cụ thể của Hội đồng nhân dân
Trong các hoạt động của HĐND hoạt động kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng, là hoạt động đỉnh cao của HĐND. Tại kỳ họp, HĐND sẽ quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, tổ chức giám sát tại kỳ họp, tổ chức chất vấn các thành viên của UBND. Để việc quyết định những vấn đề quan trọng của tỉnh đạt kết quả tốt phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân đồng thời thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, triển khai và cụ thể hóa đồng chủ chương, nghị quyết của Đảng, biến nghị quyết của Tỉnh uỷ thành nghị quyết của hội đồng nhân dân. Trước khi tiến hành kỳ họp Thường trực Tỉnh uỷ cần bố trí nghe Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân và các ngànhh chức năng báo cáo và có ý kiến chỉ đạo về từng nội dung cụ thể dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp. Với những vấn đề lớn, quan trọng cần chỉ đạo để HĐND tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, chỉ đạo các ban HĐND có nhiệm vụ thẩm tra báo cáo và thể hiện rõ quan điểm của mình.
Nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó thể chế hoá bằng các Nghị quyết của HĐND để triển khai thực hiện và động viên nhân dân các dân tộc tăng cường đoàn kết, khắc phục khó khăn, đẩy mạng các phong trào thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Lựa chọn những nội dung trọng tâm, những lĩnh vực trọng yếu có tác động đến sự phát triển ở địa phương để đưa vào nội dung kỳ họp, nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm tra các văn bản trình kỳ họp, đảm bảo không khí dân chủ, cởi mở, phát huy trí tuệ tập thể trong thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng, thực hiện tốt hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Đối với những vấn đề lớn như chiến lược, chủ trương, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, ngân sách, phương án thành lập, phân chia lại địa giới cấp huyện, xã Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho ý kiến về mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu để Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Hội đồng nhân dân thảo luận quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định. Hàng năm Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra nghị quyết về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho những năm tiếp theo về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng để Hội đồng nhân dân thảo luận và quyết định.
Trong kỳ họp cần đổi mới phương pháp điều hành của Chủ toạ, bảo đảm qui trình soạn thảo và thông qua Nghị quyết của kỳ họp. Kết quả của mỗi kỳ họp HĐND được kết tinh trong các Nghị quyết của HĐND. Nghị quyết đó phải thực sự là sản phẩm cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, tuân thủ các qui định của luật pháp và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, khắc phục tình trạng: HĐND chỉ quyết định những vấn đề sau khi cấp uỷ đảng đã quyết định, nghị quyết của HĐND chỉ là sự sao chụp, hợp thức hoá về mặt Nhà nước và các nội dung nghị quyết cấp uỷ cùng cấp.
Đối với công tác giám sát, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cần có nghị quyết giao cho Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo Thường trực, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chức năng giám sát theo quy định của pháp luật, chú trọng cả giám sát tại kỳ họp và giám sát giữa
hai kỳ họp, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân với các ban của HĐND. Việc lựa chọn các nội dung và địa bàn giám sát cần có sự kết hợp tốt với công tác kiểm tra của Tỉnh uỷ và thanh tra của UBND. Lựa chọn những nội dung lớn, phức tạp những vấn đề bức xúc mà nhiều cử tri quan tâm, những vấn đề nóng mà Tỉnh uỷ đang tập trung giải quyết, những vấn đề mà Hội đồng nhân dân dự kiến sẽ ra các nghị quyết, quyết định tại kỳ họp tiếp theo. Trong quá trình lãnh đạo triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm nếu phát hiện có vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo HĐND tỉnh tổ chức giám sát chuyên đề và báo cáo kết quả giám sát với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để Tỉnh uỷ xem xét, cho ý kiến và ban hành nghị quyết lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền khắc phục những khó khăn vướng mắc phát hiện qua giám sát.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cần thường xuyên nghe báo cáo những kết quả, kết luận và kiến nghị của các đoàn giám sát từ đó chỉ đạo các cấp các ngành, các địa phương tiếp thu và điều chỉnh. Đối với những vấn đề nổi cộm, phức tạp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.
Trong hoạt động giám sát của HĐND tỉnh cần đề cao sự phối hợp với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, của nhân dân địa phương để nắm bắt thông tin và phối hợp tạo sự đồng bộ trong cách giải quyết những vấn đề cụ thể. Tỉnh uỷ cần định kỳ nghe báo cáo kết quả thực hiện công tác giám sát, tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề và những vụ việc cụ thể, lãnh đạo các ngànhh các địa phương thực hiện nghiêm túc các kết luận của các đoàn giám sát góp phần điều chỉnh những lệch lạc trong nhận thức cũng như trong hành động của các cấp các ngànhh trong thực thi nhiệm vụ của mình.
Đối với công tác tiếp dân, tổ chức tiếp xúc cử tri, theo dõi và đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là nội dung quan trọng và phức tạp, làm tốt công tác này sẽ góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính
trị, trật tự và an toàn xã hội nhất là trong điều kiện tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội, sự chuyển dịch của dân cư và phân bố lại lao động nảy sinh nhiều vấn đề xã hội đòi hỏi chúng ta phải tập trung giải quyết.
Để HĐND tỉnh thực hiện có hiệu quả công tác tiếp dân và theo dõi việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác tiếp xúc cử tri, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cần giao cho Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo Thường trực HĐND tỉnh quy định và công bố công khai lịch tiếp dân hàng tháng, phân công rõ nhiệm vụ tiếp dân và đôn đốc, xem xét việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, xây dựng quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri giải quyết các ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh. Khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp, không để xảy ra khiếu kiện đông người. Cần đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND theo hướng tăng cường số cử tri là người trực tiếp lao động sản xuất, cử tri ở địa bàn thôn xóm. Thực hiện tốt việc TXCT tại nơi ứng cử, nơi cư trú và nơi công tác. Kỹ năng tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cần được nâng lên theo hướng mở rộng đối thoại thẳng thắn, cởi mở, tập trung vào những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế- xã hội ở địa phương. Chủ động phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức tiếp xúc cử tri. Đại biểu HĐND tỉnh cần thường xuyên sâu sát cơ sở, tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND, kịp thời nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, các ý kiến, kiến nghị của cử tri phải được tổng hợp, báo cáo trước kỳ họp và chuyển đến cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thường vụ Tỉnh uỷ giao cho Đảng đoàn HĐND, các ban và các đại biểu HĐND tỉnh có kế hoạch tiếp xúc cử tri và hướng dẫn công dân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, xây dựng qui chế làm việc với UBND, UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, bố trí lịch tiếp dân cùng với UBND và các ngành hữu quan. Cần có sự đổi mới về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng để nhằm tăng cường sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa cấp uỷ đảng, đại biểu HĐND với cử tri, mở rộng dân chủ, kết hợp hài hoà giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp hoạt động tiếp xúc cử tri chính là hình thức tốt nhất để phát huy dân chủ trực tiếp vì vậy, theo chúng tôi hoạt động tiếp xúc cử tri cần phải thường xuyên đổi mới cả về hình thức và nội dung để làm thế nào cho đại biểu HĐND trực tiếp lắng nghe những ý kiến của cử tri chứ không phải là đại biểu cử tri như lâu nay chúng ta vẫn làm, bởi vì càng sát dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân bao nhiêu thì những vấn đề đưa ra HĐND bàn thảo và quyết định càng thiết thực và thực sự đi vào cuộc sống bấy nhiêu, làm tốt vấn đề này là đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.
Hàng tháng Thường trực Tỉnh uỷ bố trí nghe Đảng đoàn HĐND, UBND, và các ngành báo cáo về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại và có định hướng với từng việc cụ thể. Coi đây là kênh thông tin quan trọng cung cấp chính thống về kết quả và nội dung lớn trong hoạt động của HĐND về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đồng thời lắng nghe nguyện vọng chính đáng những đề xuất, kiến nghị của nhân dân.
Vĩnh Phúc là tỉnh thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND ở 7 huyện và 13 phường nên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn qui định tại luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, các văn bản pháp luật khác Tỉnh uỷ cần chỉ đạo để HĐND tỉnh thực hiện tốt một số nhiệm vụ, quyền hạn được bổ sung như sau:
- Quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của các huyện, xây dựng và phát triển về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của toà án nhân dân huyện. - Giám sát đối với hoạt động của UBND, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân huyện.
- Giám sát việc thực hiện ngân sách của UBND huyện.
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết trái pháp luật của HĐND xã, thị trấn.
- Giải tán HĐND xã, thị trấn trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.