Quan điểm về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (trong đó có Hội đồng nhân dân)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 30 - 33)

Nhà nước (trong đó có Hội đồng nhân dân)

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy nhà nước bằng việc đề ra phương hướng nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước. V.I.Lênin viết: “Chừng nào mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn Đảng còn tiếp tục làm công tác quản lý hành chính, nghĩa là quản lý nhà nước thì Đảng không thể gọi là người lãnh đạo được”. Theo V.I.Lênin, Đảng lãnh đạo nhà nước bằng cương lĩnh, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra và Đảng lãnh đạo Nhà

nước thông qua công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

Hồ Chí Minh quan niệm: Nước ta là một Nhà nước dân chủ, bao nhiêu quyền lực đều ở nơi dân. Người viết: “nước ta là nước dân chủ địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ”.

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ lâm thời “càng sớm càng hay tổ chức ngay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”, đây là dịp để cho những người có đức có tài gánh vác công việc nước nhà.

Trước đòi hỏi của đất nước hiện nay, Đảng ta đã xác định phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững. Đảng ta phải tiếp tục đổi mới sâu sắc, hoàn thiện hơn về phương thức lãnh đạo. Trong quá trình đổi mới, toàn Đảng nói chung, cấp uỷ đảng cấp tỉnh nói riêng cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây:

- Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng phải xuất phát từ đường lối chính trị, thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện.

- Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị và cần phải có bước đi phù hợp.

- Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trình độ dân chủ của Đảng, của toàn xã hội đặt trên nền tảng nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ.

- Đổi mới hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng phải đặt trong mối quan hệ của sự phát triển khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý và điều kiện phương tiện, kỹ thuật phục vụ sự lãnh đạo.

Phải lấy hiệu quả của việc tổ chức thực hiện đường lối chính trị, sự trưởng thành của Đảng, của hệ thống chính trị, của mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và

nhân dân làm thước đo sự thành công hay không của việc hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng. Ở đây chính là hiệu quả hoạt động của HĐND.

Thực tiễn đã chứng minh nơi nào cấp uỷ đảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với HĐND thì nơi đó HĐND hoạt động mạnh, Nghị quyết của HĐND sớm đi vào cuộc sống, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, tình hình an ninh chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước được nâng cao.

Sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng có vai trò quyết định đến chất lượng hoạt động của HĐND, đối với cấp tỉnh bao gồm: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh, Đảng bộ Văn Phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ thông qua Ban Thường vụ Tỉnh uỷ được thể hiện một cách rõ nhất, Ban Thường vụ quyết định những vấn đề cần được đưa ra HĐND bàn thảo quyết nghị, những vấn đề cần đưa ra HĐND thảo luận cho ý kiến trước khi cấp uỷ quyết định đây là vấn đề phát huy và mở rộng dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Đối với hoạt động giám sát của HĐND, các cấp uỷ đảng cần thể hiện rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất giữa 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, việc giám sát của cơ quan HĐND thực chất là nhằm giúp các cơ quan hành pháp và tư pháp tổ chức thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. Sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, việc quyết định những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội và những đảm bảo về kinh phí, phương tiện cho hoạt động của HĐND tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng đối với hoạt động kỳ họp HĐND, hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân của HĐND...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)