Bảng 3.12: ảnh hưởng của rung nhĩ tới sự thay đổi cung lượng tim
Nhóm n Trước nong Sau nong Thay đổi Xoang 47 3,750,51 4,700,38 0,990,40
Rung nhĩ 25 3,040,49 3,910,37 0,870,27
P <0,05 <0,05 >0,05
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy cung lượng tim trước và sau nong van của nhóm nhịp xoang cao hơn hẳn nhóm rung nhĩ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy sự thay đổi cung lượng tim trước và sau NVHL giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.13: ảnh hưởng của rung nhĩ tới sự thay đổi phân số tống máu
Nhóm n Trước nong Sau nong Thay đổi Xoang 47 60,164,25 66,364,49 6,203,41
Rung nhĩ 25 51,805,67 59,715,50 7,813,50
P <0,05 <0,05 >0,05
Sau NVHL phân số tống máu ở cả 2 nhóm đều cải thiện. Tuy nhiên ở nhóm bệnh nhân nhịp xoang phân số tống máu vẫn cao hơn nhóm bệnh nhân rung nhĩ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05.
chương 4 Bàn luận 4.1. Bàn về tình hình chung của bệnh nhân
Trong 72 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình là 37,6 (dao động từ 13 đến 66 tuổi). Điều này phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả khác, bệnh nhân hẹp hai lá thường có triệu chứng nặng dần ở độ tuổi 30-40. Các bệnh nhân đều có biểu hiện lâm sàng rõ rệt (tất cả đều có khó thở từ NYHA II trở lên). Như vậy bệnh đã ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này, đặc biệt đối với đối tượng BN là nữ (do ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh đẻ của họ).
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3,1 và biểu đồ 2 cho thấy tỷ lệ nữ trong số các bệnh nhân nghiên cứu là 79,2% so với bệnh nhân nam là 20,8%. Điều này phù hợp với tỷ lệ thấp tim ở nữ nhiều hơn nam, vì vậy hẹp hai lá do thấp cũng có tỷ lệ tương ứng. Tỷ lệ này cũng tương đương với các tác giả khác
Bảng 4.1: So sánh kết quả của chúng tôi với một số tác giả khác
Tác giả Chúng tôi Parmir [] Chen CR[] Tuổi trung bình 37,612,4 35,69,6 36,812,3
Tỷ lệ nữ 79,2% 76% 70,2%
Về mức độ suy tim:
Phần lớn các bệnh nhân đều có khó thở ở mức NYHA II hoặc III, một số ít có mức NYHA IV. Sau NVHL mức độ suy tim(NYHA) giảm đi rõ rệt, vậy chứng tỏ sau NVHL triệu chứng cơ năng của bệnh nhân khá lên.
Về huyết áp:
Cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều trong giới hạn bình thường hoặc bình thường thấp nhất là ở những bệnh nhân rung nhĩ.
Về tỷ lệ rung nhĩ:
Tỷ lệ bệnh nhân có rung nhĩ trước nong van là 34,7%, thấp hơn so với tỷ lệ mà P.M.Hùng và cộng sự công bố 41%, có thể cỡ mẫu của chúng tôi còn nhỏ so với nghiên cứu của các tác giả khác (cỡ mẫu của nghiên cứu đó là 1023 BN).
Về tỷ lệ HoHL trước và sau NVHL:
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy số BN có HoHL từ trước là 49 BN (chiếm 68,1%). Sau khi nong van, số BN HoHL là 66 BN (trong đó HoHL 2/4 là 19 BN, số BN có HoHL tăng lên là 33 bệnh nhân (chiếm 45,8%). Như vậy số BN HoHL tăng lên có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Pan JP khi nghiên cứu 59 bệnh nhân HHL sau NVHL cũng thấy 45,6% BN có HoHL tăng lên sau NVHL(p<0,05).
Các kết quả ở bảng 3.2 cho thấy việc NVHL đã làm mở đáng kể lỗ van hai lá, qua đó tình trạng huyết động cũng được cải thiện. Cụ thể là có sự giảm rõ rệt áp lực ĐMP tâm thu, giảm chênh áp tối đa và chênh áp trung bình qua van hai lá. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Phạm Mạnh Hùng và nhiều tác giả nước ngoài khác cũng cho kết quả tương tự.
Đối chiếu với các kết quả đo dược trên thông tim (bảng 3.2) chúng tôi thấy NVHL cũng làm giảm áp lực ĐMP và áp lực nhĩ trái (p<0,001). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Mạnh Hùng và cộng sự.
Như vậy, NVHL bằng bóng Inoue qua da ở BN HHL khít đã làm cải thiện đáng kể tình trạng huyết động cũng như tình trạng lâm sàng cho BN. Nhưng vấn đề chúng tôi nghiên cứu ở đây là liệu chức năng tâm thu thất trái có được cải thiện sau NVHL hay không? và có yếu tố nào ảnh hưởng tới CNTTTT trước và sau NVHL?