b. Doanh thu theo thị trường
4.5.2 Những khó khăn
Đồ gỗ Việt Nam với mẫu mã cải thiện và chất lượng ngày càng được tăng đã có mặt trên 120 nước. Năm 2007, ngành chế biến gỗ đã xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD và trở thành một một trong 4 quốc gia xuất khẩu gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tiềm năng lớn nhưng sức ép cạnh tranh cũng gia tăng, đặc biệt từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia… Chất lượng và mẫu mã sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn bị hạn chế, chưa thật phong phú, đa dạng do vậy còn thiếu sức cạnh tranh.
Các doanh nghiệp đồ gỗ còn phụ thuộc vào mẫu mã của nước ngồi. Một khó khăn nữa mà các doanh nghiệp gỗ sẽ phải đương đầu trong thời gian tới là phải ổn đinh nguồn nguyên liệu gỗ. Vì phần lớn nguyên liệu gỗ để chế biến phải nhập khẩu do Chính phủ cho phép khai thác rừng tự nhiên rất hạn chế. Do vậy các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu để bảo đảm sản xuất, duy trì và mở rộng thị trường.
Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu gỗ đầy tiềm năng và hấp dẫn, nên có nhiều cơng ty sản xuất gỗ ra đời. Vì vậy, cơng ty phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và nước ngồi.
Cơng ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mặt khác xí nghiệp cịn thu động trong việc tìm kiếm khách hàng, nên đơi khi bị khách hàng IKEA làm khó khăn trong nhiều vấn đề như phải giảm giá, đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao về chất lượng gỗ, bao bì, cattơng…
Các thị trường xuất khẩu truyền thống bị thu hẹp trong tiêu thụ sản phẩm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Sản phẩm của cơng ty chất lượng chưa ổn định, mẫu mã chưa đa dạng nên còn thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Môi trường làm việc chưa thật sự chuyên nghiệp, cịn mang tính tập trung q cao, phong cách làm việc chưa thật sự năng động cịn mang tính trì truệ của cơng ty nhà nước.