1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh chè tại thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên

97 770 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 775,56 KB

Nội dung

TÀI LIỆU THAM KHẢO RẤT HAY VÀ GIÁ TRỊ !

i MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn 4 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT - KINH DOANH CHÈ 5 1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè 5 1.1.1. Cơ sở lý luận 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 19 1.2. Phương pháp nghiên cứu 28 1.2.1. Vấn đề nghiên cứu 28 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29 1.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 31 1.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 31 1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32 Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 33 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37 2.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất - kinh doanh chè tại Thài phố Thái Nguyên 41 2.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại Thành phố Thái Nguyên 43 ii 2.2.1. Tình hình chung về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên 43 2.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ nghiên cứu 48 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CHÈ CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 81 3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về phát triển sản xuất - kinh doanh chè của Thành phố Thái Nguyên 81 3.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất - kinh doanh chè của Thành phố Thái Nguyên 81 3.1.2. Những căn cứ phát triển sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên 82 3.1.3. Mục tiêu 83 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè của Thành phố Thái Nguyên 84 3.2.1. Nhóm giải pháp của chính quyền Thành phố 84 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hộ nông dân 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 1. Kết luận 89 2. Kiến nghị 91 2.1. Đối với tỉnhThành phố 91 2.2. Đối với hộ trồng chè 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 94 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa ADB Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển Châu Á AFD Agence Française de Développement: Cơ quan phát triển Pháp ASEAN Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam Á BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật EU European Union - Liên minh Châu Âu FAO Food and Agriculture Organization = Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa GO Gross Output - Tổng giá trị sản xuất HACCP Hazard Analysis Critical Control Point - phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn IC Intermediate Cost - Chi phí trung gian KD Kinh doanh MI Mix Income - Thu nhập hỗn hợp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản S Diện tích TP Thành phố TPTN Thành phố Thái Nguyên UBND Ủy ban nhân dân VA Vlue Added - Giá trị gia tăng VINATEA Tổng Công ty Chè Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 24 Bảng 1.2 Kim ngạch xuất khẩu chè Thái Nguyên các năm 2006 - 2010 25 Bảng 2.1 Diện tích trồng mới, trồng lại chè trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 44 Bảng 2.2 Cơ cấu giống chè trồng mới và trồng lại trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006 - 2010 46 Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên địa bàn TP giai đoạn 2006 - 2010 47 Bảng 2.4 Tổng hợp đặc điểm chung của các hộ nghiên cứu 48 Bảng 2.5 Đặc điểm diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu 50 Bảng 2.6 Cơ cấu diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu 51 Bảng 2.7 Cơ cấu các giống chè của hộ nghiên cứu 52 Bảng 2.8 Sản lượng chè của hộ nghiên cứu 54 Bảng 2.9 Thống kê chi phí sản xuất chè của các hộ nghiên cứu 56 Bảng 2.10 Doanh thu từ chè của các hộ nghiên cứu 59 Bảng 2.11 Thu nhập từ chè của các hộ nghiên cứu 61 Bảng 2.12 Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu 63 Bảng 2.13a Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu 65 Bảng 2.13b Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu 67 Bảng 2.14 Hệ số tương quan giữa thu nhập và các biến độc lập của chè Trung du 70 Bảng 2.15 Kết quả hồi quy chè Trung du 71 Bảng 2.16 Phân tích phương sai - ANOVA của chè Trung du 71 Bảng 2.17 Hệ số hồi quy trong mô hình chè Trung du 72 Bảng 2.18 Hệ số tương quan giữa thu nhập và biến độc lập chè cành 75 Bảng 2.19 Kết quả hồi quy chè cành 75 Bảng 2.20 Phân tích phương sai - ANOVA chè cành 76 Bảng 2.21 Hệ số hồi quy trong mô hình chè cành 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Việt Nam được xác định là một trong 8 cội nguồn của cây chè, có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất lượng cao. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet" đã được đăng ký và bảo hộ tại 77 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm nghèo, thậm chí còn giúp cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao làm giàu. Không chỉ vậy, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ môi trường. Đã từ lâu cây chè được xác định là thế mạnh của Thái Nguyên đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Sản phẩm chè đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng của tỉnh. Thái Nguyêntỉnh có diện tích chè, sản lượng chè đứng thứ 2 toàn quốc (sau tỉnh Lâm Đồng); chất lượng chè của Thái Nguyên nổi tiếng ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. Các chính sách đầu tư của tỉnh trong các giai đoạn 2000 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010 đã từng bước đưa ngành chè Thái Nguyên phát triển bền vững. Sau 10 năm thực hiện chính sách đầu tư của tỉnh cho sản xuất chè đã thực sự tạo nên sự chuyển biến trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật từ khâu giống, 2 kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, chế biến chè, chất lượng chè trong tỉnh đã được nâng lên. Năm 2007, chè Thái Nguyên đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao vị thế của chè Thái Nguyên trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có các thương hiệu: Chè Tân Cương, chè La Bằng, chè Trại Cài nổi tiếng trong nước và xuất khẩu…. Đối với Thành phố Thái Nguyên, cây chè khẳng định là cây trồng chính trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua, Thành phố đã xây dựng và triển khai các chính sách, các chương trình, đề án, dự án nhằm nâng cao giá trị sản xuất cây chè - cây đặc sản thế mạnh của địa phương. Giai đoạn 2006 - 2010, diện tích chè toàn thành phố liên tục được mở rộng, đến năm 2010 diện tích chè toàn thành phố là 1.302,9 ha tăng 1,18 lần so với năm 2006, đã hình thành vùng chuyên canh chè ở các xã trọng điểm như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Quyết Thắng [UBND TPTN, 2011]. Cùng với việc mở rộng diện tích, thành phố cũng đã có những chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông dân về giống, vốn, khoa học kỹ thuật… Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên nói chung và của Thành phố Thái Nguyên nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất của cây chè chưa tương xứng với tiềm năng. Vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh thì người trồng chè cần chú trọng những vấn đề gì trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè vẫn là vấn đề thời sự và cấp bách khi tiếp cận và mở rộng thị trường mới cũng như là nâng cao giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè nhằm đưa ra những khuyến nghị cho người trồng chè có sự lựa chọn đúng đắn phương hướng sản xuất - kinh doanh chè đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, đề tài nhằm đưa ra những cơ sở khoa học đóng góp vào việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển cây chè đảm bảo phát huy tối đa các lợi thế của vùng trong sản xuất, chế biến chè hàng hóa phục vụ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè. - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân có sản xuất - kinh doanh giống chè Trung du lá nhỏ và giống chè cành nói chung (TRI777, chè lai LDP1 ). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 4 - Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được tính từ năm 2006 - 2010 và số liệu điều tra tháng 3/2011. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung so sánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè Trung du lá nhỏ và chè cành của các hộ trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè của Thành phố. 4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu, phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè của giống chè Trung du lá nhỏ và giống chè cành nói chung, từ đó giúp người dân trồng chè không chỉ trên địa bàn thành phố mà ở các huyện, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh có định hướng phát triển sản xuất - kinh doanh chè đạt hiệu quả cao, góp phần bảo vệ và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, không ngừng nâng cao mức sống của người trồng chè. 5. Bố cục Luận văn Bố cục của Luận văn gồm Mở đầu Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè Chương 2: Thực trạng về sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên Kết luận và kiến nghị 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT - KINH DOANH CHÈ 1.1. Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Lịch sử cây chè tại Việt Nam Về nguồn gốc cây Chè Việt Nam Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc. Cây chè Suối Giàng trong sách "Vân Đài loại ngữ" [Lê Quý Đôn, 1773] có ghi trong mục IX, Phẩm vật như sau: " Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên ". Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ. “Hàng ngày, những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa chất đầy muối và gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà cống nộp cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm 6 láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp xoongpảnnả". Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam (1923) và Tây Nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết " những rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông Dương, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam và Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam. ". Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catésin trong chè mọc hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc và các vùng chè cổ Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An ), đã viết: … Cây chè cổ Việt Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam…. Từ đó, có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới như sau "Chi Camelli → Chè Việt Nam → Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc → Chè Assam (Ấn Độ)". Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Cây chè xuất hiện đầu tiên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95 o đến 120 o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 29 o đến 11 o Bắc. Sự phát triển của cây Chè Việt Nam Thời kỳ trước năm 1882: Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình: Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng sông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An. Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà [...]... xuất thì hiệu quả kinh tế bao gồm: Hiệu quả sử dụng lao động và các yếu tố tài nguyên như đất đai, năng lượng…, hiệu quả sử dụng vốn, máy móc thiết bị, hiệu quả của các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý + Nếu căn cứ vào hiệu quả sản xuất và sử dụng sản phẩm xã hội Hiệu quả được chia làm 03 loại: Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, hiệu quả kinh tế của khâu lưu thông sản phẩm và hiệu quả kinh. .. được hiệu quả xã hội + Căn cứ vào yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế các cấp, các ngành [Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004], hiệu quả phân chia thành: Hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế vùng lãnh thổ, hiệu quả kinh tế của khu vực sản xuất và vật chất, chi phí vật chất và hiệu quả kinh tế xí nghiệp, doanh nghiệp + Nếu căn cứ theo các yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất. .. của tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn của cả nước, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng Từ lâu, Thái Nguyên đã nổi tiếng với vùng chè Tân Cương nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên; những năm gần đây, Thái Nguyên còn có làng chè Trại Cài ở xã Minh Lập (Đồng Hỷ) và làng chè ở xã La Bằng (Đại Từ) Ngoài ra, ở tất cả các huyện đều trồng chè và có những vùng sản xuất. .. định rõ Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển” [Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn, 2003] - Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và là đặc trưng cho mọi hình thái xã hội Bản chất của hiệu quả kinh tế có thể được hiểu như sau: + Hiệu quả kinh tế... đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa 1.1.1.3 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh về... vị, bộ phận đều mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp Như vậy, việc đánh giá hiệu quả phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối liên hệ giữa hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân với hiệu quả của từng bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp; hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và có quan hệ... giá kết quả sản xuất là đánh giá về mặt số lượng còn đánh giá hiệu quả của sản xuất là xem xét tới mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó - Quan điểm về hiệu quả kinh tế : + Theo C Mác, hiệu quả kinh tế là tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành Đó chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” [Lê Thái Bạt, 1996] hay là hiệu quả Ông... 1992] và sự tăng lên của sức sản xuất hay mức lao động + David Begg còn cho rằng Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một hàng hóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó” [David Begg, 1992] + Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là... biệt, sản phẩm chè của Phú Thọ đã xâm nhập một số thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Hà Lan, Nhật Ngoài 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty Chè Phú Bền, Công ty Chè Phú Đa), trên địa bàn tỉnh còn có một số doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm chè xuất khẩu lớn như: Công ty cổ phần Chè Phú Thọ, Công ty Chè Đại Đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chè Hưng Hà b) Tình hình sản xuất kinh doanh chè. .. yếu tố này để xác định hiệu quả kinh tế là vấn đề gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm nghiệp) 13 Tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (Vốn, lao động, đất đai…) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - mục tiêu tối đa . về hiệu quả kinh tế sản xuất - kinh doanh chè Chương 2: Thực trạng về sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân có sản xuất. cao giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên . 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.

Ngày đăng: 13/05/2014, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w