1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006

94 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Khai Thác Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Vận Chuyển Bằng Đường Biển Tại Công Ty LD TNHH Bảo Hiểm Châu Á – Ngân Hàng Công Thương (IAI) Giai Đoạn 2003 2006
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế Bảo Hiểm
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Việt Nam
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 212,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I...............................................................................................................5 (5)
    • 1.1 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (5)
      • 1.1.1 Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (5)
        • 1.1.1.1 Vai trò của vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển (5)
        • 1.1.1.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (6)
      • 1.1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (8)
        • 1.1.2.1 Đối tượng bảo hiểm (8)
        • 1.1.2.2 Các loại rủi ro và tổn thất (11)
        • 1.1.2.3 Các điều kiện bảo hiểm (15)
        • 1.1.2.4 Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (21)
        • 1.1.2.5 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất (26)
        • 1.1.2.6 Công tác giám định và bồi thường tổn thất (27)
      • 1.2.1 Vai trò của công tác khai thác (30)
      • 1.2.2 Quy trình khai thác (32)
        • 1.2.2.1 Điều tra nhu cầu và tiếp cận khách hàng (32)
        • 1.2.2.2 Đánh giá rủi ro và chào phí bảo hiểm (32)
        • 1.2.2.3 Tính phí bảo hiểm và cấp đơn bảo hiểm (33)
        • 1.2.2.4 Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn bảo hiểm (33)
  • CHƯƠNG II:..........................................................................................................34 (34)
    • 2.1 Giới thiệu công ty (34)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành (34)
      • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức (38)
      • 2.1.3 Phương hướng hoạt động những năm tới (41)
        • 2.1.3.1 Những định hướng (41)
        • 2.1.3.2 Mục tiêu cơ bản (41)
    • 2.2 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam thời gian qua (42)
      • 2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam thời gian qua (42)
      • 2.2.2 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam trong thời gian qua (45)
      • 2.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của IAI trong quá trình khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (48)
        • 2.3.1.1 Thuận lợi (48)
        • 2.3.1.2 Khó khăn (49)
      • 2.3.2 Quy trình khai thác (51)
      • 2.3.3 Kết quả khai thác (52)
  • CHƯƠNG III:........................................................................................................74 (73)
    • 3.1 Kiến nghị (74)
      • 3.1.1 Đối với nhà nước (74)
      • 3.1.2 Đối với cơ quan quản lý bảo hiểm Việt nam (75)
      • 3.1.3 Đối với các ngành liên quan (76)
      • 3.1.4 Đối với công ty (77)
        • 3.1.4.1 Công tác Marketing (77)
        • 3.1.4.2 Công tác đánh giá rủi ro trước khi kí hợp đồng bảo hiểm (78)
        • 3.1.4.3 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất (78)
        • 3.1.4.4 Công tác giám định bồi thường (80)
        • 3.1.4.5 Công tác đào tạo và quản lý cán bộ (80)
      • 3.1.5 Các đề xuất khác (81)

Nội dung

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

1.1.1 Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

1.1.1.1 Vai trò của vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

Như chúng ta đã biết, dịch vụ vận chuyển nói chung và vận chuyển HH XNK bằng đường biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế Có thể nói: “không có thương mại nếu không có vận chuyển” Có nhiều loại vận chuyển HH XNK như vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không Theo thống kê vận chuyển bằng đường biển thường chiếm khoảng 80% tổng khối lượng HH XNK của thế giới Nhiều nước ở vị trí không tiếp giáp với biển cũng phải thông qua cảng của nước khác để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như Cộng hòa Séc, Hungari, Lào Bởi vì vận chuyển bằng đường biển có nhiều ưu điểm như:

- Có thể vận chuyển nhiều chủng loại HH với khối lượng lớn, mà các phương tiện vận tải khác như: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không không thể đảm nhận được, chẳng hạn như các loại HH siêu trường, siêu trọng.

- Các tuyến vận chuyển đường biển rộng lớn nên trên một tuyến có thể tổ chức được nhiều chuyến tàu trong cùng một lúc cho cả hai chiều.

- Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụng điều kiện thiên nhiên của biển, do đó không phải đầu tư nhiều về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận chuyển bằng đường biên thấp hơn so với các loại vận chuyển khác.

- Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của nhà nước, góp phần tăng thu ngoại tệ

Vì vậy, hoạt động vận chuyển bằng đường biển ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển.

1.1.1.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

Hoạt động XNK đóng góp một vai trò rất quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế HH XNK thường có giá trị lớn, vì vậy để làm sao đảm bảo an toàn cho một chuyến hàng vận chuyển là rất quan trọng Nhưng quá trình vận chuyển bằng đường biển thường gặp rất nhiều rủi ro:

-Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro Các rủi ro này có thể do yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố xã hội, con người.

Do yếu tố tự nhiên: Vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Thời tiết, khí hậu trên biển ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển bằng đường biển Nhưng rủi ro thiên tai bất ngờ như bão, sóng thần, lốc có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Do yếu tố kĩ thuật:Trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại Nhưng dù máy móc hiện đại chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi những trục trặc về kỹ thuật, đó là trục trặc của chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đất liền từ đó gây ra đổ vỡ, mất mát hàng hóa trong quá trình XNK

Do yếu tố xã hội con người: Hàng hóa có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp, hoặc bị thiệt hại do chiến tranh

- Tốc độ tàu biển còn chậm, hành trình trên biển thời gian dài, nên xác xuất xảy ra tai nạn trên biển càng cao, nhưng việc ứng cứu rủi ro, tai nạn rất khó khăn.

- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến tàu chuyến tàu thường có giá trị rất lớn, bao gồm giá trị tàu và hàng hóa chở trên tàu Vì vậy, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản trách nhiệm và con người

- Trong quá trình vận chuyển, HH được chủ phương tiện chịu trách nhiệm chính Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tùy theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển

Có thể thấy rằng rủi ro trong vận chuyển HH XNK bằng đường biển có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, với bất cứ ai, tổn thất gây ra thường rất lớn có khi mang tính thảm họa Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài chính Hoạt động sản xuất, xây dựng, đầu tư, khai thác ngày một gia tăng Khối lượng HH vật tư luân chuyển và tập trung rất lớn, công nghệ sản xuất đa dạng phong phú Nếu xảy ra rủi ro, tổn thất họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có thể bị phá sản Do đó bên cạnh việc đề phòng hạn chế rủi ro xảy ra thì

BH HH XNK VC bằng đường biển thực sự là một giá đỡ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia bảo hiểm

Trong lịch sử loài người có nhiều biện pháp chống lại những tác động xấu trên, nhưng thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là BH cho HH XNK Mặt khác, ngày nay trong nền kinh tế mở, ngành BH ra đời không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho những chủ hàng, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua con đường thương mại và có ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề kinh tế - xã hội cho cả hai nước xuất và nhập Vì vậy BH HH XNK VC bằng đường biển là sự cần thiết khách quan, đến nay đã trở thành tập quán thương mại quốc tế

1.1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

1.1.2.1 Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là những hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển.

Giới thiệu công ty

Những năm trước khi nền kinh tế nước ta chưa mở cửa cơ chế tập trung bao cấp, thị trường Bảo hiểm Việt Nam Bảo Việt nắm giữ thị phần là chủ yếu. Khi nền kinh tế mở cửa xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nhu cầu bảo hiểm nhiều hơn thị trường Bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi sự tham gia của rất nhiều công ty bảo hiểm Đặc biệt ngày nay trong xu thế hội nhập rất nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài đã đang và sẽ tham gia vào thị trường Bảo hiểm Việt Nam Công ty LD TNHH Bảo hiểm Châu á – Ngân hàng công thương được thành lập năm 2002 theo giấy phép số 21/GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp ngày 12/12/2002 là sự kết hợp giữa Ngân hàng công thương Việt Nam một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Châu á Singapore với 83 năm kinh nghiệm và tiềm lực tài chính vững mạnh trên thị trường Bảo hiểm quốc tế Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại: Tầng 3, Khu A, Toà nhà 141 Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội công ty có hai chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

*Vài nét về các bên góp vốn liên doanh

Ngân hàng công thương Việt Nam

Ngân hàng công thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, được thành lập năm 1998 và là một trong 23 Doanh nghiệp được Nhà nuớc xếp hạng đặc biệt.

Ngân hàng công thương Việt Nam có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc bao gồm 2 Sở giao dịch, 106 chi nhánh, 143 phòng giao dịch và 358 phòng tiết kiệm tại hầu hết các tỉnh, thành và trung tâm thương mại trong cả nước Kể từ khi thành lập, Ngân hàng công thương Việt Nam đã được xem là một ngân hàng đáng tin cậy đối với khách hàng gửi tiền, vay vốn và khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác Các đơn vị thành viên của Ngân hàng công thương Việt Nam bao gồm văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm đào tạo, Trung tâm công nghệ thông tin, Công ty cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán và Công ty quản lý & khai thác tài sản Ngân hàng công thương Việt Nam đã hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế để thành lập hai công ty liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam là Ngân hàng Indoviva và Công ty cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam Ngoài ra, Ngân hàng công thương Việt Nam còn góp vốn vào các liên doanh khác như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Sài Gòn Gia Định và Quỹ tiết kiệm nhân dân Trung ương Hoạt động kinhh doanh của Ngân hàng công thương Việt Nam đã vươn ra thế giới thong qua mạng lưới hơn 600 nhân hàng đại lý trên khắp các châu lục.

Ngân hàng công thương Việt Nam hiện đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng rộng rãi bao gồm tài khoản tiền gửi và tiết kiệm, các công cụ tiền gửi, các phương thức tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng tài trợ, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối, tài chính thương mại, thẻ tín dụng, séc du lịch, thanh toán điện tử, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, v.v… Đồng thời, Ngân hàng công thương Việt Nam còn là đơn vị tiên phong trong việc đổi mới công nghệ thông tin và thực hiện chương trình “Hiện đại hoá Ngân Hàng” do Ngân hàng Thế Giới tài trợ; hoàn thành chương trình phụ trợ về “ Thanh toán tự động trong thương mại điện tử” nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt hơn Với phương châm “ Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp”, Ngân hàng công thương Việt Nam đã góp một phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự thành đạt của khách hàng.

Công ty Bảo hiểm Châu Á

Khởi đầu: Được thành lập hơn 80 năm trước vào 11/07/1923, Công ty Bảo hiểm Châu á là một trong những công ty bảo hiểm nội địa lâu đời nhất tại thị trường Singapore.

Những dịch vụ và sản phẩm cao cấp: Qua nhiều năm, Công ty Bảo hiểm Châu á đã xây dựng cho mình một danh tiếng tuyệt vời Cùng với triết lý và truyền thống trong việc đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm của xã hội và hoạt động kinh doanh, Công ty Bảo hiểm Châu á là một trong số ít Công ty Bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm xe máy trong suốt thời kỳ nổi loạn tại Malaysia Công ty cũng là người đi tiên phong giữa các Công ty bảo hiểm nội địa trong lĩnh vực khai thác “bảo hiểm kỹ thuật và bảo hiểm thân tàu biển” – và hiện nay công ty đang cung cấp một loạt các dịch vụ bảo hiểm toàn diện với tỷ lệ phí cạnh tranh và dịch vụ khách hàng hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu bảo hiểm đơn lẻ của chủ hợp đồng cá nhân cũng như các khách hàng công ty.

Tin học hoá: Công ty Bảo hiểm Châu á là Công ty bảo hiểm nội địa đầu tiên giới thiệu phần kế toán IBM vào năm 1957 và đến năm 1972 trở thànhCông ty bảo hiểm đứng đầu trong ngành bảo hiểm thực hiện tin học hoá trong dịch vụ tin học của mình, nâng cấp chương trình tin học bằng việc áp dụng hệ thống mở UNIX với máy chủ phục vụ khách hàng và một lần nữa là Công ty đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý kỹ thuật số 64 Bit Chip mới nhất Từ đó, Công tyBảo hiểm Châu á không ngừng nâng cấp hệ thống phần mềm máy tính để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường Vào năm 1997, Công ty triển khai hoạt động thương mại điện tử và khai trương trang web trên mạng internet để tối đa hóa việc sử dụng tin học như là một công cụ tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Mạng lưới khu vực: ngay từ giai đoạn đầu tiên, Công ty Bảo hiểm Châu Á đã định vị trong khu vực Châu Á với một tư tưởng thực sự nhạy bén là phát triển một mạng lưới trong toàn khu vực để phục vụ tốt hơn các khách hàng của mình Hiện nay, công ty đã có văn phòng tại năm nước trong khu vực là: Singapore, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và mới đây nhất là Việt Nam Công ty Bảo hiểm Châu á cũng có quan hệ tài chính và kinh doanh mật thiết với 6 công ty bảo hiểm trực tiếp trong khu vực là: công ty bảo hiểm Châu á Hồng Kông, công ty bảo hiểm trung á Inđônêsia, công ty bảo hiểm Wilson Thái Lan, công ty bảo hiểm thương mại Philippine, công ty bảo hiểm Capital Malaysia và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Công ty Bảo hiểm Châu á Campuchia.

Sức mạnh tài chính: Công ty Bảo hiểm Châu á duy trì doanh số phí bảo hiểm tăng liên tục với 97 triệu Đôla Singapore vào năm 2001 và quỹ cổ đông là 165 triệu Đôla Singapore Vì vậy Công ty Bảo hiểm Châu á là một trong những công ty bảo hiểm mạnh nhất thị trường.

Từ một bước khởi đầu với quy mô vừa phải, đến nay tài sản của công ty đã lên tới 321 triệu Đôla Singapore với giá trị thực trên thị trường cao hơn nhiều so với giá trị ghi sổ công ty Standard & poors – là một hãng đánh giá mức độ tín nhiệm hàng đầu trên thế giới đã xếp hạng Công ty Bảo hiểm Châu á thuộc nhóm “ A+” là một công ty có mức độ an toàn loại một đối với khách hàng và các bạn hàng tại Singapore và ở nước ngoài.

Những phát triển gần đây: vào ngày 12/12/2002, Công ty Bảo hiểmChâu á là công ty bảo hiểm đầu tiên của Singapore và cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, đã được cấp giấy phép thành lập công ty liên doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, cùng với Ngân hàng

Khối hành chính sự nghiệp

Khối nghiệp vụ bảo hiểm

BP Giải quyết bồi thường

BP Giải quyết bồi thường

Marketing 1 Marketing 2 công thương Việt Nam - một trong bốn ngân hàng thương mại Nhà nước đứng đầu tại Việt Nam, hình thành nên “Công ty LD TNHH Bảo hiểm Châu á – Ngân hàng công thương”.

Sau đó vào 3/2003 thông qua công ty mẹ (Công ty Bảo hiểm Châu á Singgapore) mua lại cổ phần của công ty Trung Quốc – công ty bảo hiểm China Minsheng, Công ty Bảo hiểm Châu á là công ty bảo hiểm Singapore đầu tiên xâm nhập vào thị trường Trung Quốc và hiện vẫn đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng trong khu vực

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

BOM: Hội đồng quản trị (Board of Management) BOD: Ban giám đốc (Board of Directors)

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty rất đơn giản:

Ban giám đốc (BoD) trực tiếp lãnh đạo phòng ban trong công ty và chịu sự quản lý của hội đồng quản trị (BoM)

Các phòng ban có chức năng:

- Kinh doanh và tham mưu giúp ban giám đốc chỉ đạo & đảm bảo an toàn kinh doanh trong lĩng vực bảo hiểm của công ty theo đúng pháp luật.

- Thực hiện các công việc kinh doanh do ban giám đốc phân công.

- Thực hiện hợp tác kinh doanh với các công ty bảo hiểm khácvà các môi giới bảo hiểm có quan hệ kinh doanh.

Các lĩnh vực kinh doanh của công ty

Theo giấy phép thành lập & hoạt động số 21GP/KDBH ngày 12/12/2002 Giấy phép điều chỉnh số 21GPĐC1/KDBH ngày 20/03/2003 Giấy phép diều chỉnh số 21GPĐC3/KDBH ngày 28/05/2004, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm:

- Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người

- Bảo hiểm tài sản và thiệt hại

- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không.

- Bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm bắt buộc quy định tại nghị định số: 115/1997/NĐ-CP ngày17/12/1997 về trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3)

- Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro có liên quan

- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng

- Bảo hiểm tín dụng và các rủi ro tài chính

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam thời gian qua

2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam thời gian qua

Quan điểm chung về chính sách thương mại của Việt Nam là thực hiện một chính sách thương mại hướng về xuất khẩu thay thế dần nhập khẩu và thực hiện bảo hộ một cách hợp lý tiến đến xóa dần các biện pháp bảo hộ khi tham gia vào các định chế thương mại quốc tế Thực hiện chính sách gia tăng xuất khẩu phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Những năm qua thực hiện chính sách này, thương mại hóa quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định Điều này thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006 Đơn vị: Tỷ USD

Năm KN XK KN NK Tổng KN

(Nguồn Niên giám thống kê 2005, tạp chí ngoại thương số 2 ngày 11-

Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng tốc độ tăng tổng KN XNK bình quân trong giai đoạn 2003-2006 là 23% Vào năm 2003 KN XNK của Việt

Nam đạt 45,4 tỷ USD trong đó KN NK đạt 25,3 tỷ USD; KN XK đạt 20,1 tỷ

USD Thì đến năm 2006 KN XK đã đạt 39,6 tỷ USD; còn KN NK là 44,4 tỷ

USD; tổng KN XNK là 84 tỷ USD Đặc biệt năm 2004 tăng so với năm 2003 là

28,85% đây là năm mà tốc độ tăng đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2003-2006.

Hai năm 2005; 2006 tốc độ tăng có giảm so với năm 2004 về số tương đối nhưng về số tuyệt đối thì KN XNK vẫn tăng rất nhiều, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 14,6 tỷ USD.

Như vậy có thể thấy rằng hoạt động XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam Hoạt động XNK từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế XNK của Việt Nam đạt được những kết quả khả quan vượt mục tiêu đề ra chủ yếu là nhờ:

- Kinh tế trong nước tiếp tục phát triển, sản xuất hàng hóa XNK đạt được sự tiến bộ rõ rệt, nguồn hàng khá dồi dào, nhiều mặt hàng mới trỗi dậy đủ sức cạnh tranh tại các thị trường quốc tế, nhất là các mặt hàng công nghiệp chế biến Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may, giầy cũng đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng nhiều hơn nguyên phụ liệu góp phần làm giảm nhập khẩu những loại này.

- Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự có mặt của hai mặt hàng là cà phê và cao su trong tốp 9 mặt hàng đạt trị giá xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bên cạnh dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ và linh kiện điện tử. Điều đáng quan tâm nữa là tốc độ tăng xuất khẩu của nước ta năm 2006 không phụ thuộc vào dầu thô như các năm trước, dù đây là mặt hàng rất quan trọng Xuất khẩu các mặt hàng phi dầu thô tăng 25% so với năm 2005.

- Kinh tế - Thương mại thế giới trên đà phục hồi, sức mua của thị trường tăng mạnh khiến cho giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nhất là dầu thô, tăng cao so với các năm trước.

- Bên cạnh những hoạt động của các cơ quan, ban, ngành của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất hàng hóa và mở rộng thị trường XNK thì sự năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm qua đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng XNK. Đối với nước ta, XNK tăng nhanh về mặt giá trị cũng như xét về độ mở cửa của nền kinh tế Theo dự báo của bộ thương mại, thì hoạt động hàng hóaXNK của ta sẽ có tốc độ tăng trưởng cao khi chúng ta thiết lập được quan hệ thương mại với một số thị trường trọng điểm Trong thời gian tới các thị trường trọng điểm trong quan hệ thương mại Việt Nam sẽ là Trung Quốc, Mỹ,

Asean, EU, Châu Phi Ngoài châu phi, các thị trường này đều là những thị trường có tính cạnh tranh cao do đó các doanh nghiệp XNK của chúng ta phải cố gắng rất nhiều Điều này dẫn đến việc mua bảo hiểm ccho hàng hóa sẽ được các doanh nghiệp XNK rất quan tâm và chắc hẳn họ sẽ muốn tham gia bảo hiểm trong nước để tiết kiệm chi phí trong cạnh tranh nếu các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu Như vậy thị trường tiềm năng cho bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển ở nước ta là rất lớn Và thực tế gần đây các doang nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã dần dần xây dựng được niềm tin với khách hàng trong nước

2.2.2 Thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam trong thời gian qua

Lịch sử bảo hiểm HH XNK của Việt Nam đã có từ lâu Ngay từ khi thành lập, ngày 15/01/1965, công ty bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa Nhưng cho đến nay hoạt động bảo hiểm HH XNK của chúng ta tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao Theo kết qủa hoạt động ngoại thương của Việt Nam cho thấy KN XNK hàng năm ngày một gia tăng Nếu như tất cả lượng hàng hóa này đều mua tại các công ty bảo hiểm trong nước thì doanh thu của ngành bảo hiểm sẽ rất lớn Nhưng thực tế

KN XNK tham gia bảo hiểm khai thác được lại rất nhỏ Đây là một điều đáng buồn cho nghiệp vụ bảo hiểm HH XNK vận chuyển bằng đường biển đó là ngành bảo hiểm nước nhà đã bỏ phí một lượng hàng hóa tham gia bảo hiểm khổng lồ Theo thông lệ quốc tế tất cả các HH XNK đều phải mua bảo hiểm.Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đọan 2002 – 2006 luôn tăng qua các năm, nó chứng tỏ một tiềm năng rất lớn về ngoại thương cũng như bảo hiểm hàng hóa XNK Tuy nhiên nghiệp vụ này lại chủ yếu nhường cho các công ty bảo hiểm nước ngoài còn các công ty trong nước lại đua nhau cạnh tranh một phần rất nhỏ Vậy tại sao có hiện tượng này? Thực trạng trên đây là do một số nguyên nhân sau:

- Tính cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ta chưa đạt đến trình độ cao, chưa thực sự mang tầm quốc tế, còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh, phương pháp nghiêm cứu thị trường và tiếp thị khách hàng Các nhà bảo hiểm trong nước chưa chiếm được niềm tin của khách hàng, đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu.

- Chất lượng đội tàu trong nước chưa cao, giá cước vận chuyển cũng cao Hiện nay nhu cầu vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 80% tổng nhu cầu vận tải HH XNK của Việt Nam nhưng đội tàu của chúng ta mới chỉ đáp ứng được một khối lượng rất nhỏ hàng hóa XNK đó còn lại là nước ngoài đảm nhiệm vì vậy các nhà bảo hiểm nước ngoài cũng đảm nhận luôn khâu bảo hiểm.

- Thói quen XNK của các doanh nghiệp XNK Việt Nam áp dụng phương thức xuất theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF Với phương thức XNK này đã hạn chế khả năng kí kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam Đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài.

- Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa mang tầm quốc tế Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung bảo hiểm HH XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng không những còn nhiều hạn chế so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới Bởi vì với xu hướng phát triển của thị trường thế giới thì cũng đòi hỏi ngành bảo hiểm mở rộng hơn quy mô cán bộ, đặc biệt là cán bộ giỏi, xuất sắc Các nhà XNK nước ngoài họ chưa thật sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngọai thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.

- Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất theo điều kiện FOB, nhập theo điều kiện CIF Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một thời gian ngắn.

Kiến nghị

- Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000 tạo tính chuyên nghiệp hơn cho thị trường bảo hiểm Việt Nam làm cho các DNBH phát triển Tuy nhiên luật mới ra đời nên vẫn còn có những thiếu sót và hạn chế đòi hỏi cần có những thay đổi bổ sung cần thiết để phù hợp với thực tế phát sinh Những điều khoản phải được cụ thể rõ ràng tránh những trường hợp gây hiểu nhầm. Áp dụng một cách linh hoạt các tập quán thương mại quốc tế sao cho phù hợp với thực tế Việt Nam.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm HH XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng và các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung bộ tài chính lên quy định mức phí sàn sau đó để cho các công ty tự tính toán mức phí đối với sản phảm của rmình Điều này sẽ làm tăng tính sáng tạo, năng động của doanh nghiệp đồng thời tăng tính cạnh tranh đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

- Việc bắt buộc tham gia đối với HH nhập khẩu tại các doanh nghiệp bảo hiểm có trụ sở tại Việt Nam phải được quy định rõ ràng Bộ tài chính cũng cần có chế độ xử phạt hành chính, tăng thuế, xuất toán phí bảo hiểm đối với những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không mua bảo hiểm tại các DNBH có trụ sở tại Việt Nam kể cả trường hợp nhập khẩu theo giá CIF

- Quy định rõ ràng phạm vi hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ của các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, tổ chức môi giới tại Việt Nam.

- Việc tuyển dụng các và sử dụng đại lý cộng tác viên cần phải quy định chặt chẽ hơn Cần có những quy định về việc xử lý những cán bộ, đại lý, cộng tác viên tham gia hợp tác với khách hàng để trục lợi bảo hiểm.

- Nghiệp vụ bảo hiểm HH XNK vận chuyển bằng đường biển liên quan nhiều đến các đối tác nứơc ngoài, các điều khoản cũng như thông lệ quốc tế do đó cần chú trọng việc đào tạo các luật sư, thẩm phán hiểu biết sâu về lĩnh vực bảo hiểm và lĩnh vực XNK HH để khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại về bảo hiểm có thể đứng ra giải quyết mà không phải thuê luật sư, thẩm phán nước ngoài Đây là tất yếu khách quan để phát triển và hoàn thiện hơn nữa ngành bảo hiểm.

- Bộ tài chính phải theo giõi sát sao hoạt động của các doanh nghiệp để tránh trường hợp cạnh tranh không lành mạnh có tác động xấu đến thị trường.Ví dụ như hiện tượng giảm phí và mở rộng phạm vi bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm HH XNK làm trái các thông lệ quốc tế vẫn liên tục xảy ra.

3.1.2 Đối với cơ quan quản lý bảo hiểm Việt nam

- Giữa các công ty bảo hiểm Việt Nam còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm HH XNK vận chuyển bằng đường biển vì vậy việc cạnh tramh không lành mạnh xảy ra bằng việc hạ thấp phí bảo hiểm Tình hình sẽ trở lên nghiêm trọng rất nhiều khi các công ty bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thi trường bảo hiểm Việt Nam Với khả năng tài chính mạnh, kinh nghiệm hoạt động lâu đời họ sẵn sàng lỗ thời gian đầu tại thị trường bảo hiểm mới sau khi chiếm lĩnh được thị trường họ sẽ quay trở lại lũng đoạn thị trường Hơn nữa khi hội nhập quốc tế, trình độ dân trí về bảo hiểm nâng cao, trình độ quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh XNK nói riêng sẽ ngày càng phát triển Lúc đó, việc lựa chọn sản phẩm của công ty bảo hiểm nào sẽ không chỉ căn cứ vào phí bảo hiểm mà còn quan tâm đến nhiều vấn đề khác như khả năng tài chính của công ty, kinh nghiệm hoạt động, chất lượng dịch vụ Như vậy cạnh tranh qua phí chỉ mang tính tất thời, cạnh tranh qua chất lượng dịch vụ mang tính ổn định lâu dài hơn Để ngăn chặn hiện tượng hạ phí tuỳ tiện trên thị trường bảo hiểm Việt Nam công ty tái bảo hiểm quốc gia không nhận tái bảo hiểm cho những hợp đồng bảo hiểm có mức phí thấp Đồng thời bên cạnh đó thì ngay bản thân các công ty bảo hiểm cần phải kinh doanh lành mạnh và phải có trọng tài đứng ra dàn xếp mức phí.

- Hiện nay, hiệp hội bảo hiểm việt Nam đã đi vào hoạt động và đã đưa ra quy chế về hợp tác giữa các công ty bảo hiểm nhưng các biện pháp thì cần cứng rắn hơn để buộc các công ty bảo hiểm phải nghiêm túc thực hiện.

3.1.3 Đối với các ngành liên quan

- Các công ty Việt Nam có thói quen là “xuất FOB mhập CIF” điều này sẽ làm cho chúng ta mất đi cơ hội cho ngành bảo hiểm và ngành vận tải biển.

Do đó chúng ta cần xoá bỏ đi thói quen này để tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm và ngành vận tải biển trong nước có cơ hội phát triển.

- Một yếu tố rất quan trọng trong nghiệp vụ bảo hiểm HH XNK vận chuyển bằng đường biển là khâu đề phòng và hạn chế tổn thất Thực tế qua một số vụ đâm va dẫn đến tổn thất có thể thấy rằng trình độ của đội ngũ thuỷ thủ, thuyền viên của ta còn hạn chế Do đó ngành hàng hải nói chung và các đội tàu nói riêng phải hết sức quan tâm và có đầu tư thích đáng Mặt khác để ngành hàng hải Việt Nam hoạt động có hiệu quả thì đi đôi với việc phát triển đội tàu Việt Nam, công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ thuỷ thủ, thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý, điều hành an toàn tàu phải được đặt lên ngang tầm, có như vậy thì mới đáp ứng được tầm vóc và đòi hỏi của đội tàu biển Việt Nam trong những năm tới.

- Một vấn đề cần nhắc tới nữa là vấn đề về luật hàng hải Trong luật hàng hải của chúng ta còn chưa rõ ràng, thiếu một số trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu, các căn cứ cho việc kiện bắt giữ tàu Nói chung là còn thiếu phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế Trong tình hình hiện nay, Việt nam đang mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, sự giao lưu hàng hải ngày một phát triển thiết nghĩ các nhà làm luật Việt Nam cần phải giải quyết vấn đề trên, tạo hành lang pháp lý an toàn đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức và cá nhân tham gia vào quan hệ hàng hải qua đó khuyến khích các doanh nghiệp trong nước yên tâm “Xuất CIF nhập FOB”

Trong bảo hiểm khâu khai thác luôn là một khâu vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một nghiệp vụ bảo hiểm.

Vì vậy, làm tốt khâu này là một vấn đề cần được quan tâm đích đáng Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp của các khâu khác.

Ngày đăng: 23/06/2023, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bài giảng Thống kê – TS. Nguyễn Văn Định Khác
2. Bài giảng Kinh tế bảo hiểm – Ths. Phạm Thị Định Khác
3. Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm – Ths. Tôn Thị Thanh Huyền Khác
4. Giáo trình Kinh tế bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Chủ biên PGS.TS Hồ Sĩ Sà – Nxb Thống kê Khác
5. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Chủ biên TS Nguyễn Văn Định – Nxb Thống kê Khác
6. Luật kinh doanh bảo hiểm – Nxb Chính trị Quốc gia 2005 7. Niên giám thống kê 2005 Khác
8. Tạp chí bảo hiểm Số 3/T6/2006; Số 4/2006; Số 3/T10/2004; Số 4/2003 Khác
11. Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương - Nguyễn Hồng Đàm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 38)
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006 - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.1 Kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2006 (Trang 43)
Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác BH HH XNK vận chuyển bằng đường biển - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Sơ đồ 2.2 Quy trình khai thác BH HH XNK vận chuyển bằng đường biển (Trang 51)
Bảng 2.2: Doanh thu phí toàn công ty và doanh thu phí BH HH  XNK vận - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.2 Doanh thu phí toàn công ty và doanh thu phí BH HH XNK vận (Trang 53)
Bảng 2.3: Kết quả khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.3 Kết quả khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng (Trang 55)
Bảng 2.4: Kết quả  khai thác BH HH XNK vận chuyển bằng đường biển theo loại hàng hoá tại IAI (2003-20006)                                                                                                                          (Nguồn công ty bảo hiểm IAI) - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.4 Kết quả khai thác BH HH XNK vận chuyển bằng đường biển theo loại hàng hoá tại IAI (2003-20006) (Nguồn công ty bảo hiểm IAI) (Trang 57)
Bảng 2.5: Số đơn BH HH XNK VC bằng đường biển theo nhóm khách - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.5 Số đơn BH HH XNK VC bằng đường biển theo nhóm khách (Trang 61)
Bảng 2.6: Kết quả  khai thác BH HH XNK vận chuyển bằng đường biển theo nhóm  kh tại IAI (2003-20006) (Nguồn công ty bảo hiểm IA - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.6 Kết quả khai thác BH HH XNK vận chuyển bằng đường biển theo nhóm kh tại IAI (2003-20006) (Nguồn công ty bảo hiểm IA (Trang 63)
Bảng 2.7: Một số hợp đồng lớn đã tham gia tại công ty trong năm 2006. - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.7 Một số hợp đồng lớn đã tham gia tại công ty trong năm 2006 (Trang 65)
Bảng 2.8: Tỷ trọng chi phí khai thác trong tổng chi của BH HH XNK VC - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.8 Tỷ trọng chi phí khai thác trong tổng chi của BH HH XNK VC (Trang 66)
Bảng 2.9: Chi phí khai thác nghiệp vụ BH HH XNK VC bằng đường biển - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.9 Chi phí khai thác nghiệp vụ BH HH XNK VC bằng đường biển (Trang 67)
Bảng 2.11: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng - Luận văn tốt nghiệp tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty ld tnhh bảo hiểm châu á – ngân hàng công thương (iai) giai đoạn 2003 2006
Bảng 2.11 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w