Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn SXKD của CTCP Sông Đà 12
Bảng 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
1 Doanh thu thuần 1000đ 249.945.044 278.865.963 302.541.432 238.015.403
2 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 4.565.010 4.167.423 17.634.643 7.761.945
3 Vốn cố định bình quân 1000đ 93.323.875 82.060.801 79.802.645 92.823.481
4 TSCĐ bình quân 71.961.269 69.817.858 57.285.125 45.540.641
5 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 2,678 3,398 3,791 2,564
6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 3,47 3,99 5,28 5,23
7 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (2/3) Lần 0,049 0,051 0,221 0,084
(Nguồn: tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP Sông Đà 12)
Ta thấy, hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty trong các năm từ 2005 đến 2007 đều có xu hướng tăng lên, lần lượt là 2,678 (năm 2005), 3,398 (năm 2006), đến 2007
là 3,791, do ảnh hưởng đồng thời của việc tăng doanh thu thuần và giảm lượng VCĐ bình quân, thể hiện số doanh thu thu được trên một đồng VCĐ đã tăng lên, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ trong những năm qua đã được cải thiện. Riêng năm 2008, chỉ tiêu này giảm xuống còn 2,564 so với năm 2007, nghĩa là đã giảm 32,37%. Nguyên nhân là doanh thu thuần đã giảm giảm 21,33% so với năm trước do khủng hoảng kinh tế, đồng thời VCĐ bình quân tăng 16,32%. Việc tăng lượng VCĐ bình quân năm 2008 chủ yếu là tăng ở bộ phận đầu tư tài chính dài hạn, tuy nhiên trên thực tế doanh thu mang lại từ hoạt động tài chính lại giảm 41,33% so với năm trước, điều này cho thấy việc sử dụng VCĐ trong đầu tư dài hạn năm 2008 là chưa hiệu quả.
TSCĐ là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong VCĐ, do vậy hiệu suất sử dụng VCĐ chịu ảnh hưởng chủ yếu của hiệu suất sử dụng TSCĐ. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm đã góp phần đáng kể trong nâng cao hiệu suất sử dụng VCĐ, nó cho thấy, việc sử dụng nguồn vốn để duy trì, phát triển TSCĐ của Công ty đã mang lại hiệu quả. Mặt khác, VCĐ bao gồm cả chi phí xây dựng cơ bản dở dang, như xem xét ở trên chi phí này qua các năm có sự giảm dần cũng mang lại hiệu suất sử dụng cao hơn cho VCĐ.
Nhờ hiệu suất sử dụng VCĐ qua các năm được cải thiện nên tỷ suất lợi nhuận của Công ty cũng dần tăng lên, tăng mạnh trong năm 2007 (tăng hơn 4 lần so với năm 2006) và giảm 2,6 lần trong năm 2008. Xét về tổng thể, giai đoạn 2005 – 2008 thì một đồng VCĐ bỏ ra đã góp phần làm tăng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn nhất là vào năm 2005, 2006, 2008, do chi phí cho hoạt động SXKD cao, còn tốn nhiều chi phí quản lý cũng như các chi phí phát sinh khác, làm cho tỷ suất lợi nhuận VCĐ còn thấp.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLĐ là một bộ phận vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. Do đó, trong công tác quản lý VLĐ,
đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ là hết sức cần thiết. Chúng ta xem xét vấn đề này thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động