Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC (Trang 42 - 48)

Thực trạng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12

Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty

Tổng vốn kinh doanh của Công ty được huy động chủ yếu từ hai nguồn là vốn huy động từ bên ngoài (bao gồm: vốn vay ngắn hạn, dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác) và vốn huy động từ bên trong đơn vị (bao gồm phần lớn vốn được bổ sung từ nguồn vốn kinh doanh, vốn được bổ sung từ lợi nhuận của đơn vị, các quỹ dự trữ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng để tham gia vào quá trình SXKD). Để xem xét một cách toàn diện về tình hình huy động vốn của Công ty, chúng ta nghiên cứu thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn, xét nguồn hình thành là cơ cấu VCSH và cơ cấu vốn nợ phải trả.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12 giai đoạn 2005 – 2008

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % Giá trị (ngàn đồng) Tỷ trọng % 1. Nợ phải trả 253.689.151 82,11% 219.360.74 0 79,43% 262.746.20 6 79,42% 282.892.421 80,69% - Nợ ngắn hạn 230.115.590 90,71% 201.740.239 91,97% 213.239.906 81,16% 222.878.658 76,53% - Nợ dài hạn 23.573.561 9,29% 17.620.501 8,03% 49.506.299 18,84% 60.013.763 23,47% 2. Vốn chủ sở hữu 55.263.344 17,89% 56.819.875 20,57% 68.082.400 20,58% 65.321.959 19,31%

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

- Quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

- Lợi nhuận chưa phân phối

- Nguồn kinh phí, quỹ

50.000.000 - 4.565.010 698.335 90,48% - 8,26% 1,26% 50.000.000 2.140.220 4.167.423 512.232 88% 3,77% 7,33% 0,9% 50.000.000 333.143 17.458.096 291.162 73,44% 0,49% 25,64% 0,43% 50.000.000 7.302.921 7.761.945 257.093 76,54% 11,18% 11,89% 0,39%

3. Tổng nguồn vốn 308.952.495 100% 276.180.61

5 100%

330.828.60

6 100% 348.214.380 100%

Trước hết, ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2005, khi Công ty bắt đầu cổ phần hóa, tổng nguồn vốn lúc bấy giờ là 308 tỷ đồng. Sang năm 2006, giá trị tổng nguồn vốn giảm còn 276 tỷ đồng, tức là đã giảm 10,6%, nguyên nhân là nợ phải trả giảm cả trong nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Bước sang năm 2007 giá trị của tổng nguồn vốn đã tăng lên đáng kể, đạt 330 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 19,56%. Đến năm 2008 giá trị này là 348 tỷ đồng, tăng 5,45% so với năm trước, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại. Như vậy bình quân trong 4 năm, nguồn vốn đã tăng 4,8%.

Xét theo nguồn hình thành, nguồn vốn của Công ty bao gồm hai bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu mặc dù có tăng dần qua các năm nhưng chỉ chiếm khoảng 1/4 trong tổng nguồn vốn, còn nguồn chủ yếu vẫn là vay từ bên ngoài và trong nội bộ doanh nghiệp. Do vậy, nguồn vốn đi vay không chỉ đơn thuần mang tính chất bổ sung cho SXKD mà nó còn có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của Công ty.

 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nhìn chung bộ phận VCSH trong tổng nguồn vốn qua các năm có sự tăng nhẹ. Năm 2006, nguồn VCSH là 56,819 tỷ đồng, so với năm 2005 là 55,263 tỷ đồng đã tăng 2,8%. Năm 2007 nguồn vốn này vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 68,082 tỷ đồng với tốc độ tăng 19,82% so với năm trước. Đến năm 2008, nguồn vốn có sự giảm nhẹ, 4,05% so với năm 2007 nhưng giá trị tuyệt đối vẫn cao hơn các năm trước đó. Đây là một tín hiệu tốt, tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn vẫn chưa được cải thiện là điều đáng quan tâm ở Doanh nghiệp. Xét chung trong 4 năm, tỷ trọng của nguồn VCSH chỉ dao động quanh mức 20% trong tổng nguồn vốn: 17,89% (năm 2005), 20,57% (năm 2006), 20,58% (năm 2007) và năm 2008 là 19,31%. Một cơ cấu vốn hợp lý với VCSH chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn không những đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho SXKD mà còn khẳng định khả năng tự chủ về tài chính, hạn chế tác động tiêu cực của biến động về lãi suất và lạm phát trên thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm các bộ phận sau:

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần từ năm 2005, với số vốn điều lệ là: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng), trong đó, Công ty có tới 49% là vốn của Nhà nước. Ngoài ra, Công ty còn huy động được vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty và các doanh nghiệp khác trên thị trường. Điều này có thể thấy rõ trong bảng dưới đây:

Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 30/11/2007

STT Cổ đông Số cổ phần Giá trị vốn góp

(đồng)

Tỷ lệ %

1 Nhà nước - TCT Sông Đà 2.450.000 24.500.000.000 49

2 TCT Xi măng Việt Nam 1.200.000 12.000.000.000 24

3

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công

nghiệp Sông Đà (SJS)

500.000 5.000.000.000 10

4 Cán bộ công nhân viên 181.190 1.811.900.000 4

5 Cổ đông ngoài Công ty 640.510 6.405.100.000 13

Cộng 5.000.000 50.000.000.000 100

(Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 12)

- Lợi nhuận chưa phân phối.

Đây là một nguồn quan trọng góp phần làm tăng VCSH. Nó không những góp phần tăng quy mô nguồn vốn của Công ty mà còn là cơ sở chứng minh hoạt động kinh doanh là có lãi của Doanh nghiệp. Với Công ty, đây là bộ phận vốn có tỷ trọng lớn thứ hai trong nguồn vốn chủ sở hữu sau bộ phận vốn của chủ sở hữu. Thực tế trong 4 năm qua, nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối có xu hướng tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2005, 2006 giá trị của lợi nhuận chưa phân phối lần lượt là 4,565 và 4,167 tỷ đồng, có sự giảm nhẹ năm sau so với năm trước nhưng không đáng kể. Năm 2007, con số này có thể nói là tăng vọt lên mức 17,458 tỷ đồng tức là tăng hơn 4 lần so với năm 2006, tuy nhiên về tỷ trọng thì

vẫn xấp xỉ năm 2006 (20,58%). Năm 2008, tỷ trọng này đã giảm đi hơn một nửa chỉ còn 11,89%, tương ứng 7,761 tỷ đồng. Phần lợi nhuận để lại của Công ty phụ thuộc vào chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp vào từng năm, và tình hình tài chính cụ thể của doanh nghiệp.

- Nguồn các quỹ thuộc VCSH và nguồn kinh phí, quỹ khác.

Chiếm một tỷ trọng đáng kể trong VCSH của Công ty và đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, nguồn vốn này bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh phí sự phiệp, kinh phí quản lý cấp trên và các quỹ khác. Đây là những loại quỹ phổ biến mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải trích lập. Nguồn vốn này là cơ sở để tái đầu tư, tái sản xuất mở rộng, tăng quy mô hoạt động SXKD, mặt khác, giúp Công ty khắc phục được những rủi ro về giá cả và tiền tệ. Việc trích lập và quản lý các quỹ này được thực hiện theo quy định của chế độ tài chính hiện hành và linh hoạt theo chính sách của Công ty.

 Nợ phải trả

Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu và có vai trò quan trọng đối với Công ty, đáp ứng hầu hết nhu cầu về vốn cho hoạt động SXKD. Nợ phải trả được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn đi vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng, chiếm dụng từ khách hàng, nhà cung cấp và từ cán bộ công nhân viên.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy giá trị của bộ phận nợ phải trả nói chung có xu hướng tăng, song tỷ trọng trong tổng nguồn vốn luôn chiếm khoảng 80%. Năm 2005, nợ phải trả chiếm tới 82,11%, điều này cho thấy tình hình hoạt động của Công ty phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, từ năm 2006 đến nay, tỷ trọng này có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao (chiếm 3/4 tổng nguồn vốn), đồng nghĩa với tỷ trọng VCSH còn rất khiếm tốn, khả năng tự trả nợ cho các khoản vay chưa cao, do đó, khả năng rủi ro về tài chính khi giá cả và lãi suất biến động là rất lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có chiến lược huy động vốn rõ ràng, từ đó xác định cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với tình hình biến động trên thị trường cũng như điều kiện thực tế của Doanh nghiệp.

Trong cơ cấu nguồn vốn nợ phải trả thì nợ ngắn hạn luôn có tỷ trọng cao, là bộ phận chiếm ưu thế so với nợ dài hạn và nợ phải trả khác. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần, đồng nghĩa các khoản nợ dài hạn có xu hướng tăng lên. Nếu như, thời điểm cuối năm 2005, 2006, các khoản nợ ngắn hạn luôn ở mức trên 90% trong nợ phải trả, thì trong 2 năm gần đây, tỷ trọng nợ ngắn hạn đã giảm còn 81,16% (2007) và 76,53% (năm 2008) với tốc độ giảm tương ứng là 11,85% và 5,7%. Đây là xu hướng hợp lý, phù hợp với doanh nghiệp xây dựng, có chu kỳ sản xuất dài cần nhiều hơn các nguồn vốn dài hạn, như Công ty.

Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của Công ty nghiêng về phía nợ phải trả với tỷ trọng 80% trong tổng nguồn vốn. Nếu như các chủ nợ thông thường thích tỷ số nợ trên tổng tài sản là vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này càng cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Xét cho cùng thì đây vẫn là một tỷ lệ cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2005 – 2008

Bên cạnh việc tìm và lựa chọn cho đơn vị những hình thức huy động vốn hiệu quả nhất thì làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng như thế nào, ta đi nghiên cứu bảng cơ cấu tài sản của Công ty trong 4 năm qua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12.DOC (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w