0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Các bước tiến hành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN HẸP HAI LÁ KHÍT TRƯỚC VÀ SAU NVHL BẰNG BÓNG PPTX (Trang 29 -34 )

- Các bệnh nhân được hỏi bệnh và khám lâm sàng tỉ mỉ theo theo mẫu bệnh án (phần phụ lục 1), được làm xét nghiệm cơ bản (X quang tim phổi, điện tâm đồ, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, xét nghiệm huyết học và siêu âm tim…) tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối với những bệnh nhân có rung nhĩ thì nhất loạt làm siêu âm Doppler tim qua đường thực quản để xác định có huyết khối trong nhĩ trái hay không. - Sau đó bệnh nhân được đưa ra hội chẩn tại Viện Tim mạch để xét chỉ định NVHL bằng bóng qua da.

- Thăm dò lại một cách đầy đủ và chi tiết siêu âm tim trong vòng 1 tuần trước khi NVHL bằng máy siêu âm Doppler màu tại Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai, đánh giá mức độ tổn thương van hai lá và tổ chức dưới van theo thang điểm Wilkins, đánh giá các tổn thương van khác kèm theo, đo kích thước các buồng tim, chức năng tim... theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục) bao gồm các thông số sau:

Thu thập các thông số trên siêu âm 2D:

+ Thất phải: Đường kính thất phải ngang mức van 3 lá + Đường kính nhĩ trái, ĐMC

+ Van 2 lá: Khoảng cách 2 van, diện tích van trên 2D, độ dầy, tổ chức dưới van và mức độ vôi hoá: Đánh giá hình thái van theo thang điểm của Wilkins.

Trên M-Mode: Dốc tâm trương EF Trên Siêu âm Doppler:

+ Đo chênh áp qua van 2 lá: Chênh áp tối đa và chênh áp trung bình qua van hai lá trong thời tâm trương.

+ Đo diện tích van 2 lá bằng thời gian bán giảm áp lực qua van 2lá. + Đo áp lực tâm thu động mạch phổi.

+ Đo cung lượng tim bằng phổ Doppler xung qua van động mạch chủ + Xác định mức độ hở van 2 lá.

+ Tìm những tổn thương van khác kèm theo + Huyết khối trong các buồng tim

+ Điểm Wilkins.

- Bệnh nhân được NVHL bằng bóng Inoue qua da tại phòng Thăm dò huyết động và can thiệp tim mạch - Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. (Quy trình cụ thể được đề cập đến ở phần tổng quan). Các thông số về huyết động trong qua trình làm thủ thuật được đánh giá đầy đủ trước và sau nong van theo mẫu bệnh án riêng. (Phụ lục 1 ) bao gồm các thông số sau:

+ áp lực nhĩ trái.

+ Chênh áp qua van hai lá trong thời kỳ tâm trương. + áp lực ĐMP.

- Kiểm tra lại siêu âm tim trong vòng 3 ngày sau NVHL tại phòng siêu âm của Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, đánh giá lại các thông số siêu âm như trên theo mẫu bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1).

Từ kết quả thể tích và chức năng thất trái đo được trên siêu âm Doppler chúng tôi sẽ đánh giá:

- Sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân HHL khít trước và sau nong van hai lá.

- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân hẹp hai lá khít .

- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân hẹp hai lá khít này sau nong van hai lá.

- Số liệu thu thập được xử lý theo chương trình phần mềm EPI info 6.0. - Kết quả được biểu diễn dưới dạng trung bình  độ lệch chuẩn.

- Dùng test – t có ghép cặp để so sánh các giá trị trung bình.

BB B A A B A

N

N

X

X

T

2 2

Trong đó: A

X : Trung bình của mẫu A

B

X : Trung bình của mẫu B NA: Tần số của mẫu A NB: Tần số của mẫu B

DA: Độ lệch chuẩn của mẫu A DB: Độ lệch chuẩn của mẫu B Với mức ý nghĩa =0,05

t<1,96: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

* Để khảo sát mối tương quan 2 chỉ số, dùng phép tính hệ số tương quan theo công thức: 2 1 2 1 1 ) ( ) ( ) ( ) (

       n i n i i n i Y y X x Y y X x R

Trong đó: XYlà trung bình của mẫu

R = 0: x và y không có tương quan với nhau R = 1: x và y có tương quan ngược chiều -1<R<0: x và y có tương quan ngược chiều 0<R<1: x và y có tương quan thuận chiều r 0,35: tương quan không chặt chẽ 0,35  r 0,66: tương quan chặt chẽ 0,66 < r: tương quan rất chặt chẽ

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Chương 3 Kết quả nghiên cứu 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân

Trong thời gian từ tháng 1/2004 đến tháng 10/2004 chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 72 bệnh nhân hẹp hai lá khít đơn thuần được nong van hai lá bằng bóng Inoue tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Giá trị trung bình SD (tỷ lệ %)

Giới Nam 15 (20,8) Nữ 57 (79,2) Chiều cao 155.1  6,7 Cân nặng 45,,3  6,6

Chỉ số khối lượng cơ thể 18,720,24 Diện tích da cơ thể (BSA) (m2) 1,410,01 Tần số tim 88,3  14,0

Loại nhịp tim Xoang 47 (65,3) Rung nhĩ 25 (34,7) Huyết áp Tâm thu 106,3  9,7

Tâm trương 69,8  8,9 Tiền sử thấp tim 31 (40,1%) Có HoHL <2/4 kèm theo 49(68,1%) Có HoC <2/4 kèm theo 34(47,2%) Điểm Wilkins 7,4  0,9 (6-9)

Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 37,612,4 cao nhất là 66 tuổi, thấp nhất là 13 tuổi, chủ yếu ở trong lứa tuổi lao động (có 60 bệnh nhân) chiếm tỷ lệ 83,3%, điều đó phần nào nói lên ảnh hưởng của bệnh HHL đến đời sống kinh tế, sức khoẻ của người dân. Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trung bình của bệnh nhân là 18,720,24, ở mức độ thấp của giới hạn bình thường, điều đó phần nào phản ánh sự hạn chế về phát triển thể lực ở những bệnh nhân bị HHL.

Biểu đồ 1: Phân bố giới tính ở bệnh nhân HHL khít

N ÷ N a m N a m

Bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy bệnh nhân nữ chiếm đa số với tỷ lệ 79,2% (so với 20,8% bệnh nhân nam).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 25 bệnh nhân bị rung nhĩ nhưng không có huyết khối trong nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản. Có 31 bệnh nhân (43,1%) biết rõ tiền sử thấp tim, còn lại 41 bệnh nhân (56,9%) không rõ tiền sử thấp tim cũng như các triệu chứng lâm sàng có liên quan đến thấp tim.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN HẸP HAI LÁ KHÍT TRƯỚC VÀ SAU NVHL BẰNG BÓNG PPTX (Trang 29 -34 )

×