Thực trạng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12
Phương pháp quản lý vốn kinh doanh của Công ty
của Nhà nước cũng như của các đơn vị và các nhân khác. Công ty phải thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ; kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác của Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Công ty.
Công ty có quyền điều động tài sản thuộc VSH của Nhà nước, của đơn vị thành viên theo nguyên tắc: sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại tài sản trong phạm vi Công ty; không để xảy ra tổn thất; phương án điều động phải được HĐQT phê duyệt, Tổng Giám đốc quyết định; việc điều động thực hiện theo nguyên tắc tăng giảm vốn.
Với tư cách là Công ty mẹ, Công ty có thể đứng ra bảo lãnh cho một số đơn vị thành viên vay vốn tín dụng hoặc hỗ trợ một phần vốn lưu động bổ sung để các đơn
vị thuận lợi hơn trong quá trình SXKD của mình.
Công ty sẽ tính toán cụ thể nhu cầu, yêu cầu phát triển và chiến lược phát triển để cấp vốn và có hướng đầu tư vốn thích hợp đối với từng đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên tự hạch toán độc lập, tự cân đối lỗ lãi, tự nộp thuế thu nhập và tự tạo nguồn vốn vay của các ngân hàng.
Các đơn vị thành viên hạch toán bằng phương pháp báo sổ hàng tháng, quý. Công ty đứng ra cân đối bù trừ giữa các đơn vị thành viên. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Với cơ chế phân bổ vốn như hiện nay, Công ty đã chủ động hơn, góp phần làm giảm lượng vốn tồn đọng hoặc sử dụng không hợp lý. Mỗi đơn vị trực thuộc có khả năng tự huy động vốn để phục vụ tốt hơn cho hoạt động SXKD, từ đó làm tăng hiệu quả SXKD của Công ty.
Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn SXKD của CTCP