1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm dầu khí đông đô

73 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm dầu khí đông đô
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Chánh
Trường học Công ty bảo hiểm dầu khí đông đô
Chuyên ngành Bảo hiểm thương mại
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 135,14 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. Lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (3)
    • 1.1. Đặc điểm của vận tải biển và sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) vận chuyển bằng đường biển (3)
      • 1.1.1. Đặc điểm của vận tải biển (3)
      • 1.1.2. Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển (4)
    • 1.2. Các loại rủi ro và tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển (7)
      • 1.2.1. Các loại rủi ro (7)
      • 1.2.2. Các loại tổn thất (8)
    • 1.3. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển (9)
      • 1.3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm (9)
        • 1.3.1.1. Đối tượng bảo hiểm (9)
        • 1.3.1.2. Phạm vi bảo hiểm (10)
      • 1.3.2. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm (14)
        • 1.3.2.1. Giá trị bảo hiểm (14)
        • 1.3.2.2. Số tiền bảo hiểm (15)
        • 1.3.2.3. Phí bảo hiểm (16)
      • 1.3.3. Hợp đồng bảo hiểm (17)
      • 1.3.4. Công tác giám định bồi thường tổn thất (19)
        • 1.3.4.1. Công tác giám định tổn thất (19)
        • 1.3.4.2. Bồi thường tổn thất (20)
  • Chương 2. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (22)
    • 2.1 Khái quát về công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (22)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (22)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (23)
    • 2.2. Thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển Việt (25)
      • 2.2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu (25)
      • 2.2.2. Thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển (26)
    • 2.3. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô (30)
      • 2.3.1. Công tác khai thác (30)
        • 2.3.1.1. Quy trình khai thác (30)
        • 2.3.1.2. Quy trình cấp đơn bảo hiểm (34)
      • 2.3.2. Công tác giám định (39)
      • 2.3.3. Giải quyết khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô (42)
        • 2.3.3.1. Hồ sơ bồi thường bao gồm (43)
        • 2.3.3.2. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ (44)
        • 2.3.3.3. Tính toán bồi thường (45)
        • 2.3.3.4. Đòi người thứ ba (48)
      • 2.3.4. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất (50)
      • 2.3.5. Hoạt động tái bảo hiểm (51)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được (53)
      • 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân (54)
  • Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô (56)
    • 3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (57)
      • 3.1.1 Những thuận lợi (57)
      • 3.1.2 Những khó khăn (59)
    • 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô… (60)
      • 3.2.1 Về công tác khách hàng (60)
      • 3.2.2 Công tác quản lý (62)
      • 3.2.3 Về công tác tổ chức kinh doanh (63)
      • 3.2.4 Một số vấn đề khác (64)
    • 3.3 Kiến nghị chung (65)
  • KẾT LUẬN (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (68)
    • Biểu 3.1: Tình hình XNK toàn thị trường giai đoạn 2007-2009 (57)

Nội dung

Lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Đặc điểm của vận tải biển và sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) vận chuyển bằng đường biển

1.1.1 Đặc điểm của vận tải biển

Hàng hóa XNK thường có giá trị lớn và được chuyên chở bằng nhiều loại phương tiện : Đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không và container … Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đó biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế Bởi vì vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có những ưu điểm nổi bật sau :

- Vận chuyển bằng đường biển có thể vận chuyển được nhiều chủng loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế với khối lượng lớn, mà các phương tiện vận tải khác như đường bộ, đường sông, đường hàng không … không thể đảm nhận được, chẳng hạn như các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng

- Bên cạnh đó, các tuyến vận chuyển bằng đường biển nên trên một chuyến cú thể tổ chức được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều.

- Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụng điều kiện thiên nhiên của biển, do đó không phải đầu tư nhiều về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vận chuyển đường biển thấp hơn so với các phương tiện khác Và đây cũng là ưu điểm của vận tải đường biển.

- Vận chuyển bằng đường biển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.

- Vận chuyển đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước, tác động tới can cân thanh toán quốc tế, góp phần tăng thu ngoại tệ …

Vì vậy, hoạt động vận chuyển bằng đường biển ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vô cùng quan trọng và tiện lợi,tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm sau :

- Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro Các rủi ro này có thể do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật, yếu tố xã hội, con người.

Do yếu tố tự nhiên : vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển bằng đường biển Những rủi ro do thiên tai bất ngời như bão, sóng thần, lốc

… có thể xảy ra bất cứ lúc nào Yếu tố tự nhiên diễn ra không theo một quy luật nhất định nào Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thể dự báo thời tiết, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra.

Do yếu tố kỹ thuật: trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại Nhưng dù máy móc hiện đại chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi trục trặc về mặt kỹ thuật, đó là trục trặc của chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đất liền… từ đó gây ra đổ vỡ, mất mát hàng hóa trong quá trình XNK.

Do yếu tố xã hội, con người : Hàng hóa có thể bị mất cắp, bị cướp, hoặc bị thiệt hại do chiến tranh,…

- Tốc độ của tàu biển còn chậm và việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế, hành trình trên biển có thời gian dài, nên xác suất rủi ro tai nạn trên biển càng cao, nhưng việc ứng cứu rủi ro , tai nạn rất khó khăn.

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến hàng thường có giá trị rất lớn bao gồm giá trị của tàu và hàng hóa chuyên chở trên tàu Vì vậy, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người

- Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa được chủ phương tiện chịu trách nhiệm chính Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tùy theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển.

1.1.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Khi thương mại hàng hải phát triển, kèm theo đó là các rủi ro, các chủ tàu, các nhà buôn bán và những người vận tải luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình Vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên, một lô hàng được giảm nhẹ tổn thất toàn bộ bằng cách san nhỏ thành nhiều chuyến hàng Đây chỉ là cách phân tán rủi ro và tổn thất ( chính là hình thức sơ khai của bảo hiểm).Sau đó để đối phó với những tổn thất lớn, xuất hiện hình thức “cho vay mạo hiểm”.Nếu xảy ra tổn thất đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển, người vay tiền sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay; ngược lại, phải trả nợ vay với lãi suất cao nếu hàng đến bến an toàn Xong số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào tình thế nguy hiểm và hình thức bảo hiểm ra đời.

Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người tham gia bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người tham gia bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Thực tế đã cho thấy, khối lượng hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển chiếm hơn 90% khối lượng hàng hóa XNK trên thế giới bởi những ưu điểm của loại hình vận tải này Tuy nhiên những hạn chế của vận tải biển như đã nêu ở trên sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ đối với hàng hóa XNK Trong lịch sử loài người đã có nhiều biện pháp chống lại những tác động xấu trên, nhưng thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là bảo hiểm cho hàng hóa XNK bởi tồn tại những rủi ro mà con người không thể khống chế được Mặc khác, ngày nay trong nền kinh tế mở, ngành bảo hiểm ra đời không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho những chủ hàng mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua con đường thương mại và có ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề kinh tế - xã hội cho cả hai nước xuất và nhập Do vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trở thành một nhu cầu rất cần thiết và nó có những tác dụng sau:

Các loại rủi ro và tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá và phương tiện chuyên chở.

Trong hoạt động hàng hải có nhiều loại rủi ro khác nhau làm thiệt hại đến hàng hoá và phương tiện vận chuyển Người ta có thể phân loại rủi ro dựa trên các căn cứ khác nhau:

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro được chia làm 3 loại:

- Rủi ro do thiên tai gây ra như biển động, bão lốc, sóng thần, thời tiết quá xấu.

- Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển như: bao gồm rủi ro do mắc cạn, chìm đắm, mất tích, đâm va với tàu khác…

- Rủi ro do con người gây ra: các rủi ro như ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh, đình công, bắt giữ, tịch thu…

Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại:

Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm, bao gồm:

- Rủi ro mắc cạn: Tàu bị chạm đáy vào chướng ngại vật nào đó mà không thể tiếp tục hành trình được nữa.

- Rủi ro chìm đắm: Do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biển hoặc bị đắm do sóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa, hàng hoá trên tàu bị hư hại.

- Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm, công trình xây dựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián đoạn.

- Rủi ro do thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu… mà con người không chống lại được.

Cách phân loại này giúp cho các chủ hàng cũng như các công ty bảo hiểm dễ dàng nhận biết các loại rủi ro để đi đến ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: Loại này thường là rủi ro xảy ra do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người có liên quan những hao hụt tự nhiên.

Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển thường không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt chứ không nhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.

Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất Việc phân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xác định được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không. Những tổn thất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro được bảo hiểm gây ra thì mới được bảo hiểm bồi thường.

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là những hư hỏng, thiệt hại của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra

Căn cứ vào quy mô, mức độ tổn thất có hai loại tổn thất là tổn thất bộ phận

(TTBP) và tổn thất toàn bộ(TTTB):

- Tổn thất bộ phận là tổn thất mà một phần của đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại Tổn thất bộ phận có thể là tổn thất về số lượng, trọng lượng, thể tích hoặc giá trị

- Tổn thất toàn bộ tức là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới bảo hiểm nữa

Có hai loại TTTB là TTTB thực tế và TTTB ước tính.

- Tổn thất toàn bộ thực tế là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng hay bị phá huỷ toàn bộ, không lấy lại được như lúc mới bảo hiểm nữa Trong trường hợp này, người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm.

- Tổn thất toàn bộ ước tính tức là thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm chưa tới mức tổn thất toàn bộ nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ một cách hợp lý vì tổn thất toàn bộ thực tế xét ra là không thể tránh khỏi hoặc những chi phí đề phòng, phục hồi tổn thất lớn hơn giá trị của hàng hoá được bảo hiểm Khi đối tượng là hàng hoá bị từ bỏ, sở hữu về hàng hoá sẽ chuyển sang người bảo hiểm và người bảo hiểm có quyền định đoạt về hàng hoá đó Khi đó, người được bảo hiểm có quyền khiếu nại đòi bồi thường tổn thất toàn bộ

Căn cứ vào tính chất tổn thất và trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất được chia làm hai loại là tổn thất chung và tổn thất riêng:

Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một số quyền lợi của các chủ hàng và chủ tàu trên một con tàu Như vậy, tổn thất riêng chỉ liên quan đến từng quyền lợi riêng biệt Trong tổn thất riêng, ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chi phí liên quan nhằm hạn chế những thiệt hại khi tổn thất xảy ra, gọi là tổn thất chi phí riêng Tổn thất chi phí riêng là những chi phí bảo quản hàng hoá để giảm bớt thiệt hại hoặc để khỏi hư hại thêm, bao gồm chi phí xếp, dỡ, gởi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì ở bến khởi hành và dọc đường Chi phí tổn thất riêng làm hạn chế và giảm bớt tổn thất riêng, tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc là tổn thất toàn bộ Tổn thất riêng có được người bảo hiểm bồi thường hay không phụ thuộc vào rủi ro có được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay không

Tổn thất chung : là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu vãn tàu và hàng chở trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng TTC bao gồm hai bộ phận: Hy sinh TTC và chi phí TTC

Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại Hy sinh tổn thất chung phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:

- Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thất nhưng vẫn được bảo hiểm).

- Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.

- Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.

Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

1.3.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

Cũng như các nghiệp vụ khác, việc xác định đúng đối tượng bảo hiểm sẽ cho phép giải quyết bồi thường một cách thuận lợi, nhanh chóng Trong hoạt động xuất nhập khẩu thì hàng hoá có nhiều khả năng gặp rủi ro cho nên các thương gia phải mua bảo hiểm cho hàng hoá vận chuyển bằng đường biển Như vậy, đối tượng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là các hàng hoá xuất nhập khẩu. Ở Việt Nam,căn cứ vào Quyết định số 254/TCCDBN ngày 25/5/1990 của BộTài chính, hàng hoá xuất nhập khẩu hoạt động trong vòng nội thuỷ và hàng hải Việt

Nam không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động.

Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm Hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường Phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí lớn Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm Luân Đôn ( Institute of London Underwriter – ILU ) Theo đó, phạm vi rủi ro và phạm vi tổn thất vật chất được bảo hiểm được quy định cụ thể như sau :

Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1963 :

Ngày 01/01/1963, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hoá là FPA, WA và AR Các điều kiện bảo hiểm này được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế. Điều kiện bảo hiểm miến tổn thất riêng (FPA - Free from Particular Average).

Theo điều kiện bảo hiểm FPA, trách nhiệm bảo hiểm bao gồm:

- Tổn thất toàn bộ do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảng lánh nạn thuộc tổn thất riêng.

- Tổn thất bộ phận vì thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển hoặc dỡ hàng tại cảng lánh nạn do rủi ro chính đem lại.

- Mất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.

Bồi thường các chi phí sau:

- Chi phí đóng góp tổn thất chung.

- Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm do người thứ ba không phải là người được bảo hiểm hay người làm công của họ gây nên.

- Chi phí giám định tổn thất nếu tổn thất này do rủi ro được bảo hiểm gây ra.

- Chi phí tố tụng khiếu nại.

Ngoài ra, chủ hàng có trách nhiệm chứng minh tổn thất thuộc rủi ro được bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm TTR (WA - With Particular Average)

Theo điều kiện bảo hiểm WA, DNBH không những chịu trách nhiệm về các rủi ro tổn thất và chi phí của điều kiện bảo hiểm FPA mà còn mở rộng thêm TTBP vì thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra không giới hạn trong bốn rủi ro chính và khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn DNBH đề ra mức miễn thường và giải quyết theo các nguyên tắc sau:

- Không đề cập mức miễn thường tổn thất do rủi ro chính, rủi ro chiến tranh, đình công và các rủi ro phụ do con người gây ra.

- Không cộng tác chi phí để đạt mức miễn thường, chỉ tính tổn thất thực tế.

- Được tính các tổn thất liên tiếp xảy ra để đạt mức miễn thường.

- Mỗi sà lan được coi là một con tàu để tính mức miễn thường.

-Người được bảo hiểm có quyền chọn cách tính mức miễn thường có lợi nhất cho mình để được bồi thường nhiều hơn.

Như vậy, so với điều kiện bảo hiểm FPA thì điều kiện WA có phạm vi bảo hiểm rộng hơn và có áp dụng mức miễn thường. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR - All Ricks)

Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm AR ngoài các rủi ro tổn thất và chi phí của điều kiện bảo hiểm WA thì còn mở rộng thêm các rủi ro phụ Doanh nghiệp bảo hiểm không áp dụng mức miễn thường.

Hệ điều kiện bảo hiểm ra đời năm 1982:

Ngày 01/01/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ Trong đó các điều kiện bảo hiểm hàng hoá mới bao gồm:

- Institute Cargo Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm C.

- Institute Cargo Clauses B (ICC-B) - Điều kiện bảo hiểm B.

- Institute Cargo Clauses A (ICC-A) - Điều kiện bảo hiểm A.

- Institute War Clauses C - Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.

- Institute Strikes Clauses C (ICC-C) - Điều kiện bảo hiểm đình công.

Theo đó phạm vi rủi ro và phạm vi tổn thất vật chất được bảo hiểm được quy định như sau : Điều kiện bảo hiểm C (ICC- C)

Rủi ro được bảo hiểm :

- Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm và phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích;

- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;

- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh;

- Hy sinh vì tổn thất chung;

Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:

- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch;

- Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng;

- Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt;

- Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc bạo động;

- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng, người gây rối loạn lao động hoặc bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị;

- Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ;

- Khuyết tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm;

- Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nào

Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng và chi phí do:

- Việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm;

- Chậm chễ là nguyên nhân trực tiếp;

- Tàu hay xà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá mà người được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá ;

- Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp;

- Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, dò chảy thông thường;

- Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về mặt tài chính gây ra.

Phạm vi tổn thất được bảo hiểm:

- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng hợp đồng vận tải hoặc theo luật lệ và tập quán hiện hành;

- Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của một rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm;

- Những chi phí mà người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chi phí kiện tụng để đòi người thứ ba bồi thường;

- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản " hai bên cùng có lỗi" ghi trong hợp đồng vận tải. Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B)

Rủi ro được bảo hiểm:

Như điều kiện C và mở rộng thêm một số rủi ro sau:

- Động đất, núi lửa phun, sét đánh;

- Nước biển, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;

- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.

Phạm vi tổn thất được bảo hiểm:

Như điều kiệu C Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A)

Rủi ro được bảo hiểm:

Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải những vật thể khác, mất tích ) và những rủi ro phụ( hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, không giao hàng ) do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá

Như điều kiện B, C; loại trừ thiệt hại do hành động ác ý gây ra.

Phạm vi tổn thất được bảo hiểm:

Như điều kiện B, C Điều kiện bảo hiểm chiến tranh:

Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do:

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô

Khái quát về công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí, được thành lập ngày 23/01/1996 theo Quyết định số 12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ; được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995.

“Trung thành tận tụy với khách hàng” là phương châm hoạt động kinh doanh của PVI Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trong những năm qua PVI là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường Việt Nam Hiện nay, PVI dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực:

-Bảo hiểm năng lượng: bảo hiểm tài sản ngoài khơi cho các nhà thầu Dầu khí trong và ngoài nước với giá trị bảo hiểm hàng trăm triệu đến tỷ USD

-Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu có giá trị vài chục triệu USD như đội tàu của Xí nghiệp Liên doanh Việt Xô (VSP), đội tàu của Tổng công ty CP dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), đội tàu của Công ty Vận tải dầu khí (PVTrans), Đặc biệt là đội tàu vận tải biển của Vitranschart, Vosco, Vinalines,… với giá trị bảo hiểm hàng chục triệu USD.

-Bảo hiểm Tài sản – Kỹ thuật: PVI đứng đầu về bảo hiểm Tài sản – Kỹ thuật, đã và đang cung cấp dịch vụ bảo hiểm có giá trị hàng trăm triệu USD cho các đơn vị thành viên của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam như VSP, nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas), cụm khí điện đạm Cà Mau… bên cạnh đó PVI cũng bảo hiểm cho các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…

Bộ Công nghiệp có Quyết định số 3484/QĐ-BCN ngày 15/02/2007 và Quyết định số 563/QĐ-BCN ngày 15/02/2007 về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Bảo hiểm Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Ngày 12/03/2007, Bộ Tài Chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam số 42GP/KDBH Năm

2008, PVI đã hoàn thành việc tăng vốn lên 1.035.500.000.000 đồng và được Bộ Tài Chính cấp giấy phép điều chỉnh số 42/GPDDC9/KDBH ngày 8/9/2008.

Trong những năm qua, PVI đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tạo được những tiềm năng to lớn về năng lực tái bảo hiểm Một số các nhà tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm đã cùng hợp tác với PVI trong nhiều năm qua như các nhà nhận tái bảo hiểm xây dựng, lắp đặt trên bờ: AIG Group, Swiss Re, Munich Re, Allianz…, các nhà tái bảo hiểm xây dựng, lắp đặt ngoài khơi: New Hampshire, Munich Re Co, Lloyds Syndicates…, các nhà môi giới bảo hiểm hàng đầu Quốc tế: Marsh & Mc Lennan (Marsh), AON, Willis, Jardine Lloy Thompson (JLT)…

Thương hiệu của PVI luôn được các khách hàng lớn, các nhà đầu tư nước ngoài, các Ban quản lý các dự án trọng điểm của Nhà nước đánh giá cao, được coi là chất lượng chuẩn mực của bảo hiểm Việt Nam

Tổng công ty bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam với 25 công ty thành viên trong đó có Công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô Theo đề nghị của Tổng Giám Đốc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam, công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô được thành lập ngày 08/05/2007 căn cứ theo Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; căn cứ theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông họp lần 1 ngày 08/02/2007.

Công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô ( PVI Đông Đô) được thành lập tại Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam, có tên giao dịch bằng tiếng Anh là PetroVietnam Insurance Dong Do Company Công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô có trụ sở chính tại 402 Trần Khát Trân, thành phố Hà Nội, hạch toán phụ thuộc theo phân cấp, có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh tại thành phố Hà Nội.

Công ty Bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô trong quá trình hoạt động đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Tổng Công ty Hiện nay với gần 100 cán bộ công nhân viên, cơ cấu tổ chức của Công ty được chia thành 7 phòng ban, 4 phòng đại diện và đảm nhận hơn 20 loại hình nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là nghiệp vụ truyền thống nhưng vẫn được Công ty quan tâm phát triển Mức độ cạnh tranh của nghiệp vụ này tuy có gay gắt nhưng nhìn chung có phần bình ổn hơn so với các doanh nghiệp khác vì hầu hết các mối quan hệ với khách hàng đã được thiết lập trong thời gian trước đây.

Cơ cấu tổ chức của PVI như sau:

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của PVI Đông Đô Đứng đầu là Giám đốc, chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý Hai phó giám đốc quản lý từng phần nghiệp vụ của các phòng ban, giúp đỡ Giám đốc giải quyết các vụ việc liên quan từng phần nghiệp vụ.

Phòng Hàng hải bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa, hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, tàu sông, tàu cá…

Phòng tài sản kỹ thuật bảo hiểm cho các chương trình xây dựng, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cháy, nổ, mất và hư hại tài sản…

Phòng Xe cơ giới và bảo hiểm con người khai thác và quản lý nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và các nghiệp vụ bảo hiểm con người.

Phòng hàng hải Phòng giám định bồi thường

Phòng xe cơ giới và BH con người

Phòng tài sản kỹ thuật

Phòng kế toán Phòng hành chính

VP khu vực VP khu vực VP khu vực

Phòng Giám định bồi thường quản lý và thực hiện công tác giám định, giải quyết bồi thường đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Phòng Kế toán quản lý các nguồn thu – chi , theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng Hành chính đảm bảo tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ Cán bộ công nhân viên theo yêu cầu, chiến lược của Công ty

Các phòng bảo hiểm khu vực: PVI Đông Đô có 5 văn phòng khu vực, đại diện cho Công ty bảo hiểm tại địa phương, kinh doanh bảo hiểm theo phân công, phân cấp của Giám đốc Công ty Đó là : Văn phòng khu vực Gia Lâm, Văn phòng khu vực Thanh Xuân, Văn phòng khu vực Hoàng Mai, Văn phòng khu vực Đông Anh và Văn phòng khu vực Ba Đình Các văn phòng khu vực kinh doanh theo phân công, phân cấp của Giám đốc Công ty

Thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển Việt

2.2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK Nhờ đó, một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước, mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu Kể từ năm

1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh, trung bình khoảng 19,6%/năm; năm 1991 đạt 2,087 tỷ Đôla Mỹ, năm 2001 tăng lên 15,1 tỷ Đôla, gấp 7 lần so với năm 1991 Đặc biệt, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của nước ta đạt 180 Đôla/năm, mức chuẩn quốc gia có nền ngoại thương phát triển bình thường Đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 48.56 tỷ đô la Mỹ, năm 2008 là 62.98 tỷ đô , tăng 29.5 % so với năm 2007 Tuy nhiên đến năm 2009 lại là một năm khó khăn của các công ty XNK do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên kim ngạch XNK bị giảm sút đáng kể Kim ngạch Xuất khẩu chỉ đạt 56,7 tỷ Đôla Mỹ, giảm 9.5% so với năm 2008

Cơ cấu thị trường hàng hoá có sự chuyển dịch, năm 2008 : thị trường Châu Á chiếm 44,5% (năm 2007 là 41,9%), Châu Âu chiếm 18,3% (năm 2007 là 18,7%), Châu Mỹ 20,6% (năm 2007 là 21,9%), Châu Đại dương 6,7% (năm 2007 là 6,4%), Châu Phi 1,9% (năm 2007 là 1,27%) Đến nay, hàng hoá xuất khẩu nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta vào EU và Hoa Kỳ khiến tốc độ tăng xuất khẩu vào hai thị trường này giảm so với năm 2007 nhưng năm qua chúng ta tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhiều chủng loại hàng hoá đã vào được các thị trường xuất khẩu mới, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian, đặc biệt xuất khẩu vào thị trường châu Phi tăng đột biến.

Cùng với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1991-2000 đạt trung bình là 29 % và tăng mạnh trong giai đoạn 2001-2008 Năm 2008 kim ngạch nhập khẩu đạt 79913 triệu đô, tăng 27.5% so với năm 2007 Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu chỉ còn 79.9 tỷ Đôla Mỹ ,giảm 14.9% so với năm 2008

Tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng : máy móc , thiết bị ; nguyên ,nhiên vật liệu ; hàng tiêu dùng giai đoạn 2001-2006 lần lượt là 17.4% ; 25,9% ; 19,3% Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm thiết bị máy móc, nguyên nhiên, vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) Trong đó có một số mặt hàng chiếm tỷ trọng cao như: thép thành phẩm chiếm 6,1 %, máy móc thiết bị chiếm 17%, vải chiếm 5,5%, điện tử linh kiện, máy tính chiếm 4,6%, nguyên phụ liệu dệt, may, da chiếm 2,9 % năm 2008 Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 75,6% và ngày càng tăng (năm 2007 chiếm 72,2%) trong đó chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN, trong khi đó nhập khẩu từ thị trường Châu Âu vẫn ở mức khiêm tốn chiếm 10,3%

Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2.2.2 Thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu Ngay từ khi thành lập, ngày 15/1/1965, Công ty bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa

Ngày 18/12/1993, Chính phủ ra NĐ100/1993/NĐ-CP quy định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của các DNBH tại VN Trên cơ sở đó, ngoài Bảo Việt thành lập năm 1964, lần lượt các DNBH phi nhân thọ khác được cấp phép hoạt động, bao gồm:

DNBH Phi nhân thọ VN: Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long (1995), PVI (1996), PTI (1998)…

DNBH Phi nhân thọ có vốn nước ngoài: VIA (1996), UIC (1997), Allianz

Tính đến hết năm 2006, trước thời điểm cam kết WTO có hiệu lực, thị trường BHVN đã có 21 DNBH Phi nhân thọ, trong đó có 2 DNBH nhà nước, 12 công ty cổ phần, 4 DNBH liên doanh và 5 DNBH có 100% vốn nước ngoài.Theo hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tính đến năm 2008 thì cả nước hiện có 26 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trường.

Cùng với sự gia tăng của các công ty bảo hiểm thì sản phẩm bảo hiểm cũng rất phong phú và đa dạng Tính đến hết năm 2006,đã có hơn 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Các sản phẩm BH ngày càng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội và tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế Đặc biệt, sản phẩm BH đã đáp ứng được yêu cầu phát triển một số ngành nghề quan trọng như dầu khí, hàng không, xây dựng, hàng hải… gián tiếp góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trọng mà các công ty bảo hiểm đã triển khai

Bên cạnh đó, sự góp mặt của 32 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến làm ăn tại Việt Nam

Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao, có giai đoạn theo chiều hướng giảm xuống Tính đến cuối năm 2000, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được 4,7% kim ngạch hàng xuất khẩu và 23,26% kim ngạch hàng nhập khẩu Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta

Tính cho đến thời điểm hiện nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành tuy nhiên vẫn còn ở mức độ hạn chế Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 11,7 tỷ USD, nhưng số hàng tham gia mua bảo hiểm trong nước chỉ đạt 5% Hàng hóa nhập khẩu tham gia đóng bảo hiểm hàng hải trong nước cũng chỉ chiếm 24% Tính trung bình tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước mới chỉ đạt ở mức 15%. Đến năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 8.258 tỷ đồng tăng trưởng 28,97% so với năm 2006 Doanh thu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm chính đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tăng 26,22%, từ 557 tỷ đồng năm 2006 đến 603 tỷ đồng năm 2007 Năm 2009, kim ngạch XNK giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty bảo hiểm, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn tích cực khai thác, đạt doanh thu 952 tỷ đồng, chỉ giảm 2.1% so với năm 2008.

Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng nhanh cả về cơ cấu và giá trị nhưng tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước lại không tăng tương ứng Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu nhập theo giá CIF và xuất theo giá FOD vô hình chung đã mang một khoản lợi nhuận lớn cho các công ty bảo hiểm nước ngoài.

Cũng như bất kỳ một linh vực kinh doanh nào, trong kinh doanh bảo hiểm việc khai thác và chiếm lĩnh thị trường có ý nghĩa quyết định Song, là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, việc khai thác thị trường trong kinh doanh bảo hiểm gặp khó khăn lớn hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác Bởi lẽ, thị trường kinh doanh bảo hiểm không chỉ phụ thuộc vào năng lực của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm mà còn phụ thuộc rất lớn vào tập quán sinh hoạt,tập quán kinh doanh và trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung Không phải là yếu tố duy nhất nhưng tập quán, thói quen trong kinh doanh xuất - nhập khẩu của nền kinh tế là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới thị phần của kinh doanh bảo hiểm. Ở các nước phát triển, khi bán hàng - tức là khi xuất khẩu hàng hóa - người bán thường tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện tiền hàng cộng bảo hiểm cộng cước, (cost + insurance + freight), còn gọi là bán theo giá CIF Điều đó có nghĩa là, người bán - người xuất khẩu - giao hàng cho người mua trên tàu của người bán, tại cảng của nước người mua - người nhập khẩu Khi mua hàng, tức là khi nhập khẩu, người mua lại luôn luôn đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giao hàng lên tàu, (free on board), còn gọi là mua hàng theo giá FOB. Ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu đang thực hiện theo phương thức ngược lại Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng theo giá FOB, tức là giao hàng cho bên mua trên tàu của bên mua tại cảng ViệtNam Khi mua hàng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lại nhận hàng trên tàu của người bán tại cảng Việt Nam Đó là tập quán kinh doanh trong xuất - nhập khẩu ở Việt Nam đã hình thành từ rất lâu và vẫn tồn tại cho đến nay.

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại công ty bảo hiểm dầu khí Đông Đô

Công tác khai thác là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng tại mỗi doanh nghiệp bảo hiểm Khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi thế thương mại cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp DNBH kinh doanh dịch vụ tài chính không có hoạt động sản xuất cho nên họ chủ yếu tập trung vào khai thác thị trường Nếu hoạt động khai thác tốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm, mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Chính vì tính chất quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các công ty bảo hiểm phải lập ra các chiến lược khai thác Hiện nay, do điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các DNBH phải tổ chức tốt khâu khai thác của mình.

Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty Bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô đã không ngừng cố gắng để nâng cao hiệu quả khai thác nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng vì đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty. Quá trình khai thác tại PVI Đông Đô được thực hiện nghiêm chỉnh theo hai quy trình sau :

- Quy trình khai thác bảo hiểm

- Quy trình cấp đơn bảo hiểm

Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại công ty bảo hiểmDầu Khí Đông Đô được minh họa ngắn gọn theo các sơ đồ sau :

Phân tích thông tin Đánh giá rủi ro

Xác định phí/ Tính toán hiệu quả

Sơ đồ 2.2 Quy trình khai thác

Cá nhân thực hiện Sơ đồ qui trình

Cán bộ khai thác, Đại Lý,

Lãnh đạo , phòng Kinh doanh/ Chi nhánh

Cán bộ khai thác ,LĐ phòng

LĐ phòng Kinh doanh/Chi

Cán bộ khai thác, Cán Bộ thống kê

Quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô được thực hiện theo các bước sau :

Bước 1: Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng.

Cán bộ khai thác (CBKT) có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về các sản phẩm của Bảo hiểm Dầu Khí nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khác hàng Kịp thời nắm bắt những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoặc có thay đổi phù hợp CBKT chủ động khai thác nguồn tin từ khách hàng (hoặc qua các cơ quan quản lý,đại lý, cộng tác viên, môi giới, cơ quan thông tin đại chúng) thông báo các vấn đề liên quan đến tài sản, hàng hoá cần được bảo hiểm.

Xử lý ban đầu của CBKT khi nhận được thông tin từ khách hàng: Tìm hiểu thêm các thông tin về nguồn vốn, khả năng tài chính, khả năng tham gia bảo hiểm củakhách hàng và có trách nhiệm kê khai chi tiết các thông tin cần thiết theo đúng mẫu: Bản đánh giá rủi ro.

Công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô sẽ cung cấp Giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khuyến cáo với khách hàng: Hợp đồng bảo hiểm sẽ không có giá trị nếu khách hàng cung cấp hoặc kê khai sai hoặc không khai báo những chi tiết quan trọng có liên quan đến tài sản, hàng hoá yêu cầu bảo hiểm.

Bước 2: Đánh giá rủi ro

Thông qua các số liệu thống kê và thực tiễn hoạt động của khách hàng, Cán bộ khai thác tham mưu cho Lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro và khả năng triển khai dịch vụ, đề xuất ý kiến điều chỉnh tỷ lệ phí và các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho thích hợp.

Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, cán bộ khai thác tự đánh giá rủi ro hoặc tư vấn kịp thời về quản lý rủi ro cho khách hàng Điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu của Bảo hiểm Dầu Khí, nêu rõ kết luận của cán bộ đánh giá rủi ro Phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, mục nào không biết phải ghi rõ là:

"không biết" hoặc "sẽ thông báo sau"

Cán bộ khai thác hoặc Giám định viên đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc hoặc xác minh đối tượng bảo hiểm (hàng hoá) và các thông tin được cung cấp

Những trường hợp đặc biệt (yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, khả năng rủi ro cao, giá trị bảo hiểm lớn) cần có Giám định viên đánh giá rủi ro của các cơ quan chuyên môn khác hoặc của Tổ chức giám định nước ngoài

Bước 3: Tính toán hiệu quả, xác định phí, điều kiện, chào phí

Xử lý trong phân cấp

Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp, báo cáo đánh giá rủi ro, các số liệu thống kê và các chính sách khách hàng của Công ty, Phòng kinh doanh/Chi nhánh xác định tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp với đối tượng bảo hiểm và các qui định của Công ty.

Xử lý trên phân cấp

Bản chào phí của Phòng Kinh doanh tại Công ty cần có ký tắt hoặc ý kiến (nếu có) của các phòng Khai thác khách hàng (với hàng hoá bảo hiểm có giá trị >5 tr USD), Tái bảo hiểm về hiệu quả của dịch vụ, phương án tái bảo hiểm, điều kiện, điều khoản.

Chi nhánh phải gửi công văn do lãnh đạo Chi nhánh ký về Văn phòng Công ty xin ý kiến chỉ đạo Nội dung của Công văn do lãnh đạo Chi nhánh ký gồm những điểm chính về: số liệu khách hàng, ý kiến phân tích,đề xuất hướng giải quyết nhằm đáp ứng không chỉ nhu cầu của khách hàng mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Công ty Các phòng Tái bảo hiểm, Khai thác hhách hàng kiểm tra điều kiện, điều khoản, phương án tái bảo hiểm, tính toán hiệu quả của dịch vụ Đối với các dịch vụ bảo hiểm trong ngành hoặc đối với các trường hợp đặc biệt khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc, Phòng kinh doanh gốc sẽ tham gia chỉ đạo nghiệp vụ Mỗi phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về lĩnh vực được giao. Các bước tiếp theo được tiến hành theo trình tự (I), (II), (III) sơ đồ khai thác.

Trường hợp dịch vụ có tái bảo hiểm chỉ định lớn hơn 40%, môi giới phí lớn hơn 15%, hoa hồng tái bảo hiểm chỉ định nhỏ hơn 22%, phải có xác nhận của nhà tái bảo hiểm chỉ định trước khi cấp đơn.

Phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã chào cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận, tuỳ từng trường hợp, Lãnh đạo P.Kinh doanh/Chi nhánh hoặc Lãnh đạo Công ty sẽ có cuộc gặp gỡ để trao đổi và tính toán lại phương án chào phí.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô

Những thuận lợi và khó khăn của công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với xu thế hội nhập khu vưc hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì việc trao đổi buôn bán hàng hoá của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng gia tăng, hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển Bên cạnh đó, do có ưu thế về vị trí địa lý nên ngành vận tải biển của Việt Nam cũng không ngừng được chú trọng đầu tư, hoàn thiện nâng cao về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng dịch vụ Do vậy, tiềm năng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất lớn, nhu cầu về loại hình bảo hiểm này ngày càng đa dạng và phong phú

Biểu 3.1: Tình hình XNK toàn thị trường giai đoạn 2007-2009 Đv : Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn chung, kim ngạch XNK trên toàn thị trường tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 48.5.4 tỷ đô , kim ngạch nhập khẩu đạt62.7 tỷ đô, đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đã tăng đến 72.7 tỷ đô còn kim ngạch nhập khẩu là 79.9 tỷ đô Tuy năm 2009 kim ngạch XNK có giảm đi do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng vẫn đạt mức cao là 68.7 tỷ đô đối với kim ngạch nhập khẩu và 56.7 tỷ đô đối với kim ngạch xuất khẩu.Điều này tạo điệu kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển trong đó có PVI Đông Đô.

Tiếp theo Nghị định 100/Chính phủ ngày 18/12/1993, luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 09/12/2000 và đặc biệt là quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần qua Nghị định số 64/2002/NĐ-Chính phủ ngày 19/6/2002 của Chính phủ Đây là bước tiến quan trọng về luật pháp đối với kinh doanh bảo hiểm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô nói riêng yên tâm khi kinh doanh

- Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã được thành lập và đi vào hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và phát triển hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, trong đó có PVI Đông Đô.

- Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã được thông qua, điều này có nghĩa là hàng hoá của chúng ta thâm nhập vào thị trường Mỹ sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi (khoảng 5-10% mức thuế quan trước đây) nhưng ngược lại Chính phủ Việt Nam cũng phải mở cửa và mở rộng các loại hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng sẽ chấp nhận một cuộc chơi có thể nói là không cân sức với các tập đoàn tài chính khổng lồ của Mỹ Một điểm cần chú ý nữa là chúng ta đã tham gia vào chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ tự do AFTA Một trong những điều khoản cơ bản của CEPT mà các nước thành viên cam kết là sẽ cùng nhau giảm thuế quan đánh vào hàng hoá nhập khẩu được sản xuất ở bất kỳ một quốc gia thành viên nào trong trong khối xuống còn 0-5% Đồng thời loại bỏ những hạn chế định lượng cũng như hàng rào phi thuế quan khác Tất cả những điều trên cho thấy một tương lai rằng trong thời gian tới, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên mạnh mẽ Đây chính là cơ hội cho các công ty bảo hiểm Việt Nam phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của mình Mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều phải có chiến lược phát triển riêng cho mình dựa trên cơ sở phát huy những lợi thế cạnh tranh hạn chế nhược điểm của mình Làm tốt điều này sẽ giúp cho các công ty nâng cao được hiệu quả kinh doanh, có đủ thế và lực đứng vững trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt bao gồm cả các công ty trong nước và các công ty nước ngoài.

- Ngoài ra mạng lưới tổ chức kinh doanh của PVI có thể đựơc xem như đã tương đối hoàn chỉnh Các chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, tổng đại lý và các đại lý được phân bổ ở hầu hết các trung tâm kinh tế trọng điểm trong cả nước tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng.

Trong thời gian qua, mặc dù tình hình xuất nhập khẩu và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Việt Nam rất khả quan nhưng các công ty bảo hiểm Việt Nam chỉ bảo hiểm được một phần nhỏ kim ngạch xuất nhập khẩu, trung bình chỉ ở mức 25% Thị phần bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam thấp một phần là do tập quán kinh doanh của các công ty XNK Việt Nam chủ yếu nhập theo giá CIF và xuất theo giá FOB vô hình chung đã làm mất đi một khoản lợi nhuận không nhỏ đối với các công ty bảo hiểm trong nước Mặt khác, năng lực kinh doanh của các công ty bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, do vậy chưa lấy được lòng tin của các khách hàng nước ngoài Vì vậy nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước là một thách thức lớn đối với các Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung và đối với PVI Đông Đô nói riêng.

Bên cạnh việc đưa ra những quy định cụ thể về kinh doanh bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng cho phép các thành phần kinh tế khác nhau kể cả kinh tế tư nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam Do vậy, sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm đồng nghĩa với sự ra đời của nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt hơn.

Trong thời gian qua, PVI Đông Đô đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và nước ngoài có kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiêm phi nhân thọ, tiêu biểu như :

- Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) thành lập ngày 17/12/1964, vốn điều lệ khi thành lập năm 1996 là 692 tỷ đồng Đây là doanh nghiệp đứng đầu trong thị trường bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ với mạng lưới chi nhánh trên khắp đất nước và khả năng tài chính vững mạnh Điều này tạo ra một số khó khăn cho những Công ty ra đời sau như PVI.

- Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolomex (PJCO) thành lập ngày 21/6/1996,vốn điều lệ 55 tỷ đồng, cũng là một trong những Công ty chiếm thị phần cao trên thị trường về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển Chẳng hạn năm 2009 thị phần của PJICO về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển đứng thứ hai trên thị trường (14.5%) sau Bảo Việt(28.2%), còn PVI chỉ đứng thứ ba với thị phần là 9.5%.

- Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA), liên doanh giữa Bảo Việt và doanh nghiệp bảo hiểm lớn nhất của Nhật Bản là Tokio Marine và Fine Marine Insurance Co.Ltd và doanh nghiệp bảo hiểm lớn của Anh là Commercial Union; Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC), liên doanh giữa Bảo Minh và Yasuda Fine anh Marine Insurance Co.Ltd và Mitsui Marine and Fine Insurance Co.Ltd; Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm Việt – úc (BIDV-QBt); Công ty bảo hiểm Allianze – AGP, 100% vốn nước ngoài của Cộng hoà Liên bang Đức … Họ đều là những Công ty lớn mạnh và có tiềm lực tài chính tốt.

Ngoài những doanh nghiệp kể trên, hiện nay đã có tới hơn 40 doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm của Anh, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ, Thuỵ Sĩ, úc, … đặt văn phòng đại diện tại nước ta, tìm kiếm và lôi kéo khách hàng xuất nhập khẩu Việt Nam.

Vì vậy, trong những năm qua, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã làm thị phần của PVI có nhiều thăng trầm, đe doạ vị trí thứ hai củaTổng công ty trên thị trường.

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô…

3.2.1 Về công tác khách hàng

Trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào thì khách hàng luôn là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, với sự đặc thù của lĩnh vực kinh doanh này thì yếu tố khách hàng càng trở nên quan trọng hơn.Trước sức ép cạnh tranh từ phía các công ty bảo hiểm khác, thị phần của toàn Tổng công ty bảo hiểm Dầu Khí sẽ bị san sẻ, nên Tổng công ty cần phải tìm kiếm thêm khách hàng cho mình Sự an toàn trong hoạt động bảo hiểm phụ thuộc vào số phí thu được, mà số phí thu được lại phụ thuộc vào khả năng khai thác của các đại lý và các chính sách khách hàng Do vậy, công tác khách hàng tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô nên thực hiện như sau :

Tích cực tuyên truyền, vận động khách hàng tham gia bảo hiểm Đây là một biện pháp tiếp cận truyền thống nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả một cách thiết thực đốí với những đối tượng là những khách hàng mới, nhỏ, lẻ không tập trung.

Khai thác triệt để lợi thế của các khách hàng trong cổ đông đồng thời tận dụng được mối quan hệ kinh doanh của các cổ đông để thu hút khách hàng.

Tăng cường hoàn thiện hơn nữa trách nhiệm phục vụ khách hàng, đáp ứng các điều kiện bảo hiểm mà khách hàng yêu cầu, thường xuyên củng cố quan hệ và tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời và thoả đáng khi có tổn thất xảy ra

Cần thường xuyên nghiên cứu đưa ra các mức phí hợp lý Việc thay đổi linh hoạt hay nghiên cứu hạ tỷ kệ phí bảo hiểm là rất cần thiết vừa là để bảo đảm lợi ích cho khách hàng vừa khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm hay tái tục hợp đồng bảo hiểm với công ty Tuy nhiên, việc hạ tỷ lệ phí bảo hiểm phải được tính toán dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá của từng chủng loại hàng hoá được bảo hiểm Như vậy tránh được việc tạo ra tâm lý xấu cho khách hàng, đồng thời không ảnh hưởng đến khả năng giữ lại của công ty và gây ra mất ổn định đối với thị trường trong nước. Đẩy mạnh hoạt động khai thác, khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao ý thức trách nhiệm đối với hoạt động của mình, vừa bảo vệ tài sản cũng như mang lại nguồn ngoại tệ cho nhà nước thông qua hoạt động bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước.

Cần tìm hiểu nhu cầu xuất - nhập khẩu để phân chia khách hàng thành từng nhóm: nhóm khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên và không thường xuyên và nhóm khách hàng chuyên xuất hay nhập các mặt hàng, chủng loại hàng hoá nào đó, hay nhóm khách hàng trong và ngoài cổ đông Trên cơ sở đó công ty có thể đề ra các biện pháp, chiến lược tiếp cận khai thác thích hợp và xây dựng mức phí chào hợp lý để khuyến khích họ tham gia, tạo lập mối quan hệ lâu dài

Tổ chức hệ thống thông tin phản hồi đối với mọi yêu cầu, kiến nghị góp ý, đề xuất của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Công ty nên tiến hành việc mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ cho phù hợp với xu thế chung nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng truyền thống và khách hàng tương lai trong và ngoài cổ đông nhằm tạo uy tín cho công ty trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế Để thực hiện có hiệu quả công ty cần tích cực nghiên cứu đưa ra các sản phảm mới bổ sung đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cho các hoạt động liên quan đến việc bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm thuê mua, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu …

Cải tiến hoàn thiện chính sách khách hàng như : chính sách chi hoa hồng cho các đại lý, chi phí giao dịch bán hàng, giảm phí bảo hiểm cho các khách hàng thường xuyên hay làm tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.

Tiến hành việc chào phí tới các công ty xuất nhập khẩu một cách thường xuyên, bên cạnh đó công ty còn thực hiện tư vấn miễn phí về các vấn đề có liên quan đến việc mua bảo hiểm, tạo lòng tin cho khách hàng đối với công ty.

Nên tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ vì đây là cơ hội gặp gỡ, trao đổi giữa công ty và một số khách hàng lớn tham gia bảo hiểm ở công ty thường xuyên nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong việc ký kết hợp đồng, đánh giá và quản lý rủi ro, vận chuyển hàng hoá, công tác giám định, đề phòng và hạn chế tổn thất và công tác bồi thường. Ở PVI Đông Đô khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển chủ yếu là những khách hàng truyền thống đã tham gia bảo hiểm ở công ty, cho nên trong điều kiện khó khăn chung về khai thác trong thời gian vừa qua thì việc nâng cao uy tín, củng cố lòng tin với khách hàng truyền thống để họ lôi kéo thêm những khách hàng mới tham gia bảo hiểm ở công ty chính là một biện pháp marketing tương đối có hiệu quả mà PVI Đông Đô cần phải chú trọng hơn nữa

Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là một nghiệp vụ rất nhạy cảm với sự biến động của các điều kiện kinh tế xã hội lại liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trên một phạm vi rộng lớn bao gồm nhiều thông lệ, quy định của nhà nước khác nhau nên đòi hỏi các cán bộ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu không những phải có trình độ chuyên môn cao mà còn phải am hiểu về các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội Đặc biệt phải có sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động ngoại thương, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và có óc tìm tòi, phân tích, dự đoán xu hướng biến động của nền kinh tế - xã hội khu vực và trên thế giới.

Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, các kế hoạch phù hợp trong quá trình triển khai nghiệp vụ Chính vì vậy, vai trò của yếu tố con người là rất quan trọng đòi hỏi trong thời gian tới PVI Đông Đô cần phải chú trọng công tác đào tạo và các chương trình đào tạo cần thiết để nâng cao hơn nữa trình độ cho cán bộ công nhân viên.

Sự thành công của việc kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc phần lớn vào trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong Tổng công ty nói chung và trong từng đơn vị nói riêng Các cán bộ trong từng công ty cần phải am hiểu tường tận các nghiệp vụ bảo hiểm, các điều luật liên quan và có khả năng phân tích mọi điều khoản của các bộ luật, các văn bản chuyên ngành và các văn bản liên quan phục vụ cho công việc như: phân tích cho khách hàng những thắc mắc của họ, giải quyết các yêu cầu của khách hàng đúng luật, tạo nên uy tín trong khách hàng về đội ngũ nhân viên am hiểu về nghiệp vụ và các vấn đề có liên quan.

Bổ sung thêm kiến thức cho nhân viên trong toàn công ty về các lĩnh vực như : tin học, ngoại ngữ, công nghệ mới trong các ngành Công ty cần kiểm tra định kỳ các nhân viên của mình về kỹ năng nghiệp vụ của họ nhằm sắp xếp công việc phù hợp cho nhân viên của mình tạo năng suất và hiệu quả làm việc cao nhất.

Công ty nên có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những nhân viên có thành tích tốt trong công tác, phải phê bình nghiêm khắc đối với các nhân viên vi phạm các quy chế của công ty, của Tổng công ty Công ty có thể tổ chức một buổi họp khen thưởng và phê bình, điều này là rất tốt vì như thế sẽ thúc đẩy các nhân viên làm việc tốt hơn để đạt được những thành tích tốt trong công việc Hiện nay ở công ty PVI Đông Đô, đội ngũ cán bộ công tác trong phòng hàng hải đều rất tâm huyết với công việc và có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Những cán bộ này được đào tạo các kiến thức về chuyên ngành bảo hiểm, hàng hải, ngoại thương, luật trong các trường đại học có uy tín Mặt khác đa phần trong số họ đều làm việc cho Tổng công ty ngay từ đầu thành lập nên rất am hiểu thực trạng của Tổng công ty, vị thế của Tổng công ty trên thị trường, các khách hàng truyền thống … đây có thể nói là những thuận lợi của công ty về mặt nhân sự, có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của công ty trong thời gian qua Tuy nhiên hiện nay cán bộ trong phòng hàng hải của Tổng công ty còn ít so với khối lượng đồ sộ của công việc và thường xuyên phải thực hiện những chuyến công tác dài ngày để giám định bồi thường tổn thất Vì vậy, Tổng công ty cũng như Công ty lưu tâm hơn đến chế độ đãi ngộ cũng như lương, thưởng đối với cán bộ phòng bảo hiểm để khuyến khích họ ngày càng làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn.

Kiến nghị chung

Mặc dù trong những năm qua, hoạt động XNK của nước ta tăng nhanh cả về về cơ cấu và giá trị nhưng kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước lại chỉ ở mức độ hạn chế, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là tập quán kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam Do đó, để tăng kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: giảm thuế XNK cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch XNK cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam … tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, khi áp dụng các điều khoản bảo hiểm hàng hoá, các doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo với Bộ Tài chính trước khi thực hiện Đây là một biện pháp để bảo đảm cho thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của Việt Nam được phát triển ổn định Biện pháp này cũng giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có thể cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng dưới sự quản lý của nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính.

Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm gốc, môi giới trong và nước ngoài đang được phép hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam,khuyến khích các hoạt động tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho các công ty bảo hiểm trong nước trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài Nhà nước cũng cần cải tiến cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm của nhà nước để giúp các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra cần nhanh chóng xây dựng và phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam để đưa hoạt động kinh doanh bảo hiểm đi vào khuôn khổ Đó là một yêu cầu tất yếu trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, PVI Đông Đô cần nhanh chóng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK nói riêng để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và góp phần giúp Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam giữ vững vị trí thứ hai trên thị trường bảo hiểm như hiện nay.

Ngày đăng: 19/06/2023, 18:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Bảo hiểm, PGS.TS. Nguyễn Văn Định, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân - 2008 Khác
2.Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm, PGS.TS. Nguyễn Văn Định, NXB Thống kê - 2004 Khác
3.Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành (Insurance Principle and Practice) – Học viện Hoàng gia Anh Khác
5.Các tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm, VINARE Khác
6. Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương.PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm, NXB Lý luận chính trị Hà Nội - 2005 Khác
7.Tài liệu của phòng bảo hiểm Hàng hải, báo cáo hàng năm – Công ty bảo hiểm Dầu Khí Đông Đô Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w