lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh
Những kết quả đạt được là do Đảng ta đã có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vị trí vai trò của Hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương nên đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp uỷ và Thường vụ cấp uỷ, tăng cường công tác cán bộ và thường xuyên lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
Thứ nhất, nhận thức về vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh còn chưa đầy đủ.
Bên cạnh việc làm rõ vị trí của Hội đồng nhân dân trong bộ máy chính quyền địa phương có nhiệm vụ quan trọng là thể chế hoá về mặt Nhà nước các chủ trương của Tỉnh uỷ, các cấp uỷ đảng bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Từ đó nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành của tỉnh Vĩnh Phúc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được nâng lên. Ý thức chấp hành của các cơ quan nhà nước đối với Hội đồng nhân dân được đề cao, những quan điểm chưa đúng về Hội đồng nhân dân dần được khắc phục, hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh cũng như Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng có lúc, có nơi một số bộ phận cấp uỷ đảng, chính quyền, một số cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân, chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tạo những điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động. Có lúc, có nơi còn lúng túng trong phương thức lãnh đạo Hội đồng nhân dân. Một số cấp uỷ đảng, thậm chí một số cán bộ chủ chốt của cấp uỷ chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của các cơ quan dân cử ở địa phương. Nhiều nơi coi HĐND chỉ là cơ quan hợp thức hoá các nghị quyết của cấp uỷ đảng và hợp pháp hoá những việc đã rồi.
Thứ hai, năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới
Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc có những chuyển biến nhanh chóng, cơ cấu chuyển nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp, cơ cấu lao động cũng điều chỉnh theo. Nhiều vấn đề về nguồn nhân lực, về việc làm và thu nhập của người dân dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, vấn đề nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động, vấn đề môi trường cũng đặt ra nhiều bức xúc trong đời sống dân cư song việc nắm bắt, giải quyết của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh chưa theo kịp yêu cầu của thực tế đặt ra.
Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân nhất là các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân, tình hình tổ chức bộ máy và những biến động của văn phòng giúp việc cũng ảnh hưởng tới chất lượng các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Khi giới thiệu nhân sự để bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, một số nơi chủ yếu quan tâm đến cơ cấu, ít quan tâm đến tiêu chuẩn, năng lực của đại biểu nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử ở địa phương. Cũng có một số nơi bố trí những cán bộ năng lực yếu kém, khó bố trí vào các chức danh khác làm công tác HĐND. Mặt khác, một số đại biểu HĐND do kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ nên đã không dành thời gian thoả đáng cho việc thực hiện những nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Bên cạnh đó, việc điều động cán bộ sang hoạt động ở cơ quan dân cử là rất khó, kể cả được bầu giữ chức vụ cao hơn.
Thứ ba, việc phối hợp hoạt động của hệ thống chính trị còn chưa thật rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả.
Các chế tài qui định chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân chưa rõ ràng cũng ảnh hưởng đến tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Việc thực hiện qui chế phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với HĐND và MTTQ trong công tác giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân còn chưa chặt chẽ. Chưa tạo sự thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh tại địa phương.
Thứ tư, thiếu các điều kiện, phương tiện làm việc của Hội đồng nhân dân.
Mặc dù việc chăm lo giải quyết các điều kiện, phương tiện đảm bảo cho
hoạt động của Hội đồng nhân dân đã được Tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo, Hội đồng nhân dân tỉnh được bố trí trụ sở làm việc đủ điều kiện cho các đại biểu chuyên trách, lãnh đạo văn phòng và các chuyên viên giúp việc được trang bị máy tính để bàn kết nối Internet thuận tiện truy cập và tra cứu các thông tin dữ liệu, được bố trí phương tiện đi lại đáp ứng yêu cầu công việc của Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các nghị quyết qui định chế độ hoạt động cho các đại biểu kiêm nhiệm, kinh phí phục vụ công tác thẩm tra giám sát, rà soát và ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hàng năm trong phân bổ ngân sách địa phương đã bố trí lượng kinh phí đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Tuy nhiên, điều kiện làm việc, cũng như đời sống cán bộ còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc nâng cao tính chuyên nghiệp của đại biểu Hội đồng nhân dân.