Yêu cầu của đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 69 - 73)

2.1.2.1. Yêu cầu của đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh

Như ở phần trên đã trình bày về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với nhà nước là đặt trong mối quan hệ tổng thể giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Là làm rõ hơn khái niệm lãnh đạo và khái niệm quản lý trong đó vai trò lãnh đạo là thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ quản lý là chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Khái niệm Nhà nước ở đây bao gồm cả 3 bộ phận cấu thành đó là các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở các nước tư bản chủ nghĩa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là độc lập với nhau. Ở nước ta các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có độc lập tương đối nhưng được đặt trong một thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó chính là sự phân công thành các nhóm quyền lực nhằm hỗ trợ nhau, giám sát lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển.

Ở Trung ương: cơ quan lập pháp là Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân cả nước. Quốc hội có quyền lập pháp đó là việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, xây dựng và sửa đổi pháp luật (Luật và Pháp lệnh). Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương. Có quyền cao nhất quyết định các vấn đề quan trọng của đất

nước, quyết định phân bổ thu, chi ngân sách quốc gia và các dự án quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và công tác đối ngoại.

Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ với sự lãnh đạo của Quốc hội vì các chủ trương chính sách của Đảng được Quốc hội thể chế hoá bằng pháp luật và giao cho Chính phủ thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội.

Quyền tư pháp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm quyền xét xử và các thẩm quyền liên quan đến xét xử như: điều tra, truy tố, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp trong đó quyền xét xử là hoạt động trung tâm. Quyền tư pháp được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp như: các cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, các tổ chức luật sư, các cơ quan giám định.

Ở các địa phương: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là Hội đồng nhân dân. Là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương về kinh tế, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương và làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước.

Hội đồng nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân địa phương.

Ở tỉnh Vĩnh Phúc Hội đồng nhân dân được thành lập ở cả ba cấp: -Hội đồng nhân dân tỉnh

-Hội đồng nhân dân các xã, phường, thị trấn

Thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội về việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường. Theo đó tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 10 tỉnh thực hiện thí điểm này, tại 7 huyện và 13 phường nên một số chức năng nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân huyện, phường được giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan.

Từ những biến đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế xã hội đất nước, những đặc điểm cụ thể của địa phương, từ thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với HĐND tỉnh những năm qua chúng tôi cho rằng, phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh cần chú ý quán triệt những yêu cầu sau:

Một là, mọi hoạt động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực và cá nhân các đồng chí Tỉnh uỷ viên phải chấp hành các nguyên tắc cơ bản về tổ chức sinh hoạt đảng do Điều lệ Đảng quy định, trong đó nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản nhất.

Hai là, phải đảm bảo tính tổ chức, tính kỷ luật, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của tập thể, cá nhân, chống cục bộ địa phương, cá nhân chủ nghĩa, quan liêu tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ.

Từng đồng chí Tỉnh uỷ viên phải gương mẫu chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên và nghĩa vụ công dân, phải trung thực, thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước.

Ba là, thực hiện Tỉnh uỷ lãnh đạo toàn diện, thường xuyên và cụ thể đối với Nhà nước (trong đó có Hội đồng nhân dân). Lãnh đạo Hội đồng nhân dân là làm cho Hội đồng nhân dân thực hiện với hiệu quả cao nhất chức năng nhiệm vụ của mình, lãnh đạo bằng việc xác định chủ trương, đường lối đối với các vấn đề

về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh để Hội đồng nhân dân tỉnh cụ thể hoá theo đúng các qui định của pháp luật.

Bốn là, lãnh đạo Hội đồng nhân dân trên cơ sở định hướng và kiểm tra không áp đặt (Tỉnh uỷ quyết định các vấn đề quan trọng ra Hội đồng nhân dân chỉ còn hợp pháp hoá) tôn trọng quyền tự do, dân chủ, bàn bạc, thảo luận và quyết định của Hội đồng nhân dân, không ôm đồm, bao biện, làm thay Hội đồng nhân dân.

Năm là, lãnh đạo thông qua các tổ chức của Hội đồng nhân dân, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, các ban, tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân, xác định rõ vai trò trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là đảng viên trong việc thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005- 2010) nêu rõ: “tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp, chất lượng đại biểu, chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, cải tiến hình thức, nội dung các cuộc tiếp xúc với cử tri, tiếp thu đầy đủ và giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị, khiếu nại tố cáo và nguyện vọng chính đáng của cử tri xây dựng Hội đồng nhân dân các cấp vững mạnh, thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có đủ năng lực quyết định các vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội”.

Trước các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân Tỉnh uỷ ra nghị quyết lãnh đạo cuộc bầu cử đảm bảo đúng qui trình, đúng luật định, giới thiệu nhân sự thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, giới thiệu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên Thường trực và lãnh đạo các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thực hiện Đảng lãnh đạo thông qua việc cử cán bộ của Đảng tham gia trong bộ máy nhà nước.

Trước các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, Tỉnh uỷ nghe và cho ý kiến về những vấn đề quan trọng mà Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ bàn, thảo luận và quyết định tại kỳ họp.

Như vậy, bảo đảm Tỉnh uỷ lãnh đạo bằng chủ trương, định hướng, bằng kế hoạch hoạt động với Hội đồng nhân dân, lãnh đạo bằng chỉ thị, nghị quyết chứ không áp đặt, không làm thay. Lãnh đạo bằng việc cử cán bộ của Đảng đảm nhận các chức vụ trong Hội đồng nhân dân kết hợp với kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện. Phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ vừa đảm bảo được nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, vừa tôn trọng quyền chủ động, sáng tạo và quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tăng cường trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trước pháp luật và trước cử tri của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)