Phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 73 - 76)

Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh

Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế hiện nay, phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh cần tập trung vào những vấn đề sau :

Thứ nhất, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc quyết định các chủ trương, giải pháp trên một số hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng cần nhanh nhạy và toàn diện hơn trước yêu cầu phát triển của địa phương.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của Vĩnh Phúc hiện nay, việc lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với Hội đồng nhân dân trong việc quyết định các chủ trương, giải pháp trên một số hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng có ý nghĩa hàng đầu. Những năm vừa qua, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn này thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên, một số mặt hoạt động vẫn còn chậm trễ như đã phân tích ở phần trên. Những năm tới, cần tăng cường sự lãnh đạo trong xây dựng và thực hiện các quy

hoạch, xây dựng hạ tầng để giao đất dịch vụ, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ về quy hoạch, giải phóng mặt bằng, phát triển du lịch, giải quyết việc làm, giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, cải cách thủ tục hành chính theo nguyên tắc cơ chế một cửa.

Công tác lãnh đạo của Tỉnh uỷ với Hội đồng nhân dân được thể hiện trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các khoá, các hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ và hàng năm. Vì vậy, bên cạnh việc ban hành nghị quyết định kỳ, cần chú ý lãnh đạo việc ban hành nghị quyết chuyên đề của cấp uỷ lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân các cấp. Ở đây, cần chú ý đến việc cân đối nguồn lực để thực hiện nghị quyết và việc kiểm tra tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, tiến hành sơ kết, tổng kết công tác kịp thời và thường xuyên.

Thứ hai, đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ trong công tác tổ chức và cán bộ của Hội đồng nhân dân tỉnh cần hướng vào việc quy hoạch, đào tạo cán bộ có đủ số lượng, chất lượng theo kịp với yêu cầu phát triển.

Cần chủ động trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ cho Hội đồng nhân dân tỉnh một cách dài hạn đối với từng chức danh lãnh đạo của Hội đồng nhân dân, kịp thời kiện toàn các chức danh lãnh đạo, nhất là việc bổ sung các chức danh hoạt động chuyên trách: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên Thường trực, trưởng, phó các ban của Hội đồng nhân dân.

Cần quan tâm xây dựng bộ máy giúp việc cho Hội đồng nhân dân đủ số lượng, nâng cao chất lượng cả về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ đồng thời cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Thứ ba, đổi mới phương thức lãnh đạo việc tổ chức kỳ họp, các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Ở đây, đặc biệt chú ý tới lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện các chế độ làm việc, công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu. Trong

qui chế hoạt động của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ cần đặt ra chế độ định kỳ Thường vụ cấp uỷ nghe Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân.

Thường trực Hội đồng nhân dân cần được mời dự các phiên họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để lãnh đạo HĐND tỉnh có những thông tin đầy đủ, chính thức về tình hình kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và những nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cần có kế hoạch định kỳ nghe ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo những nội dung chính dự kiến trình kỳ họp Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các ban Hội đồng nhân dân tỉnh cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra các tờ trình, đề án của Uỷ ban nhân dân định hướng cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định.

Cần lãnh đạo các cơ quan liên quan như Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có sự phối hợp gắn bó, cùng nhau xử lý các thông tin và tạo sự thống nhất trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến nhân dân và quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh, phối hợp với các cơ quan để giải quyết các vấn đề sau giám sát, tiếp xúc cử tri, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Tăng cường thời gian chất vấn đối với các thành viên Uỷ ban nhân dân và lãnh đạo các ngành, đồng thời các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cũng tăng cường chất vấn tại kỳ họp những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm.

Trong tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri bên cạnh các cử tri tham dự là lãnh đạo các xã, thôn “cử tri chuyên trách”, cần tăng số người trực tiếp lãnh đạo sản xuất, đồng thời cần tăng việc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, việc tiếp xúc của cá nhân đại biểu và nhóm đại biểu tới những vùng cử tri đặc thù (cử tri là lực lượng vũ trang, công nhân ở các khu công nghiệp...).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 73 - 76)