1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại công ty bảo hiểm dầu khí đông đô

60 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 515 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT (2)
    • I. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xây dựng lắp đặt (2)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển (2)
      • 2. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (4)
    • II. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (5)
      • 1. Người được bảo hiểm (5)
        • 1.1. Người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng (6)
        • 1.2. Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt (6)
      • 2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm (7)
        • 2.1. Đối tượng bảo hiểm (7)
        • 2.2. Phạm vi bảo hiểm (9)
      • 3. Thời hạn bảo hiểm (11)
      • 4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm (12)
        • 4.1. Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng (12)
        • 4.2 Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt (13)
        • 4.3. Số tiền bảo hiểm (13)
      • 5. Phí bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm (14)
        • 5.1. Phí bảo hiểm (14)
        • 5.2. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm (18)
      • 6. Hợp đồng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (20)
    • III. Đặc điểm quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (21)
      • 1. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (21)
      • 2. Đặc điểm của quy trình triển khai nghiệp vụ (22)
  • CHƯƠNG II: THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT Ở CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ (23)
    • I. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô (24)
      • 1. Lịch sử hình thành và tổ chức bộ máy của Công ty (24)
        • 1.1. Lịch sử hình thành Công ty (24)
        • 1.2. Tổ chức bộ máy của Công ty (25)
    • II. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PVI Đông Đô (29)
      • 1. Thuận lợi (29)
      • 2. Khó khăn (30)
    • III. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt của công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô (33)
      • 1. Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (33)
      • 2. Giám định và bồi thường tổn thất (38)
      • 3. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất (41)
      • 4. Kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh (42)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ (46)
    • I. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (46)
      • 1. Định hướng phát triển (46)
      • 2. Các biện pháp thực hiện cụ thể (46)
    • II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (47)
      • 1. Đề xuất về các khâu trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (47)
        • 1.1. Trong công tác khai thác (47)
        • 1.2. Công tác giám định và giải quyết bồi thường (48)
        • 1.3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất (49)
      • 2. Đề xuất về hoạt động chung của công ty (50)
        • 2.1. Về vấn đề nhân sự, công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý bảo hiểm (50)
        • 2.2. Đề xuất về các công tác khác (50)
      • 1. Đối với nhà nước (52)
      • 2. Đối với các cơ quan có liên quan (52)
  • KẾT LUẬN (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU PAGE 60 LỜI MỞ ĐẦU Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là thiết yếu đối với nước ta Bên cạnh đó, từ khi Việt Nam tham gia vào WTO, ngày càn[.]

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT

Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xây dựng lắp đặt

1 Quá trình hình thành và phát triển

Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật Trong suốt quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của bảo hiểm kỹ thuật So với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hỏa hoạn thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều Bảo hiểm hàng hải xuất hiện năm 1547, Bảo hiểm hoả hoạn xuất hiện năm 1667, trong khi đó đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới là đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc được cấp năm 1859 Nhu cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kỹ thuật là động lực thúc đẩy Bảo hiểm kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đồng thời nó cũng trở thành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của bất cứ nền kinh tế nào.

Bảo hiểm kỹ thuật hiện nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn thế giới Từ việc bảo hiểm các máy móc trong hoạt động sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong y tế, trong phòng thí nghiệm cho tới việc bảo hiểm cho các công trình xây lắp khổng lồ như bến cảng, sân bay hay lắp đặt các tàu biển cỡ lớn các giàn khoan trên biển, và cho cả những con tàu vũ trụ Munich

Re, cho đến nay vẫn đứng trong những công ty tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới và được coi là một trong những công ty đã sáng lập và phổ biến rộng rãi loại hình bảo hiểm kỹ thuật Ngày nay, hầu hết các công ty Bảo hiểm trên thế giới thực hiện nghiệp vụ này đều áp dụng quy tắc Bảo hiểm của Munich Re Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng hay đơn bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu đầu tiên được cấp vào năm 1929 để đảm bảo cho việc xây dựng cầu Lamberth bắc qua sông Thames, không lâu sau đó đã xuất hiện đơn Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt Tuy nhiên, cả hai đơn bảo hiểm này chỉ giành được vị trí quan trọng trong giai đoạn xây dựng sau chiến tranh thế giới năm 1945 và công cuộc phát triển sau đó trên thế giới của các nền kinh tế đang nổi Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và công nghệ ngày càng thúc đẩy việc đưa ra các phạm vi bảo hiểm mới hơn, phức tạp hơn Và cho đến hiện nay bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các loại hình chính sau:

- Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu;

- Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt;

- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc;

- Bảo hiểm thiết bị điện tử;

- Bảo hiểm mất thu nhập do máy móc ngừng hoạt động;

- Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí.

Như vậy, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật Sự ra đời của nó đã đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng và lắp đặt hạn chế những rủi ro có thể do thiên tai đem lại như : Mưa bão, lũ lụt, động đất, núi lửa hoặc những sự cố do con người gây ra như sai lầm trong thiết kế, sai lầm của người trực tiếp thi công, khuyết tật của nguyên vật liệu Trên thực tế, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là những mắt xích không thể thiếu được trong bảo hiểm kỹ thuật.

Nó đảm bảo cho khâu xây dựng và lắp đặt của một công trình xây dựng Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là những loại hình có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng như chất lượng nghiệp vụ do nhu cầu xây dựng và lắp đặt của các nước trên thế giới ngày càng có xu hướng phát triển ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Tại Việt Nam, trước những năm 1970, chính quyền Sài Gòn cũ đã thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Thời kỳ này, thị trường bảo hiểm Sài Gòn chịu ảnh hưởng lớn của thị trường bảo hiểm Mỹ Các công trình xây dựng - lắp đặt được Bảo hiểm lúc bấy giờ chủ yếu là nhà tư nhân của một số tướng tá cấp cao trong quân đội Mỹ và chính quyền tay sai Bởi vì không đảm bảo được nguyên tắc

“số đông bù số ít” nên nghiệp vụ này không phát triển Cho đến năm 1980, nghiệp vụ này bắt đầu được chú ý ở miền Bắc, Bảo Việt đã cử một số người sang Đức để học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ Tuy nhiên, nghiệp vụ này vẫn chưa được đưa vào thực tế vì cho đến năm 1986, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Các công trình xây dựng - lắp đặt có quy mô lớn chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước, được Ngân sách Nhà nước bao cấp Nếu như chẳng may rủi ro xảy ra gây thiệt hại thì đã có Nhà nước gánh chịu Hơn nữa, giai đoạn này đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn quá ít nên loại hình bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cũng như các loại bảo hiểm khác vẫn chưa được quan tâm tới Chỉ đến sau đại hội VI (1986), khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện thì bảo hiểm xây dựng và lắp đặt mới thực sự được quan tâm, phát triển Sự ra đời của

Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1987 là cột mốc đầu tiên đánh dấu tiềm năng to lớn của Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Việt Nam

Bảo Việt là Công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này Khi Bộ Tài chính ban hành quyết định số 253/TCQĐ-91 cho phép tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thì Bảo Việt và các công ty Bảo hiểm địa phương của nó bắt đầu triển khai Theo sau đó là hàng loạt các Thông tư, Quyết định của Bộ tài chính được ban hành nhằm bổ sung hoàn thiện cho việc triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Việt Nam. Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên được cấp ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung Kể từ đó, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ngày càng phát triển và trở thành một trong những loại hình Bảo hiểm mũi nhọn của các Công ty Bảo hiểm trong toàn quốc Tuy nhiên, ban đầu kết quả đạt được chưa cao, hầu như chỉ có các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài tham gia Bảo hiểm, còn các công trình của Nhà nước do Nhà nước quản lý, chủ công trình chưa có ý thức tham gia Bảo hiểm Chỉ đến khi có Nghị định số 177/CP ra ngày 20-10-1994 và Thông tư số 105/TC/ĐT được ban hành, tại mục 1, điều 52 quy định : “ Chủ đầu tư phải mua Bảo hiểm cho công trình” thì nghiệp vụ này mới thực sự có đà phát triển.

2 Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đưa nền kinh tế thế giới phát triển vượt bậc, nâng cao chất lượng đời sống của con người Khi đó, nhu cầu về Bảo hiểm tăng lên rất nhanh trên nhiều lĩnh vực trong đó phải kể đến sự tăng trưởng của nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Các dự án và các công trình xây dựng đòi hỏi phải có sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm tiến triển liên tục nhanh chóng và có hiệu quả.

Bên cạnh đó, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đặc biệt kỹ thuật xây dựng dân dụng, do yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao, giá trị công trình ngày càng lớn và cùng với nó là sự phát sinh của nhiều rủi ro kỹ thuật, kinh tế trong quá trình xây dựng nên đã dẫn đến đòi hỏi cấp thiết việc phát triển và mở rộng loại hình bảo hiểm xây dựng lắp đặt Mặt khác, trong giá đưa ra đấu thầu, các công ty hay các hãng thầu không thể tính được đầy đủ khoản tiền dự trữ đề phòng cho các tổn thất xảy ra khi xây dựng công trình Trong khi đó nhà bảo hiểm có thể tính toán chính xác hơn nhiều số phí bảo hiểm của công trình so với so với việc dự kiến số tiền đề phòng tổn thất của các nhà thầu Hơn nữa, quy luật của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít nên phí bảo hiểm sẽ không cao Như vậy bảo hiểm xây dựng lắp đặt ngoài ý nghĩa quan trọng là việc đóng góp vào hạ giá thành công trình còn đảm bảo mặt tài chính cho các bên có liên quan tới công trình được xây dựng.

Các rủi ro trong bảo hiểm kỹ thuật rất đa dạng, từ các rủi ro do thiên tai như : Mưa bão, lũ lụt, động đất, sóng thần cho đến các rủi ro do chính con người gây ra như : sai lầm trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu, hành động phá hoại vô ý hoặc có chủ đích của người khác đều có thể xảy ra và không thể lường trước được Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả to lớn Vì vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng lắp đặt thì họ cần có bảo hiểm

Ngoài ra, khi tiến hành bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, các công ty bảo hiểm cùng với các ngành, các cơ quan hữu quan phối hợp tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn có hiệu quả các rủi ro có thể gây ra thiệt hại đối với tài sản, trách nhiệm và con người Trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, theo thông lệ, trước khi tiến hành bảo hiểm, Người bảo hiểm phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng được yêu cầu bảo hiểm, trên cơ sở đó sẽ tư vấn kịp thời cho người được bảo hiểm những biện pháp cần thiết để đề phòng,hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và như vậy vô hình chung đã đem lại hiệu quả chung cho toàn xã hội.

Những nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Mỗi công trình xây dựng là một quy hoạch tổng thể có liên quan đến rất nhiều khía cạnh như pháp luật, hợp đồng và kỹ thuật, cho nên việc hợp tác chặt chẽ giữa các bên là vấn đề cần thiết không thể thiếu được Chính vì vậy việc xác định rõ người được bảo hiểm trong một công trình xây dựng là rất cần thiết Trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, tất cả các bên có liên quan và có quyền lợi trong công trình xây dựng và lắp đặt, đã được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm đều có thể là người được bảo hiểm Cụ thể như sau:

1.1 Người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng:

- Nhà đầu tư: Là người bỏ tiền vốn, đất đai ra để xây dựng công trình, là nhân vật trung tâm trong những người được bảo hiểm Quyền lợi của họ gắn liền với chính bản thân công trình.

- Nhà thầu chính: Là người được chủ đầu tư uỷ quyền chịu trách nhiệm toàn bộ việc xây dựng công trình thông qua một hợp đồng xây dựng được ký kết giữa các bên.

- Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Là các kiến trúc sư, kỹ sư, cố vấn chuyên môn, … Họ là người thay mặt chủ đầu tư trên công trường, theo dõi, kiểm tra giám sát việc thi công của từng hạng mục công trình trên cơ sở bản vẽ thiết kế.

- Các Nhà thầu phụ: Là người ký kết hợp đồng làm thuê cho nhà thầu chính nhằm thực hiện một phần công việc hoặc công việc được hoàn thành trong thời gian ngắn.

Do có nhiều bên được bảo hiểm nên sẽ nảy sinh vấn đề đơn bảo hiểm sẽ ghi ai là người được ghi tên đầu tiên Thông thường người đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí sẽ là người đại diện của các bên trong hợp đồng bảo hiểm Họ có thể là chủ đầu tư, chủ thầu chính hay thầu phụ Tuy nhiên, nếu do nhà thầu phụ đứng ra ký kết hợp đồng thì giá trị pháp lý sẽ không thể bằng chủ đầu tư hay chủ thầu chính Vì vậy, trong hợp đồng bảo hiểm xây dựng sẽ ghi tên người đứng ra đại diện kèm theo danh sách những người có quyền lợi liên quan đến công trình

1.2 Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:

- Nhà đầu tư : Là người chịu trách nhiệm mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt và đưa vào sử dụng với chi phí của mình.

- Nhà thầu chính : Là người làm thuê cho chủ đầu tư tiến hành công việc lắp đặt, vận hành thử, sửa chữa và bảo hành.

- Nhà thầu phụ : Là người làm thuê từng phần việc cho nhà thầu chính.

- Các kiến trúc sư, nhà thiết kế, kỹ sư tư vấn : Họ là những người hoạt động liên quan đến công trình lắp đặt.

- Nhài cung cấp máy móc thiết bị cho toàn bộ công trình lắp đặt

Ngoài ra, các tổ chức cho vay (như các ngân hàng) cũng là những người được bảo vệ một cách gián tiếp bởi hợp đồng này.

Chú ý là khi có bất cứ một sai sót hay hành động cố ý nào của người được Bảo hiểm dẫn đến tổn thất đều không được Bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.

2 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

2.1.1 Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng Đối tượng chính của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp… hay nói cách khác là bao gồm tất cả các công trình xây dựng mà kết cấu của nó có sử dụng xi măng và bê tông cốt thép Cụ thể là các nhóm công trình sau :

- Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, rạp hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hoá khác …

- Nhà máy, xí nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất.

- Đường sá (bao gồm cả đường bộ và đường sắt), đường băng sân bay.

- Cầu cống, đê đập, công trình thoát nước, kênh đào, cảng …

Mỗi công trình bao gồm nhiều hạng mục riêng biệt được xác định và dự tính thông qua sơ đồ tổng thể, bản vẽ thiết kế cùng các máy móc trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng Để thuận tiện cho việc tính phí bảo hiểm cũng như giải quyết khiếu nại trong trường hợp tổn thất xảy ra, một công trình xây dựng có thể được chia làm nhiều hạng mục khác nhau, cụ thể gồm:

* Cấu trúc chủ yếu của công trình xây dựng: Hạng mục này chiếm phần lớn giá trị của công trình Nó bao gồm toàn bộ các công việc do nhà thầu chính tiến hành ( kể cả các nhà thầu phụ) theo hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư: Từ công tác chuẩn bị mặt bằng (đào đất, san nền), xây dựng các cấu trúc tạm thời phục vụ công tác thi công (làm kênh dẫn nước, đê bảo vệ công trình …) cho đến công tác đóng cọc, làm móng và xây dựng cấu trúc chính của công trình Ngoài ra khi xây dựng một công trình, còn có cả công tác lắp đặt máy móc thiết bị như hệ thống thang máy, điều hoà điện nước, thiết bị bảo vệ công trình đó Nếu người được bảo hiểm có yêu cầu thì người bảo hiểm sẽ xem xét và bảo hiểm cho công tác chạy thử các máy móc thiết bị được lắp đặt mà đáng lẽ phải thuộc phạm vi đơn bảo hiểm lắp đặt Tuy nhiên nếu giá trị lắp đặt các máy móc, thiết bị đó lớn hơn 50% tổng giá trị của cả công trình xây dựng thì không được bảo hiểm bằng đơn bảo hiểm xây dựng mà phải áp dụng đơn bảo hiểm lắp đặt

* Các trang thiết bị xây dựng: Gồm các thiết bị cố định phục vụ thi công như các công trình phụ trợ (lán trại, trụ sở tạm thời, kho bãi, nhà xưởng), giàn giáo, hệ thống băng tải, thiết bị cung cấp điện nước, rào chắn …Khi yêu cầu bảo hiểm cho các trang thiết bị này, cần phải có danh sách kèm theo đơn bảo hiểm

* Máy móc xây dựng : Bao gồm các loại máy móc dùng trong quá trình xây dựng như máy móc có động cơ tự hành hoặc không tự hành phục vụ công tác thi công ( như máy xúc, máy ủi, xe chuyên dùng, …) thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm hoặc do họ đi thê Các loại máy móc này chỉ được Bảo hiểm trong thời gian sử dụng trên công trường Khi yêu cầu Bảo hiểm cho các máy móc này cần phải có danh sách kèm theo đơn Bảo hiểm.

* Các tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom hay coi sóc của người được bảo hiểm: Trường hợp này thường có ở các công trình mở rộng hoặc cải tạo lại, các tài sản trên có thể bị thiệt hại trong quá trình xây dựng mới Giá trị của tài sản này không nằm trong giá trị của công trình mới nên chúng thường không thuộc phạm vi bảo hiểm Tuy nhiên nếu người được bảo hiểm có nhu cầu thì có thể xem xét và mở rộng phạm vi bảo hiểm theo điều khoản bổ sung.

* Chi phí dọn dẹp hiện trường : Bao gồm các chi phí phát sinh do việc thu dọn và di chuyển mảnh vụn, đất đá do các rủi ro được bảo hiểm gây ra trên phạm vi công trường Khoản chi phí này chỉ được nhà bảo hiểm thanh toán khi người được Bảo hiểm kê khai giá trị và yêu cầu bảo hiểm Người bảo hiểm thường gợi ý cho người được bảo hiểm mua 5% giá trị công trình làm số tiền bảo hiểm cho phần chi phí này.

* Trách nhiệm dân sự của người được Bảo hiểm đối với bên thứ ba : Bao gồm các trách nhiệm pháp lý do thiệt hại về tài sản và (hoặc) thương tật thân thể của bên thứ ba phát sinh trong quá trình thi công công trình hoặc xung quanh khu vực công trường.

Đặc điểm quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

1 Đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là loại hình bảo hiểm tương đối phức tạp Hiện nay, trên thế giới bảo hiểm xây dựng và lắp đặt không chỉ phát triển với tốc độ tăng nhanh về doanh thu, lợi nhuận mà còn hoàn thiện đa dạng hoá các đơn bảo hiểm Tuy ra đời muộn, nhưng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đã phát triển và hoàn thiện nhanh chóng Hiện nay, nghiệp vụ này vẫn đang từng bước được cải tiến và mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia Bảo hiểm.

Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt mang tính tất yếu khách quan.Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng về số lượng cũng như quy mô Quy mô càng lớn thì giá trị và thời gian để hoàn thành càng lớn Điều này có nghĩa là xác suất rủi ro và tổn thất cao, giá trị thiệt hại lớn Do vậy, tất yếu xuất phát nhu cầu về bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt rất nhạy cảm với tình hình đầu tư và gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thường rất lớn có khi lên đến hàng trăm triệu USD Và hầu hết các trường hợp thì số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm. Đơn bảo hiểm lắp đặt là đơn bảo hiểm mọi rủi ro, hầu hết tất cả các rủi ro xảy ra trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị (trừ các rủi ro đặc biệt được loại trừ trong đơn bảo hiểm) đều được đảm bảo bằng đơn bảo hiểm lắp đặt. Đơn bảo hiểm lắp đặt cũng có thể bao gồm cả các công việc xây dựng, nếu giá trị của phần việc xây dựng nhỏ hơn 50% giá trị của cả công trình Trong trường hợp giá trị của phần việc xây dựng chiếm hơn 20% giá trị của cả công trình thì phí bảo hiểm cho phần xây dựng này được tính riêng theo phí bảo hiểm của Bảo hiểm xây dựng nhưng vẫn sử dụng đơn bảo hiểm lắp đặt.

2 Đặc điểm của quy trình triển khai nghiệp vụ Đặc điểm của ngành xây dựng lắp đặt là các công trình ngoài trời, chịu ảnh hường của thời tiết, khí hậu Giá trị công trình rất lớn, thời gian thi công kéo dài, liên quan tới nhiều bên trong quá trình thực hiện công trình Các công trình thường được xây dựng vào mùa khô hay nói cách khác bảo hiểm xây dựng và lắp đặt mang tính thời vụ Vì vậy, nó ảnh hưởng đến việc bố trí nguồn lực khai thác, mở rộng mối quan hệ theo nhiều đối tượng, thời gian khai thác thường phải kéo dài.

Thị trường bảo hiểm phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời góp phần tăng cường khai thác các rủi ro mới Bên cạnh đó thị trường bảo hiểm hoàn thiện hơn giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao chất lượng khai thác, phương thức tiếp cận khách hàng có nhiều thay đổi Vì vậy hoạt động khai thác bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cũng chịu sự tác động của thị trường bảo hiểm nói chung Nếu thị trường bảo hiểm càng phát triển thì chi phí cho hoạt động khai thác sẽ tương xứng với hiệu quả mà DNBH đạt được trong quá trình triển khai bảo hiểm.

Trong quá trình triển khai nghiệp vụ này nếu nhận thức của chủ thầu, nhà đầu tư về tác dụng của bảo hiểm ngày càng được nâng cao thì việc khai thác bảo hiểm xây dựng và lắp đặt sẽ dễ dàng hơn Và ngược lại nếu nhận thức của các nhà đầu tư, chủ thầu chưa cao thì hoạt động khai thác có thể sẽ tốn nhiều chi phí hơn nhưng lại không đạt hiệu quả cao

Khai thác viên bảo hiểm là người tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu khách hàng, tạo ấn tượng,hình ảnh của doanh nghiệp bảo hiểm cho khách hàng Vì vậy, có khai thác hay duy trì được hợp đồng bảo hiểm hay không là phụ thuộc một phần vào kĩ năng, trình độ của cán bộ khai thác.

Hoạt động nhận tái của các công ty tái trên thị trường: Sự gia tăng năng lực nhận tái bảo hiểm từ thị trường thế giới và khu vực góp phần giúp các công ty bảo hiểm trong nước có thêm sự lựa chọn trong việc thu xếp chương trình tái bảo hiểm.Nhưng nếu hợp đồng nào có phí quá thấp có thể sẽ không được nhận tái Điều này tác động đến việc lựa chọn phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm của cán bộ khai thác Và có thể tác động đến việc chuyển hướng khai thác của doanh nghiệp bảo hiểm.

THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT Ở CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ

Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

1 Lịch sử hình thành và tổ chức bộ máy của Công ty

1.1 Lịch sử hình thành Công ty

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lập theo quyết định số 42 GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí, từ loại hình Công ty 100% vốn nhà nước - thành viên tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành Tổng Công ty cổ phần với cổ đông chính là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 59,48% vốn điều lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã trưởng thành và phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như tiềm lực tài chính.

PVI được đánh giá là Công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp và trở thành Doanh nghiệp có thị phần bảo hiểm gốc lớn thứ 2 thị trường PVI không ngừng tăng trưởng, trong năm 2009 tổng doanh thu thực hiện đạt 3.006,15 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2008 Vốn điều lệ năm 2009 là 1035,5 tỷ đồng, kế hoạch sẽ tăng lên 2000 tỷ đồng vào năm 2010 Hệ thống kinh doanh bao gồm 25 công ty thành viên và hơn 150 phòng kinh doanh trên toàn quốc đảm bảo phục vụ và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng Đặc biệt PVI được Standard&Poor’s – hãng định mức tín nhiệm danh tiếng thế giới lựa chọn vào danh sách Top 5 cổ phiếu hàng đầu Việt Nam.

Với những nỗ lực tự hoàn thiện không ngừng, thương hiệu PVI đã được biết đến rộng rãi ở thị trường trong nước và có chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế Năm 2002, Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 - DNV(Det Norske Veritas) - Giấy chứng nhận số: HT 409/2.08.32 ngày 22/11/2002 Đặc biệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba, vào tháng 9 năm 2005 đã được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt và tháng 7/2007 được nhận Cúp vàng Thương hiệu mạnh Năm 2006, khi thực hiện bán cổ phần lần đầu, cổ phiếu PVI đã xác lập kỷ lục là cổ phiếu có giá đấu cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam Tháng 10/2007 là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt Các đồng chí Lãnh đạo PVI được nhận các danh hiệu: Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài, Cúp Doanh nhân Asean, Giải thưởng Doanh nhân tiêu biểu khối Doanh nghiệp Trung ương, Danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào thương hiệu mang tên PVI.

Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô (PVI Đông Đô) được thành lập vào ngày 02/04/2007 theo quyết định số 66/QĐ-PVI, là đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam.

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, PVI Đông Đô đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Tổng công ty Hiệu quả hoạt động của Công ty được thể hiện bằng sự đóng góp doanh thu phí vào tổng doanh thu của toàn Tổng công ty: doanh thu từ 15,8 tỷ đồng trong năm 2007 tăng lên đến hơn 91 tỷ đồng trong năm 2009 Cùng như toàn thể công ty, PVI Đông Đô ngày càng hoạt động hiệu quả và đến nay đã đứng vững trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Hiện nay, thị trường Bảo hiểm có xu thế ngày càng sôi động và phức tạp, do đó Công ty PVI Đông Đô phải luôn nỗ lực phấn đấu, kịp thời nắm bắt tình hình để giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường.

1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty

Ngay khi được cấp phép thành lập và đăng ký kinh doanh, công ty đã nhanh chóng triển khai phát triển bộ máy tổ chức, mạng lưới kinh doanh bảo hiểm tại khu vực Hà Nội và các khu vực lân cận.

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty bảo hiểm PVI Đông Đô:

2 Lĩnh vực hoạt động Để phục vụ cho nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác, công ty PVI Đông Đô đã và đang tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm sau:

- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

- Bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa

- Bảo hiểm thân tàu (tàu biển, tàu sông, tàu đánh cá) và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

- Bảo hiểm nhà tư nhân

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

- Bảo hiểm y tế tự nguyện

3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Địa bàn Hà Nội là nơi tập trung tất cả các Công ty bảo hiểm đã được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, là nơi tập trung tất cả các chính sách cạnh tranh của các Công ty bảo hiểm khác Tại thời điểm thành lập Công ty PVI Đông Đô cũng đã phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt với các Công ty bảo hiểm trong và ngoài nước, mỗi công ty đều có những chính sách, thủ thuật riêng nhằm giành giật, chiếm lĩnh thị phần Trước điều kiện khó khăn như vậy, Công ty đã tổ chức phục vụ tốt khách hàng để tạo lập địa bàn và phát triển kinh doanh, đồng thời áp dụng linh hoạt các chính sách của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty vào hoạt động kinh doanh Cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn và hỗ trợ tích cực, kịp thời của các phòng ban trên Tổng công ty, đặc biệt là sự tín nhiệm và mến mộ của khách hàng nên công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2007-2009

Phí BH thực thu (triệu đồng)

Tỷ lệ tăng tương đối (theo doanh thu) (%)

(Nguồn: Phòng kế toán - PVI Đông Đô)Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy sự tăng trưởng vượt bậc của công ty chỉ sau 3 năm đi hoạt động kinh doanh Do công ty chỉ bước vào hoạt động từ giữa năm

2007, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nhân sự, khai thác bởi vậy doanh thu khi đó chỉ đạt 15,8 tỷ đồng Sau 2 năm hoạt động, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định khiến doanh thu phí bảo hiểm đã tăng rất nhanh (tăng 270% năm

2008 và 56% năm 2009) Để đạt được kết quả đó, Công ty đã phải nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác bảo hiểm, gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các chuyên viên, đại lý bảo hiểm…

Bảng 4: Kết quả hoạt động doanh thu theo nghiệp vụ

Nghiệp vụ bảo hiểm Đơn vị 2007 2008 2009

Bảo hiểm con người Tr.đ 457 1.694 4.411

Bảo hiểm cháy – tài sản Tr.đ 632 2.343 2.858

Bảo hiểm kỹ thuật Tr.đ 2.501 6.890 7.587

Bảo hiểm xe cơ giới Tr.đ 8.939 33.108 52.091

Bảo hiểm hàng hải Tr.đ 2.935 10.873 12.247

(Nguồn: Phòng kế toán - PVI Đông Đô) Doanh thu phí bảo hiểm của tất cả các nghiệp vụ qua các năm đều tăng nhưng không tăng đều nhau Trong suốt 3 năm phát triển, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tất cả các nghiệp vụ khác Doanh thu do nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới mang về luôn chiếm từ 56-59% tổng doanh thu. Điều đó cho thấy nghiệp vụ này đã được thực hiện rất tốt công tác tìm kiếm, khai thác khách hàng, mang lại lợi nhuận lớn cho công ty Tuy nhiên đây vẫn là nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường khá cao, trong 2 năm 2008, 2009 số tiền bồi thường chiếm khoảng 37% doanh thu nghiệp vụ. Đặc biệt trong năm 2009, PVI Đông Đô đã ký được rất nhiều đơn bảo hiểm hàng không thông qua các dịch vụ chuyển giao/phối hợp với Tổng công ty mà mức phí thấp nhất là 21 triệu đồng và cao nhất lên tới gần 6 tỷ đồng tiền phí bảo hiểm. Điều này làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm khác tăng đột biến (từ 3,7 tỷ đồng năm 2008 lên 12,2 tỷ đồng năm 2009).

Tại PVI Đông Đô, trừ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ra thì các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại đóng góp một phần khiêm tốn vào tổng doanh thu toàn công ty(chiếm khoảng từ 5-15% tổng doanh thu) Bởi vì các nghiệp vụ bảo hiểm cháy, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải, … cần phải có một thời gian nhất định để có thể tiếp cận, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng Qua đó mới có thể thỏa thuận, hợp tác với khách hàng để họ tham gia bảo hiểm Tiềm năng của các nghiệp vụ bảo hiểm này là rất lớn vì chỉ với một đơn bảo hiểm xây dựng lắp đặt có thể mang lại vài trăm đến hàng tỷ đồng tiền phí bảo hiểm cho công ty.

Trong suốt 3 năm qua, Công ty PVI Đông Đô luôn cố gắng để hoàn thành mức kế hoạch mà Tổng công ty giao, những con số trên thể hiện sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên công ty trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PVI Đông Đô

vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PVI Đông Đô

Sau 3 năm kể từ khi thành lập đến nay có thể thấy những thuận lợi cơ bản đã góp phần vào sự thành công của hoạt động bảo hiểm xây dựng lắp đặt như sau:

Thứ nhất: Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm từng bước được cải thiện Cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được xây dựng và ban hành Hệ thống các văn bản này sẽ tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được bảo hiểm.

Thứ hai: Tiềm năng to lớn của thị trường bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại

Việt Nam Trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận Cùng với mức tăng trưởng GDP các năm luôn đạt cao ( năm 2005 là 8,43%; 2006 đạt 8,17%,

2007 đạt 8,44%, 2008 đạt 6,18%, 2009 đạt 5,53% ), ngành bảo hiểm Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển vững chắc Song song với nó, bảo hiểm kỹ thuật đã đóng góp một phần tương đối lớn vào sự phát triển chung đó và hứa hẹn sự phát triển cao hơn trong tương lai Sở dĩ bởi vậy vì thị trường bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở Việt Nam chứa đựng tiềm năng lớn.

Thứ ba: Môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi tình hình kinh tế chính trị ổn định, có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, và đang được cải thiện rất nhanh chóng về kiến trúc thượng tầng, cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy nhu cầu xây dựng lắp đặt tăng lên không ngừng Mặt khác, Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO vào đầu năm 2007 đã làm cho vị thế của nước ta được nâng lên tầm cao mới trên trường quốc tế Đầu tư trong nước và nước ngoài gia tăng, kéo theo sự phát triển của các cơ sở hạ tầng trong nước Sự tăng trưởng vượt bậc của FDI vào Việt Nam trong năm 2007, 2008 và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo tạo điều kiện cho bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tiếp tục phát triển.Đây là những nhân tố ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Việt Nam.

Ngoài những dự án đang triển khai như Đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Sài Gòn - Trung Lương, Hà Nội - Lào Cai, Đại lộ Đông tây, Hầm Thủ Thiêm, Cầu Cần Thơ… thì những dự án sẽ triển khai với tổng vốn đầu tư lên tới 150 tỷ USD như các tuyến Metro Hà Nội, TP HCM; dự án Đường cao tốc

Hà Nội - TP HCM; các dự án phát triển năng lượng hạt nhân tại Bình Thuận… góp phần giúp mảnh đất bảo hiểm thêm màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác

Thứ tư: Nhận thức của các nhà đầu tư, chủ thầu, … ngày càng được nâng cao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền của các công ty bảo hiểm Bên cạnh đó, tập quán mua bảo hiểm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng ảnh hưởng một phần tới nhận thức của họ, khiến họ dần tiếp cận và quyết định tham gia bảo hiểm Điều này cũng đã góp phần làm cho hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Thứ năm: Đến nay công ty đã đào tạo được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong khai thác, đánh giá và quản lý rủi ro, đồng thời có một quy trình làm việc rất khoa học, nghiêm túc Không những thế công ty còn luôn chú trọng tới việc thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trẻ Trong tương lai gần, đội ngũ này có thể làm chủ các quy trình nghiệp vụ góp phần đưa công ty phát triển hơn nữa.

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi song hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt của Công ty PVI Đông Đô vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn nhất định:

 Hệ thống pháp lý về kinh doanh bảo hiểm còn thiếu và chưa đồng bộ Do chưa có luật về phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn bản pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nên dẫn tới hiện tượng các doanh nghiệp vi phạm các quy định về hợp tác và cạnh tranh, không thực hiện triệt để các quy định của pháp luật về báo cáo thống kê, một số doanh nghiệp thành lập chi nhánh, bổ nhiệm người điều hành không xin phép chấp thuận trước của cơ quan có thẩm quyền

Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường Phương thức kiểm tra, giám sát còn nặng về hành chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước Hệ thống các chỉ tiêu giám sát, đánh giá rủi ro về vốn, về hoạt động tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn thiếu Công nghệ quản lý còn lạc hậu, chưa có hệ thống phần mềm quản lý và nối mạng với các doanh nghiệp để phục vụ cho quản lý được kịp thời.

Chính những khó khăn, bất cập này làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam bị hạn chế phát triển.

 Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh bảo hiểm đều quy định về mua bảo hiểm trong hoạt động xây dựng Tuy nhiên, mỗi luật lại quy định một kiểu Cụ thể, trong luật xây dựng quy định các nhà thầu khảo sát, thiết kế, giám sát thi công có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Nhà thầu thi công công trình có nghĩa vụ mua bảo hiểm Trong khi đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ 1/4/2001) lại quy định bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc Việc mua bán bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được thực hiện như đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện phi nhân thọ khác.

Các doanh nghiệp có quyền chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của từng loại hình bảo hiểm tương tự các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.

Trong khi mức mua và mức chi trả bảo hiểm tương ứng không được quy định mức sàn, nên các doanh nghiệp thường là mua giá trị thấp, chiếu lệ.

Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt của công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

1 Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Công tác khai thác là công tác có vai trò quyết định trong việc tồn tại và phát triển một loại hình bảo hiểm Do đó, đối với nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt PVI Đông Đô đã đưa ra quy trình khai thác khoa học và hiệu quả như sau:

Bước 1: Tiếp thị, nhận thông tin, yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng

- Cán bộ khai thác có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về các sản phẩm của công ty nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khác hàng Kịp thời nắm bắt những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoặc có thay đổi phù hợp.

- Cán bộ khai thác chủ động khai thác nguồn tin từ khách hàng hoặc qua các cơ quan quản lý, đại lý, cộng tác viên, môi giới, cơ quan thông tin đại chúng… để tìm hiểu thông tin về các tài sản/con người/trách nhiệm chưa tham gia bảo hiểm có nhu cầu bảo hiểm.

- Cán bộ khai thác cung cấp Giấy yêu cầu bảo hiểm, Bản câu hỏi đánh giá rủi ro và các tài liệu khác cho khách hàng theo yêu cầu Hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu

- Tìm hiểu thêm các thông tin khác từ đó có cơ sở đưa ra các điều kiện, điều khoản và phí bảo hiểm hợp lý.

- Thông qua các số liệu thống kê và thực tiễn hoạt động của khách hàng, Cán bộ khai thác tham mưu cho Lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro và khả năng triển khai dịch vụ, đề xuất ý kiến điều chỉnh tỷ lệ phí và các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho thích hợp.

- Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, cán bộ khai thác tự đánh giá rủi ro hoặc tư vấn kịp thời về quản lý rủi ro cho khách hàng Điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu của PVI Đông Đô, nêu rõ kết luận của cán bộ đánh giá rủi ro. Phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, mục nào không biết phải ghi rõ là: "không biết" hoặc "sẽ thông báo sau".

- Cán bộ khai thác hoặc Giám định viên đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc hoặc xác minh đối tượng bảo hiểm và các thông tin được cung cấp

- Những trường hợp đặc biệt (yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao, khả năng rủi ro cao, giá trị bảo hiểm lớn) cần có Giám định viên đánh giá rủi ro của các cơ quan chuyên môn khác hoặc của Tổ chức giám định nước ngoài.

Bước 2: Chấp nhận chào phí

 Xử lý trong phân cấp

- Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp, báo cáo đánh giá rủi ro, các số liệu thống kê, quy định và chính sách khách hàng của Tổng Công ty… đơn vị kinh doanh xác định và chào điều kiện/phí bảo hiểm phù hợp với đối tượng được bảo hiểm.

- Đối với đối tượng được bảo hiểm trước đây đã tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hiểm khác thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình tổn thất, thanh toán phí bảo hiểm và tình hình tài chính đơn vị tham gia bảo hiểm…

- Đối với đối tượng được bảo hiểm đã tham gia bảo hiểm tại PVI trước đây thì tham khảo điều kiện, điều khoản và phí bảo hiểm như đã áp dụng; điều chỉnh điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm cho phù hợp với tình hình mới.

- Nếu khách hàng còn nợ phí mà không được gia hạn hoặc không có khả năng trả phí thì không nhận bảo hiểm Nếu khách hàng còn nợ phí và đã được gia hạn thì phải xin ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc đơn vị kinh doanh

 Xử lý trên phân cấp

- Đối với các dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp, Các Công ty thành viên điền thông tin về dịch vụ vào “Giấy yêu cầu cho ý kiến về dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp” và gửi về một đầu mối là Ban Quản lý bảo hiểm và đào tạo ( QLBH&ĐT)

+) Đối với các dịch vụ bảo hiểm trong phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm cố định và/hoặc trong mức giữ lại của Tổng công ty, ban QLBH&ĐT sẽ trả lời đơn vị Nếu dịch vụ nằm trong phân cấp và/hoặc trong hạn mức giữ lại của Tổng công ty mà xét thấy cần tái bảo hiểm thì Ban QLBH&ĐT sẽ đề nghị Ban tái bảo hiểm thu xếp tái bảo hiểm tạm thời.

+) Đối với các dịch vụ bảo hiểm ngoài phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm cố định và ngoài mức giữ lại của Tổng công ty, ban QLBH&ĐT sẽ gửi về Ban tái bảo hiểm để Ban tái bảo hiểm trực tiếp trả lời đơn vị Công văn trả lời được sao gửi Ban QLBH&ĐT để biết

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ

Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

- Chuyển dịch cơ cấu doanh thu từ việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới là chính sang các loại hình bảo hiểm có hiệu quả và tính kỹ thuật cao như : xây dựng và lắp đặt, cháy nổ, hàng xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa, …

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc lựa chọn khách hàng, lựa chọn rủi ro, kiểm soát công tác cấp đơn và tăng cường quản lý

- Tiếp tục phát triển bền vững thị trường bán lẻ một cách có chọn lọc Đồng thời cùng với các đơn vị thành viên, phát triển thương hiệu và nâng cao vị thế vững mạnh của PVI trên địa bàn Hà Nội

2 Các biện pháp thực hiện cụ thể

Toàn thể Công ty đặt mục tiêu kinh doanh là 130 tỷ đồng trong năm 2010. Các phòng kinh doanh phải xây dựng kế hoạch doanh thu cho từng cán bộ cho cả năm và từng tháng.

Quản lý nghiệp vụ chặt chẽ và nâng cao kỹ thuật cấp đơn Đồng thời, kiểm soát chặt các nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ngay từ khâu đánh giá rủi ro, khách hàng, và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Tổng công ty, của công ty về khai thác Tuyệt đối không bảo hiểm tràn lan và chạy theo doanh thu Thúc đẩy mạnh mẽ bảo hiểm cháy nổ, xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tín dụng cá nhân và con người trách nhiệm cao

Rà soát lại các đại lý (kể cả đại lý chuyên nghiệp), chỉ sử dụng những đại lý đủ tiêu chuẩn, có tư cách đạo đức tốt Rút bỏ những đại lý không hiệu quả, tiềm ẩn những rủi ro trục lợi, chiếm dụng phí.

Phòng giám định bồi thường phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, tư vấn, tham mưu cho Ban Tổng giám đốc để công tác giám định, bồi thường được chính xác, hạn chế rủi ro Các phòng kinh doanh phải phối hợp với phòng bồi thường để công tác giám định kịp thời và tiết kiệm được các chi phí không cần thiết

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

1 Đề xuất về các khâu trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

1.1 Trong công tác khai thác

 Về công tác khách hàng: Đây là khâu quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung Mục tiêu thu hút khách hàng luôn được đặt ra với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm.

Trước hết phải kể đến việc nghiên cứu thị trường và khách hàng Đây là một việc cần thiết trước khi hoạch định các chiến lược chính sách và các kế hoạch trong năm, nhằm xác định bộ phận thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể hoạt động với nhiều lợi thế nhất Mặt khác giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và tình hình của thị trường. Đối với khách hàng là cá nhân, công ty trong nước: Họ là đối tượng cần thực hiện tuyên truyền quảng cáo về nghiệp vụ do họ nhận thức về bảo hiểm chưa cao Cần tiếp cận với cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để giải thích về lợi ích của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt quan trọng thế nào Phân tích cho khách hàng thấy khi tham gia bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở công ty thì có lợi hơn những doanh nghiệp khác ra sao Từ đó sẽ giúp khách hàng hiểu biết về nghiệp vụ bảo hiểm này và có sẵn một ý thức về sự tồn tại của công ty Đối với khách hàng của công ty đặc biệt là khách hàng lâu năm, trung thành cần có sự quan tâm, tri ân tới họ như tặng quà ngày hoàn thành công trình, vào dịp tết cổ truyền …

Với khách hàng nước ngoài: Đây chính là các công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty liên doanh Cán bộ khai thác của công ty nên chủ động tiếp cận với họ ngay từ khi các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi để giới thiệu dịch vụ và chào bán bảo hiểm Bằng lập luận của mình cho họ thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm tại công ty không hề thua kém các công ty khác và còn có những thuận lợi, ưu đãi khác Đồng thời công ty cũng nên nghiên cứu mở rộng nhiều điều khoản bổ sung không nên chỉ giới hạn ở các điều khoản chính để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra, công ty nên có quan hệ tốt với các ban quản lý dự án của các bộ ngành, ban quản lý cấp quận, huyện, với kho bạc Nhà nước, với các sở kể hoạch, vụ kế hoạch, với các tổng công ty, công ty xây dựng để tận dụng khai thác thông tin về các dự án xây dựng –lắp đặt để có kế hoạch khai thác bảo hiểm.

 Đưa ra mức phí bảo hiểm hợp lý cho cả khách hàng và cho công ty

Do cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm xây dựng lắp đặt mà các công ty bảo hiểm ngày càng giảm phí để thu hút khách hàng, việc giảm phí làm giảm doanh thu và khó thu xếp tái bảo hiểm Vì vậy công ty không cạnh tranh bằng giảm phí mà phải cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ của mình Ngoài ra,việc áp dụng mức khấu trừ cũng là một trong những công cụ đắc lực cho mục đích cạnh tranh vì mức khấu trừ càng cao thì phí bảo hiểm càng thấp.

Ngoài ra công ty cần phải thường xuyên theo dõi ảnh hưởng của mức phí đến tâm lý khách hàng, cũng như mức phí của các công ty khác nhằm có những sự điều chỉnh kịp thời.

 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm

Các sản phẩm bảo hiểm là một dịch vụ tài chính vô hình, nên khách hàng khó có thể cảm nhận được lợi ích của nó thông qua các giác quan Chính vì vậy phải tăng cường chất lượng dịch vụ để tăng tính hữu hình của sản phẩm Chất lượng dịch vụ bảo hiểm được biểu hiện thông qua chất lượng phục vụ khách hàng trước, trong và sau thời hạn bảo hiểm, các điều khoản chính, điều khoản bổ sung trong hợp đồng bảo hiểm, sự chính xác nhanh chóng trong khâu giám định – bồi thường Để nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp, công ty nên hướng dẫn, yêu cầu cán bộ nhân viên có thái độ lịch sự, đúng mực với khách hàng, cung cấp dịch vụ nghiệp vụ khiến khách hàng luôn hài lòng, tránh khiếu nại xảy ra

1.2 Công tác giám định và giải quyết bồi thường

Khâu giám định và bồi thường ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, niềm tin của khách hàng vào công ty Vì vậy, công ty cần phải có những biện pháp thiết thực để thực hiện tốt khâu này, tránh xảy ra khiếu nại, tranh chấp.

Hiệu quả của công tác bồi thường phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình xét giải quyết khiếu nại, đòi bồi thường Vì thế, để nâng cao chất lượng công tác này,Công ty không chỉ cần làm tốt các yếu tố trên mà còn phải có những biện pháp ngăn ngừa những gian lận có thể xảy ra trong quá trình khiếu nại đòi bồi thường.

Công tác giám định, bồi thường hiện nay ở PVI Đông Đô do phòng Giám định - bồi thường đảm nhận giải quyết Những cán bộ này am hiểu về kỹ thuật giám định và bồi thường nhưng không nắm vững về đối tượng, địa điểm công trình, các điều khoản trong hợp đồng, Vì vậy, để thực hiện một cách chính xác công việc giám định cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng trong quá trình triển khai nghiệp vụ Vì cán bộ khai thác là người trực tiếp đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm nên nắm rõ về đối tượng bảo hiểm và các điều kiện, điều khoản, khả năng gặp rủi ro của công trình, nên cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng kinh doanh và phòng giám định - bồi thường thì công tác giám định và bồi thường sẽ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn Ngoài ra, công ty cũng nên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ, mời các chuyên gia giám định về đào tạo cho các giám định viên của mình.

Bên cạnh việc chú trọng xây dựng một đội ngũ cán bộ giám định – bồi thường giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm công ty cũng cần xây dựng mối quan hệ tốt đối với các cơ quan giám định độc lập, cục giám định Bộ xây dựng, để có được sự phối hợp, giúp đỡ từ phía họ khi cần thiết.

Vì giám định viên thường làm việc độc lập nên để đảm bảo tính khách quan trung thực trong công tác giám định – bồi thường thì ban lãnh đạo công ty cần kiểm tra giám sát thường xuyên hơn

1.3 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Theo số liệu chưa đầy đủ của Cục Giám định nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng thì hàng năm có khoảng 0,28 - 0,56% công trình bị sự cố thì với hàng vạn công trình được triển khai cũng có hàng trăm công trình bị sự cố.

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác này công ty cần bỏ ra một phần chi phí tương đối để phục vụ công tác này Tuy nhiên để đạt kết quả cao hơn công ty cũng cần phải ra kế hoạch đề phòng hạn chế tổn thất ngay từ khi thiết kế công trình.Để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất, công ty có thể mời một trong số những người được bảo hiểm làm cộng tác viên với các nhân viên quản lý rủi ro của công ty, có một khoản tiền công thích hợp cho những cộng tác viên này Được như vậy thì các thông tin về đặc điểm công trình, các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến công trình được bảo đảm chính xác hơn Trong thời gian thi công công trình, nhân viên quản lý rủi ro nên thường xuyên xuống công trường để kiểm tra các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất. Để nâng cao hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất, có thể trong mỗi đơn bảo hiểm công ty bổ sung thêm một điều khoản quy định về việc thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đối với sự an toàn của công trình.

Khi tổn thất xảy ra công ty cần nhanh chóng phối hợp với cac cơ quan chức năng như: Công an, lực lượng phòng cháy chữa chay, chính quyền địa phương nơi xảy ra tổn thất, để đưa ra biện pháp giảm thiểu tổn thất xảy ra thêm.

2 Đề xuất về hoạt động chung của công ty

2.1 Về vấn đề nhân sự, công tác tuyển dụng và đào tạo đại lý bảo hiểm

Ngày đăng: 27/05/2023, 17:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w