Tỷ lệ rung nhĩ:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân Hẹp Hai Lá khít trước và sau NVHL bằng bóng pptx (Trang 50 - 51)

Bảng 3.6 cho thấy số bệnh nhân bị rung nhĩ trong nhóm phân số tống máu thấp là 18 BN (chiếm tỷ lệ 72%) cao hơn hẳn nhóm có phân số tống máu bình thường (7 bệnh nhân- chiếm tỷ lệ 14,9%) . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mohan MC.

Shikano M khi chia bệnh nhân HHL thành 2 nhóm EF<50% và EF50% thấy tỷ lệ bệnh nhân bị rung nhĩ trong nhóm EF<50% cao hơn hẳn nhóm EF50% (86% so với 31%) (p<0,01). Tác giả kết luận rằng sự giảm co bóp của thất trái có liên quan đến rối loạn nhịp tim.

Rodriguez khi nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái ở 19 bệnh nhân HHL khít cho rằng giảm phân số tống máu ở những bệnh nhân rung nhĩ có liên quan đến tuổi bị bệnh cao hơn, thể tích cuối tâm thu thất trấi cao hơn, lực căng thành thất lớn hơn. Cũng chính Rodriguez chỉ ra phân số tống máu có liên quan chặt chẽ diện tích lỗ van hai lá.

Theo Mohan JC và một số tác giả khác những bệnh nhân rung nhĩ thì có giảm thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV). Chúng tôi cũng thử chia EDV của bệnh nhân thành 2 nhóm nhịp xoang và rung nhĩ xem có sự khác biệt không. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: So sánh thể tích cuối tâm trương thất trái giữa 2 nhóm rung nhĩ và nhịp xoang trước NVHL

Nhịp n EDV

Rung nhĩ 25 87,7621,05

P <0.05

Kết quả cho thấy: ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ thì EDV trước khi NVHL thấp hơn ở nhóm bệnh nhân nhịp xoang. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ở bảng 3.7 và 3.9 cho thấy nhóm có phân số tống máu thấp, cung lượng tim thấp có thể tích cuối tâm trương thất trái nhỏ hơn rõ rệt so với nhóm có phân số tống máu bình thường. Vậy phải chăng chức năng tâm thu thất trái ở những bệnh nhân rung nhĩ giảm là do giảm đổ đầy thất trái? Khi so sánh với Oki T người đã làm siêu âm cho 36 bệnh nhân HHL khít đơn thuần, chúng tôi thấy tác giả cũng đi đến một kết luận tương tự đó là tâm thu nhĩ trái có vai trò quan trọng trong việc đổ đầy thất trái. ở bệnh nhân HHL sự đổ đầy thất trái này giảm theo mức độ hẹp của lỗ van hai lá. Mức độ này càng giảm ở những bệnh nhân HHL khít kèm rung nhĩ. Đây có lẽ là lý do tại sao những bệnh nhân HHL khít kèm rung nhĩ thì chức năng tâm thu thất trái giảm hơn so với nhóm nhịp xoang.

Các phân tích của một số tác giả khác thì cho thấy rằng, nhóm bệnh nhân rung nhĩ thường có tuổi lớn hơn, thời gian bị bệnh lâu hơn làm giảm compliance thất trái, phối hợp thêm với sự mất tâm thu của nhĩ trong việc đổ đầy thất trái cũng ảnh hưởng xấu làm giảm chức năng tâm thu thất trái.

Như vậy ở những bệnh nhân rung nhĩ thì CNTTTT thấp hơn nhóm nhịp xoang. Kết quả cũng cho thấy CNTTTT giảm có liên quan đến EDV.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân Hẹp Hai Lá khít trước và sau NVHL bằng bóng pptx (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)