1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC

95 781 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tên em là: Nguyễn Thu Thủy – là sinh viên lớp Kinh tế phát triển 47B (QN),khoa Kế hoạch và phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân Mã Sinh viênCQQN 470227

Trong quá trình thực tập tại phòng Kinh tế - Kế hoạch của Công ty Cổ phầnSông Đà 12, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị trongphòng trong việc tìm kiếm tài liệu, tìm hiểu thông tin, cùng với sự hướng dẫn của

TS Phan Thị Nhiệm để từ đó lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quảhuy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12”

Em đã cố gắng để hoàn thành chuyên đề này nhưng vẫn còn nhiều thiếu xót

Em xin cam đoan những số liệu sử dụng trong chuyên đề là những số liệuthực tế của Công ty và việc hoàn thành chuyên đề này hoàn toàn do sự nỗ lực củabản thân Nếu không đúng sự thật em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 12 / 05 / 2009

Sinh viênNguyễn Thu Thủy

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang 4

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 36

Biểu đồ: Quy mô nguồn vốn, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty 40

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Sông Đà 12 giai đoạn 2005 – 2008 43

Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Công ty qua giai đoạn 2005 - 2008 47

Bảng 3: Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty qua các năm 53

Bảng 4: Tình hình huy động vốn của Công ty qua một số kênh chủ yếu 55

Bảng 5: Chi phí lãi vay của Công ty qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 58

Bảng 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 59

Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 61

Bảng 8: So sánh khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty 63

Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về mặt tổng thể 64

Bảng 10: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty 65

Bảng 11: Nhu cầu về vốn SXKD của Công ty thời kỳ kế hoạch 2011 - 2015 75

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Môt doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì luôn hướng tới mụctiêu tối đa hóa lợi nhuận, nói cách khác lợi nhuận là thước đo hiệu quả SXKD Mộttrong những nguồn lực thiết yếu để hoạt động SXKD của doanh nghiệp có hiệu quả

đó là vốn Thật vậy, vốn vừa là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời một doanhnghiệp, vừa là nhân tố quyết định khả năng mở rộng SXKD, đầu tư chiều sâu cũngnhư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Bởi vậy, mộtdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không thể không quan tâm đến việc huyđộng và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả

Thực tế của Việt Nam cho thấy, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kếhoạch hóa sang cơ chế thị trường, không ít các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả

đã không thích ứng được và lâm vào tình trạng bế tắc, dẫn đến phá sản Thực tế nàybắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là doanh nghiệp bị động trong huyđộng vốn và công tác quản lý vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả sửdụng vốn thấp Chính vì vậy, huy động, sử dụng vốn SXKD một cách hiệu quả có ýnghĩa hết sức quan trọng để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trong

có chế thị trường

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng giữa các nền kinh tế khácnhau trên thế giới, đánh dấu bằng việc nước ta gia nhập WTO, đã mang lại nhiều cơhội nhưng cũng lắm thách thức cho các doanh nghiệp trong nước bởi sự cạnh tranhngày càng gay gắt Vì vậy, vốn ngày càng đóng vai trò quan trọng giúp doanhnghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường

Công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một đơn vị mạnh, chủ chốt của Tổng Công

ty Sông Đà, hoạt động có hiệu quả trong các lĩnh vực như: xây lắp, kinh doanh vật

tư, vận tải và sản xuất công nghiệp Để duy trì và phát huy được vị thế hiện tại trongngành, Công ty cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu của việc nâng cao hiệu quảhuy động và sử dụng vốn Bởi vậy, xuất phát từ thực tiễn nói trên, trong thời gian

Trang 6

thực tập tại Công ty, em đã chọn cho mình đề tài và hoàn thành chuyên đề tốt

nghiệp: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12”.

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 7

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH GHIỆP

1.1 Tổng quan về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm chung về vốn

1.1.1.1 Khái niệm chung

Mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng song trong quá trình SXKDđều phải có điểm chung là bắt đầu bằng các yếu tố đầu vào và kết thúc là các yếu tốđầu ra Đầu vào là các yếu tố sản xuất như: nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, dịch

vụ mà doanh nghiệp sử dụng kết hợp với nhau để tạo đầu ra Đầu ra là các sản phẩmhàng hóa, dịch vụ có ích, sử dụng cho quá trình SXKD hoặc tiêu dùng Để tạo rađầu ra thì doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào với giá trị nhất định Vì vậy,doanh nghiệp phải có một lượng tiền đảm bảo cho các yếu tố đầu vào này, lượngtiền tệ này gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý và

sử dụng tại một thời điểm nhất định Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sỡhữu nhất định Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn

có tiền là có vốn Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn thì tiềnphải đưa vào SXKD với mục đích sinh lời

Như vậy: Vốn là lượng giá trị ứng trước của toàn bộ tài sản mà Doanhnghiệp kiểm soát để phục vụ trong hoạt động SXKD nhằm thu được lợi ích kinh tếtrong tương lai

1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh

Việc nhận thức đúng và đầy đủ về những đặc trưng của vốn trong quá trìnhSXKD sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn Vốn kinhdoanh có những đặc trưng sau:

Trang 8

- Vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản, nghĩa là vốn được thể hiệnbằng giá trị của những tài sản có thực (hữu hình hoặc vô hình).

- Vốn phải được vận động sinh lời Đặc trưng này của vốn xuất phát từ nguyêntắc: tiền tệ chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào SXKD Chúng vận độngbiến đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuầnhoàn là giá trị tiền phải lớn hơn khi xuất phát

- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới phát huy tácdụng Do đó, để đầu tư vào SXKD, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềmnăng về vốn mà còn phải tìm mọi cách thu hút vốn

- Vốn có giá trị về mặt thời gian, nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian củađồng tiền Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộkhoa học công nghệ không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm khácnhau là khác nhau

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu: trong nền kinh tế tri thức, vốn đóng mộtvai trò quan trọng, do đó, không thể có đồng vốn vô chủ Khi gắn với một chủ sởhữu nhất định thì vốn mới được chi tiêu hợp lý và có hiệu quả

- Trong nền KTTT, vốn phải được xem là một thứ hàng hóa đặc biệt Nhữngngười có vốn và những người cần vốn cũng gặp nhau trên thị trường Người huyđộng vốn phải trả một khoản chi phí sử dụng vốn nhất định cho chủ sở hữu nguồnvốn Như vậy, khác với hàng hóa thông thường, vốn khi “được bán” sẽ không mất

đi quyền sở hữu mà chỉ mất đi quyền sử dụng, người mua được quyền sử dụng vốntrong một thời gian nhất định

1.1.2 Phân loại vốn

Mỗi loại vốn có các đặc trưng đặc điểm khác nhau, vì vậy muốn quản lý tốtcác nguồn vốn ta phải phân loại các nguồn vốn Có nhiều tiêu thức để phân loại vốnSXKD, chẳng hạn:

- Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: vốn thực (vốn phitài chính) và vốn tài chính

Trang 9

- Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại: vốn hữu hình vàvốn vô hình

- Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm ba loại: vốn ngắn hạn,vốn trung hạn và vốn dài hạn

- Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại: vốn cốđịnh và vốn lưu động

- Căn cứ vào các nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp, vốn baogồm: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

- Căn cứ vào phạm vi huy động có nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bênngoài doanh nghiệp

Trong phần phân loại này, chúng ta chỉ xét đến hai tiêu thức cơ bản để phânloại vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau:

1.1.2.1 Theo phương thức luân chuyển

Dựa vào đặc điểm luân chuyển, vốn kinh doanh được chia thành: vốn cốđịnh và vốn lưu động

a Vốn cố định (VLĐ)

- Vốn cố định của doanh nghiệp: là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước vềTSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sảnxuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng Một số nétđặc thù về sự vận động của VCĐ trong quá trình SXKD như sau:

♦ VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, điều này do đặc điểm của TSCĐđược sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ SXKD quyết định

♦ VCĐ luân chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳSXKD Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ được luân chuyển

và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứngvới phần giá trị hao mòn của TSCĐ

♦ Sau nhiều chu kỳ sản xuất, VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị dần dần tăng lên

Trang 10

song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại giảm xuống cho đến khi hết thời gian

sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm thì VCĐ mớihoàn thành một vòng luân chuyển

- VCĐ được chia thành hai loại là VCĐ hữu hình và VCĐ vô hình:

♦ VCĐ hữu hình: là biểu hiện bằng tiền của những TSCĐ có hình thái vậtchất cụ thể, có đủ những tiêu chuẩn về thời gian luân chuyển và giá trị, bao gồm:nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện truyền tải, phương tiện truyền dẫn…

♦ VCĐ vô hình: là biểu hiện bằng tiền của những TSCĐ không có hình tháivật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả, cho phí nhằm có đượcnhững lợi ích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế mà giá trị của nó xuất phát từnhững những đặc quyền của doanh nghiệp như quyền sử dụng đất, bản quyền, phátminh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, giấy phép, giấy nhượngquyền…

b Vốn lưu động(VLĐ)

- Vốn lưu động của doanh nghiệp: là một bộ phận của vốn kinh doanh đượcứng ra để hình thành nên TSLĐ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trìnhSXKD được tiến hành thường xuyên, liên tục VLĐ được biểu hiện chủ yếu là vốnbằng tiền, đầu tư ngắn hạn, phải thu của khách hàng, vật tư hàng hóa và tài sản lưuđộng khác Do đặc điểm của TSLĐ chi phối, VLĐ của doanh nghiệp có những đặcđiểm sau:

♦ VLĐ tham gia vào một chu kỳ SXKD, luôn luôn thay đổi hình thái biểuhiện, từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn sản xuất như vật tư, hànghóa và kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm, VLĐ lại trở về hình thái ban đầu là vốntiền tệ Sự vận động của VLĐ từ hình thái ban đầu qua các hình thái khác đến khitrở về hình thái ban đầu gọi là sự tuần hoàn của VLĐ Do quá trình SXKD củadoanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng lặp đilặp lại có tính chu kỳ

♦ Trong quá trình SXKD, VLĐ chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm mới

Trang 11

♦ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

và thu được tiền bán hàng

- Căn cứ theo hình thái thể hiện, VLĐ được chia thành:

♦ Vốn vật tư hàng hóa: là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hìnhthái hiện vật cụ thể như vốn nguyên nhiên liệu, vốn sản xuất dở dang đang chế tạo,vốn thành phẩm – hàng hóa, vốn chi phí trả trước

♦ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tạiquỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển, đây là một loại tài sản của doanhnghiệp, nó có thể chuyển đổi dễ dàng sang các loại tài sản khác hoặc để trả cáckhoản nợ Khoản phải thu bao gồm khoản phải thu từ khách hàng, khoản thu từ tạmứng của doanh nghiệp cho nhà cung ứng trong quá trình mua sắm vật tư hàng hóahoặc ứng trước

1.1.2.2 Theo nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp

Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu vàNợ; mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tùy theo tínhchất của chúng Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khácnhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như:

- Trạng thái của nền kinh tế

- Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp

- Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

- Trình độ khoa học – kỹ thuật và trình độ quản lý

- Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp

- Thái độ của chủ doanh nghiệp, chính sách thuế v.v…

Sau đây là các nguồn vốn và các phương thức huy động vốn (còn gọi làphương thức tài trợ) mà các doanh nghiệp có thể sử dụng Đối với mọi loại hìnhdoanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu:

- Vốn góp ban đầu

- Lợi nhuận không chia

- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới

Trang 12

a Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Vốn góp ban đầu

Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải cómột số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông – chủ sở hữu góp, khi nói đến nguồnVCSH của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanhnghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bảnthân doanh nghiệp

Đối với DNNN, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước Chủ sởhữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước Hiện nay, cơ chế quản lý tàichính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đang cónhững thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế

Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải

có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp

Chẳng hạn, đối với CTCP, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định

để hình thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu tráchnhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ Tuy nhiên, các CTCP cũng cómột số dạng tương đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khácnhau Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các nguồn vốn cũng tương tự như trên;tức là vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp v.v… Tỷ

lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu

tố khác nhau (như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu liên doanh)

Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia

Quy mô số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuynhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động SXKD, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quảthì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguốn vốn Nguồnvốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư,

Trang 13

mở rộng SXKD của doanh nghiệp.

Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội bộ là một phương thứctạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệpgiảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Rất nhiều doanh nghiệp coitrọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khốilượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng

Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu nhưdoanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư Đốivới các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khảnăng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyếnkhích tái đầu tư của Nhà nước

Tuy nhiên, đối với các CTCP thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu

tố rất nhạy cảm Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức làkhông dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không nhận được cổ tứcnhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty

Phát hành cổ phiếu

Trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp có thể tăng VCSH bằng cách pháthành cổ phiếu mới Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổphiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt độngtài trợ dài hạn của doanh nghiệp

- Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu thông thường) là loại cổ phiếu thôngdụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quátrình lưu hành trên thị trường chứng khoán Cổ phiếu thường là chứng khoán quantrọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán, điều đó cũng đủ đểchứng minh tầm quan trọng của nó so với các công cụ tài chính khác

- Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếuđược phát hành Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc dùng cổ phiếu ưu tiên làthích hợp Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức nhất định Ngườichủ của cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường Nếu

Trang 14

số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ khôngđược nhận cổ tức của kỳ đó Việc giải quyết chính sách cổ tức được nêu rõ trongđiều lệ công ty

b Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp

Để bổ sung vốn cho quá trình SXKD, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ cácnguồn: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quantrọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà cònđối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự hoạt động và phát triển của các doanhnghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cungcấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn Không một doanh nghiệp nào khôngvay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đómuốn tồn tại vững chắc trên thị trường

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảmbảo nguồn tài chính cho các hoạt động SXKD, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn chocác mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp Về mặt thời hạn, vốn vayngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay, bao gồm: vay dài hạn (thườngtính từ 3 hoặc 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 – 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1năm) Theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vaythành các loại như: cho vay đầu tư TSCĐ, cho vay đầu tư TSLĐ, cho vay để thựchiện dự án Cũng có những cách phân chia khác như: cho vay theo ngành kinh tế,theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay Nguồn vốn tín dụngngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhấtđịnh Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí

sử dụng vốn (lãi suất)

Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại(hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp) Nguồn vốn này hình thành một cách

Trang 15

tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp Nguồn vốn tíndụng thương mại ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cảvới toàn bộ nền kinh tế Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thươngmại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20%, thậm chí có thể lên tới 40%tổng nguồn vốn Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại

là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; hơn nữa, nócòn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Tuynhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy môtài trợ quá lớn

Trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các hình thứctín dụng ngày càng được đa dạng hóa và linh hoạt hơn, với tính chất cạnh tranh hơn;

do đó, các doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ chohoạt động của mình

Phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu là một tên chung của các giấy tờ vay nợ dài hạn và trung hạn Khiphát hành trái phiếu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thêm môt khoản nợ và

có trách nhiệm thanh toán khi đến hạn Để huy động vốn trên thị trường bằng tráiphiếu cần tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu, phụ thuộc vào các yếu tố như:Lãi suất, kỳ hạn của trái phiếu, uy tín của doanh nghiệp

Trên thị trường tài chính ở nhiều nước, hiện nay thường lưu hành những loạitrái phiếu doanh nghiệp như sau:

- Trái phiếu có lãi suất cố định: đây là loại trái phiếu được sử dụng phổ biếnnhất Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suôt kỳ hạncủa nó Như vậy, cả doanh nghiệp (người đi vay) và người giữ trái phiếu (người chovay) đều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt kỳ hạn của trái phiếu Việcthanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ

- Trái phiếu có lãi suất thay đổi: tuy gọi là lãi suất thay đổi nhưng thực ra loạinày có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác (chẳng hạn, lãisuất LIBOR hoặc lãi suất cơ bản) Doanh nghiệp có thể khai thác tính ưu việt của

Trang 16

loại cổ phiếu này khi phát hành trong điều kiện nền kinh tế có mức lạm phát khácao và lãi suất thị trường không ổn định Tuy nhiên, loại trái phiếu này có một vàinhược điểm như: Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của tráiphiếu, điều này gây khó khăn cho việc lập kế hoạch tài chính; ngoài ra, việc quản lýtrái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lầnđiều chỉnh lãi suất.

- Trái phiếu có thể thu hồi: tức là doanh nghiệp có thể thu hồi vào một thờigian nào đó Với loại trái phiếu này, doanh nghiệp phải quy định rõ về thời hạn vàgiá cả khi doanh nghiệp chuộc lại Ưu điểm của loại này là: Có thể sử dụng như mộtcách điều chỉnh lượng vốn sử dụng, khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mualại các trái phiếu tức là giảm số vốn vay; doanh nghiệp có thể thay nguồn tài chính

do phát hành trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lạicác trái phiếu đó Tuy nhiên, nếu không có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu nàykhông được ưu thích

- Chứng khoán có thể chuyển đổi: các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty

Mỹ, thường phát hành những chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyểnđổi được Nói chung, sự chuyển đổi và lực chọn cho phép các bên (doanh nghiệp,người đầu tư) có thể lựa chọn cách thức đầu tư có lợi và thích hợp

1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn kinh doanh.

Vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động SXKD Trong nền KTTT, sẽkhông có bất cứ một hoạt động SXKD nào diễn ra nếu không có vốn Vốn là tiền

đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động SXKD, là nền tảng vật chất để biến mọi ýtưởng kinh doanh thành hiện thực Vốn quyết định quy mô đầu tư, mức độ trang bị

cơ sở vật chất, kỹ thuật và quyết định cả thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp.Thực tế đã cho thấy, không ít những doanh nghiệp có khả năng về nhân lực, có cơ

Trang 17

vai trò đó, việc tổ chức và nâng cao hiệu quả huy đông, sử dụng vốn kinh doanh trởthành yêu cầu cấp thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Vốn là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo chonhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp Vốn của các DNNN được Nhà nướccấp hầu như toàn bộ trong cơ chế bao cấp trước đây Vì thế, vai trò khai thác thu hútvốn không được đặt ra như một nhu cầu cấp bách mang tính sống còn đối với cácdoanh nghiệp Điều đó đã tạo ra sự cân đối giả tạo về cung cầu tiền tệ trong nềnkinh tế và thủ tiêu tính chủ động của các doanh nghiệp Trong nền KTTT, cácdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cách thu hút các nguồn vốntrên thị trường nhằm phục vụ cho mục đích sinh lời của mình Nhưng quan trọng làngười quản lý phải xác định chính xác nhu cầu về vốn, cân nhắc lựa chọn các hìnhthức thu hút vốn thích hợp từ các loại hình kinh tế khác nhau nhằm tạo lập, huyđộng vốn trong nền kinh tế thị trường hiện nay và sử dụng đồng vốn đó một cáchtiết kiệm và hiệu quả Yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường hiện nay đặt racho các doanh nghiệp hết sức khắt khe trong nền kinh tế thị trường phải có hìnhthức sử dụng vốn phải bảo toàn và phát triển được vốn, vừa phải nâng cao khả năngsinh lời, tăng nhanh vòng quay của vốn

Vốn còn là công cụ để kiểm tra hoạt động kinh doanh của Doanh nghiêp:Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp là yếu tố về giá trị Nếu vốn không được bảo tồn

và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn không còn phát huy được vai trò của

nó và đã bị thiệt hại - đó là hiện tượng mất vốn Vốn của Doanh nghiệp đã sử dụngmột cách lãng phí, không có hiệu quả sẽ làm cho Doanh nghiệp mất khả năng thanhtoán rồi đi đến phá sản Chính vì sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệpmình mà việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong mỗi doanh nghiệpphải được đặt lên hàng đầu

- Thứ hai, xuất phát từ mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu củamọi doanh nghiệp trong nền KTTT Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh nghiệpphải không ngừng nâng cao trình độ quản lý SXKD, trong đó, quản lý và sử dụng

Trang 18

vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quảSXKD Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi íchtrước mắt cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển củadoanh nghiệp Khi vốn được huy động nhanh, đủ, kịp thời và đồng vốn được sửdụng có hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn có lãi, bảo toàn vàphát triển được vốn Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất theo

cả chiều rộng và chiều sâu

- Thứ ba, vấn đề bảo toàn và phát triển vốn

Bảo toàn vốn ở các đơn vị kinh tế được thực hiện trong quá trình sử dụng vốnvào mục đích SXKD, đảm bảo cho các loại tài sản không bị hư hỏng trước thời hạn,không bị mất mát hoặc ăn chia vào vốn, không được tạo ra lãi giả để làm giảm vốn,

kể cả VLĐ và VCĐ Đồng thời, các doanh nghiệp, ngoài trách nhiệm bảo toàn vốncòn có trách nhiệm chăm lo và phát triển vốn, thường xuyên bổ sung và tăng vốn để

tự mở rộng, đổi mới công nghệ SXKD của doanh nghiệp Sự cần thiết của việc bảotoàn và phát triển vốn trước hết xuất phát từ việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tàichính đối với các DNNN Chuyển sang nền kinh tế thị trường, các DNNN hoạt độngtheo phương thức hạch toán kinh doanh, Nhà nước không tiếp tục bao cấp về vốncho các doanh nghiệp như trước đây Để duy trì và phát triển SXKD các doanhnghiệp phải bảo toàn, giữ gìn số vốn được Nhà nước đầu tư, tức là kinh doanh ít nhấtphải đảm bảo hòa vốn, bù đắp cho được số vốn đã bỏ ra để tái sản xuất giản đơn.Đồng thời, doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi để tự tích lũy bổ sung vốn, tạo vốncho tái sản xuất mở rộng Việc chăm lo giữ gìn quản lý vốn, phát triển tăng vốn làmột đòi hỏi mới đối với các doanh nghiệp Ngoài trách nhiệm bảo toàn và phát triểncác loại vốn Nhà nước giao, doanh nghiệp còn phải bảo toàn, giữ gìn và sử dụng cóhiệu quả các nguồn vốn huy động khác như vốn tín dụng (vay ngân hàng, vay cácđối tượng khác), vốn liên doanh liên kết, vốn của khách hàng bằng việc thực hiệnđúng các cam kết trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng liên doanh và các hợp đồngkinh tế với khách hàng Mặt khác, chế độ bảo toàn và phát triển vốn xuất phát từthực tiễn của nền kinh tế có lạm phát, giá cả biến động lớn sức mua của đồng tiền

Trang 19

Việt Nam biến động nhiều Nếu tiếp tục duy trì cơ chế giá thấp như trước đây thì sốvốn SXKD của doanh nghiệp thể hiện bằng đồng tiền Việt Nam sẽ bị giảm dần giátrị thực tế, sức mua của vốn bị thu hẹp Hậu quả không tránh khỏi sẽ lại là lãi giả, lỗthật, kinh tế quốc doanh ăn vào vốn Vì tất cả những lý do trên mà việc tổ chức đảmbảo kịp thời, đầy đủ vốn và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn kinh doanh

là mục tiêu và là yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp khi tiến hànhSXKD

1.2 Một số vấn đề về hiệu quả huy động vốn sản xuất kinh

doanh

1.2.1 Khái niệm về huy động vốn và huy động vốn có hiệu quả

Một doanh nghiệp đang và sẽ đứng vững trong tương lai phải là doanhnghiệp có cơ cấu và nguồn vốn hợp lý Muốn vậy, phải lựa chọn hình thức huyđộng vốn hợp lý, tổ chức khai thác triệt để các nguồn lực có thể huy động Bởi vậy,huy động vốn là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của doanhnghiệp, thu hút nguồn nhân lực tài chính từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệpnhằm đáp ứng nhu cầu SXKD của mình Tùy theo loại hình doanh nghiệp và cácđặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức huy động vốn khácnhau Trong điều kiện KTTT, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệpđược đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế

Trong quá trình huy động vốn, các doanh nghiệp phải luôn luôn xét đến tínhhiệu quả của nó, bởi lẽ hiệu quả huy động vốn có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sửdụng vốn và qua đó quyết định đến kết quả SXKD, doanh thu, lợi nhuận và khả năngthanh toán của doanh nghiệp Hiệu quả huy động vốn là khái niệm dùng để đánh giáchất lượng của công tác huy động vốn xét về mặt thời gian, chi phí cũng như giá trịcủa nguồn vốn huy động Tính hiệu quả trong huy động vốn được xác định bằngmức độ đáp ứng mục tiêu của việc huy động vốn có thể đạt được bao nhiêu phần

Trang 20

trăm mục tiêu đã đề ra, cũng như so sánh chi phí của nguồn vốn huy động với kếtquả mà đồng vốn đó mang lại

Cùng với sự hoàn thiện và phát triển không ngừng của thị trường tài chính thìviệc cân nhắc lựa chọn nguồn huy động vốn phù hợp với năng lực tài chính hiện tạicủa doanh nghiệp mình là chính sách hàng đầu của các doanh nghiệp Hiệu quả huyđộng vốn được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời Khi doanh nghiệp có nhu cầu vềvốn cũng là lúc họ nhận thấy cơ hội kinh doanh mới trên thị trường Cơ hội ấy cóthể là một nhu cầu tiêu dùng mới hoặc một ý tưởng về sản phẩm mới ưu việt vàkinh tế hơn, hay là một phát kiến mới trong sản xuất Vì vậy, doanh nghiệp rất cầnvốn để triển khai ý tưởng ấy Nếu vốn không được huy động kịp thời, cơ hội kinhdoanh sẽ nhanh chóng qua đi và khả năng tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh sẽ khôngcòn nữa đồng nghĩa với việc huy động vốn là không hiệu quả

- Lựa chọn nguồn vốn đảm bảo hiệu quả cao nhất trong những điều kiện nhấtđịnh Thị trường tài chính càng phát triển thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hộitiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do vậycần lựa chọn nguồn vốn cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Hiệuquả huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồn vốn mang lại màcòn thể hiện ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động, ở lợi ích của chủ doanhnghiệp khi sử dụng nghuồn vốn đó

- Huy động vốn cần đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian Một ý đồ đầu tư

sẽ không thể thực hiện được nếu không có đủ một lượng vốn nhất định Vì vậy, khihuy động vốn phải đảm bảo đủ về số lượng và theo đó là tương thích về thời gian.Hiện nay, thời hạn cho vay của các ngân hàng thường rất cứng nhắc, không linh hoạtvới chu kỳ SXKD của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành côngnghiệp – xây dựng, với chu kỳ SXKD dài, dẫn đến trường hợp doanh nghiệp khôngđảm bảo thời hạn trả nợ phải chịu lãi suất quá hạn, tất yếu sẽ là chi phí vốn cao

- Huy động vốn phải đảm bảo được tính độc lập, chủ động trong SXKD củadoanh nghiệp Tức là doanh nghiệp phải có quan điểm huy động tối đa nguồn lực

Trang 21

bên trong như trích từ lợi nhuận để lại, nguồn vốn khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, từcán bộ công nhân viên … Phần còn lại sẽ được huy động từ bên ngoài như: vay ngắnhạn, dài hạn, thuê, thuê mua tài chính… Cơ cấu nguồn tài trợ phải đảm bảo có chiphí vốn bình quân thấp nhất Mức độ huy động vốn phải dựa trên cơ sở đáp ứng nhucầu hình thành TSCĐ và TSLĐ thường xuyên cần thiết.

- Huy động vốn cần bảo đảm giảm thiểu chi phí giao dịch Chi phí giao dịchphát sinh từ các thủ tục hành chính phức tạp, quy trình giải ngân “phiền toái”, chi phí

tư vấn cao hoặc đôi khi còn xuất hiện một số chi phí “ngầm”

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất và cũng như bất kỳ các nhân tố nàokhác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định, goi là cho phívốn Có thể hiểu chi phí vốn là cho phí cơ hội của việc sử dụng vốn được tính bằng

số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp đển giữkhông làm giảm số lợi nhuận giành cho chủ sở hữu Đây là tiêu thức quan trọngđược áp dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả huy động vốn

1.2.2.1 Chi phí của nợ vay

- Chi phí nợ vay trước thuế (Kd): được tính toán trên cơ sở lãi suất nợ vay, lãisuất này thường được ấn định trong hợp đồng vay tiền

- Chi phí nợ vay sau thuế (K’d): được xác định bằng chi phí nợ trước thuế trừ

đi khoản tiết kiệm nhờ thuế, khoản tiết kiệm này được xác định bằng chi phí trướcthuế nhân với thuế suất

1.2.2.2 Chi phí vốn chủ sở hữu

a Chi phí cổ phiếu ưu tiên (K p )

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra kh phát hành một cổphiếu ưu tiên và được xác định bằng cách lấy cổ tức ưu tiên (Dp) chia cho giá pháthành thuần của cổ phiếu (Pn) – là giá mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ chiphí phát hành

Trang 22

Dp

Kp =

Pn

b Chi phí của lợi nhuận không chia (K s )

Chi phí vốn của lợi nhuận không chia liên quan đến chi phí cơ hội của vốn.Lợi nhuận không chia của doanh nghiệp thuộc về người nắm giữ cổ phiếu thường,dùng để bù đắp về việc sử dụng vốn của họ Doanh nghiệp có thể trả phần lợi nhuậnnày dưới hình thức cổ tức hoặc là dùng lợi nhuận đó để đầu tư, nếu doanh nghiệpquyết định không chia lợi nhuận thì sẽ có một cho phí cơ hội liên quan Do đó, tỷsuất lợi nhuận mà cổ đông mong muốn trên phần vốn này chính là lợi nhuận của nó

Đó là tỷ suất lợi nhuận mà người nắm giữ cổ phần mong đợi kiếm được từ nhữngkhoản đầu tư có mức rủi ro tương đương

Ta có thể tính được chi phí của lợi nhuận không chia theo công thức sau:

D1

P0

Trong đó:

- Di: cổ thức mong đợi được trả vào cuối năm thứ i

- P0: giá hiện tại của cổ phiếu

- g: tỷ lệ tăng trưởng

c Chi phí cổ phiếu thường mới

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thực tế phát sinh của DN khi phát hành một cổphiếu thường Việc phát hành thêm cổ phiếu mới phải tính đến nhiều chi phí, vốnhuy động bằng phát hành cổ phiếu mới phải được sử dụng sao cho cổ tức của các cổđông cũ ít nhất không bị ảnh hưởng

Gọi:

- Pn: giá thuần của một cổ phiếu

- Ke: chi phí của cổ phiếu mới

- Dt: cổ tức mong đợi trong năm thứ t

- F: chi phí phát hành

Trang 23

- g: tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức

Ta có chi phí của cổ phiếu mới sẽ là:

D1

P0 (1 – F)

1.3 Một số vấn đề về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

1.3.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu củamọi doanh nghiệp trong nền KTTT Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh nghiệpphải không ngừng nâng cao trình độ quản lý SXKD, trong đó, quản lý và sử dụngvốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quảSXKD Do đó, các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụngvốn Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhằm có biện pháp tăng cườngquản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố của sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn Từ cácgóc độ nhìn nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng

có những cách hiểu khác nhau

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đứng từ góc độ kinh tế làtối đa hóa lợi nhuận Như vậy, có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vào hoạtđộng SXKD sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừng sinhsôi, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toàn được vốn và tạo ra đượccác kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời củađồng vốn Bên cạnh đó, phải chú ý cả mặt tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sửdụng vốn của doanh nghiệp Kết quả sử dụng vốn phải thỏa mãn được lợi ích củadoanh nghiệp và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời nâng caođược lợi ích xã hội

Nếu xét trên góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp thì ngoài mục tiêu lợinhuận, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh

về mặt tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước mắt vàlâu dài

Trang 24

Xét về bản chất hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệuquả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhânlực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trìnhSXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất Ở đây, hiệu quả sử dụng vốn có thể được hiểu là

sự tối thiểu hóa số vốn cần sử dụng và tối đa kết quả hay khối lượng nhiệm vụSXKD trong một giới hạn về nguồn nhân lực, vật lực phù hợp với hiệu quả kinh tếnói chung

Hiểu chung nhất, hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ khai thác, sử dụng vốn vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhằm mụcđích tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí Để sử dụng vốn có hiệu quả thìdoanh nghiệp phải:

- Sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí hay ứ đọng vốn

- Huy động vốn có hiệu quả cho các hoạt động SXKD và đầu tư, đảm bảo cácmục tiêu SXKD của doanh nghiệp

Các DN, đặc biệt là DNNN chỉ được coi là hoạt động có hiệu quả khi nó kếthợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn làvừa tăng cường sự gắn bó của Doanh nghiệp với thị trường, vừa góp phần thực hiệncác mục tiêu xã hội cần thiết, đảm bảo quyền lợi của người lao động, quyền lợi bạnhàng, của người tiêu dùng và đóng góp cho ngân sách quốc gia

1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, để lượng hóa hiệu quả

sử dụng vốn, người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nănglực hoạt động và khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn Chúng phản ánh mốiquan hệ đầu ra, đầu vào trong quá trình SXKD thông qua thước đo tiền tệ

1.3.1.1 Các tỷ số về năng lực hoạt động

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củaDoanh nghiệp Vốn của Doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản

Trang 25

khác nhau như TSCĐ, TSLĐ Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc

đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng củatừng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu doanh thu được sửdụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động củadoanh nghiệp

- Vòng quay vốn lưu động: tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thutrong năm cho tổng số tiền và vốn lưu động bình quân, nó cho biết số vòng quayvốn lưu động trong năm

- Số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động trong kỳ = 360/ số vòng quay

- Vòng quay dự trữ (tồn kho): là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạtđộng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác địnhbằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ,sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân

- Hiệu suất sử dụng tổng vốn: chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộtài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và nguồn vốn và cho biết một đồngvốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng vốn =

Tổng nguồn vốn bình quân

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định, được tính như sau:

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Vốn cố định bình quân

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VLĐ =

Vốn lưu động bình quân

Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trên đây đều có ý nghĩa chung là một đồngvốn sản xuất của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng sản phẩm trong kỳ Chỉ tiêunày càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao Đồng thời,

để đạt hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử

Trang 26

dụng tiết kiệm vốn nhằm tối thiểu hóa số vốn sử dụng hoặc tối đa hóa kết quả sảnxuất trong giới hạn về các nguồn vốn hiện có.

1.3.1.2 Các tỷ số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán phản ánh tình trạng tài chính (tốt hay xấu) của doanhnghiệp và nó ảnh hưởng đến tình hình thanh toán Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sửdụng vốn cũng cần phải phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạnKhả năng thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạnTài sản ngắn hạn thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoảnphải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắnhạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà tổchức, các khoản phải trả, phải nộp khác v.v… Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạnđều có thời hạn nhất định Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khảnăng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ củacác chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trongmột giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ đó

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanhvới nợ ngắn hạn Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóngchuyển đổi thành tiền, bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu.Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sảnlưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanhcho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tàisản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ phần dựtrữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh=

Nợ ngắn hạn

Trang 27

1.3.1.3 Các tỷ số về khả năng sinh lãi

Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêngbiệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệuquả SXKD và hiệu năng quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng hoạtđộng SXKD của Doanh nghiệp Tuy nhiên căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tính bằng

số tuyệt đối chưa thể đánh giá đúng chất lượng hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Vì vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh việc xem xét mức biến độngcủa tổng số lợi nhuận còn phải đánh giá bằng số tương đối (tỷ suất lợi nhuận) thôngqua việc so sánh giữa tổng số lợi nhuận trong kỳ với số vốn sản xuất sử dụng đểsinh ra số lợi nhuận đó Tỷ suất lợi nhuận được tính theo các chỉ tiêu chi tiết sauđây:

- Tỷ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữuROE phản ánh khả năng sinh lợi của VCSH và được các nhà đầu tư đặc biệtquan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp Tăng mức doanh lợivốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chínhdoanh nghiệp

- Tỷ suất lợi nhuận vốn SXKD (ROA): Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất đượcdùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư Khác với ROE, ROAthường được các nhà quản lý doanh nghiệp tham khảo

Lợi nhuận sau thuế ROA =

Tổng tài sản

- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = × 100%

VCĐ bình quân

Trang 28

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của VCĐ trong kỳ.

- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:

Lợi nhuận sau thuế

VLĐ bình quânCác chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nói lên một trăm đồng vốn sản xuất trong kỳmang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuậnthực hiện năm nay so với kế hoạch, so với năm trước và với các doanh nghiệp cóđiều kiện tương đương có thể sánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpnhằm tìm biện pháp nâng cao chỉ tiêu này

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA

CTCP SÔNG ĐÀ 12 GIAI ĐOẠN 2005 – 2008

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 12

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 12

- Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Sông Đà 12

- Tên tiếng Anh : Song Da No 12 Joint Stock Company

- Tên viết tắt : SONG DA No 12., JSC

- Trụ sở : Lô 1, khu G, đường Nguyễn Tuân, phường NhânChính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

- Vốn điều lệ : 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng)

Tiền thân của CTCP Sông Đà 12 là Công ty cung ứng vật tư trực thuộc TCTXây dựng Sông Đà (nay là TCT Sông Đà) được thành lập theo quyết định số 217BXD-TCCB ngày 1 tháng 2 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên cơ sở sápnhập các đơn vị Xí nghiệp cung ứng vận tải, Ban tiếp nhận thiết bị, Xí nghiệp gỗ,

Xí nghiệp khai thác đá, Xí nghiệp gạch Yên Mông và Công trường sản xuất vật liệuxây dựng thuỷ điện Sông Đà

Ngày 26 tháng 3 năm 1993, Công ty Sông Đà 12 được thành lập theo quyết

SONG DA N o 12

JSC

Trang 30

định số 135A/BXD-TCLĐ của Bộ Xây dựng theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20tháng 11 năm 1991 và nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1993 của Hội đồng bộ trưởng.

Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay, Công ty liên tục có những bướcchuyển biến đăng ký bổ sung và tham gia SXKD các ngành nghề mới

Đặc biệt năm 2003 Công ty đã triển khai đầu tư thành công nhà máy sản xuấtthép xây dựng chất lượng cao (nay là Nhà máy thép Việt Ý) Đây là bước đột phámạnh mẽ của Công ty, đưa tổng giá trị SXKD năm 2003 tăng hơn 2 lần so với nămtrước đó Đồng thời hoạt động đầu tư này đã thay đổi cơ cấu SXKD của toàn Công

ty, tạo bước chuyển mạnh từ một doanh nghiệp có ngành nghề truyền thống kinhdoanh sang sản xuất công nghiệp với tỷ trọng sản xuất công nghiệp đạt 66% tổnggiá trị SXKD toàn Công ty

CTCP Sông Đà 12 được thành lập theo quyết định số 2098/QĐ-BXD ngày

30 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trên cơ sở chuyển đổi DNNNthành CTCP

Ngày 22 tháng 4 năm 2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hìnhthức CTCP theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007524 do Sở Kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

Sau 26 năm xây dựng và trưởng thành, duy trì và phát triển những ngànhnghề truyền thống Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã có những bước ngoặt chiến lượckhẳng định tính đúng đắn của chủ trương đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sảnphẩm Đến nay, Công ty với 7 đơn vị trực thuộc đã và đang phát triển sâu rộng trêncác lĩnh vực: Đầu tư, SXKD các sản phẩm công nghiệp, xây dựng công nghiệp vàdân dụng, kinh doanh vật tư thiết bị và các dịch vụ vận tải…

Định hướng phát triển của Công ty là luôn luôn đổi mới phương thức quản lýđiều hành, đầu tư các thiết bị, công nghệ tiên tiến, đào tạo con người nhằm đáp ứngcác yêu cầu đòi hỏi cao nhất của khách hàng

Bên cạnh đó, Công ty luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện tốtchế độ chính sách đối với người lao động Với những nỗ lực hết mình, tập thể cán

bộ công nhân viên Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu đáng tự hào:

Trang 31

 Huân chương Lao động Hạng ba năm 1985

 Huân chương Lao động Hạng hai năm 1995

 Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2001

 Huân chương độc lập hạng ba năm 2004

2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính

a Lĩnh vực xây lắp

 Các sản phẩm xây dựng công nghiệp :

- Các hạng mục xây lắp phục vụ thủy điện:

Công ty chủ yếu cung cấp các gói thầu như thi công xây dựng các bể áp lực,nhà che van, đường ống áp lực, hệ thống cơ khí thủy công, hệ thống cấp thoát nước,trạm biến áp, đường điện đến 500KV, hệ thống cấp điện phục vụ thi công thủy điện,nhà điều hành, khu nhà ở phục vụ thi công, sinh hoạt, các hệ thống kè, kênh, mương

Công ty đã và đang tham gia vào nhiều công trình thủy điện lớn, trọng điểmnhư Thủy điện Hòa Bình, thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, thủy điện Suối Sập – Sơn

La, thủy điện Hương Sơn – Hà Tĩnh, thủy điện Huội Quảng, thủy điện TuyênQuang, thủy điện Sơn La, thủy điện Sử Pán, đường dây 500KV Quảng Ninh –Thường Tín, đường dây 500KV Thường Tín – Hà Tây

- Các hạng mục phục vụ các nhà máy sản xuất công nghiệp

Công ty được giao các gói thầu như xây dựng các nhà kho chứa, trạm đập đávôi, đất sét, các băng tải vận chuyển, nhà nghiền than, nghiền liệu, cấp liệu, hầmcáp, mương cáp, các trạm cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, làm mát Câc gói thầuthi công tiêu biểu là các Nhà máy Xi măng Thăng Long, Xi măng Bút Sơn, Nhiệtđiện Uông Bí mở rộng, Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy Xi măng Hải Phòng,Nhà máy Xi măng Yaly…

Các sản phẩm xây dựng dân dụng

Sản phẩm xây dựng dân dụng của Công ty cũng rất đa dạng như xây dựngkhu đô thị, nhà chung cư, bệnh viện, nhà thi đấu thể thao, trụ sở Ngân hàng, trụ sở

Trang 32

các đơn vị nhà nước Những công trình lớn Công ty đã thi công gồm có khu đô thịViệt Hưng (Hà Nội), Chung cư CT9 Khu đô thị Mỹ Đình, Khu đô thị liền kề Xínghiệp 12-3 (Hòa Bình), nhà thi đấu thể thao Nam Định, Tòa nhà Hội Sở Ngânhàng TMCP Hàng Hải (Nguyễn Du – Hà Nội)…Những công trình Công ty đã vàđang thi công đã khẳng định chất lượng, uy tín của Công ty Năm 2006, lĩnh vựcxây lắp đã đóng góp 58% trong tổng lợi nhuận toàn Công ty.

b Kinh doanh vật tư

Kinh doanh vật tư là ngành nghề truyền thống và là thế mạnh của Công ty.Công ty cung cấp cát, xăng dầu, xi măng, phụ gia bê tông, bê tông thương phẩm chocác hạng mục xây lắp trong đó chủ yếu là cung cấp cho các công trình thủy điện.Hiện tại, thị trường phụ gia bê tông Puzơlan và tro bay đang có nhu cầu rất lớn, sảnxuất trong nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu Trong nước mới chỉ có CTCP KhoángSản Minh Tiến tại Thành phố Hồ Chí Minh là nhà sản xuất chính CTCP Sông Đà

12 cũng đã thử nghiệm và tiến hành sản xuất phụ gia tro bay tuy nhiên sản lượngcòn khiêm tốn Chính vì vậy, Công ty đã ký kết hợp đồng mua bán Puzơlan vớiCTCP Khoáng Sản Minh Tiến Hiện tại, Công ty đang cung cấp phụ gia cho cáccông trình thuỷ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như Thuỷ điện Bản Vẽ, Thuỷđiện Sơn La theo hợp đồng tới năm 2008 trị giá 77,8 tỷ Ngoài ra, Công ty còn cungcấp phụ gia cho một số nhà máy thủy điện khác như: thủy điện SêSan 4, thủy điệnSêsan 3, thuỷ điện Plêikrông

c Vận tải

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực vận tải các thiết bị siêu trường siêutrọng cho các nhà máy lớn Công ty có đầy đủ các phương tiện vận tải thủy, bộ, cácthiết bị vận tải đặc chủng như xà lan, tàu đẩy sông, tàu kéo sông, xe ben, xe tắcphoóc, xe trailer, xe trộn bê tông… Lĩnh vực vận tải được Công ty đầu tư các thiết

bị mới nên năng lực vận tải của Công ty được đánh giá cao Công ty đã có nhiềukinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải thiết bị cho các công trình như nhà máy thủyđiện Hòa Bình, Vĩnh Sơn, Yaly, vật tư thiết bị Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà

Trang 33

máy Xi măng Sông Đà, nhà máy Xi măng Kiện Khê, nhà máy Đường Sơn La, nhàmáy đường Hòa Bình, nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn… Hiện tại, Công

ty đang vận chuyển thiết bị cho nhà máy Thủy Điện Tuyên Quang và nhà máy Ximăng Hạ Long

d Sản xuất công nghiệp

Các sản phẩm chính của Công ty là sản xuất cột điện, bê tông tươi, phụ gia ximăng và vỏ bao xi măng Nhận thấy thị trường phụ gia xi măng là một mảng thịtrường tiềm năng nên Công ty đã tập trung nghiên cứu sản xuất từ năm 2004 Tuynhiên, hiện tại dây truyền sản xuất phụ gia tro bay (tuyển khô) cho công suất thấp,sản lượng ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu Chính vì vậy, Công ty đã xúc tiếnthành lập 2 liên doanh CTCP Sông Đà 12 Nguyên lộc và CTCP Sông Đà 12 CaoCường để sản xuất phụ gia Puzơlan và tro bay (tuyển ướt)

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành

CTCP Sông Đà 12 được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo: Luật Doanhnghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 29/11/2005 và Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thôngqua ngày 27 tháng 3 năm 2005

Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phầnnhư sau:

Trang 34

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sông Đà 12

HĐ QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

ĐHĐ CỔ ĐÔNG

Trang 35

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cảcác cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ quyết địnhnhững vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua cácbáo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầumiễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát củaCông ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT)

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩmquyền của ĐHĐCĐ HĐQT của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ tối đa củatừng thành viên là 05 năm Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu ra

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với HĐQT và BanGiám đốc, Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặthoạt động SXKD của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ Ban kiểm soát của Công ty

có 03 thành viên

Ban Giám đốc

Tổng Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cảnhững vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty Tổng giám đốc chịutrách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT về việc tổ chức SXKD, thực hiện các biện pháp đểđạt được các mục tiêu phát triển Công ty do ĐHĐCĐ và HĐQT đề ra

Công ty có 03 Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc vàchịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các công việc được phân công, chủ độnggiải quyết những vấn đề mà Tổng Giám đốc đã uỷ quyền và phân công theo đúng chế

độ của Nhà nước và điều lệ Công ty

Trang 36

Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty thực hiện cáccông việc cụ thể như:

- Tổ chức nhân sự sản xuất; quy hoạch, đào tạo, đề bạt, miễn nhiệm và nhậnxét cán bộ hàng năm theo đúng tiêu chuẩn và quy chế TCT;

- Thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động;

- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung kỷ luật laođộng của CBCNV khối cơ quan Công ty

Phòng Tài chính- Kế toán: là bộ phận chức năng giúp việc cho HĐQT và

Tổng Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

- Hạch toán kế toán; quản lý hoạt động tài chính toàn Công ty;

- Hướng dẫn và kiểm tra công tác hạch toán kế toán của các đơn vị

Phòng Quản lý Kỹ thuật: là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong

lĩnh vực xây dựng cụ thể sau:

- Kiểm duyệt hồ sơ thiết kế, hồ sơ dự thầu xây lắp;

- Nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng kỹ thuật;

- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới;

- Xây dựng các quy định về quản lý kỹ thuật

Phòng Cơ khí- Cơ giới: là bộ phận chức năng trợ giúp Tổng Giám đốc trong

các lĩnh vực cụ thể sau:

- Phụ trách công tác duy tu, bảo dưỡng thiết bị sản xuất;

- Điều động, quản lý xe, máy trong toàn Công ty;

- Quyết định đầu tư mới, tái đầu tư thiết bị

Phòng Kinh tế- Kế hoạch: là bộ phận chức năng tham mưu giúp Tổng Giám

đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

- Công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáothống kê, xây dựng kế hoạch SXKD của Công ty;

- Công tác hợp đồng kinh tế;

Trang 37

- Công tác thiết lập các chiến lược tiếp thị, marketing

Phòng Kinh doanh: là bộ phận chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc

hoạch định chiến lược kinh doanh toàn Công ty, trong nội bộ cũng như ngoài Công ty;phối hợp với phòng Kinh tế - kế hoạch chủ trì các phòng liên quan tổ chức lập hồ sơmời thầu, tổ chức đấu thầu theo quy định đối với vật tư, phụ tùng kinh doanh, phục vụcác công trường, tham gia đấu thầu các hợp đồng cung cấp vật tư, phụ tùng thiết bịngoài Công ty; giúp Tổng Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kinh doanh và định kỳbáo cáo, tổng hợp kinh doanh toàn Công ty theo quy định

Nhìn chung mô hình tổ chức hiện tại của Công ty đã đáp ứng được với yêu cầucủa nhiệm vụ SXKD doanh của Công ty Với việc phân cấp mạnh của Công ty đối vớicác đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạotrong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc phát triển thị trường cũng nhưtrong việc thực thi định hướng phát triển chung của Công ty Công ty vẫn giữ được vaitrò trung tâm điều phối hoạt động của các đơn vị thông qua quy chế quản lý chung

2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2008

Với sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên CTCP Sông

Đà 12, trong thời gian qua, việc thực hiện các kế hoạch hàng năm của Công ty đã luônđạt và vượt, hoạt động SXKD rất khả quan, đời sống của cán bộ công nhân viên ngàycàng được nâng cao, thu nhập bình quân/người hàng tháng đã tăng từ 1,4 năm 2005lên 2,4 triệu năm 2008

Nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của Doanhnghiệp đều có xu hướng tăng, có thể nói năm 2007 là năm Công ty có sự tăng trưởngnhảy vọt, tuy nhiên đến năm 2008 Công ty lại có sự sụt giảm đáng kể, nguyên nhân là

do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và Công ty không phải là ngoại lệ Lãisuất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán chững lại, thắt chặt chi tiêu, bão giánguyên vật liệu khiến cho Công ty phải thu hẹp lại hoạt động SXKD, làm cho các chỉ

Trang 38

thấy rõ điều này qua biểu đồ quy mô tổng nguồn vốn, doanh thu thuần và lợi nhuậnsau thuế của Công ty qua các năm dưới đây:

Biểu đồ: Quy mô nguồn vốn, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty

(Nguồn: CTCP Sông Đà 12)

Về chỉ tiêu tổng nguồn vốn ta thấy chỉ tiêu này nhìn chung có sự tăng lên quacác năm, thể hiện sự mở rộng về SXKD của Công ty, riêng năm 2006 có sự giảm nhẹ.Đây không phải là điều đáng lo lắng khi ta xem xét cụ thể nguyên nhân, đó là do quy

mô nợ phải trả được thu hẹp đáng kể cả về nợ ngắn hạn và dài hạn, trong khi vốn chủ

sở hữu tăng lên

Các về chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cùng có xu hướng biếnđộng chung, đó là tăng dần từ năm 2005 đến năm 2007 nhưng giảm mạnh vào năm

2008 Nguyên nhân của hiện tượng này như đã nêu ở trên Riêng chỉ tiêu lợi nhuậnsau thuế có sự giảm nhẹ vào năm 2006 là do các khoản mục chi phí của doanh nghiệptăng lên

Trang 39

Không chỉ riêng với CTCP Sông Đà 12 mà hầu như các doanh nghiệp tham giatrong lĩnh vực xây dựng đều có sản phẩm rất đặc thù, đó là: những công trình xâydựng, nhà máy sản xuất… Đặc điểm của những công trình là phân bố không tập trung,nằm rải rác khăp nơi tùy vào quy hoạch của từng vùng, từng địa phương Do đó, việcthi công xây dựng có tính chất lưu động và phân tán, theo đó, lao động và công cụ laođộng phục vụ cho sản xuất cũng phải di chuyển theo, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí.Đặc điểm này khiến cho việc huy động vốn và quản lý vốn phải diễn ra trên một phạm

vi rộng, thông qua nhiều tổ chức tài chính trung gian, do đó chi phí giao dịch cao.Điều này làm giảm tính hiệu quả trong huy động và gây khó khăn cho công tác quản

lý vốn

Sản phẩm xây dựng thường có thời gian sử dụng dài và giá trị sản phẩm lớnnên có nhu cầu lớn về sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, cải tạo hoặc mở rộng…Chi phí sản xuất cho sản phẩm xây dựng rất đa dạng Ngay cùng một sản phẩm có kếtcấu, kiến trúc giống nhau cũng có sự khác nhau về chi phí sản xuất Vì vậy, việc xácđịnh chi phí sản xuất cũng như giá cả sản phẩm có nhiều khó khăn phức tạp hơn sovới sản phẩm công nghiệp Khả năng xây dựng các định mức chi phí cho sản phẩmxây dựng bị hạn chế rất nhiều Ngoài ra, các sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ thicông thường xuyên yêu cầu một lượng vốn lớn, thời gian hoàn thành tương đối dài.Trong khi đó, khi tham gia các công trình này Công ty chỉ được ứng trước số vốnbằng 10% tổng giá trị của công trình mà số vốn tự có không đủ nên Công ty phải vayngân hàng để thi công làm phát sinh nhiều khoản chi phí giao dịch

Do tính chất về sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm nên nguyênvật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cần một khối lượng lớn, nhiều chủng loại, cóloại được đáp ứng bằng cách tự sản xuất, nhưng cũng có loại phải nhập mua và đượcvận chuyển đến Vì vậy, một vấn đề đặt ra là trước khi huy động và sử dụng vốn cần

dự toán nhu cầu nguyên vật liệu chính xác, tối ưu không những giảm được chi phí lưukho mà còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển Trên cơ sở đó, xác định cơ cấu vốn tối

ưu Cụ thể là nguồn VLĐ sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanhcủa Công ty

Trang 40

Công ty bị ứ đọng nhiều và kéo dài, khả năng thanh toán các khoản nợ thường gặpkhó khăn và rủi ro do biến động về giá cả và tiền tệ xảy ra là rất lớn Vì vậy, trong quátrình thi công, Công ty cần có những biện pháp tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công,rút ngắn thời gian ứ đọng, tăng vòng quay của VLĐ, tăng hiệu quả sử dụng VLĐ, gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD nói chung.

Quá trình sản xuất sản phẩm thường diễn ra ngoài trời, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu

tố khí hậu thời tiết, sản phẩm xây dựng dễ bị hao mòn ngay cả trong quá trình sảnxuất, gây lãng phí cho nguồn vốn Vì vậy, khi dự toán về chi phí, Công ty cần tínhtoán chính xác về tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như nhu cầu thực tế vềvốn cho quá trình sản xuất để có phương án huy động cho phù hợp

2.2 Thực trạng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12

2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty

2.2.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Tổng vốn kinh doanh của Công ty được huy động chủ yếu từ hai nguồn là vốnhuy động từ bên ngoài (bao gồm: vốn vay ngắn hạn, dài hạn từ ngân hàng và các tổchức kinh tế khác) và vốn huy động từ bên trong đơn vị (bao gồm phần lớn vốn được

bổ sung từ nguồn vốn kinh doanh, vốn được bổ sung từ lợi nhuận của đơn vị, các quỹ

dự trữ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng để tham gia vào quá trình SXKD) Để xem xétmột cách toàn diện về tình hình huy động vốn của Công ty, chúng ta nghiên cứu thôngqua bảng cơ cấu nguồn vốn, xét nguồn hình thành là cơ cấu VCSH và cơ cấu vốn nợphải trả

Ngày đăng: 04/09/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 giai đoạn 2005 – 2008 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 giai đoạn 2005 – 2008 (Trang 43)
Bảng 3: Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty qua các năm - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 3 Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty qua các năm (Trang 54)
Bảng 5: Chi phí lãi vay của Công ty qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 5 Chi phí lãi vay của Công ty qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 (Trang 59)
Bảng 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (Trang 60)
Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 62)
Bảng 8: So sánh khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 8 So sánh khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty (Trang 64)
Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về mặt tổng thể - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về mặt tổng thể (Trang 65)
Bảng 10: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 10 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty (Trang 66)
Bảng 11: Nhu cầu về vốn SXKD của Công ty thời kỳ kế hoạch 2011 - 2015 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC
Bảng 11 Nhu cầu về vốn SXKD của Công ty thời kỳ kế hoạch 2011 - 2015 (Trang 76)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w