BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO-ĐỒNG AN ĐẶNG THỊ SIM KH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN GỖ PISICO-ĐỒNG AN
ĐẶNG THỊ SIM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp
nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng
An” do Đặng Thị Sim, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày………
Nguyễn Viết Sản Người hướng dẫn (Chữ ký)
Trang 3-Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế, đặc biệt
là quý Thầy, Cô bộ môn Quản trị kinh doanh
-Thầy Nguyễn Viết Sản – giáo viên hướng dẫn – người đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài
-Ban lãnh đạo cùng tập thể anh ,chị nhân viên Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này
-Tập thể lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp 32 đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ SIM Tháng 07 năm 2010 “Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Công Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An”
DANG THI SIM, July 2010 “The State of Consumption and Solutions to Strengthen Products Consumption Ability at Pisico-Dong An Processing
Forniture Joint Stock Company”
Việc gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành chế biến và xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ nói chung và Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng
An nói riêng, việc nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng tiêu thụ hiện nay của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An Bằng cách phân tích môi trường cạnh tranh và các nhân tố cũng như các chiến lược ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, đề tài nêu lên những thuận lợi và khó khăn về thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh Mục Các Chữ Viết Tắt viii
Danh Mục Các Bảng ix
CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2.Mục đích nghiên cứu 2
2.2.1 Chức năng 5 2.2.2 Nhiệm vụ 6
2.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức 7
2.6 Quy trình sản xuất - công nghệ 8
CHƯƠNG 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Cơ sở lí luận 12 3.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 12
3.1.2 Vai trò,ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 12
3.1.3 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm 13
3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm 18
Trang 6- vi -
3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 21
4.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21
4.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 23
4.2.Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 25
4.2.1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ 25
4.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại gỗ năm 2008 và 2009 25
4.2.3 Sản lượng tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm năm 2008 và năm 2009 27
4.2.4 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp năm 2008 và năm 2009 29
4.2.5 Tình hình tiêu thụ theo khu vực 31
4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 38
4.3.1 Nhân tố kinh tế 38
4.3.2 Nhân tố pháp luật và chính sách nhà nước 39
4.3.3 Nhân tố về kỹ thuật công nghệ 40
4.4 Các chiến lược ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty 46
4.4.1 Chiến lược sản phẩm 46
4.4.3 Chiến lược phân phối 49 4.4.4 Chiến lược chiêu thị cổ động 50
4.5 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 51
4.5.1 Những thuận lợi 51 4.5.2 Những khó khăn 52 4.6 Một số giải pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 53
4.6.1 Tìm nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định 53
Trang 74.6.2 Hoàn thiện công tác marketing của công ty 55
4.6.3 Tăng cương cơ sở vật chất kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm 55
4.6.4 Phát triển thị trường tiêu thụ 55
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57 5.2.Kiến nghị 57 5.2.1.Đối với nhà nước 58
Trang 8LNT Lợi nhuận thuần
HĐKD Hoạt động kinh doanh
DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
CKGTDT Các khoản giảm trừ doanh thu
DTT Về BH&CCDV Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
LNG Về BH&CCDV Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
KH-XNK Kế hoạch xuất nhập khẩu
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh của Công ty Năm 2008 và Năm
2009 21
Bảng 4.2 :Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh qua Hai Năm 2008 và Năm 2009 23
Bảng 4.3 : Tỉ Lệ Tăng Giảm Chi Phí Trong Doanh Thu Năm 2009 So với
Bảng 4.7 Doanh Thu của Một Số Sản Phẩm Của Công Ty 29
Bảng 4.8 : Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty Theo Thị Trường
Trong Năm 2008-2009 30
Bảng 4.9 Sản Lượng Xuất Khẩu Theo Khu Vực 32
Bảng 4.10 Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản Phẩm Theo Khu Vực 33
Bảng 4.11 Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu Của Công Ty 43
Bảng 4.13 Giá Bán Bình Quân Theo Chủng Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu
Trong Năm 2008-Năm 2009 48
Bảng 4.13: Doanh Thu Và Tỷ Trọng Các Kênh Phân Phân Phối 50
Trang 10
- x -
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 :Biểu Đồ Biểu Diễn Sản Lượng Sản Phẩm Xuất Khẩu của
Công ty theo Chủng Loại Gỗ 26 Hình 4.2 :Biểu Đồ Biểu Diễn Sản Lượng Tiêu Thụ theo Chủng Loại
Sản Phẩm Năm 2008 và Năm 2009 28 Hình 4.3 : Doanh Thu Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty theo Thị
Trường Trong Năm 2008-2009 31 Hình 4.4 :Biểu Đồ Sản Lượng Xuất Khẩu theo Khu Vực 32 Hình 4.5: Biểu Đồ Biểu Diễn Giá Trị Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Sản
Phẩm Theo Khu Vực Năm 2008 và 2009 38 Hình 4.6 : Biểu Đồ Biến Động Thu Mua Sản Lượng Nguyên Liệu 44 Hình 4.7: Kênh Phân Phối Hiện Nay Của Xí Nghiệp 49
Trang 11Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của tiêu thụ nên nhiều doanh nghiệp hiện nay dã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào để thúc đẩy công tác tiêu thụ lại hoàn toàn không giống nhau ở các doanh nghiệp Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, các điều kiện hiện có của doanh nghiệp…Doanh nghiệp phải biết lựa chọn các biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ
Trang 12Thấy được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp và với mong muốn hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Pisico-Đồng
An đồng thời được sự chấp thuận của giáo viên hướng dẫn và Ban lãnh đạo công ty
nên tôi quyết định chọn đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO-ĐỒNG AN”
Do điều kiện thời gian và sự hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nên rất mong được sự đóng góp,giúp đỡ của quý thầy cô, cán bộ công nhân viên trong công ty và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục đích chung
Phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty PISICO-ĐỒNG AN
và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho công ty
Trang 13Phạm vi thời gian:
Thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu qua hai năm 2008-2009
Thời gian nghiên cứu từ ngày 24/03/2010 đến ngày 24/05/2010
1.4 Cấu trúc khoá luận
Luận văn gồm năm chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chương 2: Tổng quan
Nêu lên khái quát sự hình thành và phát triển, chức năng cũng như nhiệm vụ của
xí nghiệp Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và quy trình sản xuất-công nghệ
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Vai trò và ý nghĩa của việc tiêu thụ sản phẩm,các chiến lược và chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, những phương pháp nghiên cứu khoa học được
sử dụng để phân tích, diễn giải nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là phần chính của khóa luận, từ việc khái quát thị trường kinh doanh, đánh giá tình hình thực hiện kết quả sản xuẩt kinh doanh của công ty, phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Phân tích môi trường cạnh tranh và các nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty
Chương 5: Kết Luận và Kiến nghị
Thông qua quá trình tìm hiểu về thực trạng tiêu thụ của công ty, từ các ưu nhược điểm của công ty đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giúp công ty mở rộng và phát triển thị trường
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1Sự hình thành và phát triển của công ty
Tên đầy đủ của công ty là CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ PISICO – ĐỒNG AN, được đặt tại lô C – đường số 3 – khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương Trên thị trường giao dịch tên tiếng Anh của công ty là PISICO – DONG AN PROCESSING FORNITURE JOINT STOCK COMPANY (viết tắt là : PISICO – DONG AN)
Tiền thân của Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là Xí nghiệp chế biến gỗ Thủ Đức, địa chỉ tại xã Tăng Nhơn Phú –Quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh, theo quyết định số 111/QĐ-TC,ngày 14/3/1997 của công ty Xí nghiệp chế biến gỗ Thủ Đức chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Công ty Pisico Đến tháng 7/1999 Tổng công ty có quyết định số 45/QĐ-TC ngày 1/7/1999, Xí nghiệp chế biến gỗ Thủ Đức trực thuộc chi nhánh Tổng Công Ty Sản Xuất Đầu Tư Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu
Pisico –Bình Định tại thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2001 trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, với chủ trương đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu ở phía Nam, tháng 5/2001 Tổng công ty đã có quyết định số 22/QĐ-TC ngày 2/5/2001 thành lập Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An tại khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương ( Lô C-đường số 3 –khu công nghiệp Đồng An-Thuận An-Bình Dương), trên cơ sở nâng cấp và di dời Xí nghiệp chế biến gỗ Thủ Đức, tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An thuộc Tổng Công Ty Sản Xuất Đầu Tư Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Pisico –Bình Định Được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng địa phương, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành
Trang 15của Nhà nước và phân cấp của Tổng công ty Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Đồng An đóng tại khu công nghiệp Đồng An -Bình Dương với diện tích 12852 m2 Có
Pisico-vị trí lợi thế trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh-Bình Dương-Đồng Nai, là đầu mối giao dịch của Tổng công ty ở phía Nam tiếp cận thông tin về thị trường, khách hàng, có nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả phù hợp phương thức giao nhận vận chuyển thuận lợi Năm 2004 Công ty đã được tổ chức giám định quốc tế SGS giám định và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO
Vào ngày 2/10/2007 Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico- Đồng An đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Thị trường giao dịch chứng khoán Hà
Nội Công ty có số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng trong đó nhà nước sở hữu
31,28%, cổ đông trong, ngoài công ty sở hữu 68,72%
Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là đơn vị chủ lực đóng góp trong kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty Trong những năm qua, công ty luôn giữ quan hệ gắn bó với các khách hàng có khả năng tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn như Công ty YEDERSOME (Thụy Điển), Công ty SCANCOM (Đan Mạch), Công ty TOPSEAL (Hồng Kông ), Công ty CATTIE (Pháp), Công ty JCO (Úc), Công ty IKEA (Thụy Điển)… Đặc biệt Mỹ và Canada là hai thị trường lớn mà công ty đang hướng tới Hiện tại mặt hàng chiến lược của công ty là chế biến sản phẩm gỗ tràm bông vàng rừng trồng cho khách hàng lớn là tập đòan IKEA với doanh số mua trên 4.000.000USD/năm Song song với các sản phẩm sản xuất từ gỗ tràm bông vàng còn
có một số loại gỗ như chò, dầu, bạch đàn …cung cấp cho khách hàng YEDERSOME, JCO…
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1Chức năng
Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An thuộc Tổng công ty sản xuất đầu
tư dịch vụ xuất nhập khẩu Pisico –Bình Định Được sử dụng con dấu riêng và được
mở tài khỏan tại ngân hàng địa phương, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của Tổng công ty Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico-Đồng An đóng tại khu công nghiệp Đồng An -Bình Dương với diện tích 12852 m2 Có vị trí lợi thế trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm thành phố
Trang 16- 6 -
Hồ Chí Minh-Bình Dương-Đồng Nai, là đầu mối giao dịch của Tổng công ty ở phía Nam tiếp cận thông tin về thị trường, khách hàng, có nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả phù hợp, phương thức giao nhận vận chuyển thuận lợi Năm 2004 Công ty đã được tổ chức giám định quốc tế SGS giám định và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO Vào ngày 2/10/2007 Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico- Đồng An đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Thị trường giao dịch chứng khoán Hà
Nội.Công ty có số vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng trong đó nhà nước sở hữu
31,28%, cổ đông trong, ngoài công ty sở hữu 68,72%
Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là đơn vị chủ lực đóng góp trong kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty Trong những năm qua, công ty luôn giữ quan hệ gắn bó với các khách hàng có khả năng tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn như Công ty YEDERSOME (Thụy Điển), Công ty SCANCOM (Đan Mạch), Công ty TOPSEAL (Hồng Kông ), Công ty CATTIE (Pháp), Công ty JCO (Úc), Công ty IKEA (Thụy Điển)… Đặc biệt Mỹ và Canada là hai thị trường lớn mà công ty đang hướng tới Hiện tại mặt hàng chiến lược của công ty là chế biến sản phẩm gỗ tràm bông vàng rừng trồng cho khách hàng lớn là tập đòan IKEA với doanh số mua trên 4.000.000USD/năm Song song với các sản phẩm sản xuất từ gỗ tràm bông vàng còn
có một số loại gỗ như chò, dầu, bạch đàn …cung cấp cho khách hàng YEDERSOME, JCO…
2.2.2Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ khai thác, sản xuất, kinh doanh gỗ tràm và các sản phẩm và các loại gỗ khác Thực hiện các nhiệm vụ kinh tế do Công ty ủy quyền Duy trì và định việc sản xuất gỗ đảm bảo chất lượng Tăng cường khai thác và sơ chế gỗ tràm, gỗ bạch đàn, chủ yếu cho xuất khẩu,thị trường trong nước chiếm tỉ lệ thấp
Có trách nhiệm tìm kiếm các hợp đồng, đơn hàng sản xuất kinh doanh, đảm bảo
có việc làm thường xuyên cho người lao động, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh tế đã được Công ty ký kết theo phân cấp, chịu trách nhiệm trực tiếp
về hiệu quả các hoạt động kinh tế đó.Công ty có trách nhiệm quản lý, sử dụng hợp lý,
ảm bảo và phát triển vốn được giao, chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý kinh tế tài chính, hoạch toán, thống kê, đảm bảo tính xác thực theo đúng quy định của pháp
Trang 17luật Công ty được quyết định về tổ chức bộ máy nhân sự thuộc phạm vi quản lý của xí nghiệp
2.3 Vị trí địa lý
Công ty hiện tọa lạc trong khu công nghiệp Đồng An tỉnh Bình Dương là vị trí thuận lợi trong việc xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty Công ty ở vị trí gần với các khu công nghiệp Sóng Thần1, 2, khu công nghiệp Việt Hương và khu công nghiệp Việt Nam –Singapore Ngoài ra, công ty còn gần cảng (IDC Phước Long, Cát Lái, Tân Cảng và cảng biển) Bên cạnh đó công ty còn ở gần ga Sóng Thần, gần sân bay Tân Sơn Nhất cũng góp phần thuận lợi cho vịêc kinh doanh của công ty
Phòng kế toán tài chính
Phân xưởng Tinh chế 1
Phân xưởng Tinh chế 2
Phân xưởng sơ chế
Tổ lắp ráp phân xưởng
1
Tổ máy phân xưởng
1
Tổ lắp ráp phân xưởng
2
Tổ máy phân xưởng
2 Phân xưởng
Sấy
Trang 18- 8 -
Xây dựng, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trước Hội đồng quản trị và pháp luật của nhà nước
Chủ động tìm kiếm khách hàng để sản xuất và tiêu thụ gỗ sơ chế và tinh chế của đơn vị
Đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của người lao động theo quy định của bộ luật lao động và hướng dẫn của công ty
Chỉ đạo trực tiếp phòng Tổ chức hành chính,phòng kế hoạch kĩ thuật, Tài
chính-Kế toán,Kỹ thuật cơ điện-xây dựng cơ bản
Phòng Tổ Chức Hành Chính:
Tham mưu cho Giám Đốc và chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì tổ chức triển
khai thực hiện và quản lý công tác xây dựng, quy hoạch, hoạt động và phát triển tổ chức và công tác cán bộ của công ty.Bên cạnh đó chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, quản lý tổng hợp và thống nhất công tác hành chính, công tác lập kế hoạch công ty
Phòng Kế Toán Tài Chính:
Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp giám đốc tổ chức quản lý về công tác tài chính, kế toán và quản lý cán bộ, nhân viên thuộc phòng theo sự phân cấp của giám đốc Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc theo quy định của pháp luật Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm của công ty
Phân Xưởng 3:
Tham mưu cho Giám Đốc về tình hình hoạt động và tiến độ sản xuất của phân
xưởng, tổ chức nhân sự lao động của xưởng.Sấy phôi, nhập và xuất gỗ phôi
Phân xưởng Sơ chế:
Định hình hình dáng ban đầu của sản phẩm để chuyển sang phân xưởng tinh chế
Phân Xưởng 1 và2:(Tinh chế):
Bào,rọc làm trơn bề mặt các chi tiết sản phẩm,chuyển sang phân xưởng lắp ráp
2.6 Quy trình sản xuất-công nghệ
Trang 19Sơ đồ 2.1 Quy Trình Sản Xuất Công Nghệ
2.7Sản phẩm của công ty
Gỗ xẻ tự nhiên Sấy gỗ
Lắp ráp sản phẩm Kiểm tra chất lượng
Đóng gói
Xuất hàng
Trang 20- 10 -
Hình:Ghế PI 9065 Hình:Bộ bàn ghế PI 6708
Hình:Ván sàn Hình:Ghế dựa PI 2107
Hình: Giường tắm nắng PI 3905
Trang 21Hình: Bàn PI 7805 Hình:Ghế dựa PI 5905
2.8 Định hướng phát triển của công ty
Trong những năm tới, công ty có những định hướng phát triển sau:
• Có chiến lược thu mua, dự trữ gỗ nguyên liệu để chủ động sản xuất khi có đơn hàng thông qua các hình thức sau:
+ Quan hệ với các tỉnh để thu mua gỗ tràm nguyên liệu
+ Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước có chứng chỉ FSC và tuân thủ các yêu cầu về nguyên liệu do các nước nhập khẩu quy dịnh
• Đưa ra những chiến lược phù hợp để mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu –thị trường chủ lực của công ty
• Phát triển thị trường trong nước thông qua việc tìm kiếm các đại lý phân phối các sản phẩm gỗ trong nước
Trang 22CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa,là cầu nối trung gian giữa một bên
là sản xuất sản phẩm và phân phối với một bên là tiêu dùng.Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất,việc mua và bán được thực hiện.Giữa sản xuất và tiêu dùng,nó quyết dịnh bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào,thương mại đầu ra của doanh nghiệp.Như vậy,tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh
tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường.Nó bao gồm các hoạt động:tạo nguồn ,chuẩn bị hàng hóa,tổ chức mạng lưới bán hàng,xúc tiến bán hàng… Cho đến các dịch vụ sau bán hàng
3.1.2 Vai trò,ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm
a) Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Đối với tất các doanh nghiệp thì công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò
rất quan trọng Sản phẩm của một công ty sản xuất ra mà không tiêu thụ hoặc tiêu thụ chậm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Sản phẩm ít bị tồn kho sẽ giúp công ty xoay vòng vốn nhanh, nguồn vốn không bị ứ đọng
Sản phẩm của công ty tiêu thụ nhanh chóng, tồn kho ít chứng tỏ sản phẩm của công ty đáp ứng rất tốt nhu cầu của người tiêu dùng
b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm
Việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho nhà quản lý:
Đánh giá được những mặt mạnh và yếu kém trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty Qua đó nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong công tác tiêu thụ Từ đó có kế hoạch hoàn thịên hơn khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty
Trang 23Kiểm tra đánh giá lại sản phẩm xem sản phẩm của công ty mình không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hay về mặt nào Từ đó cóchiến lược nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm của công ty ngày càng tốt hơn, đáp ứng đúng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Tình hình tiêu thụ sản phẩm cho thấy sản phẩm nào của công ty có thế mạnh,tiêu thụ nhiều nhất thị trường nào là thị trường chính để từ đó xây dựng kế hoạch giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm giúp cho công tác lập kế hoạch cho công ty trong thời gian tới được tốt hơn Tự đánh giá tình hình tiêu thụ những năm trước ta sẽ
dự đoán được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, từ đó công ty sẽ xây dựng các
kế hoạch về nguyên vật liệu, công suất máy móc, nhân công phục vụ cho mục tiêu,kế hoạch đề ra
3.1.3 Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm
Chiến lược sản phẩm
Khái niệm sản phẩm: Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm gắn liền với nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng trên thị trường Sản phẩm là tất cả những gì có thể đưa ra thị trường để tạo sự chú ý, ham muốn mua sắm và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của con người Nó có thể là những sản phẩm dịch vụ, chất xám cụ thể đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội
Khái niệm chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là tổng thể các định hướng, nguyên tắc, biện pháp thực hiện trong việc xác lập một hay một chủng loại mặt hàng sao cho phù hợp với từng thị trường, từng giai đọan khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm đó
Chiến lược sản phẩm là nhân tố quyết định chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược Marketing, bởi vì công ty chỉ tồn tại và phát triển thông qua lượng sản phẩm hay dịch vụ bán ra
Nội dung của chiến lược sản phẩm: Nội dung cơ bản của chiến lược sản phẩm là tùy theo tình hình cụ thể trên thị trường mà quyết định có nên thay đổi sản phẩm hiện nay hay không hay đưa ra thị trường sản phẩm khác, doanh nghiệp cần biết rằng trong giai đoạn nào thì thay đổi sản phẩm và thay đổi như thế nào
Đối với doanh nghiệp cần có một số chiến lược sau:
Trang 24- 14 -
- Chiến lược thiết lập giữ vững chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục giữ vững vị
trí của mình, củng cố uy tính sản phẩm, đồng thời cũng có biện pháp tạo uy tín cho
doanh nghiệp đối với khách hàng
- Chiến lược hạn chế chủng loại: Doanh nghiệp đơn giản hóa cơ cấu chủng
loại, loại trừ một số sản phẩm không hiệu quả, tăng tốc độ an toàn và khả năng thích
ứng của sản phẩm
- Chiến lược biến đổi chủng loại: Doanh nghiệp tiếp tục thay đổi thể thức hóa
nhằm thỏa mãn nhu cầu, nhờ vậy tăng thêm số lượng người tiêu thụ Công ty có thể
đưa ra một số giải pháp mới trên cơ sở một số kích thước, màu sắc, mẫu mã…của sản
phẩm gốc đang được tiêu thụ trên thị trường Chiến lược đổi mới chủng loại: Doanh
nghiệp cần triển khai phát triển sản phẩm mới Điểm mấu chốt trong chiến lược này,
doanh nghiệp phải đảm bảo lúc nào cũng phải có một sản phẩm mới để khi thị trường
trì truệ thì có quả đấm chất lượng tung ra ngay Điều cốt lỗi của sản phẩm mới là phải
linh hoạt, nhạy bén, quyết định phương châm “bán cái người ta cần chứ không bán cái
người ta có” Vấn đề đa dạng hóa mặt hàng cũng là một trong những biện pháp tạo
nên sự thành công trong doanh nghiệp của nhiều nhà doanh nghiệp để truyền tin định
trước về sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng
- Khuyến mại: là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuếch
trương khối lượng bán
- Tuyên truyền: là các hoạt động để công chúng biết được những thông tin tốt
về các hoạt động doanh nghiệp tạo nên sự kích thích, ảnh hưởng tốt về sản phẩm
doanh nghiệp Các mẫu này mang tính chất thông tin đại chúng không mang màu sắc
quảng cáo
- Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức quan hệ giữa nhân viên bán hàng và
khách hàng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, phương thức này
tiến hành trên cơ sở “mặt đối mặt” hoạt động giao tiếp qua các phương tiện thông tin
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngoài những cách bán hàng truyền
thống còn xuất hiện thêm kiểu bán hàng như: bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua
mạng, internet ở nhiều nước cũng bắt đầu gia tăng
Trang 25Chiến lược giá
Khái niệm giá: Theo quan điểm Marketing, giá là số tiền người bán dự tính sẽ nhận được của người mua qua việc trao đổi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó trên thị trường
Vai trò của giá cả trong nền kinh tế xã hội: Giá cả có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế và sự vận hành của hệ thống kinh tế Chúng còn giữ vai trò trong việc suy đoán tính chất và hướng phát triển của các tổ chức kinh doanh và các hoạt động kinh tế Ngoài ra giá còn có vai trò không nhỏ trong cuộc sống xã hội Mỗi hiện tượng về giá đều có ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình một cách trực tiếp Giá đúng là tấm gương phản ánh một cách trung thực tình trạng kinh tế-
Các nhân tố nội tại:
Trang 26- 16 -
trong ngày-giá theo mùa, giá có kèm tặng phẩm, giá chiết khấu do mua hàng với số
lượng nhiều
- Chiến lược giá biên tế: là chiến lược định giá tương đối thấp so với chi phí
nhờ tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn hơn so với dự kiến do mở rộng thị trường
phát hiện thị trường mới
- Chiến lược giá cạnh tranh: là chiến lược định ra mức giá thấp hơn so với thị
trường để thực hiện mục tiêu cạnh tranh
- Giá phân biệt: là việc định ra nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại sản
phẩm tùy thuộc vào thời gian-thời vụ trong năm, đối tượng khách hàng, địa
bàn…nhằm kích thích việc tiêu thụ hàng hóa đồng thời điều hòa lượng cung cầu trên
thị trường
Chiến lược phân phối
Khái niệm phân phối: Phân phối là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức,
điều hành và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng
nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất
Khái niêm chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối là hệ thống quan điểm
chính sách và giải pháp tổ chức các kênh, luồng mạng lưới bán sỉ bán lẻ hàng hóa
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
Vai trò của chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối góp phần không nhỏ
trong quá trình cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng vị trí
trên cơ sở đúng kênh hay luồng hàng Chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho
khách hàng thì góp phần làm cho sản phẩm lưu thông tốt, giúp doanh nghiệp bán được
nhiều sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Như vậy phân phối sản phẩm là hoạt động điều hành vận chuyển hàng hóa từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu dùng hình thành kênh phân phối sản phẩm
Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chuyển hàng
hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng
Trang 27Sơ đồ 3.2: Cấu Trúc Các Kênh Phân Phối
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang – Ngưyên lý marketing,
Nxb Đại học quốc gia TpHCM
- Kênh ngắn: khi hàng hóa được đưa trực tiếp từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng
- Kênh trung gian: khi hàng hóa được đưa cho người bán lẻ, để họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng
- Kênh dài: khi hàng hóa cần dự trữ, chọn lọc, chỉnh lý, bao gói, phân phối cho những vùng xa, hàng hóa được đưa qua các đại lý buôn bán, đại lý buôn bán cho các đại lý bán lẻ, sau đó mới bán trực tiếp cho người tiêu dùng
Chiến lược chiêu thị cổ động:
Khái niệm chiến lược chiêu thị cổ động: là doanh nghiệp thiết lập kênh thông tin
và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình
Chiêu thị cổ động làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn và năng động hơn, đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý, có rất nhiều sản phẩm nhờ vào hoạt động chiêu thị cổ động mà đã đạt được nhiều lợi thế khi bán sản phẩm
Nội dung chủ yếu của chiêu thị cổ động:
- Quảng cáo: là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước
về sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng
Đại lý bán lẻ Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Đại lý bán buôn Người bán buôn Đại lý bán lẻ người bán lẻ Người tiêu dùng Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Trang 28- 18 -
- Khuyến mại: là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuếch trương khối lượng bán
- Tuyên truyền: là các hoạt động để công chúng biết được những thông tin tốt
về các hoạt động doanh nghiệp tạo nên sự kích thích, ảnh hưởng tốt về sản phẩm doanh nghiệp Các mẫu này mang tính chất thông tin đại chúng không mang màu sắc quảng cáo
- Bán hàng cá nhân: Đây là hình thức quan hệ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, phương thức này tiến hành trên cơ sở “mặt đối mặt” hoạt động giao tiếp qua các phương tiện thông tin Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngoài những cách bán hàng truyền thống còn xuất hiện thêm kiểu bán hàng như: bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua mạng, internet ở nhiều nước cũng bắt đầu gia tăng
3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
Kết quả kinh doanh: là một chuỗi kết quả cao nhất trong toàn bộ quá trình họat
động kinh tế của xí nghiệp, đối với bản thân xí nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để và hợp lý các năng lực tiềm tàng, tạo khả năng cạnh tranh để đạt mục đích cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận Bởi lợi nhuận là nguồn ngân khoản quan trọng cơ bản nhất của công ty cũng như của toàn bộ công ty, nó chi phối toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
là thước đo thành tích lâu dài cũng như giúp công ty tồn tại và phát triển
Doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp
thu được trong kỳ, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
TDT = P * Q DTT = TDT – Thuế giá trị gia tăng TDT: Tổng doanh thu
P: Giá bán một đơn vị sản phẩm
Q: Sản lượng
DTT: Doanh thu thuần
Lợi nhuận: là bộ phận giá trị còn lại của toàn bộ các sản phẩm tiêu thụ trong kì,
sau khi đã trừ các khoản chi phí cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi
Trang 29nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất, đánh giá đúng đắn nhất kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
LNTT = TDT – TC LNST = LNTT - Thuế TNDN TDT: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh là kết quả so sánh giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất LN/DT = LN/DT LN: Lợi nhuận
CPSXKP: Chi phí sản xuất kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất kinh doanh cho biết một đồng vốn chi phí bỏ ra công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Trang 30- 20 -
- Tỷ lệ tăng/giảm tỉ suất chi phí trong doanh thu năm 2008 so với 2009 = tỉ
suất
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các thông tin dữ liệu về thống kê, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực trạng từ các Phòng ban của công ty
Các tư liệu, đề tài có giá trị nghiên cứu về nguồn nguyên liệu gỗ và các sản phẩm
được chế biến từ gỗ
Những thông tin về thị trường, giá cả các sản phẩm của các công ty, xí nghiệp có
cùng chủng loại sản phẩm với công ty được thu thập trên mạng internet
3.2.2Phương pháp mô tả so sánh
Phương pháp xác định mức biến động của các chỉ tiêu được phân tích cũng như
làm rõ được bản chất của các hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ.Tôi đã sử dụng
phương pháp này để phân tích số liệu thứ cấp đã có để được những kết quả cần thiết
cho nội dung của đề tài
Trang 31CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
4.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 4.1: Kết Qủa Hoạt Động Kinh Doanh của Công ty Năm 2008 và Năm
Qua bảng 4.1 ta thấy:
Trang 32Năm 2009 là năm mà tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có
Gía vốn hàng bán (GVHB) năm 2009 là 108.560.187.000 đồng giảm 47.958.586.452 đồng tức là giảm 30,64% so với năm 2008
Chi phí bán hàng(CPBH) năm 2009 là 11.494.960.316 đồng giảm 8.281.937.725 đồng tức là giảm 41,88% so với năm 2008
Chi phí quản lý doanh nghiệp(CPQLDN) năm 2009 là 2.986.851.014 đồng giảm 8.281.937.725 đồng tức là giảm 41,88% so với năm 2008
Sở dĩ doanh thu và chi phí năm 2009 có sự giảm sút đáng kể so với năm 2008 như vậy
Tuy nhiên Về Lợi Nhuận ta thấy có sự gia tăng ngoại trừ lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (LNG VỀ BH&CCDV) là giảm, cụ thể là :
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (LNT từ HĐKD) Năm 2009 đạt 4.642.416.494 đồng tăng 294.860.476 đồng tức là tăng 6,78% so với năm 2008.Nguyên nhân là do :Ngoài các loại chi phí giảm đáng kể thì doanh thu hoạt
Trang 33động tài chính (DTHĐTC) năm 2009 tăng 8,82% so với năm 2008 trong khi đó chi
phí hoạt động tài chính (Chi Phí HĐTC) năm 2009 giảm 63,88% là nguyên nhân góp
phần làm do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 cao hơn năm 2008
Lợi nhuận sau thuế (LN SAU THUẾ) năm 2009 đạt 4.063.915.006 đồng tăng
275.314.374 đồng tức là tăng 7,27 % là do Lợi nhuận trước thuế (LN TRƯỚC THUẾ)
năm 2009 cao hơn năm 2008 là 228.780.491 đồng, bên cạnh đó chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành (CP TTNDNHH) năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 46.533.883
đồng là hai nguyên nhân làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2009 cao hơn năm 2008
Qua phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PISICO-ĐỒNG
AN cho thấy tuy lợi nhuận sau thuế năm 2009 cao hơn năm 2008 là dấu hiệu khả
quan,tuy nhiên, khi ta đề cập đến chỉ tiêu doanh thu và chi phí thì thấy rằng qui mô sản
xuất kinh doanh của công ty đã bị thu hẹp hay nói cách khác tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty hiệu quả chưa cao
4.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 4.2 :Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh qua Hai Năm 2008 và Năm 2009
Qua bảng 4.2 ta thấy tổng chi phí sản xuất kinh doanh (CP SXKD) năm 2009 là
123.041.998.330 đồng giảm 56.281.815.140 đồng tức là giảm 31,39% so với năm
2008 và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH&CCDV) năm 2009 giảm
62.095.976.894 đồng tức là giảm 32,46% so với năm 2008 Như vậy với việc xem xét
hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí thì nhìn chung đây là biểu hiện không được khả
quan,tuy nhiên muốn phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2009 cần xem
xét tỉ lệ tăng, giảm chi phí trong doanh thu năm 2009 so với năm 2008 để thấy rõ mức
Trang 34Qua bảng 4.3,cho ta thấy tỉ lệ tăng chi phí trong doanh thu 2009 so với năm 2008
cao hơn tỉ lệ giảm cụ thể là :
Về tỉ lệ tăng : Năm 2009 giá vốn hàng bán (GVHB) tăng 2,21% ;chi phí quản lí
doanh nghiệp (CPQLDN) tăng 0,73% so với năm 2008
Về tỉ lệ giảm : Năm 2009 chi phí bán hàng(CPBH) giảm 1,44% so với năm 2008
Nhìn chung chi phí sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 tăng 1,49% so với
năm 2008,điều này cho thấy tình hình tăng chi phí của công ty năm 2009 so với năm
2008 cao,đây là dấu hiệu không tốt công ty cần xem xét và đưa ra kế hoạch phân phối
chi phí cho phù hợp để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty
Bảng 4.4 : Kết Qủa Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh qua Hai Năm 2008 Và 2009
Trang 35Bảng 4.4 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 giảm 23,96% điền
đó có nghĩa là năm 2009 cứ 1đồng doanh thu công ty thu được ít hơn năm 2008
khoảng 1,5 đồng lợi nhuận,đồng thời hiệu quả sử dụng vốn hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2009 giảm 25,16 % so với năm 2008 là dấu hiệu không tốt,có nghĩa là
cùng bỏ ra 1 đồng vốn chi phí nhưng năm 2009 công ty thu được ít hơn năm 2008
khoảng 1,68 đồng lợi nhuận
4.2 Phân tích thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
4.2.1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty
Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Pisico-Đồng An là đơn vị sản xuất và kinh doanh
các mặt hàng có nguồn gốc chủ yếu từ gỗ tràm,bạch đàn và gỗ teak,khối lượng chủ
yếu thông qua xuất khẩu (chiếm 90% khối lượng),tiêu thụ nội địa chỉ chiếm một lượng
nhỏ,bởi các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ thường có giá thành rất cao,từ
đó làm cho giá bán cao hơn giá bán của các sản phẩm được chế tạo từ kim loại,nên
người tiêu dùng Việt Nam ít khi chọn sản phẩm gỗ là mục tiêu tiêu dùng của mình mà
ưa chuộng các sản phẩm làm từ những nguyên liệu rẻ hơn,nhẹ hơn
Thị trường trong nước :Chủ yếu là các sản phẩm mang tính chất gia công cho các đơn
vị khác trong nước như :ván ghép tấm,ghép gỗ thanh.Ngoài ra công ty còn là nhà tiêu
dùng các loại vá như :MDF,ván dăm,từ các đơn vị sơ chế khác
4.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại gỗ năm 2008 và 2009
Là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm cho thị trường nước ngoài,là thi trường
ngoài những cơ hội béo bỡ thì vẫn tiềm ẩn những cạnh tranh khốc liệt,vì vậy để đáp
ứng được những đòi hỏi khắc khe của thị trường này công ty không ngừng đa dạng hóa
sản phẩm cũng như không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng.Ngoài các sản phẩm được sản xuất từ gỗ tràm như :bộ bàn ghế Tullero,ghế
mini Tràm,ghế Bromo tràm,vỉ Brattby công ty còn sản xuất các sản phẩm gốc bạch
đàn như :Giường sun bed,ghế stacking,bàn xếp rút… , Sau đây là số liệu về tình hình
tiêu thụ sản phẩm theo của công ty trong năm 2008-2009
Trang 36- 26 -
560,697
5.186,619
641,5216,08
9.229,80152,457
Bảng 4.5: Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm của Công Ty trong Năm 2008 và
Qua số liệu ở bảng 4.4 ta thấy rằng
Năm 2009 tổng sản lượng gỗ xuất khẩu giảm 3.825,99(m3) tức là giảm 39,01%
so với năm 2008,sở dĩ có sự giảm sút này là do sản phẩm gỗ tràm và gỗ teak giảm mạnh và gỗ bạch đàn tăng chậm.Cụ thể là :
Năm 2008 sản lượng gỗ tràm xuất khẩu là 9.229,80(m3) sang năm 2009 chỉ còn ở mức 5.186,619(m3) giảm 4043,183(m3).Sản lượng gỗ Teak năm 2009 giảm 408,24m3tương ứng mức giảm 72,81% so với năm 2008.Mặt hàng làm từ gỗ bạch đàn ở năm
2009 có tăng nhưng còn chậm chỉ ở mức 625,435 (m3) so với năm 2008, đây chưa phải là con số ấn tượng giúp công ty cải thiện tình hình tiêu thụ bối cảnh thị trường khắt khe và ngày càng thu hẹp
Hình 4.1 :Biểu Đồ Biểu Diễn Sản Lượng Sản Phẩm Xuất Khẩu của Công ty theo Chủng Loại Gỗ