Sự cần thiết phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng xuất phát từ bối cảnh phát triển, những yếu tố khách quan, chủ quan đặt ra.
Kết quả của gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng, đối lĩnhi,... càng khẳng định vững chắc vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng. Bước tiến quan trọng là Đảng ta nhận thức ngày càng
toàn diện hơn, rõ ràng hơn, sâu sắc và ngày càng trưởng thành hơn không chỉ trong nội dung lãnh đạo mà còn linh hoạt, sáng tạo, đa dạng và hiệu quả trong thực thi phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đảng lãnh đạo xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thời cơ và thách thức đan xen trong quá trình hội nhập này chúng ta có điều kiện vươn cánh tay dài để buôn bán, làm ăn với thế giới. Những nhân tố mới tích cực sẽ xuất hiện, có vai trò lôi kéo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước... Tuy nhiên sự nghiệt ngã của kinh tế thị trường trong khi chúng ta kinh nghiệm còn non trẻ, sức cạnh tranh của hàng hoá thấp và trong sân chơi đó tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" cũng sẽ là nguy cơ đe doạ với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hệ luỵ của kinh tế thị trường nếu không chú ý trong vận hành thì có thế sẽ làm vẩn đục môi trường xã hội của Việt Nam.
Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đặt ra trong điều kiện chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đảng là một tiến bộ của lịch sử về mặt tổ chức và phương pháp quản lý nhà nước. Nhà nước pháp quyền là nhấn mạnh phương pháp, cách thức quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật, nó yêu cầu mọi tổ chức đảng, mọi công dân phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Nhà nước vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cũng chính là thể hiện sức mạnh lãnh đạo của Đảng.
Vấn đề đặt ra trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước, bằng Nhà nước là chủ yếu. Đảng lãnh đạo Nhà nước đồng thời phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, trong điều kiện đó phương thức lãnh đạo của Đảng cần thay đổi như thế nào để bảo đảm mọi quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế văn hoá – xã
hội, an ninh, quốc phòng được thể chế hoá một cách đúng đắn và triển khai thực hiện có hiệu quả thông qua nhà nước và sức mạnh của toàn dân tộc.
Dân chủ hoá là một chủ trương lớn của Đảng. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải đáp ứng yêu cầu đó.
Đảng lãnh đạo trong điều kiện bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN Đông Âu, sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các thế lực thù địch bên ngoài đang thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình nhằm chuyển hoá nội bộ Đảng gây chia rẽ và mất đoàn kết trong Đảng. Trong nội bộ thì bệnh quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân... cũng là những khó khăn, thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Từ các lý do trên đòi hỏi Đảng phải liên tục đổi mới phương thức lãnh đạo của mình đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của nhân dân.