1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên

101 1,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 282 KB

Nội dung

Rất rất hay!

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GAP Good Agriculture Practice: Thực hành nông nghiệp tốt

IPM Integrated pest management: Quản lý dịch hại tổng hợp

KHCN Khoa học công nghệ

PCR Polymerase Chain Reaction: Phản ứng chuỗi trùng hợp

ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay: Kỹ thuật phát hiện

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 8

Bảng 1.2: Sản lượng một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục.18 Bảng 1.3: Diện tích một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục .18 Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới 19

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2002-2008 21

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2008 22

Bảng 1.7 Gốc ghép và tính năng của gốc ghép 36

Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của các tổ hợp ghép 48

Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ nảy mầm của các tổ hợp ghép 49

Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép 6 tháng tuổi 54

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến tỷ lệ sống của cành ghép 57

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến tỷ lệ nảy mầm của cành ghép 59

Bảng 3.7: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua 60

Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc chấp 62

Bảng 3.9: Kết quả ảnh hưởng của gốc ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép (sau 6 tháng) 64

Bảng 3.10: Thời gian xuất hiện các loại sâu bệnh hại 69

Bảng 3.11: Mức độ sâu bệnh hại trên các tổ hợp ghép 70

Bảng 3.12: Số lượng và tỷ lệ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn 72

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tuổi gốc đến tỷ lệ sống của cành ghép 74

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tuổi gốc đến tỷ lệ nảy mầm của cành ghép 75 Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua 1 tuổi 76

Trang 3

Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua 3 tuổi 77Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng

của cành ghép sau 6 tháng 79Bảng 3.18: Tương quan giữa đường kính gốc ghép 1 tuổi và đặc điểm sinh

trưởng cành ghép 82Bảng 3.19: Tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 tuổi và sinh trưởng

của cành ghép 86

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 3.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành dòng TN13 52Hình 3.2: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép dòng XB - 4 52Hình 3.3: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép dòng XB-106 52Hình 3.4: Đồ thị động thía tăng trưởng chiều dài cành ghép bưởi đỏ 52Hình 3.5: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi

chua 62Hình 3.6: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép của một số

dòng cam quýt trên gốc chấp 63Hình 3.7: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi

chua 1 tuổi 78Hình 3.8: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc

ghép 3 tuổi 79

Hình 3.9: Đồ thị phân tích tương quan tuyến tính giữa đường kính gốc

ghép 1 tuổi và đường kính cành ghép 84Hình 3.10: Đồ thị phân tích tương quan tuyến tính giữa đường kính gốc

ghép1 tuổi và chiều dài cành ghép 85Hình 3.11: Đồ thị phân tích tương quan tuyến tính giữa đường kính gốc

ghép và tỷ lệ số lá/số mắt lá 86Hình 3.12: Đồ thị tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 tuổi và đường

kính cành ghép 88Hình 3.13: Đồ thị tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 tuổi và chiều

dài cành ghép 89Hình 3.14: Đồ thị tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 tuổi và tỷ lệ

số lá/số mắt lá 89

Trang 5

PHÂN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây ăn quả có múi (Citrus) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho

hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng Ở Việt Namkhi vấn đề lương thực cơ bản được giải quyết, phát triển sản xuất cây ăn quả

đã và đang trở thành mũi nhọn kinh tế sau khi gia nhập WTO

Hiện nay, nhu cầu thị trường trong nước rất cao với những sản phẩmquả không hạt, chất lượng ngon, dễ bảo quản, vận chuyển Các sản phẩm quảcam, bưởi, quýt, không hạt có độ đường cao vẫn phải nhập từ Thái Lan,Trung Quốc để tiêu dùng trong nước với số lượng rất lớn Trước nhu cầu của

sản xuất, tiêu thụ và chế biến cây có múi (citrus…) việc nghiên cứu các khâu

kỹ thuật bổ sung nhằm hoàn thiện công tác tuyển chọn giống mới trước khiđưa ra sản xuất là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn đem lại hiệuquả cho bà con nông dân vùng sản xuất hàng hóa cây ăn quả chất lượng cao

Cây có múi có phổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi vàtạo nên những vùng quả đặc sản cho từng vùng sinh thái như bưởi Diễn,bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch, camVân Du, cam Xã Đoài, quýt Bắc Sơn … Mỗi loại có hương vị riêng đặctrưng cho các vùng miền của đất nước và ngày càng được người tiêu dùng

ưa chuộng Cây có múi đang trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuấtquả tươi của các vùng kinh tế Do được trồng trọt lâu đời cùng với kỹ thuậttrồng trọt, chăm sóc mang tính kinh nghiệm, sự phát sinh của sâu bệnh hại,

sự biến đổi của điều kiện thời tiết nên các vùng trồng cây có múi của nước

ta đang đặt ra các vấn đề cần được quan tâm như: suy thoái giống, năngsuất, chất lượng giảm; quả sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn củamột loại quả hàng hóa

Trang 6

Để có cây giống tốt, đạt tiêu chuẩn, chất lượng quả đáp ứng được thịhiếu của người tiêu dùng cần phải qua bình tuyển, xét chọn những cây đầudòng và có kỹ thuật nhân giống phù hợp để đạt được những tiêu chí riêngnhư: Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, gốc ghép, cành ghép, mắt ghép, cànhchiết, bộ rễ, thân, lá … (Bộ Nông nghiệp và PTNT 10TCN629-2006) [5].Tuy nhiên trên thực tế đa số các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả có múi đềuthiếu hẳn vườn cây đầu dòng, các kỹ thuật nhân giống theo kinh nghiệm dângian nên chất lượng cây con chưa đáp ứng được yêu cầu Từ đó, gây ra nhiềukhó khăn và thiệt hai cho người sản xuất quả có múi Trước tình hình trên

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại Thái Nguyên”.

2 Mục đích và yêu cầu

2.1 Mục đích

Nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép trên cây cam quýt nhằm xác địnhđược tổ hợp gốc ghép thích hợp cho công tác nhân giống một số dòng câycam quýt tại Thái Nguyên

Trang 7

- Giúp học viên trau dồi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thực hành thínghiệm, thu thập và xử lí số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học

- Kết quả nghiên cứu đã góp phần vào chuyên ngành cây ăn quả những

ý nghĩa khoa học mới về lĩnh vực cây có múi, xác định được một số tổ hợpgốc ghép đem lại giá trị cao trong nghiên cứu, là tài liệu tham khảo có giá trị

và trong giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài sẽ giúp đưa ra những kiến nghị và đề xuất cho công tác chọn tạo và nhân giống một số dòng cây có múi nghiên cứu nói riêng và cây ăn quả

có múi nói chung

- Cung cấp thêm nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống cây có múi

ở địa phương

- Có giá trị cho việc lựa chọn cây gốc ghép góp phần phát triển hàng hóa cây có múi ở miền Bắc Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Cây có múi có cấu tạo hoa lưỡng tính và là cây giao phấn nên các câytrồng từ hạt (cây thực sinh) có tính biến dị lớn thường không duy trì đượcnhững đặc tính của cây mẹ Vì vậy trong quá trình sản xuất người nông dân ítkhi nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mà đa phần là nhân giống vô tính.Qua các quá trình di thực bằng nhân giống vô tính nhiều giống duy trì đượcmột số đặc tính tốt của cây mẹ nơi nguyên sản, ngoài ra nó còn thể hiện một

số đặc tính tốt hơn Các nhà chọn giống có kinh nghiệm chia phương phápnhân giống vô tính thành 2 dạng khác nhau:

+ Dạng thứ nhất là những cây nhân giống vô tính bằng cách ghép, chiếtcành, giâm cành, hoặc nuôi cấy invitro Các thế hệ cây con này có cấu trúc ditruyền của quần thể phức tạp, mức độ dị hợp cao, phân li mạnh khi sinh sảnhữu tính nhưng cây con cơ bản mang đặc tính di truyền của cây mẹ (HoàngNgọc Thuận 2004) [29]

+ Dạng thứ hai là những cây nhân giống vô tính có nguồn gốc phôi tâm

và sinh sản vô phôi Sự hình thành hạt vô tính có chứa các phôi tâm hoặc sinhsản vô phôi là đặc tính quan trọng của đa số các loài trong họ phụ cam quýt

Đa số các loài cam quýt có thể cho ra các cây mọc từ hạt vô tính, có nguồngốc từ các tế bào sôma phôi tâm Mặc dù cây con phôi tâm trên cơ bản biểuhiện các đặc trưng của cây mẹ, nhưng có khả năng hình thành các dạng hìnhkhác nhau, những biến đổi này có thể là các biến dị sôma do kết quả trao đổichất của các giao tử đực và noãn mà thành, cũng có thể được hình thành trongquá trình dung hợp tế bào và do tác động của những điều kiện sinh thái(Hoàng Ngọc Thuận 2004, Trịnh Duy tiến 1999) [29] [23]

Trang 9

Trong thực tiễn sản xuất đa số người nông dân sử dụng phương pháptriết cành và ghép cành để nhân giống cây có múi Ở hầu hết các vườn ươmsản xuất kinh doanh cây giống họ cây có múi đều được nhân giống bằng kỹthuật ghép cây Thông thường, các giống được dùng làm gốc ghép thường làgốc bưởi chua Các cây ghép sinh trưởng nhanh, phát triển tốt và sớm ra hoađậu quả Đa số các cây con nhân giống bằng phương pháp này giữ đượcnhững đặc điểm của cây đầu dòng (Nguyễn Minh Châu 2005) [7].

1.2 Nguồn gốc, phân loại cây có múi

1.2.1 Nguồn gốc

Trên thế giới, cây có múi có lịch sử trồng trọt từ rất lâu đời Cây có múiđược trồng ở vùng Đông Nam châu Á cách đây khoảng 4.000 năm trướcCông nguyên (Webber, 1967) [52]

Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt đang được trồng hiệnnay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu

Á Tanaka (1979) đã vạch ra đường ranh giới vùng xuất xứ của giống thuộc

chi Citrus từ phía Đông Ấn Độ (chân dãy Hymalaya) qua Úc, miền Nam

Trung Quốc, Nhật Bản… Hàn Ngạn Trực đời Tống trong “Quýt lục” đãghi chép về phân loại và các giống ở Trung Quốc Điều này cũng khẳng

định thêm về nguồn gốc các giống cam chanh (Citrus sinensis Osbeck) và

các giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới gấp khúc Tanaka (TrầnThế Tục 1998) [31]

Nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc quýt Kinh (Citrus nobilis Lour) là ở

miền Nam Việt Nam Thực tế ở Việt Nam ta từ bắc chí nam ở vùng nào cũng

có trồng cam sành với nhiều vật liệu giống với các tên địa phương khác nhau

mà không nơi nào trên thế giới có như: cam sành Bố Hạ, cam sành Hàm Yên,Yên Bái, Cam sen Yên Bái, Cam sen Đình Cả - Bắc Sơn, cam bù Hà Tĩnh…(Trần Thế Tục, 1998) [31]

Trang 10

Nguồn gốc bưởi trùm là ở tây Ấn Độ, còn nguồn gốc của bưởi thì ởMalaisia (theo Chawalit Nigomdhnm 1992) Sau đó được trồng rộng rãi ởTrung Quốc, miền nam nước Nhật, tây Ấn Độ, Địa Trung Hải, Mỹ Theo TônThất Trình (1995) bưởi có nguồn gốc ở Ấn Độ Như vậy các tác giả trong vàngoài nước nghiên cứu về nguồn gốc thấy rằng: Bưởi có nguồn gốc từ Ấn Độ,Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và Ánhiệt đới nóng.

Giống cam Washington navel là có nguồn gốc từ Bahia, Brazil và có

thể là đột biến của giống cam ngọt “Seleta” được nhập nội vào Úc năm 1824,

ở Florida (Mỹ) năm 1835, California năm 1870 và từ Washington D.C(Hartman.HK and Dele E Kester Davies 1983) [43]

Trên thế giới hiện nay người ta sử dụng các hệ thống phân loại củaSwingle, Tanaka và Hogdson Trong hệ thống phân loại công bố năm 1943trong tác phẩm “ Citrus industry” Swingle chia cam quýt ra làm 16 loài.Tanaka chia thành 144 loài, còn Dzukovskii chia thành 157 loài (1971) Nhànghiên cứu cam quýt người Mỹ Hogdson, trên cơ sở phân tích, phê phán cả 2

hệ thống phân loại, tạo ra một hệ thống phân loại mới bao gồm 16 loài từ hệthống của Swingle và hơn 20 loài từ hệ thống của Tanaka (Hoàng NgọcThuận 2004), (Trần Thế Tục và cs, 1998) [29] [31]

Trang 11

Sự phân loại cam quýt khá phức tạp vì có các yếu tố như: vòng di thực

và khả năng thích ứng rộng, có rất nhiều giống (Cultivars) trong sản xuất và các dạng con lai của giống này (Hybrids), hiện tượng hạt đa phôi, đột biến và

hiện tượng đa bội thể cũng là những nhân tố gây khó khăn cho phân loại camquýt (Phạm Văn Côn, 1997)[9]

Cam quýt thuộc bộ cam quýt (Rutales), họ cam quýt (Rutaceae), được phân chia làm 130 giống (genera) với những đặc điểm chung như cây có

mang tuyến dầu (chủ yếu phân bố ở lá), bầu lọc nối trên đài hoa, lá phần lớn

có đỉnh viền răng cưa, quả thảo gồm 2 hay nhiều noãn bên trong, 130 giống

này nằm trong họ phụ khác nhau, trong đó họ phụ hoa hồng (Aurantirideae)

là có ý nghĩa nhất Sự phân loại chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantirideae có tộc Citereae (28 giống) và tộc phụ Citrnae (13 giống), 3 nhóm: “tiền cam quýt”,

“gần cam quýt”, và nhóm “cam quýt thực sự” (True Citrus group) được phân

bố từ Citreace và tộc phụ Citrnae (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [34].

Cam quýt gồm 100 đến 160 loài (Specias) khác nhau, Tanaka quan sát thực tiễn sản xuất và cho rằng các giống (Cultivars) cam quýt quả trong quá

trình trồng trọt đã biến dị trở thành giống mới Ông quan sát ghi chép tỷ mỉ đặcđiểm hình thái của các giống đã biến dị này và phân chúng thành một loài mớihoặc giống mới có tên khoa học với tên khoa học được bắt đầu bằng tên giốnghoặc loài đã sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ Horticulturre Tanaka, Swingle

đã phân chia cam quýt ra thành 16 loài tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phảidùng bảng phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân

loại này chi tiết đến từng giống Có 10 loài quan trọng nhất trong nhóm True Citrus group và nhóm con lai được liệt kê ở bảng bảng sau và một số nhóm

con lai phổ biến, đây là những loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với conngười, có thể được mô tả như sau (Vũ Công Hậu, 2000; Đường Hồng Dật2003) [17] [12]

Trang 12

Bảng 1.1: Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

1 C.sisnensis Osbeck Sweets Orange Cam ngọt

6

C.aurantifolia Swingle

Lime

Chanh vỏ

mỏng

10

C.fortunenna Swingle

- Trước khi ra cành xuân (từ tháng 2 đến tháng 3)

- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (từ tháng 6đến tháng 8)

Trang 13

- Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10)

1.3.2 Thân, cành, lá

- Thân, cành: cam quýt có đặc điểm là (tự rụng ngọn) sau khi cành phát

triển đến mức nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và có khi cả 1 - 2 mầm phíadưới sẽ rụng đi hiện tượng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho camquýt không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp, đây là cơ sở cho việc cắt tỉahàng năm

Một năm cam quýt ra nhiều đợt cành

+ Cành xuân ra vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa và quả, cành thườngngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu

+ Cành hè được mọc ra từ cành xuân cùng năm thường ra vào tháng 5

-7 là cành dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to

+ Cành thu: ra vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành xuân và cành

hè cùng năm

+ Cành đông: ra vào tháng 11 - 12 thường sinh ra trên cành quả vô hiệucành đông là cành yếu nhất trên các loại cành

Cành cam quýt được phân chia làm 3 loại:

+ Cành mẹ: Là cành sinh ra cành quả Nó có thể là cành xuân, hè, thunăm trước Qua theo dõi cho thấy tuỳ theo giống, thường cành thu hoặc cành

hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao

+ Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh, có nhiệm

vụ là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn

rõ, năm nay là cành dinh dưỡng, sang năm có thể là cành mẹ Thuộc loại cànhdinh dưỡng có một loại cành đặc biệt thường mọc vào mùa hè đó là “cànhvượt” Cành này mọc từ trong thân chính đâm thẳng ra, dài 30cm đến 1,5m,

có gai dài và to, đốt lá dài, lá to màu xanh nhạt Khi còn nhỏ có thể lợi dụng

Trang 14

loại cành này để tạo tán hoặc khi cây già yếu cần phục tráng cho cây Còn đốivới cam kinh doanh thì cắt bỏ tránh cho cây khỏi rụng quả và bớt sâu bệnh.

+ Cành quả: Tuỳ giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 - 25cm,thông thường từ 3 - 9cm Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quảkhông có lá Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân (Trần Như Ý, Đào ThanhVân, 2000) [34]

- Lá: Theo quan điểm tiến hoá thì cam quýt vốn có lá kép Dấu vết cònlại là eo lá dưới gốc lá đơn Eo lá là đặc điểm để phân biệt các giống Tuổi thọcủa lá thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây Ở ViệtNam trung bình tuổi thọ của lá từ 15 - 24 tháng, ở vùng Á nhiệt đới có thể kéodài hơn Những lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, ở nước tarụng nhiều vào mùa đông Tuỳ theo giống và mùa lá có thể khác nhau về hìnhdạng, độ lớn, màu sắc… Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là vớitrọng lượng quả Theo nghiên cứu trên cam Washington Navel (Mỹ) thấy:Nếu có 10 lá /quả thì quả nặng 70g, nếu có 35 lá/quả thì quả nặng 120g, nếu

có 50 lá/quả thì quả nặng 180g (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [34]

1.3.3 Hoa, quả, hạt

- Hoa: công thức hoa: K5 C5A(20 - 40)G(8 - 15)

Là loại hoa đầy đủ, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra

rộ Một cây cam có thể nở tới 60.000 hoa nhưng chỉ còn 1% đậu quả là cóthể đạt sản lượng 100kg/cây Vì vậy hoa thường rụng nhiều, có giống yêucầu thụ phấn nhưng cũng có giống không thụ phấn cũng đậu quả như camNavel Thông thường tỷ lệ đậu quả của cam quýt là 3 - 11% (Bùi Huy Đáp,1960) [13]

- Quả: thuộc loại quả mọng khi còn xanh chứa nhiều acid đến khi chínthì lượng acid giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên Cấu tạo quả gồm

2 phần: vỏ ngoài và vỏ giữa

Trang 15

Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tếbào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng.

Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng

+ Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành mộtlớp mỏng Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được Khiquả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ

+ Lớp trắng: Dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màutrắng, màu vàng hoặc màu hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tuỳ giống

Sự phát triển của quả trải qua hai đợt rụng quả sinh lý:

+ Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng một tháng (tháng 3 - tháng 4) quả cònnhỏ khi rụng mang theo cả cuống

+ Đợt 2: khi quả đạt đường kính 3 - 4cm (cuối tháng 4) quả rụng khôngmang theo cuống

- Hạt: tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màusắc phôi hạt Các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạtđơn phôi (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [34]

1.4 Yêu cầu sinh thái

1.4.1 Nhiệt độ

Cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưakhí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu đượcnhiệt độ thấp Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12 - 390C.Quýt sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 270C, cam sinh trưởng tốt ởnhiệt độ 23 - 290C Một số loài có thể chịu được nhiệt độ - 50C trong thời gianngắn Quýt Unshiu chỉ bị hại chết khi nhiệt độ xuống đến - 110C, camWashingtơn Navel bị hại khi nhiệt độ không khí - 90C Những giống thíchứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quảđẹp Ở nhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng,

Trang 16

lá rụng, cành bị khô héo Tuy vậy, có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độkhông khí lên đến 50 - 570C (Đường Hồng Dật, 2003) [12]

Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm > 170C có thểtrồng cam quýt Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn cácvùng khác đều có thể phù hợp với cây cam (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân,2000) [34]

1.4.2 Ánh sáng

Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000 lux(tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sángtán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ Nhưng không nên trồng dưới các bóng cây

to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại.Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý vàvườn cam quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng Đặc biệt ở cácvùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ýđến điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt.Các giống cam quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cầnnhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh (Nguyễn ThịMinh Phương, 2007) [20]

1.4.3 Nước

Ẩm độ không khí là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sinhtrưởng của cam quýt, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, íttiêu hao năng lượng cho quá trình hút nước Nếu ẩm độ quá cao sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển như bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rámquả do nấm, ẩm độ quá cao sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc camquýt ít tươi thắm hơn, nhiệt độ cùng với ẩm độ quá cao làm quả phồng xốpchất lượng kém Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75% (PhạmThị Chữ, 1996; J Saunt, 1990) [8] [50]

Trang 17

Nước rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa vàquả đang đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giai đoạn phình quả đến khiquả chuẩn bị chín Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt là từ 1000 -

2400 mm/năm, tối thuận là 1200 mm (Saunt, 1990) [49] Các vùng trồng camquýt trên thế giới để có sản lượng cao đều có các phương pháp tưới hợp lýkhông phụ thuộc vào nước trời Ở những vùng trồng cam quýt có kỹ thuật caongười ta có thể dùng biện pháp tưới nước để điều khiển sự phân hoá hoa, tỷ lệ

nở hoa, hoa nở sớm hoặc muộn và đặc biệt là chất lượng quả

1.4.4 Đất và dinh dưỡng

- Đất đai: Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt

đó là tầng sâu đất, đất rễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nướcngầm ổn định Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn địnhkhông lên xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng củacam quýt Mực nước ngầm đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 mdưới mặt đất Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5 - 6,5, đấtquá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc một

số nguyên tố như đồng (Cu) Đất quá kiềm làm cây khó hút một số nguyên tốnên có bảng hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe) Nhìn chung đất phù hợp với camquýt là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi (PhạmThị Chữ,1996; J Saunt, 1990) [7] [49] Đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệkhoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp với trồng cam quýt

- Dinh dưỡng: để phát triển tốt cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ vàcân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố

vi lượng Cu, Mg, B

+ Đạm (N): là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất vàphẩm chất quả Đạm xúc tiến sự phát triển thân cành lá, thúc đẩy việc hìnhthành lộc mới trong năm Nhiều đạm quá mức có ảnh hưởng xấu đến chất

Trang 18

lượng quả: quả to, vỏ dày, phẩm chất kém, quả lên mã chậm, màu sắc quảđậm hơn bình thường, hàm lượng vitamin C trong quả giảm Thiếu đạm lámất diệp lục ngả sang màu vàng, nhánh quả nhỏ mảnh, lá bị rụng, nhánh dễchết khô, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất cây giảm Ở nước ta cây hấp thuđạm quanh năm nhưng mạnh nhất là vào những tháng trời ấm từ tháng 2đến tháng 12.

+ Lân (P): rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa Thiếu lân cành lásinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được Lân có tác dụng làmgiảm hàm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/acid làm cho hương vịquả thơm ngon, giảm hàm lượng vitamin C, vỏ quả mỏng, trơn, lõi quả chặtkhông rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh

+ Kali (K): rất cần cho cam, quýt khi cây ra lộc non và vào thời kỳquả phát triển mạnh Kali có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chấtquả Cây được bón đủ kali quả to, ngọt, chóng chín, chịu đựng cao trongkhi cất giữ và vận chuyển Tuy nhiên nếu thừa kali trong lá, trong cây thìcành lá sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được Trong đất nếu cónhiều kali sẽ ngăn trở quá trình hấp thu Ca, Mg làm cho quả tuy to nhưngmẫu mã xấu, vỏ dày, thịt quả thô

+ Magiê (Mg): có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi Cácnguyên tố vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởngđến năng suất và phẩm chất quả Tuỳ thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt củacác nguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh hưởng đến năng suất và chấtlượng quả nhiều hay ít Bón đầy đủ phân chuồng và phân hữu cơ có thể khắcphục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất (Đường Hồng Dật2003) [12]

Trang 19

1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ quả ở Việt Nam và trên Thế giới

1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên Thế giới

Trong nhiều năm qua năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýtkhông ngừng tăng Vành đai trồng cam quýt trải dài từ 400 vĩ bắc xuống 400

vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như: Việt Nam, Cu Ba, Thái Lan,Malayia và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khănlớn về phát triển cam quýt do một số bệnh hại cam quýt của vùng nhiệt đớinhư bệnh greening gây nên Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến chodiện tích cam quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặckhông tăng lên được Trái lại, khí hậu vùng á nhiệt đới không cho phép cácloại bệnh hại cam quýt điển hình là bệnh greening phát triển mạnh, chính vìthế vùng cam quýt á nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diệntích, năng suất, sản lượng, chất lượng quả cũng như đầu tư các biện pháp kỹthuật về giống, canh tác (Forst, H.B., and Soost, R.K.1979) [49]

Theo Cơ quan phát triển nông nghiệp Quốc tế Hoa kỳ (USDA, 2004)[51], khoảng 70% diện tích cây có múi được trồng chủ yếu ở vùng ở các nướcthuộc vùng Địa Trung Hải và Hoa Kỳ, mặc dù Braxin là nước sản xuất cây cómúi hàng đầu thế giới

Hiện nay, cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ yếu, vàđược trồng tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (Mung, 2008) [46].Trên Thế giới hiện nay có một số vùng trồng cây có múi lớn như:

- Vùng cam quýt châu Mỹ:

Là vùng khá rộng lớn và tập trung, gồm chủ yếu ở các nước Trung Mỹ,kéo lên phía Bắc đến khoảng 400 vĩ Bắc và xuống phía Nam đến vĩ độ tươngđương bao gồm các nước: Honduras, Jamaica, Mexico, Cuba, Dominica,Nicaragoa, Panama, Mỹ, Costarica, Brazil, Argentina, Equado, Uruguay,Colombia Ngoài ra cam quýt còn được trồng trong nhà kính và ở những

Trang 20

vùng ấm áp ven biển miền Nam Canada Tuy không phải là nơi khởi nguyêncủa cam quýt nhưng lịch sử trồng cam quýt ở châu Mỹ gắn liền với lịch sửkhám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm châu Âu, đặc biệt là củangười Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Có nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử dunhập cam quýt vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thám hiểm người TâyBan Nha: Phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu Mỹ trong chuyến

đi biển lần thứ 2 năm 1483(Kenneth W Riley, 1996; Tanaka, 1954; Wendell,

M el al, 1997) [45] [50] [53]

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cam quýt được đưa vào châu Mỹ từnhững người đi biển Bồ Đào Nha trước năm 1483 ( W C Zhang (1981) [56],nhận định này cũng giống như một số ý kiến của các nhà sử học cho rằngchâu Mỹ được người Bồ Đào Nha khám phá trước khi Columbo đặt chân đếnchâu lục này Nhờ điều kiên thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triển nhanh

về mọi mặt của lục địa châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả về diệntích, năng suất và sản lượng Ở châu Mỹ có một số giống cam quýt nổi tiếng,

cam Navel được chọn lọc ở đây, ngoài các giống cam ngọt., bưởi chùm (Citrus paradisis) cũng là sản phẩm chính thức của châu Mỹ, với đặc điểm vỏ mỏng, cùi

có vị thơm mềm, độ chua và ngọt vừa phải, bưởi chùm được đặc biệt ưa chuộnglàm món tráng miệng trên thế giới Châu Mỹ là nơi sản xuất và xuất khẩu chủyếu bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt khác (Đào Thanh Vân, TrầnNhư Ý, Nguyễn Thế Huấn 2000)[34]

- Vùng trồng cam Địa Trung Hải và châu Âu:

Vùng cam quýt Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu

Mỹ, được du nhập từ châu Á theo gót chân những người lính viễn chinh vàcác thuỷ thủ Ấn Độ Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương khá ôn hoà mát mẻ,cộng với điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát triển, nổi

tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus medica (Kenneth W Riley

1996) [44] Nhiều nước xuất khẩu và chế biến cam quýt với số lượng lớn như:Tây Ban Nha, Italia, Israel Vùng này có khí hậu và điều kiện sinh thái khá

Trang 21

phù hợp đã giúp cho các loài cam quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao màvẫn cho năng suất khá (Wendell, M el al.1997) [53]

- Vùng cam quýt châu Á:

Châu Á được mệnh danh là cái nôi của cam quýt, tuy có sản lượng cao ởTrung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của cácnước châu Á, nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều Công tácchọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rấtnhiều hạn chế so với các vùng cam quýt khác trên thế giới (Forst, H.B., andSoost, R.K.1979; Do Dinh Ca 1995) [39] [37] Tuy nhiên nghề trồng cam quýt

ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canhtác truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin

Ngoài những vùng trên, cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dươngnhư Australia, Niuzilan Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trongnhà kính ở các nước có khí hậu lạnh như: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan Tuynhiên sản lượng ở những nước này không nhiều, chưa có sản phẩm xuất khẩu

Theo số liệu thống kê chưa đầu đủ của FAO (2010), sản lượng camquýt ở các châu lục được thống kê ở bảng 2.2, trong đó các vùng sản xuấtchính trên thế giới theo địa giới các châu gồm châu Á có sản lượng cao nhất,tiếp đến là châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương Tuy nhiên con sốnày thật chưa đầy đủ vì còn thiếu những quốc gia có sản lượng cam quýt lớn,

ví dụ như Nhật Bản (châu Á), một quốc gia có sản lượng quýt bằng một nửasản lượng quýt của thế giới

Bảng 1.2: Sản lượng một số cây ăn quả có múi của thế giới và

Trang 22

Bảng 1.3: Diện tích một số cây ăn quả có múi của thế giới và

Trang 23

xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo tiêu dùng trong nước và một phần choxuất khẩu.

Thái Lan: Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phầnMiền Bắc và một phần miền Đông Năm 2008 Thái Lan có 12.000 ha bưởi đạtsản lượng là 22000 tấn Nơi đây nổi tiếng với những giống bưởi như: Caophuang, Cao fan

Ấn Độ: là nước phát triển mạnh về bưởi, năm 2008 Ấn Độ có 8.500 habưởi, đạt sản lượng 187.000 tấn Nhìn chung diện tích bưởi không cao bằngcam và chanh lai Diện tích bưởi trên toàn thế giới còn thấp hơn nhiều so vớicam, quýt (Ngô Xuân Bình, Lê Tiến Hùng, 2010 ) [2]

Theo số liệu của FAO năm 2011 (bảng 2.4), diện tích, năng suất và sảnlượng bưởi trên toàn thế giới không ngừng tăng lên

Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới

Diện tích (ha) 271.976 256.814 256.547 251.407 253.971Năng suất (tạ/ha) 148,470 172,977 251,713 267,543 258,507Sản lượng (tấn) 4.038.029 4.442.312 6.457.637 6.726.219 6.565.351

(Nguồn: FAO, 2011)

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội kéo theo nhu cầu của con ngườingày càng được nâng cao, do đó đòi hỏi lượng hàng hóa nói chung và lượng cam,quýt nói riêng phải đáp ứng thị hiếu của con người Vì vậy cam quýt được pháttriển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng cam quýt trên thế giới có sựtương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng; vùng nào sớm pháttriển công nghiệp thì nghề cam quýt cũng sớm phát triển và ngược lại

1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam

Cây cam quýt đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, Lê Quý Đôn(1962) đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là liên

Trang 24

cam), cam vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ,vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành (sinh cam) vỏ dày, vị chuanhẹ, cam mật vỏ mỏng, vị ngọt; cam giấy tức kim quất da rất mỏng màuhồng trông đẹp mắt vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổTrung Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trướctiên Các báo cáo của tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sátchâu Á đã nhắc đến loài cam quýt được trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.Hiện nay ở Nhật Bản có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giốngbưởi này được Tanaka thu nhập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồngthử nghiệm ở Nhật Bản (Lê Quý Đôn 1962, W C Zhang 1981) [14], [56].

Tuy nhiên cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau

1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 củathế kỷ 20 nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích vàsản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quýt được hìnhthành ở miền Bắc như nông trường Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh

Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ với diện tích hàngngàn ha cam quýt ở các nông trường quốc doanh này, cùng với các vùng camquýt truyền thống như: bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýtvàng Bắc Sơn, cam sành Hà Giang… nghề trồng cam quýt được coi là mộtnghề sản xuất mang lại hiệu quả cao và được nhiều người quan tâm

Gần đây, cây ăn quả có múi trong đó có bưởi là một trong những loại quảquan trọng được xếp vào nhóm các cây ăn quả chủ lực với diện tích 111,299 ha,chiếm 14,8% diện tích cây ăn quả (diện tích cây ăn quả cả nước khoảng 766.100ha) Tuy chưa có số liệu thống kê riêng biệt về từng loại quả có múi, song cũng

dễ dàng nhận thấy rằng ở nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cảnước và có nhiều vùng sản xuất tập trung nổi tiếng tới hàng trăm hecta như vùngbưởi Đoan Hùng - Phú Thọ (khoảng 300 ha), Phúc Trạch - Hà Tĩnh (800 ha),

Trang 25

Thanh Trà - Thừa Thiên Huế (1000 ha), Biên Hòa - Đồng Nai, vv…, đặc biệt làvùng bưởi Đồng bằng sông Cửu Long (Boun Keua Vongsalath, 2005) [6].

Dưới đây là số liệu thống kê về tình hình sản xuất cam quýt trên cảnước thời gian vừa qua:

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2002-2008

ST

T

Tình hình sản xuất cam

Năm

1

Diệntích(1000ha)

2

Diệntích sảnphẩm(1000ha)

3

Năngsuất (tạ/

ha)

100,9

98,1

102,5

lượng

451,0

541,0

606,4

611,0

662,0

Trang 26

tấn)

Nguồn: TS Nguyễn Văn Nghiêm-Viện nghiên cứu rau quả)

Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta thấy diện tích sản xuất cam quýtđược tăng vọt từ năm 2002 (73.600 ha) đến năm 2005 (82.700 ha) sau đó ổnđịnh qua các năm từ 2006 - 2008 Diện tích cao nhất đạt 87,200 ha, dưới năm

2006 là năm 2008 diện tích đạt 86700 ha Cùng với tổng diện tích thì diện tích thuhoạch sản phẩm cũng tăng dần đều, thấp nhất năm 2002 (51.000 ha), cao nhất lànăm 2008 (64.600 ha) Năng suất trung bình năm 2002 rất thấp chỉ đạt 88,5 tạ/ha

và chúng tăng dần từ năm 2005 từ 97,4 tạ/ha lên 102,5 tạ/ha năm 2008 Tổng sảnlượng cam quýt cũng đạt cao nhất vào năm 2008 đạt 662.000 tấn tuy nhiên tổngdiện tích cam quýt không tăng, ngược lại còn giảm so với năm 2006 là 500 ha

Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng chonăng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam đồngbằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều giốngcam đặc sản, chất lượng như: cam Vinh, cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýtBắc Sơn, cam sành Hàm Yên với tổng diện tích của cả nước năm 2008 là86.700 ha Phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm đồng bằng sông Hồng, vùngĐông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Các vùng trồng có diện tích lớn là đồngbằng sông Cửu Long (4.7900 ha), Đông Bắc (131.000 ha) và Bắc Trung Bộ

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2008

Vùng trồng

Tình hình sản xuất Tổng diện

tích (1000ha)

Diện tích thu hoạch (1000 ha)

Năng suất trung bình (tạ/ha)

Tổng sản lượng (1000 tấn)

Trang 27

(Nguồn: TS Nguyễn Văn Nghiêm-Viện nghiên cứu rau quả)

Diện tích cây cam quýt ở các vùng hiện đang cho thu hoạch cao nhất làvùng đồng bằng sông Cửu Long 36.500 ha so với tổng diện tích của toànvùng là 47.900 ha chiếm 76,2%, thấp nhất là vùng cam Tây Nguyên diện tíchcho thu hoạch sản phẩm là 6000 ha so với tổng diện tích toàn vùng là 9000 hachiếm 66,6% Năng suất bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 102,5 tạ/

ha Vùng Đông Nam Bộ đạt năng suất cao nhất là 122,1 tạ/ha tiếp đến làvùng đồng bằng sông Cửu Long 115,7 tạ/ha và đồng bằng sông Hồng đạt105,4 tạ/ha, thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ đạt 32,2 tạ/ha Tổng sản lượngcam năm 2007 đạt 66.200 tấn riêng vùng cam quýt của đồng bằng sông CửuLong đạt 43.202 tấn chiếm 63,7% tổng sản lượng cao nhất trong 8 vùng trồngcam trong cả nước Thấp nhất là vùng Nam Trung Bộ đạt 2.900 tấn chiếm4,4% tổng sản lượng tuy rằng tổng diện tích và diện tích cho thu hoạch củavùng này cao hơn vùng Tây Nguyên 2.000 ha

Trong những năm gần đây, nhìn chung xu thế phát triển cam quýt chậm

lại, giảm đi nhất là miền Bắc Nguyên nhân của tình trạng suy giảm diện tích

và năng suất cam quýt là:

- Chưa có những giải pháp, cơ chế chính sách đồng bộ, cụ thể đểkhuyến khích phát triển cây cam quýt

- Chưa có quy hoạch đầy đủ, chi tiết về phát triển cây cam quýt

Trang 28

- Công tác giống chưa được coi trọng, việc quản lý nhân giống chưa đượcchặt chẽ, nhiều hộ nông dân tự chiết cành nhân giống từ những cây không đủtiêu chuẩn dẫn đến tình trạng cây bị bệnh ngay khi mới được nhân giống.

- Chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong côngnghệ sinh học trong lai tạo, nhân giống cam, quýt Chưa đưa được các giốngmới chất lượng cao vào sản xuất Chưa có cơ cấu giống hợp lý để tạo tính thời vụ

và đầu tư chăm sóc còn hạn chế, đặc biệt việc đầu tư ban đầu cho trồng mớichưa đủ theo quy trình, nhất là lượng phân hữu cơ Việc chăm sóc cho câycam quýt hầu như chưa có Giá phân bón, thuốc trừ sâu cao gấp từ 2 đến 2,5lần so với năm 2000 nên việc chăm sóc cho vườn cam còn nhiều hạn chế

1.6 Nghiên cứu về sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

Cây có múi là loại cây bị nhiều sâu bệnh phá hại, ảnh hưởng đến sựphát triển, sản lượng và chất lượng quả Theo tổng kết của nhiều nhà khoahọc trong và ngoài nước, sâu bệnh hại cây có múi có rất nhiều loài gây hại

Một số loài sâu bệnh hại quan trọng như sâu vẽ bùa (Phyllosnistis citrella), sâu đục thân, đục cành (Anoplophora chinensis), nhện đỏ (Panonychus citri), nhện trắng (Phyllocoptes oleivorus), ruồi đục quả (Dacus fousetti Jenk), bệnh chẩy gôm (Phytophthora citrophthora) và các bệnh virus Exocoritis, Tristeza

và Pxorotis (Bộ môn Côn trùng, 2004; Lê Lương Tề và cộng sự, 2007) [4]

[22]

Một số loài sâu hại thường gặp (Bộ môn Côn trùng, 2004) [4]

1.6.1 Sâu vẽ bùa (Phyllosnistis citrella)

Bướm sâu vẽ bùa có sải cánh khoảng 4 mm Nó đẻ trứng phía dưới mặt

lá Trứng nở ra ấu trùng xâm nhập vào dưới bảng bì và ăn phần thịt lá Sâunon dài khoảng 3 mm, gây nên các đường hầm cong không có quy luật vàthường chứa phân màu thẫm Những lá bị gây hại ngày càng cuốn lại và vặnvẹo Kết quả của sự gây hại là làm cho lá nhỏ hơn và cuối cùng bị khô đi

Trang 29

Hoạt động gây hại chủ yếu của sâu là trên lộc hè và lộc thu chính vụ và chủyếu có ở trên những cây dưới 5 năm tuổi Mức độ xâm nhiễm nặng lần đầu cóthể xuất hiện ngay trên vườn ươm.

Biện pháp phòng trừ:

- Cắt bỏ và tiêu huỷ ngay các lá bị sâu hại

- Áp dụng đầy đủ các biện pháp chăm sóc cây ngay từ khi cây còn nhỏ

- Phun thuốc trừ sâu: phun 1 - 2 lần trong một đợt lộc Có thể dùng cácthuốc: Selecron 500EC/ND (0,1% hay 10 ml/10 lít nước); Decid 2.5 EC(0,2% hay 20 ml/10 lít nước); Caltex-Oil (diệt được sâu mà không gây hạithiên địch) dùng với nồng độ 0,5% hay 50 ml/10 lít nước

1.6.2 Ngài chích hút (Ophideres sp.)

Ngài chích hút tấn công chích vỏ quả khi chín và chích hút dịch quảchủ yếu vào ban đêm Ngài dùng vòi đâm thủng vỏ quả có đường kínhkhoảng 1 mm, màu nâu sẫm Mô xung quanh lỗ bắt đầu bị thối tạo thànhquầng nâu trên bề mặt vỏ Những quả bị gây hại bắt đầu bị rụng và thối hoàntoàn Bướm có sải cánh khoảng 100 mm, trong năm xuất hiện 2 - 4 lứa Sâunon không ăn quả

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh vườn, thu dọn sạch tàn dư cây, làm cỏ kịp thời

- Dùng bẫy độc và bẫy ánh sáng để tiêu diệt

- Tất cả những quả rụng nên gom lại, đào hố chôn [4]

1.6.3 Ruồi đục quả (Ceratitis capitata và Dacus dorsalis)

Ruồi cái đẻ trứng trong khoang nhỏ của vỏ quả đang chín Triệu chứngđầu tiên trên quả bị gây hại có thể quan sát thấy những lỗ nhỏ khoảng 1 mm,

từ đấy sâu non đào lỗ chui vào trong tép Thông thường có giọt gôm nhỏ từtrong lỗ chảy ra Sau khi gây hại, vết bệnh bắt đầu thối và trở thành màu nâu.Cuối cùng quả bị rụng xuống và bị hủy hoàn toàn

Trang 30

Biện pháp phòng trừ:

- Dùng thuốc Dipterex nồng độ 0,2% để phun lên quả

- Dùng bẫy bã để tiêu diệt ruồi

- Vệ sinh vườn quả, đặc biệt là việc thu gom tất cả quả rụng, đào hốchôn xa vườn cây là rất cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển của ruồi [4]

1.6.4 Nhện

Trên cây cam quýt có hai loại nhện gây hại chủ yếu là nhện trắng

(Phyllocoptes oleivorus) và nhện đỏ (Panonychus citri) Cả hai loại nhện

trắng và đỏ đều chích hút cả lá lẫn quả nhưng nhện trắng gây hại nhiều hơnđối với quả còn nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá

Nhện đỏ gây ra các đốm nhỏ màu vàng trên lá và quả Những lá bị nhện

đỏ gây hại nặng chuyển sang màu vàng và dị dạng

Ngoài ra, còn có rất nhiều loại sâu hại cam quýt khác như sâu đục thân,

cành (Anoplophora chinensis), rầy chổng cánh (Diaphorina citri), rệp sáp (Icerya purchasi Karkell), rệp sáp giả (Pseudococcus citri Risso), rệp nâu, rệp

đen (các loài thuộc họ Aphididae),

Bệnh cam quýt có nhiều loại như bệnh greening, bệnh chết khô cànhcam chanh, bệnh loét cam quýt, bệnh chảy gôm, bệnh sẹo, (Lê Lương Tề vàcộng sự, 2007) [22]

Trang 31

1.6.5 Bệnh Greening (bệnh vàng lá gân xanh, vàng bạc)

Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) là tác nhân lan truyền bệnh, ngoài ra

bệnh còn lan theo con đường nhân giống vô tính như chiết, ghép và thực vậtthượng đẳng ký sinh (dây tơ hồng)

- Chủ yếu là phòng trừ rầy chổng cánh để tránh lây lan bệnh

1.6.6 Bệnh loét cam quýt

Bệnh thường gây nên những vết đốm trên lá và quả cũng như gây nêncác dị tật trên vỏ Lúc đầu là những vòng tròn, sau đó phát triển thành nhữngđốm không bình thường Vết bệnh có những quầng vàng đặc trưng xungquanh đốm

Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas citri Vi khuẩn gây bệnh

loét lan truyền trên một cây hoặc sang cây bên cạnh nhờ gió và mưa té, chủ yếutheo hướng gió và mưa, chúng xâm nhập qua lỗ khí khổng hoặc những vếtthương cơ giới Sự lây truyền đi xa qua con đường nhân giống vô tính

Trang 32

Sâu bệnh hại cam quýt là một trong những nguyên nhân chính làmgiảm năng suất, phẩm chất của nhà vườn, gây thiệt hại cho người nông dân.

Vì vậy, công tác BVTV cần được tiến hành kịp thời và hiệu quả Với xu thếsản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP, thì việc lựa chọn một hệ thống canhtác, phòng trừ dịch hại là hết sức quan trọng Trong đó quản lý dịch hại tổnghợp (IPM) là một giải pháp tốt hiện nay

Cây bưởi bị nhiều sâu bệnh gây hại, đặc biệt có những bệnh rất nguyhiểm gây hủy diệt hàng loạt như bệnh tristeza, greening Ở Nhật Bản đã ghinhận 240 loài côn trùng và nhện hại, tại 14 tỉnh miền Nam Trung Quốc ghi

nhận 489 loài chân khớp gây hại (Ying et al., 1997), Đài Loan có 167 loài,

Malaysia có 174 loài (Bộ môn côn trùng, 2004) [4]

Trong công tác bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi, đã cónhiều các biện pháp phòng trừ hiệu quả, tuy nhiên những biện pháp phòng trừhiệu quả mà không làm tổn hại đến môi trường và chất lượng sản phẩm vẫn cònđang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đặc biệt cho từng đối tượng cây trồng cụ thể

Ở Cuba, áp dụng biện pháp IPM trên cam quýt đã giảm được 50%lượng thuốc hóa học và làm tăng 20% lượng quả xuất khẩu Yu (1990) nghiêncứu phòng trừ rầy truyền bệnh Greening bằng các ký sinh trên rầy như

Tomrixia radiata và Diaphonrecytus aligarhenisis Ở Thái Lan, tác giả

Panomkorm (1990) nghiên cứu diệt rầy truyền bệnh Greening bằng bẫy dínhmàu vàng, vv… (Lê Lương Tề và cs, 2007) [22]

Một số nước có kỹ thuật sản xuất cây ăn quả có múi tiên tiến như Úc,Hàn Quốc, đã áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh trên cây cómúi trên cơ sở sử dụng dầu khoáng PSO để phòng trừ tập đoàn chích hút, sâu

vẽ bùa kết hợp với phòng trừ các loại bệnh hại khác, bảo vệ tập đoàn kýsinh, thiên địch trên các vườn quả, hạn chế ô nhiễm môi trường

Trang 33

Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam về các đối tượng sâubệnh hại trên cây có múi trong những năm qua, các công trình đã tập trungnghiên cứu một số đối tượng gây hại quan trọng trên cây có múi

Dự án “Sản xuất cây giống cây ăn quả có múi sạch bệnh” thiết lập đượcmạng lưới vườn ươm sản xuất cây giống CAQ có múi sạch bệnh tại nhiềuvùng trong cả nước như Viện Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu Cây ăn quảmiền Nam, vv xây dựng tiêu chuẩn cây giống sạch bệnh, nhãn hiệu vàchứng chỉ cây sạch bệnh, chuyển giao công nghệ đến nông dân (sở NN vàPTNT Hà Nội, 2002)[21]

1.7 Nghiên cứu về chọn tạo, nhân giống

1.7.1 Một số cơ sở khoa hoc của chọn tạo giống cây ăn quả có múi

1.7.1.1 Cơ chế di truyền tính trạng không hạt ở cây ăn quả có múi

Tính trạng không hạt đóng vai trò quyết định đối với sản xuất quả chấtlượng cao ở cam, quýt, bưởi, chanh Đặc tính không hạt được quyết định bởimột số yếu tố di truyền quan trọng dưới đây:

- Tính trạng bất dục đực hoàn toàn hoặc từng phần

+ Bất dục đực do kết quả đột biến gen: Hiện tượng đột biến gen ở cây

ăn quả có múi xảy ra với tần xuất khá lớn Trong số này có nhiều dạng biến dịkhông hạt, biến dị bất dục đực hạt phấn Các dòng bất dục đực đã được chọntạo để sản xuất quả không hạt (Frost and Soots, 1979) [39]

+ Bất dục đực và bất dục cái do hiện tượng tam bội thể: Bình thường

các giống citrus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18, ở các cây tam bộ số lượng

nhiễm sắc thể là 27 Trong quá trình giảm phân các giao tử thường bị mất cânbằng về số lượng nhiễm sắc thể nên cả giao tử đực và cái đều không có khảnăng thụ tinh Do vậy, khác với các giống nhị bội bất dục đực và các giống tự

bất hòa hợp, các giống citrus tam bội luôn luôn không hạt ngay cả khi trồng

xen (Ngô Xuân Bình 2009) [2]

Trang 34

Cây tam bội có thể phát sinh tự nhiên trong quần thể các cây nhị bộinảy mầm từ hạt Tần số xuất hiện các cây tam bội khá cao có thể trên 4% ởmột số giống (Cameron and Forst, 1968) Thể tam bội tạo ra do sự kết hợpqua sinh sản hữu tính giữa giao tử đơn bội và giao tử lưỡng bội Các cây tambội tự nhiên có thể hình thành do sự thụ tinh giữa tế bào trứng 2n và hạt phấn1n (Esen và Soost 1971) Các cây lai tam bội thu hút sự quan tâm đặc biệt củacác nhà lai tạo giống Tính không hạt là những đặc điểm mà chúng ta rấtmong muốn ở cây tam bội Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ thấp các cây tam bộicho sản lượng cao (dẫn theo Ngô Xuân Bình 2009) [2].

- Tự bất hòa hợp hay tự bất thụ (Self - incompatibility):

Là một dạng bất thụ xảy ra khi phấn hoa và tế bào trứng vẫn phát triểnbình thường nhưng không thể thụ tinh do những rào cản về sinh lý Tự bấthòa hợp ngăn cản sự tự thụ phấn, thụ tinh nhưng lại tạo điều kiện cho thụphấn chéo và sản xuất hạt lai (Ngô Xuân Bình 2009) [2]

- Hiện tượng trinh sản (parthenocapy):

Khả năng cây trồng có thể tạo quả không hạt mà không cần sự thụ tinhcủa tế bào trứng gọi là trinh sản (parthenocapy) Những giống cam Navel,quýt Satsuma, chanh Tahiti và một vài giống cây có múi khác thường sinh raquả không hạt theo con đường trinh sản Các giống này không đòi hỏi bắtbuộc phải thụ phấn, mặc dù năng suất có thể tăng nếu có được thụ phấn từ cácgiống khác, quả sẽ lớn hơn và nhiều hạt hơn nếu được thụ phấn với nhiềuphấn hoa từ giống khác (Hodgson, 1968) [45]

1.7.1.2 Hiện tượng đa phôi ở cây có múi và ứng dụng

Hiện tượng đa phôi ở cây có múi đã được nhiều tác giả nghiên cứu Số

phôi trung bình trên một hạt phụ thuộc chặt chẽ vào giống (genotype) và điều

kiện nuôi cấy Do vậy, các giống cây có múi được chia thành giống đơn phôi

và giống đa phôi Các giống đa phôi cũng rất khác nhau, ở một vài giống hầu

Trang 35

hết hạt có từ hai phôi trở lên, nhưng ở đa số giống chỉ có một tỷ lệ nhỏ hạt là

đa phôi Các phôi trong cùng một hạt đa phôi thường có kích thước và hìnhdạng lá mầm rất khác nhau Số lượng phôi trung bình trên một hạt thường lớnhơn nhiều so với số cây nảy mầm từ một hạt Cây thường hình thành từ cácphôi lớn hơn

Nhiều thí nghiệm cho thấy phôi vô tính trong hạt tuy không hình thành

do thụ tinh nhưng sự thụ phấn vẫn có ý nghĩa kích thích hình thành phôi vôtính Trong một số trường hợp, ở các giống bất tự hoà hợp, có thụ phấn nhưng

do ống phấn không mọc được nên thụ tinh không xảy ra Kết quả là vài hạtlép được tạo thành Các hạt lép này có thể được tạo ra từ lớp tế bào nucellar

do sự kích thích của ống phấn và do không có thụ tinh nên nội nhũ hạt khôngphát triển dẫn đến lép (Nagai và Tanikawa, 1928) [47]

Trong nuôi cấy in vitro, các phôi vô tính của hạt lép có thể dễ dàng táisinh thành cây Frost và Soost (1968) [39] đã tổng hợp nghiên cứu về hiệntượng đa phôi trên 53 giống cây có múi khác nhau và cho biết đa phôi là hiệntương phổ biến ở đa số giống và loài cây có múi, riêng ở 11 giống thuộcnhóm bưởi pumelo không thấy hiện tượng đa phôi Tính đa phôi được xem

như một đặc điểm phân biệt bưởi pummelo với nhóm bưởi grapefruit Trong nhóm quýt C reticulata, rất nhiều giống bao gồm Ponkan, Satsuma là các

giống đa phôi

Hạt đa phôi có nhiều loại, hạt đa phôi vô tính, hạt đa phôi hữu tính vàhạt đa phôi trong đó chỉ có một phôi hữu tính còn lại các phôi khác là phôi vôtính Trong đó hạt đa phôi nhóm 3 (có 1 phôi hữu tính và các phôi còn lại làphôi vô tính) xuất hiện nhiều nhất, hạt đa phôi nhóm 1 (hạt đa phôi vô tính)

và hạt đa phôi nhóm 2 (hạt đa phôi hữu tính) rất ít khi xuất hiện và không cótính chất đặc trưng cho một giống cụ thể

Trang 36

Cam quýt nói riêng và các loài cây ăn quả nói chung, hiện tượng đaphôi là một yếu tố có ý nghĩa thực tiễn giúp tạo nên quần thể gieo hạt đồngđều phục vụ làm gốc ghép trong nhân giống vô tính ở cây ăn quả Tuy nhiênhiện tượng đa phôi cũng gây cản trở rất lớn cho công tác chọn giống bằngphương pháp lai hữu tính nếu cây mẹ là giống đa phôi Điều này giải thích taisao các nhà chọn giống chọn cây đơn phôi làm cây mẹ hoặc cây cam 3 lá làmchỉ thị di truyền để quan sát phân biệt được cây lai với cây từ phôi vô tính(Ollitrault P., 2006) [48].

Hạt đa phôi ở cam quýt phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Các tính chất di truyền cho thế hệ sau

- Số lượng phôi/1 hạt phụ thuộc vào giống, tuổi cây và điều kiện ngoại cảnh

- Hạt đa phôi khi gieo thì tỷ lệ cây hữu tính rất thấp

- Tỷ lệ hạt đơn phôi của giống có hạt đa phôi phụ thuộc vào từng giống

và có tính chất di truyền

- Trong những điều kiện cụ thể phôi hữu tính có thể phân biệt đượcbằng mắt thường

Nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu khá tỷ mỉ hiện tượng đa phôi,

sự phát triển của phôi hữu tính và phôi vô tính của hạt đa phôi trên cây cómúi Trên cơ sở đó đã xây dựng thành công các phương pháp cứu hạt phôihữu tính trong hạt đa phôi phục vụ cho công tác chọn tạo giống, đồng thờiphương pháp này có thể tạo giống mới bằng cách tạo đột biến ở phôi vô tínhtrong phòng thí nghiệm dựa trên cơ sở của phương pháp nuôi cấy mô tế bàonhằm tạo ra một quần thể cây con đồng đều với số lượng lớn theo ý muốn(Ngo Xuan Binh, A Wakana, E Matsuo, 2001, Walter Reuther el al., 1978,1989) [35] [36] [54]

Trang 37

Ở Việt Nam hiện tượng đa phôi trên cây có múi chưa được nghiên cứu,tuy nhiên về điều tra đánh giá hạt đa phôi làm cơ sở tạo gốc ghép đồng đềuhoặc cứu phôi hữu tính trong lai tạo là điều rất cần thiết.

1.7.2 Cơ sở khoa học của một số phương pháp nhân giống cây có múi

1.7.2.1 Chọn lọc cây vật liệu khởi đầu và nhân giống vô tính

Cây cam quýt có thể trồng ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau trênthế giới Do sự đa dạng về điều kiện sinh thái và chủng loại cam quýt nên quátrình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo đã phát sinh ra những cây cam quýt có đặctính nông học quý Việc cố định những đặc tính này bằng nhân giống vô tính

và dựa trên cơ sở những cây đầu dòng đó để chọn ra những giống mới hội tụnhiều ưu điểm như có hàm lượng đường, vitamin C cao, không hạt, ít xơ, mẫu

mã đẹp, cây thấp… đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng là điều rấtquan trọng cho một vùng cam quýt thâm canh Cơ sở ban đầu để chọn ranhững giống cam quýt ngon là phải có tập đoàn vật liệu khởi đầu đa dạng vềchủng loại, phong phú về vùng địa lý để chọn ra những cây đầu dòng theohướng đã định (Hoàng Ngọc Thuận, 2004; Trịnh Duy Tiến, 1999, Trần ThếTục và cs, 1999) [29] [23] [32]

1.7.2.2 Cơ sở khoa học của phương pháp ghép

Ghép là phương pháp nhân giống theo đó người ta lấy từ một hoặcnhiều cây mẹ, giống tốt, đang sinh trưởng, những phần như đoạn cành, khúc

rễ, mầm ngủ… rồi nhanh chóng và khéo léo lắp đặt vào vị trí thích hợp trêncây khác gọi là cây gốc ghép; sau đó chăm sóc để phần ghép và gốc ghép liềnlại nhau, tạo ra một cây mới Trong đó, cây gốc ghép thông qua bộ rễ có chứcnăng lấy dinh dưỡng trong đất để nuôi toàn bộ cây mới, còn phần ghép cóchức năng sinh trưởng và tạo ra sản phẩm Có các phương pháp ghép cơ bảnnhư sau: Ghép cành, ghép mắt, ghép đỉnh sinh trưởng, ghép chắp, ghép rễ…(Bùi Thanh Hà, 2005) [16]

Trang 38

Sự phát triển của khoa học hóa nông nghiệp, công nghệ chất dẻo, sự pháttriển công nghệ sinh học, sinh lý thực vật và di truyền học thực vật đã ảnhhưởng rất quan trọng đến sự phát triển của kĩ thuật ghép cây Hiện nay có thểghép trong ống nghiệm (vi ghép) để tạo nên cây sạch bệnh Kỹ thuật vi ghép

đỉnh sinh trưởng (Microshoot tip grafting) được Murashige áp dụng lần đầu

tiên vào năm 1972 sau đó được cải tiến hoàn chỉnh hơn bởi Navarro 1975,

1976, 1980, 1981 và Hong Ji Su 1984 Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng baogồm các giai đoạn: chuẩn bị gốc ghép, chuẩn bị đỉnh sinh trưởng, vi ghép nuôicây trong ống nghiệm và sau đó đem trồng ra chậu (Hà Minh Trung và cs)

Khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng củagốc ghép và mắt ghép liền với nhau Sau đó các mô mềm ở chỗ tiếp xúc giữaphần ghép và gốc ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạchdẫn (bó libe và bó mạch gỗ) do đó nhựa nguyên và nhựa luyện lưu thông, câyghép phát triển bình thường (Hoàng Ngọc Thuận 1990, 1994) [26] [27]

Để ghép thành công, các cây gốc ghép và phân ghép phải có quan hệ họhàng gần gũi và trong khi ghép bắt buộc tường tầng của gốc ghép và phầnghép phải tiếp xúc với nhau, nghĩa là các tế bào tượng tầng phải xen kẽ vàonhau Như vậy, cấu tạo của các lớp tế bào phải tương đồng, sự hoạt động phảiđồng pha với nhau Ngoài kĩ thuật ghép, điều kiện môi trường, sức sinhtrưởng và hình thái của cây cũng là những yếu tố quyết định đến khả năngghép sống (Hoàng Ngọc Thuận 1995) [28]

Giữa gốc ghép và cành ghép có sức hợp sinh học do có quan hệ ảnh hưởngqua lại với nhau và do đó cũng có hiện tượng bất hòa hợp giữa gốc ghép và phầnghép Sức hợp sinh học có thể xảy ra không chỉ trong cùng loài, hay trong cùng mộtgiống mà cũng có thể đạt được khi ghép các cây khác nhau cả về bộ và họ thực vật.Phần ghép và gốc ghép có kết hợp chặt chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mốiquan hệ dẫn truyền của chúng quyết định Cây ghép sinh trưởng tốt là nhờ gốc ghép

Trang 39

cung cấp nước, muối khoáng và dinh dưỡng vi lượng khác cho các quá trình traođổi chất trong cây Phần ghép được duy trì trên mặt đất tạo nên khung tán và bộ láđóng vai trò chủ yếu trong quá trình quang hợp tạo nên dòng nhựa luyện nuôi cây.Lợi dụng tính cộng sinh này, để tạo nên một cây ghép khỏe thì việc chọn lựa tổ hợpgốc ghép - phần ghép là hết sức quan trọng Việc chọn được tổ hợp ghép tốt sẽ chonhững tác dụng cộng hưởng, việc chọn được tổ hợp ghép không phù hợp sẽ có tácdụng ngược lại (Trần thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận 1999) [29].

Có nhiều cây dùng làm gốc ghép cho cây có múi Ở Miền Nam dùngcam mật, ở miền Bắc dùng bưởi, gần đây dùng quýt và một số gốc ghép mới.bảng 2.7 dưới đây là tính năng của một số gốc ghép cây có múi (Nguyễn HữuĐống, Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, 2003) [15]

Quan hệ qua lại giữa gốc ghép và phần ghép là sâu sắc và toàn diện trongmọi quá trình sinh lý của cây nhưng không thay đổi tính di truyền của nhau

Về mặt di truyền, phần ghép sao chép đầy đủ đặc tính di truyền của cây

mẹ cần nhân giống Mặc dù sự tác động qua lại giữa gốc ghép và phần ghép sẽlàm cho phần ghép chịu ảnh hưởng ít nhiều của gốc ghép như: tuổi thọ, quá trìnhphân hóa hoa sớm hay muộn, sinh trưởng mạnh hay yếu, tính chịu hạn, chịu úng,chịu mặn, năng suất và phẩm chất, không di truyền lại cho thế hệ sau… Gốcghép càng khỏe, càng thích ứng với điều kiện sinh thái địa phương và tiếp hợptốt với cành hoặc mắt ghép sẽ cho cá thể ghép có tuổi thọ và sản lượng cao Đôikhi ta gặp trường hợp sau ghép, nhất là ở vùng lạnh với kiểu ghép mắt, cây ghépthay đổi nhiều về hình thái bên ngoài như lá, hình dạng và chất lượng quả Hiệntượng này được giải thích do quá trình đột biến tự nhiên của mắt ghép dưới tácđộng của các yếu tố bên ngoài, hoàn toàn không phải do tác động tương hỗ giữagốc ghép và phần ghép tạo nên (Trần Thế Tục và cs, 1998) [31]

Trang 40

Bảng 1.7 Gốc ghép và tính năng của gốc ghép

Đặc điểm

Gốc ghép

Chảy gôm do nấm phytophtora

Tristeza Chịu đất

ẩm

Chịu đất vôi

Chịu hạn

Chịu

Tiếp hợp khi ghép

Trung

Cần có biện pháp đặc biệt

Cần có biện pháp đặc biệt Cam (Citrus

Trung bình

Trung

Ngày đăng: 17/05/2014, 23:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Xuân Bình (2004) Nghiên cứu đặc điểm và mối liên hệ sinh trưởng giữa các đợt lộc trên cây bưởi. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 3/2004, trang 21 - 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Nghiên cứu đặc điểm và mối liên hệ sinh trưởng giữa các đợt lộc trên cây bưởi
2. Ngô Xuân Bình (2009) Chọn tạo giống cam quýt. Bài giảng nâng cao dùng cho sinh viên ngành trồng trọt, trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn tạo giống cam quýt
3. Ngô Xuân Bình, Lê Tiến Hùng (2010) Kỹ thuật trồng bưởi. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng bưởi
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ 2010
4. Bộ môn Côn trùng (2004) Giáo trình Côn trùng chuyên khoa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Côn trùng chuyên khoa
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006) tiêu chuẩn ngành 10TCN629-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tiêu chuẩn ngành
6. Boun Keua Vongsalath (2005) Nghiên cứu tình hình sản xuất cây có múi ở các huyện ngoại thành Hà Nội và một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất bưởi và cam quýt. Luận án tiến sĩ nông nghiệp - 2005 7. Nguyễn Minh Châu (2005) Sổ tay dành cho nông dân châu Á. NXB tổnghợp Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây có múi ở các huyện ngoại thành Hà Nội và một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất bưởi và cam quýt." Luận án tiến sĩ nông nghiệp - 20057. Nguyễn Minh Châu (2005) "Sổ tay dành cho nông dân châu Á
Nhà XB: NXB tổng hợp Đồng Nai
8. Phạm Thị Chữ (1996) Tuyển chọn, nhân giống bưởi Phúc Trạch năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu và nội tiêu, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, tháng 6/1996, trang 228-229 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn, nhân giống bưởi Phúc Trạch năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu và nội tiêu
9. Phạm văn Côn (1998) Giáo trình cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, Hà nội 10.Phạm Văn Côn (2005) Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển,ra hoa, kết quả cây ăn trái. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây ăn quả", Nxb Nông nghiệp, Hà nội10.Phạm Văn Côn (2005) "Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, "ra hoa, kết quả cây ăn trái
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
11. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Hà Nội (2007) Thu thập, tuyển chọn và nhân giống một số cây ăn quả quý để phục vụ cho các vùng trồng cây ăn quả của Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học, mã số 01C - 05 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu thập, tuyển chọn và nhân giống một số cây ăn quả quý để phục vụ cho các vùng trồng cây ăn quả của Hà Nội
12. Đường Hồng Dật (2003) Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, Nxb Lao động - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng
Nhà XB: Nxb Lao động - xã hội
13. Bùi Huy Đáp (1960) Cam quýt cây ăn quả nhiệt đới tập 1, Nxb Nông nghiệp Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cam quýt cây ăn quả nhiệt đới tập 1
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội)
14.Lê Quý Đôn (1962) Vân đài loại ngữ, Tập 2 Nxb Văn hóa, viện văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân đài loại ngữ, Tập 2
Nhà XB: Nxb Văn hóa
15.Nguyễn Hữu Đống, Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, (2003) Cây ăn quả có múi, cam - chanh - quýt - bưởi. Viện nghiên cứu& phổ biến kiến thức bách khoa. Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây ăn quả có múi, cam - chanh - quýt - bưởi
Nhà XB: Nxb Nghệ An
16. Bùi Thanh Hà (2005) Phương pháp nhân giống cây ăn quả. Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nhân giống cây ăn quả
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
17.Vũ Công Hậu (2000) Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng cây ăn quả ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
18.Phạm Thị Hương (2006) Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống bưởi Đoan Hùng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, số 3/2006, trang 11-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của một số giống bưởi Đoan Hùng
19.Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi (1999). Kết quả bình tuyển một số giống bưởi ở các tỉnh Nam Bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm Việt Nam, số 4/1999, trang 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bình tuyển một số giống bưởi ở các tỉnh Nam Bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi
Năm: 1999
20.Nguyễn Thị Minh Phương (2007) Cây ăn quả đặc sản và kỹ thuật trồng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây ăn quả đặc sản và kỹ thuật trồng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
22.Lê Lương Tề (chủ biên) và các tác giả - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2007) Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bệnh cây nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
23.Trịnh Duy Tiến (1999) Nhân giống vô tính cây ăn quả và vấn đề chọn giống gốc ghép cho cây cam quýt. Chuyên đề luận án tiến sĩ nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân giống vô tính cây ăn quả và vấn đề chọn giống gốc ghép cho cây cam quýt

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 1.1 Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất (Trang 11)
Bảng 1.2: Sản lượng một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 1.2 Sản lượng một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục (Trang 20)
Bảng 1.3: Diện tích một số cây ăn quả có múi của thế giới và  các châu lục - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 1.3 Diện tích một số cây ăn quả có múi của thế giới và các châu lục (Trang 21)
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2002-2008 - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 1.5 Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2002-2008 (Trang 24)
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2008 - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 1.6 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2008 (Trang 25)
Bảng 1.7. Gốc ghép và tính năng của gốc ghép Đặc điểm - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 1.7. Gốc ghép và tính năng của gốc ghép Đặc điểm (Trang 39)
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của  các tổ hợp ghép - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của các tổ hợp ghép (Trang 51)
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ nảy mầm  của các tổ hợp ghép - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ nảy mầm của các tổ hợp ghép (Trang 52)
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép của các tổ hợp                                                Đơn vị: cm - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.3 Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép của các tổ hợp Đơn vị: cm (Trang 54)
Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến một số chỉ  tiêu sinh trưởng của cây ghép 6 tháng tuổi - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép 6 tháng tuổi (Trang 57)
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến tỷ lệ nảy mầm của cành ghép                                                                      Đơn vị: % - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến tỷ lệ nảy mầm của cành ghép Đơn vị: % (Trang 62)
Bảng 3.7: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua                                               Đơn vị: cm Thời gian - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.7 Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua Đơn vị: cm Thời gian (Trang 63)
Bảng 3.8: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc chấp                                              Đơn vị: cm Thời gian - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.8 Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc chấp Đơn vị: cm Thời gian (Trang 65)
Bảng 3.9: Kết quả ảnh hưởng của gốc ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép (sau 6 tháng) Chỉ tiêu - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.9 Kết quả ảnh hưởng của gốc ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép (sau 6 tháng) Chỉ tiêu (Trang 67)
Bảng 3.10: Thời gian xuất hiện các loại sâu bệnh hại - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.10 Thời gian xuất hiện các loại sâu bệnh hại (Trang 72)
Bảng 3.11: Mức độ sâu bệnh hại trên các tổ hợp ghép     Sâu bệnh - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.11 Mức độ sâu bệnh hại trên các tổ hợp ghép Sâu bệnh (Trang 73)
Bảng 3.12: Số lượng và tỷ lệ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.12 Số lượng và tỷ lệ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn (Trang 75)
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của tuổi gốc đến tỷ lệ sống của cành ghép - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của tuổi gốc đến tỷ lệ sống của cành ghép (Trang 77)
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tuổi gốc đến tỷ lệ nảy mầm của cành ghép - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của tuổi gốc đến tỷ lệ nảy mầm của cành ghép (Trang 78)
Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua  1 tuổi - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.15 Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua 1 tuổi (Trang 79)
Bảng 3.16: Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua  3 tuổi - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.16 Động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép trên gốc bưởi chua 3 tuổi (Trang 80)
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng  của cành ghép sau 6 tháng - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cành ghép sau 6 tháng (Trang 82)
Bảng 3.18: Tương quan giữa đường kính gốc ghép 1 tuổi và đặc điểm  sinh trưởng cành ghép - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.18 Tương quan giữa đường kính gốc ghép 1 tuổi và đặc điểm sinh trưởng cành ghép (Trang 85)
Bảng 3.19: Tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 tuổi và sinh trưởng  của cành ghép - nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên
Bảng 3.19 Tương quan giữa đường kính gốc ghép 3 tuổi và sinh trưởng của cành ghép (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w