nước cũng bắt đầu gia tăng

3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Kết quả kinh doanh: là một chuỗi kết quả cao nhất trong toàn bộ quá trình

họat động kinh tế của xí nghiệp, đối với bản thân xí nghiệp, nâng cao hiệu quả kinhdoanh chính là hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để và hợp lýcác năng lực tiềm tàng, tạo khả năng cạnh tranh để đạt mục đích cuối cùng là doanhthu và lợi nhuận Bởi lợi nhuận là nguồn ngân khoản quan trọng cơ bản nhất của công

ty cũng như của toàn bộ công ty, nó chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh, là thước đo thành tích lâu dài cũng như giúp công ty tồn tại và phát triển

Doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp

thu được trong kỳ, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

TDT = P * QDTT = TDT – Thuế giá trị gia tăngTDT: Tổng doanh thu

P: Giá bán một đơn vị sản phẩm

Q: Sản lượng

DTT: Doanh thu thuần

Lợi nhuận: là bộ phận giá trị còn lại của toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ trong

kì, sau khi đã trừ các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá đúng đắn nhất kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp

18

Trang 30

-LNTT = TDT – TCLNST = LNTT - Thuế TNDNTDT: Tổng doanh thu

TC: Tổng chi phí

LNTT: Lợi nhuận trước thuế

LNST: Lợi nhuận sau thuế

Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử

dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trongquá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh là kết quả sosánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất LN/DT = LN/DTLN: Lợi nhuận

CPSXKP: Chi phí sản xuất kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh cho biết một đồng vốn chi phí bỏ ra công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ lệ giảm chi phí trong doanh thu giữa các năm cần so sánh

- Tỷ lệ tăng/giảm tỉ suất chi phí trong doanh thu năm 2008 so với 2009 = tỉsuất

Trang 31

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập các thông tin dữ liệu về thống kê, kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, thực trạng từ các Phòng ban của công ty

Các tư liệu, đề tài có giá trị nghiên cứu về nguồn nguyên liệu gỗ và các sảnphẩm được chế biến từ gỗ

Những thông tin về thị trường, giá cả các sản phẩm của các công ty, xí nghiệp

có cùng chủng loại sản phẩm với công ty được thu thập trên mạng internet

3.2.2Phương pháp mô tả so sánh

Phương pháp xác định mức biến động của các chỉ tiêu được phân tích cũng như làm

rõ được bản chất của các hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ.Tôi đã sử dụngphương pháp này để phân tích số liệu thứ cấp đã có để được những kết quả cần thiếtcho nội dung của đề tài

20

Trang 32

-CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

4.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 4.1: Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh của Công ty Năm 2008 và Năm 2009

ĐVT:VNĐ

DTBH&CCDV 191.275.438.047 129.179.461.153 -62.095.976.894 -32,46DTTT Về

BH&CCDV 191.275.438.047 129.179.461.153 -62.095.976.894 -32,46GVHB 156.518.773.452 108.560.187.000 -47.958.586.452 -30,64LNG 34.756.664.595 20.619.274.153 -14.137.390.442 -40,68DTHĐTC 1.720.857.241 1.872.684.282 151.827.041 8,82Chi Phí HĐTC 9.324.925.800 3.367.730.611 -5.957.195.189 -63,88

CP BH 19.776.898.041 11.494.960.316 -8.281.937.725 -41,88CPQLDN 3.028.141.977 2.986.851.014 -41.290.963 -1,36

-Về Doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTTBH&CCDV) năm 2009 đạt129.179.461.153 đồng giảm 62.095.976.894 đồng tức là giảm 32,46% so với năm2008

Trang 33

-Về Chi Phí

Năm 2009 là năm mà tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có

Gía vốn hàng bán (GVHB) năm 2009 là 108.560.187.000 đồng giảm47.958.586.452 đồng tức là giảm 30,64% so với năm 2008

Chi phí bán hàng(CPBH) năm 2009 là 11.494.960.316 đồng giảm8.281.937.725 đồng tức là giảm 41,88% so với năm 2008

Chi phí quản lý doanh nghiệp(CPQLDN) năm 2009 là 2.986.851.014 đồng giảm8.281.937.725 đồng tức là giảm 41,88% so với năm 2008

Sở dĩ doanh thu và chi phí năm 2009 có sự giảm sút đáng kể so với năm 2008 như vậy

là do :

• Năm 2009 nước ta chụi ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàncầu,đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu,trong đó ngành chế biến gỗ xuấtkhẩu là một điển hình,trong xu thế chung đó quy mô sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm của công ty bị thu hẹp,sản lượng gỗ xuất khẩu giảm đi đáng kể

• Bên cạnh đó sự xuất hiện ngày càng nhiều công ty chế biến gỗ có vốn đầu tưnước ngoài có máy móc công nghệ hiện đại cũng như một số công ty chế biến

gỗ trong nước đã vươn lên thành tập đoàn lớn là những đối thủ cạnh tranh đánggờm ,tạo áp lực lớn bắt buộc công ty phải giảm giá bán là nguyên nhân làm chodoanh thu bán hàng giảm đi đáng kể.Nhưng chúng ta không loại trừ trườnghợp công ty đã có kế hoạch điều tiết một cách hợp lý các loại chi phí,giảm bớtcác chi phí không phù hợp cũng như công ty đã tìm được nơi cung cấp nguyênliệu với giá rẻ

Tuy nhiên Về Lợi Nhuận ta thấy có sự gia tăng ngoại trừ lợi nhuận gộp về bánhàng và cung cấp dịch vụ (LNG VỀ BH&CCDV) là giảm, cụ thể là :

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (LNT từ HĐKD) Năm 2009 đạt4.642.416.494 đồng tăng 294.860.476 đồng tức là tăng 6,78% so với năm2008.Nguyên nhân là do :Ngoài các loại chi phí giảm đáng kể thì doanh thu hoạtđộng tài chính (DTHĐTC) năm 2009 tăng 8,82% so với năm 2008 trong khi đó chiphí hoạt động tài chính (Chi Phí HĐTC) năm 2009 giảm 63,88% là nguyên nhân gópphần làm do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 cao hơn năm 2008

22

Trang 34

Lợi nhuận sau thuế (LN SAU THUẾ) năm 2009 đạt 4.063.915.006 đồng tăng275.314.374 đồng tức là tăng 7,27 % là do Lợi nhuận trước thuế (LN TRƯỚC THUẾ)năm 2009 cao hơn năm 2008 là 228.780.491 đồng, bên cạnh đó chi phí thuế thu nhậpdoanh nghiệp hiện hành (CP TTNDNHH) năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 46.533.883đồng là hai nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2009 cao hơn năm 2008 Qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PISICO-ĐỒNG

AN cho thấy tuy lợi nhuận sau thuế năm 2009 cao hơn năm 2008 là dấu hiệu khảquan,tuy nhiên, khi ta đề cập đến chỉ tiêu doanh thu và chi phí thì thấy rằng qui mô sảnxuất kinh doanh của công ty đã bị thu hẹp hay nói cách khác tình hình sản xuất kinhdoanh của công ty hiệu quả chưa cao

4.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 4.2 :Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2008 và Năm 2009

CP QLDN 3.028.141.977 2.986.851.014 -41.290.963 -1,36DTBH&CCDV 191.275.438.047 129.179.461.153 -62.095.976.894 -32,46 Nguồn :Phòng Kế Toán Qua bảng 4.2 ta thấy tổng chi phí sản xuất kinh doanh (CP SXKD) năm 2009 là123.041.998.330 đồng giảm 56.281.815.140 đồng tức là giảm 31,39% so với năm

2008 và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH&CCDV) năm 2009 giảm62.095.976.894 đồng tức là giảm 32,46% so với năm 2008 Như vậy với việc xem xéthai chỉ tiêu doanh thu và chi phí thì nhìn chung đây là biểu hiện không được khảquan,tuy nhiên muốn phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2009 cần xemxét tỉ lệ tăng, giảm chi phí trong doanh thu năm 2009 so với năm 2008 để thấy rõ mức

độ hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 so với năm

2008 như thế nào

Bảng 4.3 : Tỉ Lệ Tăng Giảm Chi Phí Trong Doanh Thu Năm 2009 So với Năm 2008

Trang 35

2008 cao,đây là dấu hiệu không tốt công ty cần xem xét và đưa ra kế hoạch phân phốichi phí cho phù hợp để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của côngty.

Bảng 4.4 : Kết Qủa Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2008 Và 2009

179.323.813.47

0

123.041.998.33

0 -56.281.815.140 -31,39LNBH&CCDV Đồng 11.951.624.577 6.137.462.823 -5.814.161.754 -48,65

Tỷ suất % 6,25 4,75 -1,50 -23,96LN/DTBH&CCDV

Tỷ suất % 6,66 4,99 -1,68 -25,16

LN/CPSXKD

Nguồn :Phòng Kế Toán Bảng 4.4 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 giảm 23,96% điền

đó có nghĩa là năm 2009 cứ 1đồng doanh thu công ty thu được ít hơn năm 2008

khoảng 1,5 đồng lợi nhuận,đồng thời hiệu quả sử dụng vốn hoạt động sản xuất kinhdoanh năm 2009 giảm 25,16 % so với năm 2008 là dấu hiệu không tốt,có nghĩa là

24

Trang 36

-cùng bỏ ra 1 đồng vốn chi phí nhưng năm 2009 công ty thu được ít hơn năm 2008khoảng 1,68 đồng lợi nhuận.

4.2 Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

4.2.1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty

Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là đơn vị sản xuất và kinh doanh

các mặt hàng có nguồn gốc chủ yếu từ gỗ tràm,bạch đàn và gỗ teak,khối lượng chủyếu thông qua xuất khẩu (chiếm 90% khối lượng),tiêu thụ nội địa chỉ chiếm một lượngnhỏ,bởi các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ thường có giá thành rất cao,từ

đó làm cho giá bán cao hơn giá bán của các sản phẩm được chế tạo từ kim loại,nênngười tiêu dùng Việt Nam ít khi chọn sản phẩm gỗ là mục tiêu tiêu dùng của mình mà

ưa chuộng các sản phẩm làm từ những nguyên liệu rẻ hơn,nhẹ hơn

Thị trường trong nước :Chủ yếu là các sản phẩm mang tính chất gia công cho cácđơn vị khác trong nước như :ván ghép tấm,ghép gỗ thanh.Ngoài ra công ty còn là nhàtiêu dùng các loại vá như :MDF,ván dăm,từ các đơn vị sơ chế khác

4.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại gỗ năm 2008 và 2009

Là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm cho thị trường nước ngoài,là thi trườngngoài những cơ hội béo bỡ thì vẫn tiềm ẩn những cạnh tranh khốc liệt,vì vậy để đápứng được những đòi hỏi khắc khe của thị trường này công ty không ngừng đa dạnghóa sản phẩm cũng như không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng.Ngoài các sản phẩm được sản xuất từ gỗ tràm như :bộ bàn ghếTullero,ghế mini Tràm,ghế Bromo tràm,vỉ Brattby công ty còn sản xuất các sản phẩmgốc bạch đàn như :Giường sun bed,ghế stacking,bàn xếp rút… , Sau đây là số liệu vềtình hình tiêu thụ sản phẩm theo của công ty trong năm 2008-2009

Bảng 4.5 Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Của Công Ty Trong Năm 2008

Và 2009 Theo Chủng Loại Gỗ.

Ngày đăng: 28/05/2014, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2 Quy Trình Sản Xuất Công Nghệ - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Sơ đồ 2.2 Quy Trình Sản Xuất Công Nghệ (Trang 20)
Sơ đồ 3.2: Cấu Trúc Các Kênh Phân Phối - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Sơ đồ 3.2 Cấu Trúc Các Kênh Phân Phối (Trang 28)
Bảng 4.4 : Kết Qủa Hiệu Quả Sản Xuất  Kinh Doanh Qua Hai Năm 2008 Và 2009 - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Bảng 4.4 Kết Qủa Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Qua Hai Năm 2008 Và 2009 (Trang 35)
Bảng 4.9 Sản Lượng Xuất Khẩu Theo Khu Vực - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Bảng 4.9 Sản Lượng Xuất Khẩu Theo Khu Vực (Trang 42)
Bảng 4.12 Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Bảng 4.12 Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty (Trang 54)
Hình 4.4 : Biểu Đồ Biến Động Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Mua Trong Nước - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Hình 4.4 Biểu Đồ Biến Động Sản Lượng Nguyên Liệu Thu Mua Trong Nước (Trang 55)
Hình 4.5: Kênh Phân Phối Hiện Nay Của Xí Nghiệp - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Hình 4.5 Kênh Phân Phối Hiện Nay Của Xí Nghiệp (Trang 61)
Bảng 4.14: Doanh Thu Và Tỷ Trọng Các Kênh Phân Phân Phối - Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chế biến gỗ pisico đồng an
Bảng 4.14 Doanh Thu Và Tỷ Trọng Các Kênh Phân Phân Phối (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w