Một số hạn chế chủ yếu trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 51 - 54)

Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế cần tiếp tục đổi mới trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhận thức của một số cấp uỷ đảng, cán bộ, đảng viên về HĐND còn hạn chế, việc lãnh đạo đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc quyết định các chủ trương, giải pháp trên một số hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đôi khi còn chậm.

Về cơ bản Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, lãnh đạo triển khai có việc còn chậm như quy hoạch, xây dựng hạ tầng để giao đất dịch vụ, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, phát triển du lịch, giải quyết việc làm, cải cách thủ tục hành chính chưa theo kịp với yêu cầu phát triển.

Thứ hai, công tác lãnh đạo quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ chưa theo kịp với yêu cầu. Nhìn chung công tác quy hoạch đào tạo cán bộ cho Hội đồng nhân dân tỉnh còn lúng túng, bị động chưa có quy hoạch dài hạn đối với từng chức danh lãnh đạo của Hội đồng nhân dân, việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo chưa kịp thời nhất là việc bổ sung các chức danh hoạt động chuyên trách, trưởng, phó các ban của Hội đồng nhân dân. Khó khăn trong việc đảm bảo sự kịp thời và đồng bộ trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo luật định. (Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chỉ là Tỉnh uỷ viên không tham gia Thường vụ cấp uỷ. Các đồng chí chuyên trách khác cũng không tham gia cấp uỷ của tỉnh).

Một số cấp uỷ đảng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, tiêu chuẩn đại biểu HĐND. Khi giới thiệu nhân sự để bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, một số nơi chủ yếu quan tâm đến cơ cấu, ít quan tâm đến tiêu chuẩn, năng lực của

đại biểu nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương. Cũng có một số nơi đã bố trí những cán bộ năng lực yếu kém, khó bố trí vào các chức danh khác làm công tác HĐND. Mặt khác, một số đại biểu HĐND do kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ nên đã không dành thời gian thoả đáng cho việc thực hiện những nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, việc điều động cán bộ sang hoạt động ở cơ quan dân cử là rất khó, kể cả được bầu giữ chức vụ cao hơn.

Thứ ba, lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện các chế độ làm việc, công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu cũng còn hạn chế.

Trong qui chế hoạt động của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ chưa đặt ra chế độ định kỳ Thường vụ cấp uỷ nghe Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ được mời dự các phiên họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ với những nội dung có liên quan. Chuẩn bị cho các kỳ họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nghe ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo những nội dung chính dự kiến trình kỳ họp Hội đồng nhân dân lãnh đạo các ban Hội đồng nhân dân tỉnh cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra các tờ trình, đề án của Ủy ban nhân dân định hướng cho Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định cũng không được mời dự họp nên cũng không nắm bắt được đầy đủ thông tin đặc biệt không nắm vững tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương của Thường vụ cấp ủy về những vấn đề cụ thể.

Việc cấp uỷ đảng lãnh đạo các cơ quan liên quan, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tạo mối quan hệ gắn bó, phối hợp xử lý các thông tin và tạo sự thống nhất trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến nhân dân và quyết định các vấn đề quan trọng chưa được tiến hành thường xuyên.

Hoạt động giám sát của HĐND còn một số hạn chế, khó khăn: việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát để xem xét một số vụ việc cụ thể của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện chưa thực hiện được, chưa tổ chức được nhiều cuộc giám sát về các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính, bảo vệ môi trường, việc phối hợp giám sát giữa HĐND cấp tỉnh với HĐND cấp huyện và cấp xã chưa nhiều, số thành viên tham gia đạt thấp so với qui định, việc tham gia ý kiến tại các cuộc giám sát chưa nhiều, chất lượng chưa sâu, một số cuộc giám sát còn bị trùng lặp về địa điểm, thời gian, công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các kết luận sau giám sát còn nhiều hạn chế.

Việc lãnh đạo sự phối hợp các cơ quan để giải quyết các vấn đề sau giám sát, tiếp xúc cử tri, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân chưa được tổ chức chu đáo. Nhiều kết luận sau giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân chậm được các ngành xem xét điều chỉnh. Các vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài chậm được giải quyết dứt điểm.

Thực hiện các chủ trương của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân cụ thể hoá bằng nhiều nghị quyết chuyên đề nhưng việc cân đối nguồn lực để thực hiện nghị quyết và việc kiểm tra tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh còn nhiều hạn chế công tác giám sát việc thực hiện nghị quyết sơ kết, tổng kết công tác này cũng chưa được tiến hành thường xuyên.

Công tác lãnh đạo của Tỉnh uỷ với Hội đồng nhân dân được thể hiện trong nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh các khoá, các hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ và hàng năm. Việc ban hành nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp cũng chưa được thực hiện.

Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức chất vấn các thành viên Uỷ ban nhân dân và lãnh đạo các ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân và truyền hình trực tiếp song thời gian dành cho chất vấn còn ít, số lãnh đạo các ngành tham gia

trả lời chất vấn mỗi kỳ họp chỉ được từ 2 đến 3 trưởng ngành tham gia. Nhiều vấn đề bức xúc cử tri quan tâm cũng chưa được các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chất vấn tại kỳ họp.

Thời gian dành cho thảo luận các nội dung sẽ quyết định tại kỳ họp còn ít nên chất lượng các nghị quyết phụ thuộc nhiều vào cơ quan soạn thảo, thẩm tra chính kiến của đại biểu trong việc lựa chọn các phương án cụ thể còn nhiều hạn chế. Nhiều quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh vẫn còn mang tính hình thức.

Việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri thường theo lối mòn, cử tri tham dự hầu hết là lãnh đạo các xã, thôn “cử tri chuyên trách” số người trực tiếp lãnh đạo sản xuất tham dự còn ít, việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề thực hiện chưa nhiều, việc tiếp xúc của cá nhân đại biểu và nhóm đại biểu tới những vùng cử tri đặc thù (cử tri là lực lượng vũ trang, công nhân ở các khu công nghiệp...) còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 51 - 54)