Đổi mới lãnh đạo trong công tác tổ chức và cán bộ làm công tác Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 47 - 49)

Hội đồng nhân dân tỉnh

Xác định rõ công tác tổ chức, công tác cán bộ có vai trò hết sức to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm qua Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, cho ý kiến định hướng về cơ cấu, tiêu chuẩn đại biểu, lãnh đạo công tác tổ chức và tiến hành bầu cử, đảm bảo cho việc mở rộng và phát huy quyền làm chủ của cử tri trong việc lựa chọn và bầu cử đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Chính vì vậy qua các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân đã đảm bảo dân chủ, đúng luật. Ngay từ khi chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân mỗi khoá, các cấp uỷ đảng đã trực tiếp lãnh đạo coi trọng việc chọn cử cán bộ làm công tác Hội đồng nhân dân, giới thiệu Bí thư và Phó Bí thư cấp uỷ ứng cử Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Ban Thường vụ đã kiện toàn bộ máy làm công tác Hội đồng nhân dân theo hướng tăng dần số đại biểu hoạt động chuyên trách, đưa những cán bộ lãnh đạo có uy tín sang làm nhiệm vụ lãnh đạo của Hội đồng nhân dân.

Tại khoá XIII (nhiệm kỳ 1999 - 2004) Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cử đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh sang làm Phó Chủ tịch chuyên trách. Trưởng, phó các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là trưởng các ngành hoạt động kiêm nhiệm các thành viên là các đại biểu có trình độ và quá trình công tác ở các nhóm lĩnh vực: Tài chính – ngân sách, kinh tế văn hóa – xã hội và pháp chế.

Tại khoá XIV Hội đồng nhân dân tỉnh (nhiệm kỳ 2004 – 2009), (hiện nay kéo dài thêm 2 năm đến năm 2011) đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng chí Tỉnh uỷ viên làm Phó Chủ tịch chuyên trách, 01 đồng chí là uỷ viên Thường trực hoạt động chuyên trách.

Về các ban: có 2 trưởng ban: kinh tế ngân sách, văn hoá – xã hội hoạt động chuyên trách.

Đến tháng 7 năm 2007 đồng chí Trưởng ban Văn hoá – Xã hội chuyển sang làm Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Uỷ viên Thường trực kiêm nhiệm chức danh này. Đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ kiêm nhiệm Trưởng ban pháp chế, đồng chí Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh là phó ban kiêm nhiệm.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cũng đã thành lập Đảng Đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh trong đó Bí thư là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Bí thư là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các thành viên là Uỷ viên Thường trực và các trưởng ban chuyên trách Hội đồng nhân dân tỉnh.

Như vậy về nhân sự so với khoá XIII Thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng, phó các ban của Hội đồng nhân dân đều tăng về số lượng nhất là tăng số đại biểu hoạt động chuyên trách vì thế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày càng chất lượng, hiệu quả và thực chất hơn.

Về cơ quan văn phòng giúp việc: tại khoá XIII bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân gồm 3 đồng chí nằm trong Văn phòng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và giúp việc cả Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Đến tháng 8/2003 tách thành văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân riêng và văn phòng Uỷ ban nhân dân riêng. Tháng 9 năm 2004 thực hiện nghị quyết 416 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội lại tách khỏi văn phòng Hội đồng nhân dân hoạt động độc lập. Văn phòng Hội đồng nhân dân lúc đó có tổng số 25 cán bộ (kể cả các đại biểu chuyên trách). Tháng 5 năm 2008 thực hiện Nghị quyết 545 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 2 văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng Hội đồng nhân dân lại sát nhập thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh với tổng số cán bộ công chức viên chức là 34 người (bao gồm cả đại biểu Quốc hội và đại

biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách) và được hình thành 4 phòng chức năng.

Tuy có sự biến động mô hình văn phòng giúp việc nhưng nói chung cả số lượng và chất lượng cơ quan giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh ngày càng được nâng cao, tính chất chuyên môn hóa trong tham mưu, phục vụ ngày càng được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả và chất lượng tổ chức các kỳ họp, tổ chức các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân cũng ngày càng được khẳng định rõ.

Nhìn chung, so với nhiệm kỳ 1999-2004, chất lượng đại biểu HĐND được tăng lên cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch cán bộ làm công tác HĐND được quan tâm, nhiều đại biểu HĐND được cử đi học tập theo chương trình đại học và sau đại học, đã có thêm trình độ, năng lực, nhiệt huyết với công tác HĐND đây là những yếu tố quan trọng bảo đảm cho hoạt động của HĐND được thuận lợi và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)