Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác Hội đồng nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 83 - 88)

nhân dân tỉnh

Cán bộ là nhân tố quyết định chất lượng hoạt động của HĐND "cán bộ nào, phong trào nấy". Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ, thông qua việc cử cán bộ của Đảng tham gia quản lý nhà nước. Những năm tới, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có những chuyển biến nhanh chóng hơn, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp, theo đó cơ cấu lao động cũng tiếp tục được điều chỉnh. Nhiều vấn đề về nguồn nhân lực, về việc làm và thu nhập của người dân dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, vấn đề nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động, vấn đề môi trường tiếp tục đặt ra phải được giải quyết nhằm đảm bảo đời sống dân cư. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải không ngừng nâng cao khả năng nắm bắt và giải quyết vấn đề theo kịp yêu cầu đổi mới.

Trước hết cần nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhất là các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh. Chất lượng đại biểu HĐND và các chức danh lãnh đạo của Thường trực và các Ban HĐND có tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Do đó, cần giải quyết tốt

mối quan hệ giữa cơ cấu và chất lượng đại biểu, quan tâm đến cơ cấu đại diện nhưng phải chú trọng đến chất lượng đại biểu và việc chuẩn bị nhân sự để bầu giữ các chức danh hoạt động chuyên trách của HĐND. Đồng thời, khi bố trí cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo của HĐND phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND để bố trí cán bộ tương xứng, đảm bảo thực hiện tốt chức trách nhiệm được giao.

Tỉnh uỷ cần qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ có đức, có tài, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trình độ, uy tín và tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử để đảm nhiệm những chức danh chủ chốt của HĐND. Chỉ đạo việc lựa chọn nhân sự để bầu đại biểu HĐND tỉnh, gồm những người có phẩm chất đạo đức tốt, có điều kiện hoạt động và am hiểu sâu sắc các vấn đề thuộc trách nhiệm của HĐND để thay mặt nhân dân xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Trong đó, Thường trực HĐND, các Ban HĐND là nhân tố quyết định cho HĐND thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Do vậy, cần coi trọng việc bố trí nhân sự cho các chức danh này, nhất là các chức danh chủ chốt của HĐND.

Trong công tác qui hoạch cán bộ, với mỗi chức danh lãnh đạo của HĐND cần bố trí từ 2 đến 3 đồng chí dự nguồn bao gồm cả 3 thế hệ để có sự kế tiếp bảo đảm tính liên tục của công tác cán bộ đồng thời làm tốt công tác đánh giá phân loại cán bộ. Đây là công việc rất quan trọng bởi có đánh giá đúng phẩm chất và năng lực của từng cán bộ chúng ta mới có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, phân công và sử dụng cán bộ. Nếu sử dụng đúng cán bộ sẽ tạo điều kiện để cán bộ phát huy hết khả năng của mình, yên tâm và say mê hoạt động, chất lượng và hiệu quả công tác sẽ được nâng lên và ngược lại.

Cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ làm công tác HĐND. Đại biểu HĐND và cán bộ làm công tác HĐND vốn xuất thân từ nhiều ngành nghề và trình độ đào tạo khác nhau, quá trình phấn đấu và rèn luyện cũng khác nhau song cũng phải thực hiện một nhiệm vụ to lớn là quyết định những vấn đề quan

trọng của địa phương về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan nhà nước và của công dân vừa phải đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân do vậy cần thường xuyên bồi dưỡng đại biểu HĐND, lãnh đạo HĐND có đủ trình độ để nắm bắt đầy đủ quan điểm, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ của tỉnh ở mỗi thời kỳ, chức năng nhiệm vụ của HĐND và của đại biểu HĐND. Phải lựa chọn các đại biểu có khả năng vận động quần chúng có tín nhiệm với nhân dân.

Kết hợp tốt giữa yêu cầu về tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu: Giải pháp quan trọng là phải lựa chọn các đại biểu HĐND có đủ tiêu chuẩn, năng lực, có đủ điều kiện hoạt động để có thể tham gia đầy đủ các hoạt động của HĐND. Hội đồng nhân dân là nơi tập trung trí tuệ tập thể, hội tụ nhiều ý nguyện của các tầng lớp nhân dân, nên cần có tỉ lệ, cơ cấu và thành phần đại biểu hợp lý. Cần đảm bảo số đại biểu trong các sở, ngành quan trọng và trong các lĩnh vực trọng yếu, cần tăng số đại biểu ở các cơ quan đảng, đoàn thể, chú trọng đại biểu nữ, người dân tộc thiểu số, tăng cường cơ cấu đại biểu là cán bộ khoa học, quản lý kinh tế, pháp lý, đại biểu có trình độ đại học, trên đại học, thực hiện trẻ hoá đại biểu để bảo đảm tính kế thừa và chuyển giao giữa các thế hệ.

Tiếp tục kiện toàn bộ phận Thường trực HĐND, các Ban HĐND theo hướng chuyên trách, chuyên sâu để duy trì thường xuyên các hoạt động của HĐND: Hiện nay, theo quy định mỗi năm HĐND tổ chức 2 kỳ họp thường lệ, thời gian mỗi kỳ họp rất ngắn, nên Thường trực HĐND có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm duy trì các hoạt động thường xuyên của HĐND và thực hiện việc điều hoà, phối hợp hoạt động với các Ban của HĐND. Để việc tổ chức các kỳ họp HĐND được chuẩn bị chu đáo, đòi hỏi năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác của các đại biểu HĐND nhất là đại biểu chuyên trách. Thực tế cho thấy Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch, uỷ viên Thường trực và Trưởng Ban các Ban HĐND cấp tỉnh hoạt động theo chế độ kiêm nghiệm

hiệu quả không cao. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động HĐND cần tăng cường số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, hoạt động chuyên trách.

Trên thực tế, HĐND là cơ quan dân cử không có hệ thống dọc, các chức danh của HĐND hoạt động chủ yếu là kiêm nhiệm, bộ máy chuyên trách giúp việc chưa thực sự đầy đủ và không tương xứng với nhiệm vụ quyền hạn đã được pháp luật quy định. Từ đặc điểm đó, đòi hỏi HĐND cần phải được tăng cường số lượng cấp uỷ, Thường vụ cấp uỷ đảng để bộ máy HĐND đủ mạnh đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đổi mới hiện nay nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao cho.

Để chủ động trong việc sắp xếp bố trí cán bộ, bộ máy của cơ quan HĐND thì Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cần xây dựng quy hoạch cán bộ ngay từ đầu, tức là từ khâu xác định cơ cấu đại biểu gắn liền với nâng cao chất lượng đại biểu trước khi giới thiệu người ra ứng cử để bầu làm đại biểu HĐND, để bảo đảm lựa chọn được những đại biểu HĐND thực sự có năng lực, tâm huyết với hoạt động của HĐND, trước khi chuẩn bị nhân sự cho một nhiệm kỳ mới của HĐND cấp uỷ đảng cần phải tham khảo ý kiến của Thường trực HĐND, Đảng đoàn HĐND, việc tham khảo ý kiến như vậy sẽ mở rộng dân chủ và tính sát thực trong việc lựa chọn bố trí, sắp xếp nhân sự đảm bảo đúng người, đúng việc từ đó phát huy cao nhất khả năng và năng lực của cán bộ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.

Bản thân mỗi đại biểu HĐND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân không ngừng nghiên cứu, tìm tòi nâng cao năng lực hoạt động. hoàn thiện bản thân để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó.

Cần đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ chuyên viên giúp việc của văn phòng HĐND tỉnh. Tỉnh uỷ cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của bộ máy tham mưu, phục vụ cho hoạt động của HĐND đó là cơ quan Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, đội ngũ cán bộ, công chức văn phòng cần phải đạt

được những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng, phẩm chất thì mới bảo đảm cho việc tham mưu được chuẩn xác, có tính chiến lược, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cần tuyển chọn những công chức có năng lực chuyên môn, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm công tác đối với lĩnh vực dự kiến cần tuyển dụng, chuyên viên văn phòng cần có ít nhất 2 năm công tác ở cơ sở cần có qui trình tuyển chọn chặt chẽ có như vậy mới nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên. Về bộ máy tổ chức cơ quan văn phòng nên bố trí thành các phòng chức năng: Phòng công tác đại biểu Quốc hội, phòng công tác hội đồng nhân dân, phòng thông tin dân nguyện và phòng tổ chức hành chính quản trị. Cũng có thể sắp xếp thành 4 phòng theo lĩnh vực hoạt động như: phòng kinh tế ngân sách, phòng văn hoá xã hội, phòng pháp chế, phòng thông tin dân nguyện, phòng tổ chức hành chính quản trị theo phương án một phòng phục vụ cả ĐBQH và HĐND về các lĩnh vực cụ thể. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ chuyên viên. Cần có qui chế làm việc cụ thể phân công rõ trách nhiệm của từng tổ chức và các chức danh lãnh đạo trong cơ quan văn phòng để đảm bảo phục vụ cho hoạt động của của Hội đồng nhân dân được thông suốt.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, đồng thời với việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho các vị đại biểu HĐND để không ngừng nâng cao chất lượng đại biểu, đảm bảo hoạt động của HĐND thực sự có hiệu lực, hiệu quả và tính thực quyền. Bên cạnh đó cấp uỷ đảng cũng cần quan tâm thường xuyên đến việc bồi dưỡng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng HĐND, có như vậy thì đội ngũ cán bộ, công chức văn phòng mới yên tâm, đem hết tâm huyết và năng lực của bản thân để cống hiến cho hoạt động của HĐND nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với Hội đồng nhân dân tỉnh giai đoạn hiện nay pdf (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)