Bảng 8: So sánh khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC (Trang 64 - 65)

Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn SXKD của CTCP Sông Đà 12

Bảng 8: So sánh khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty

1. Khoản phải thu 1000đ 143.504.926 111.247.433 132.172.174 95.360.662 2. Khoản phải trả 1000đ 150.737.296 145.382.403 148.038.671 171.964.029 3. Phải thu/Phải trả Lần 0,95 0,76 0,89 0,55

(Nguồn: tính toán từ báo cáo tài chính hàng năm của CTCP Sông Đà 12) Nhìn vào bảng trên ta thấy, các khoản phải thu của Công ty từ năm 2005 đến nay đều lớn hơn các khoản phải trả, như vậy vốn của Công ty bị chiếm dụng luôn ít hơn số đi chiếm dụng, số vốn chiếm dụng cao nhất là trong năm 2008. Như vậy, các khoản phải thu trong năm 2008 đã được Doanh nghiệp giải quyết rất tốt, đặc biệt là phải thu của khách hàng, giúp giảm tình trạng ứ đọng vốn trong lưu thông, gây lãng phí vốn. Trong thời gian tới, Công ty cần phát huy hơn nữa. Bên cạnh đó, trước mắt ta thấy vốn đi chiếm dụng có lợi cho Công ty vì các khoản này được Doanh nghiệp sử dụng mà không phải trả lãi, do vậy, sẽ giảm được các khoản vay và nợ, theo đó giảm chi phí lãi vay, hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu để các khoản này quá lớn sẽ tiềm ẩn khả năng không thanh toán được đúng hẹn, sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính và uy tín của Công ty.

Tình hình sử dụng vốn về mặt tổng thể

Giai đoạn 2005 – 2008 mà chúng ta đang nghiên cứu là nằm trong kế hoạch SXKD 5 năm 2005 – 2010 của Công ty, trong đó năm 2008 là năm bản lề. Đây là năm mà nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều biến động do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Như đã nói ở trên, cuộc khủng hoảng này có tác động toàn diện tới tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và Công ty cũng không ngoại lệ. Một loạt các chỉ tiêu về hoạt động SXKD vừa có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007, đã giảm mạnh vào năm 2008. Điều này ảnh hưởng

tới việc tính toán và đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, cho nên hầu hết các chỉ tiêu này đều có một xu hướng chung là tăng dần từ năm 2005 đến 2007 và giảm vào năm 2008.

Hiệu suất sử dụng vốn: qua bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn của Công ty từ năm 2005 đến 2007 là tăng dần, đó là do sự mở rộng cả về doanh thu và tổng vốn. Đến năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống nhỏ hơn cả năm 2005, nguyên nhân là do doanh thu giảm mạnh 21,33% trong khi qui mô tổng vốn vẫn tiếp tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho tăng do không bán được hàng hóa và các khoản nợ ngắn và dài hạn tăng lên. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng vốn qua các năm luôn đạt trên 70% là tương đối cao so với các doanh nghiệp trong ngành và chủ yếu là do sự đóng góp của hiệu suất sử dụng VCĐ.

Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về mặt tổng thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC (Trang 64 - 65)