tầng lớp nhân dân về vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
Như đã nói ở phần trên, hiện nay vẫn còn tình trạng có lúc, có nơi một số cấp uỷ đảng, chính quyền, một số cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân, chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tạo những điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động. Có lúc, có nơi còn lúng túng trong phương thức lãnh đạo Hội đồng nhân dân.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động là một quá trình chuyển biến từ nhận thức đến hành động, trước hết là nhận thức của các cấp uỷ về vị trí. vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HĐND và phải phân định rõ ranh giới giữa Đảng lãnh đạo và chính quyền tổ chức thực hiện để tránh bao biện làm thay, dẫn đến thụ động, ỷ lại làm cho hoạt động của HĐND trở thành hình thức.
Các cấp uỷ đảng cần nghiên cứu đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của HĐND và hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương, tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Mỗi đảng viên dù ở cương vị công tác nào cũng phải hiểu thấu đáo vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của HĐND, phải xác định hoạt động của HĐND là hoạt động vì nhân dân, HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tất cả là vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vì thế, trong những năm tới, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức được đầy đủ vị trí của Hội đồng nhân
dân trong bộ máy chính quyền địa phương có nhiệm vụ quan trọng là thể chế hoá về mặt Nhà nước các chủ trương của Tỉnh uỷ, các cấp uỷ đảng bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Từ đó tiếp tục nâng cao ý thức chấp hành của các cơ quan nhà nước đối với Hội đồng nhân dân, khắc phục những quan điểm chưa đúng về Hội đồng nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh cũng như Hội đồng nhân dân các cấp hoạt động ngày càng hiệu quả.
Để làm được điều đó trước hết phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh. Đổi mới chỉnh đốn Đảng là bỏ đi những sai lầm, những thứ đã lạc hậu không còn phù hợp trong tư duy, trong chủ trương chính sách, trong tổ chức và phương thức hoạt động đồng thời chủ động sáng tạo tiếp nhận cái mới, tiến bộ phù hợp với yêu cầu phát triển.
Xây dựng chỉnh đốn Đảng là tự tổ chức đảng phải phấn đấu vươn lên ngang tầm với yêu cầu lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là giải pháp lớn để tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng đối với hệ thống chính trị nói chung của Tỉnh uỷ với HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Ban Chấp hành Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ cần duy trì tốt nề nếp và qui chế làm việc, tổ chức quán triệt tới các cấp uỷ đảng, chính quyền về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, tuyên truyền, quán triệt về vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ của HĐND. Duy trì chế độ giao ban với Thường trực HĐND.
Trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố cần mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Tỉnh uỷ, nghị quyết của HĐND tỉnh tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư. Ý thức
tổ chức kỷ luật, lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác Hồ. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động cho cán bộ và đại biểu HĐND các cấp. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức về pháp luật nhất là luật tổ chức HĐND và UBND, qui chế hoạt động của HĐND. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu lãng phí và các biểu hiện tiêu cực nâng cao uy tín của tổ chức đảng, đảng viên trước quần chúng nhân dân.