1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ

95 377 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ Chủ nhiệm đề tài: Kỹ sư Nguyễn Thu Ngân 7348 14/5/2009 HÀ NỘI, 10/2008 2 BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CƠ QUAN CHỦ QUẢN BỘ CÔNG NGHIỆP 54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI CƠ QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN VỤ KẾ HOẠCH - BỘ CÔNG THƯƠNG 54 HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Kỹ sư Nguyễn Thu Ngân 3 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Những người tham gia chính: TT Họ và tên Đơn vị Nhiệm vụ 1 Kỹ sư Nguyễn Thu Ngân Vụ Kế hoạch Chủ nhiệm đề tài 2 Kỹ sư Lê Văn Được Vụ Kế hoạch Thành viên 3 Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Nguyệt Vụ Kế hoạch Thành viên 4 Cử nhân Lê Trung Sơn Vụ Kế hoạch Thành viên 5 Cử nhân Nghiêm Xuân Toàn Vụ Kế hoạch Thành viên 6 Phạm Đăng Thịnh Vụ Kế hoạch Thành viên 7 Cử nhân Trần Thị Bạch Tuyết Vụ Kế hoạch Thành viên 2. Các đơn vị phối hợp: - Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Châu Phi-Tây Á-Nam Á, Vụ Chính sách thương mại Đa biên - Bộ Công Thương. - Tổng Cục Hải Quan - Bộ Tài chính. - Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Một số chuyên viên theo dõi sản xuất kinh doanh, thống kê Vụ Kế hoạch và chuyên viên theo dõi ngành thuộc Vụ Năng lượng, Vụ Công nghiệp nặ ng, Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế và những chính sách thương mại của Ấn Độ, thương mại Việt Nam-Ấn Độ giai đoạn 2001-2005 và năm 2006 và những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2007-2010, từ đó xác định các cơ hội, mặt hàng và khả năng cạnh tranh để đề xuất các định hướng chiến lược và giải pháp đẩy m ạnh xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sang thị trường Ấn Độ - Một thị trường nhiều tiềm năng nhưng còn khó thâm nhập. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, phân tích, - Phương pháp chuyên gia, - Phương pháp kế thừa. 4 Nội dung nghiên cứu: - Tổng quan tình hình kinh tế, thương mại của Ấn Độ những năm qua, nhu cầu nhập khẩu và cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Những chính sách ngoại thương và tiền tệ của Ấn Độ có tác động đến hoạt động thương mại với các nước, trong đóViệt Nam. - Đánh giá quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Ấn Độ những năm qua: những Hiệp định hợ p tác kinh tế, thương mại; các dự án đầu tư; và những định hướng lớn hợp tác giữa hai nước. Phân tích tình hình xuất nhập khẩu giữa hai nước giai đoạn 2001-2005 và năm 2006 và đánh giá những cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam vào thị trường Ấn Độ. - Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số nước thành công trong việc xuất khẩu sang Ấn Độ, vai trò củ a đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đề xuất định hướng chiến lược để thâm nhập thị trường Ấn Độ, so sánh với thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Trung Quốc, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sang thị trường Ấn Độ. 5 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG I 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ 8 I. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẤN ĐỘ 8 II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005, NĂM 2006 VÀ NĂM 2007 10 1. Tình hình xuất khẩu của Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2005, năm 2006 và năm 2007 10 2. Tình hình nhập khẩu của Ấn Độ giai đoạn 2001-2005, năm 2006 và năm 2007 13 3. Chính sách ngoại thương và tiền tệ của Ấn Độ 16 4. Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Ấn Độ - ASEAN 20 5. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ của Trung Quốc và mộ t số nước ASEAN 23 CHƯƠNG II 26 TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 26 I. MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 26 II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ẤN ĐỘ VÀO VIỆT NAM 30 1. Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua 30 2. Tình hình đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam 36 III. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAMẤN ĐỘ 41 1. Tình hình xuất khẩu sang Ấn Độ 42 2.Tình hình nhập khẩu từ Ấn Độ 45 3. Đánh giá tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt NamẤn Độ 49 IV. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ VỚI VIỆT NAM - HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 52 1. Thương mại Việt Nam - Ấn ĐộViệt Nam - Hàn Quốc 52 2. Thương mại Việt Nam - Ấn ĐộViệt Nam - Trung Quốc 55 CHƯƠNG III 58 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 58 ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ 58 6 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 58 II. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 60 1. Quan điểm và định hướng chung phát triển thương mại Việt Nam - Ấn Độ 60 2. Cơ cấu hàng xuất khẩu vào Ấn độ giai đoạn 2008 - 2010 có tính đến 2015 61 III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ 66 1. Giải pháp đối với doanh nghiệp 66 2. Giải pháp về cơ chế chính sách 70 3. Giải pháp đối với từng sản phẩm cụ thể 74 KẾT LUẬN 81 PHỤ LỤC 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 7 LỜI MỞ ĐẦU Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới nếu tính theo sức mua ngang giá, là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới với GDP đạt 775 tỷ USD (2005). Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 trên thế giới, với tăng trưởng GDP trên 6%/năm trong hơn một thập kỷ qua, và đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2020. Với dân số trên 1 tỷ ngườ i (chỉ sau Trung Quốc) và tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Ấn Độ đang trở thành một thị trường đầy tiềm năng với các nước có hàng hoá xuất khẩu. Việt NamẤn Độ chính thức thiết lập quan hệ từ năm 1954. Cho đến nay, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định như: Hiệp định thương mại, Tránh đánh thuế hai lần, Khuyến khích và bảo hộ Đầu t ư, Lãnh sự, Hợp tác văn hoá, Hàng không, Du lịch. Hai nước cũng đã ký các Thoả thuận về Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Hợp tác về Mỏ và Địa chất, Môi trường, Y học dân tộc và Nghị định thư về hợp tác quốc phòng. Quan hệ kinh tế, thương mại hai nước cũng liên tục phát triển nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Bình quân những n ăm gần đây Việt Nam chỉ xuất khoảng 80-100 triệu USD hàng hoá sang thị trường Ấn Độ, trong khi nhập khoảng 600-700 triệu USD. Mặc dù kim ngạch 2 chiều còn hạn chế, nhưng nhiều đánh giá cho thấy tiềm năng thị trường Ấn Độ là rất lớn, do đó việc nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này là rất cần thiết, đặc biệt đối với hàng công nghiệ p, mặt khác cần giảm thâm hụt thương mại tiến tới cân bằng trong thời gian tới. Những cơ hội và thách thức trong hoạt động thương mại với Ấn Độ đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được định hướng chiến lược và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp vào thị trường Ấn Độ trong giai đoạn tới, nhằm chuyển h ướng tích cực cơ cấu hàng xuất khẩu, tăng kim ngạch và giảm nhập siêu từ thị trường này. Để thực hiện định hướng chiến lược trong hoạt động thương mại với Ấn Độ, Vụ Kế hoạch được lãnh đạo Bộ giao thực hiện Đề tài nghiên cứu năm 2008 với nội dung: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Vi ệt nam vào thị trường Ấn Độ”. Đề tài nghiên cứu về thị trường Ấn Độ năm 2008 gồm các phần chính sau đây: Chương I: Tổng quan kinh tế, thương mại Ấn Độ giai đoạn 2001-2007 Chương II: Tình hình thương mại Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2001- 2007 Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam sang Ấn Độ 8 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ I. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ẤN ĐỘ Ấn Độ - Quốc gia đông dân với tăng trưởng kinh tế và cải cách chính sách. Ấn Độ là một quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới, sau Trung Quốc. Ấn Độ cũng là nước có diện tích lớn thứ 7 trên thế giới, chung biên giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Những năm gần đây, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng hết sức ngoạn mục, tạo ra một hình ảnh mới và cụ c diện mới cho Ấn Độ trên trường quốc tế. Mới đây, Ấn Độ đã gia nhập các nền kinh tế có GDP trên 1.000 tỷ USD, trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6 - 8% trong giai đoạn 2001 - 2006 và dự trữ ngoại tệ đã vượt ngưỡng 200 tỷ USD. Lực lượng lao động của Ấn Độ có khoảng 496,4 triệu người, trong đó, nông nghiệp chiếm 60%, công nghiệp 17% và dịch vụ 23%. Nông nghiệp Ấn Độ sản xuất gạo, lúa mì, hạt dầu, cốttông, sợi đay, chè, mía, khoai tây; gia súc, trâu, cừu, dê, gia cầm và cá. Các ngành công nghiệp chính gồm dệt may, hoá chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, mỏ, dầu khí và cơ khí. Những năm gần đây, Ấn Độ đã thu hút được đông đảo dân số có trình độ học vấn cao, thành th ạo tiếng Anh để giữ những vị trí quan trọng trong dịch vụ thuê làm bên ngoài (outsourcing), tư vấn khách hàng (customer service) và hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty toàn cầu. Hơn nữa, Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu hàng đầu về nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm, tài chính và chế tạo phần mềm. Hiện nay, Ấn Độ có đội ngũ doanh nghiệp sức cạnh tranh cao, có m ột thị trường chứng khoán bùng nổ và một khu vực tài chính minh bạch, rõ ràng. Hơn 100 doanh nghiệp của Ấn Độ có vốn đầu tư thị trường hơn 1 tỷ USD. Một số Công ty lớn như Bharat Forge, Technologies, Tata Motors… sớm trở thành những thương hiệu có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Trong danh sách 500 Công ty hàng đầu thế giới của Fortune có hàng chục doanh nghiệpxuất xứ từ Ấn Độ. Sự thành công lớn của khố i doanh nghiệp sản xuất cũng là một nhân tố lớn đưa hoạt động của khu vực ngân hàng trở nên lành mạnh hơn. Ấn Độ lựa chọn con đường đi riêng. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi dịch vụ và tiêu dùng trong nước. Mức độ tiêu dùng chiếm 64% GDP của Ấn Độ trong khi Nhật Bản là 55%, Châu Âu là 58% và Trung Quốc chỉ là 42%. Với m ức tiêu 9 dùng nội địa cao, nền kinh tế Ấn Độ ổn định và dễ kiểm soát hơn so với các nền kinh tế ở khu vực châu Á bị phụ thuộc cao vào xuất khẩu. Hiện nay, khu vực dịch vụ chiếm hơn 50% GDP của Ấn Độ, khu vực nông nghiệp chiếm 22% và công nghiệp là 27%. Sức mạnh ngành công nghiệp Ấn Độ là chế tạo sản xuất công nghệ cao do đó cần lao động có tay nghề cao. V ới 93% nguồn vốn đầu tư trong nước đã tạo thêm thế mạnh của nền kinh tế Ấn Độ. Ấn Độ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 1995, gần 15 năm qua, khi nền kinh tế Ấn Độ toàn cầu hoá. Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ phát triển với tốc độ 50% mỗi năm, với khoảng 2/3 sang thị tr ường Mỹ. Nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ thông qua việc thực thi chiến lược và các chính sách có thể thấy được sự khác biệt tương đối so với các nước Châu Á khác. Thành công của Trung Quốc chủ yếu dựa vào hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nhà nước hay các Công ty nước ngoài. Thứ tự ưu tiên thể hiện rất rõ trong việc phân bổ các nguồn vốn tín dụng. Chỉ có 10% tín dụng đến được khu vực tư nhân ở Trung Quốc, mặc dù khu vực này đã tuyển dụng tới 40% lực lượng lao động. Trong khi đó, ở Ấn Độ, các doanh nghiệp tư nhân nhận được hơn 80% các khoản cho vay. Một điểm khác biệt nữa của hai nền kinh tế láng giềng này là ở Ấn Độ, tỷ lệ tăng trưởng cao đã không đi kèm với một cuộc cách mạng công nghiệp cần nhi ều lao động trong khi Trung Quốc dường như đang tạo ra một dòng vô tận công ăn việc làm trình độ thấp trong khu vực sản xuất công nghiệp bằng việc xuất khẩu hàng hoá giá rẻ ra thế giới. Có thể thấy rằng Ấn Độ đang bỏ qua một cuộc cách mạng công nghiệp, tiến thẳng từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế dịch vụ. Ấn Độ đã tìm th ấy yếu tố có thể làm biến đổi nền kinh tế là cung cấp các dịch vụ lao động trí óc được các Công ty ở phần còn lại của thế giới thuê gia công. Ấn Độ là một trong những nước tiên phong trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của thế giới và giành được nhiều thành công. Cách đây gần nửa thế kỷ, Ấn Độ đã là nước mở đường cho cuộc “Cách mạng xanh” và hiện nay trở thành trung tâm thế gi ới trong những ngành “thời thượng” như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,… Chính phủ Ấn Độ đã coi công nghệ thông tin là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, là một công cụ để cải thiện đời sống nhân dân. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Công nghệ thông tin Ấn Độ, kể từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu phần mềm của nước này đạt tốc độ tăng tr ưởng bình quân hơn 50%/năm - con số nằm ngoài kỳ vọng của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Báo cáo mới đây của Hãng NASSCOM-McKinsey đưa ra dự báo, doanh thu của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ sẽ đạt 87 tỷ USD và xuất khẩu khoảng 35 tỷ USD trong năm 2008. Một ngành công nghiệp mũi nhọn khác của Ấn Độcông nghệ sinh học. Trong năm 2006-2007, doanh thu của ngành công nghệ sinh học Ấn Độ đạt 2 tỷ USD, tă ng mạnh so với 1,5 10 tỷ USD của năm 2005-2006 và gấp đôi so với mức 1 tỷ USD trong năm 2004- 2005. Tính chung, ngành công nghệ sinh học của Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành này trên toàn cầu. Ngành công nghệ sinh học Ấn Độ đặt mục tiêu đạt doanh thu 5 tỷ USD trong năm tài chính 2010-2011. Nhiều khả năng doanh thu ngành công nghệ sinh học của nước này có thể đạt 25 t ỷ USD vào năm 2015. Hiện nay, Ấn Độ có lực lượng lao động kỹ thuật hùng hậu bậc nhất thế giới đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức. Ấn Độ là nước có đội ngũ chuyên gia khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Ấn Độ còn nổi lên với thị trườ ng dịch vụ giải trí và truyền thông tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo dự báo của Hãng PricewaterhouseCoopers, Ấn Độ sẽ là động lực chính thúc đẩy ngành giải trí và truyền thông toàn cầu phát triển trong 5 năm tới. Trong khi ngành giải trí và truyền thông toàn cầu trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự báo chỉ tăng trưởng bình quân 6,4%/năm để đạt tổng doanh thu 2.000 tỷ USD vào năm 2011, thì tốc độ tăng trưởng của ngành này tại Ấn Độ dự báo đạt 18,5%/năm - mức tăng cao nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một kỳ tích nữa của Ấn Độ là vị trí dẫn đầu thế giới về khả năng tạo việc làm mới. Theo Báo cáo Triển vọng việc làm năm 2007 (Employment Outlook 2007) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong giai đoạn 2000-2005, mỗi năm, Ấn Độ tạo ra bình quân 11,3 triệu việc làm mới, so v ới 7 triệu việc làm mới tại Trung Quốc, 2,7 triệu việc làm mới tại Brazil, 0,7 triệu việc mới làm tại Nga và 3,7 triệu việc làm mới trong cả khối OECD. II. PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005, NĂM 2006 VÀ NĂM 2007 1. Tình hình xuất khẩu của Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2005, năm 2006 và năm 2007. Trong những năm qua, với một áp lực dân số nặng nề, Ấn Độ đã phải từng bước tháo gỡ những khó khăn nội tại của một nền kinh tế lạc hậu, cải tiến những phương thức quản lý sản xuất, quản lý xuất nhập khẩu để gia tăng s ản lượng và chất lượng những mặt hàng sản xuất trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho hàng hóa Ấn Độ thâm nhập vào thị trường khu vực cũng như thị trường phương Tây. Mặc dù là quốc gia lấy tiêu dùng và phục vụ thị trường trong nước làm động lực cho tăng trưởng kinh tế, ngành dịch vụ chiếm trên 50% GDP, tiêu dùng chiếm trên 60% GDP nhưng với một chiến lược phát tri ển có hiệu quả, phát huy được các lợi thế cạnh tranh, hàng hoá của Ấn Độ đã từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới và kim ngạch xuất khẩu đạt được mức tăng [...]... 2006-2007, chiếm tỷ trọng 6,6% tổng xuất khẩu của Ấn Độ Nếu tính cả Hồng Kông thì xuất khẩu của Ấn Độ sang thị trường này đạt trên 13 tỷ USD (Hồng Kông là 4,6 tỷ USD) Trong giai đoạn 2001-2007, xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc tăng bình quân 44,4%, mức tăng cao nhất trong số 12 các quốc gia và khu vực thị trường chính Xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhanh sang một số thị trường Đông Nam Á như Singapore, Indonesia,... những khu công nghiệp năng động, tham gia vào hoạt động xuất khẩu chung của cả nước Những “trung tâm công nghiệp đó bắt 17 nguồn từ lịch sử Ấn Độ, tượng trưng cho tinh thần cởi mở của thị trường tự do và đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trường + Trong chính sách xuất khẩu đổi mới, Ấn Độ chú trọng đặc biệt đến công nghệ gia đình và khu vực thủ công Các hình thái sản xuất này... chính quyền Bang với sự hợp tác của các cơ quan trực thuộc, các trường Đại học nông nghiệp cùng nhiều định chế khác 3.1.2 Một số thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: Hoạt động ngoại thương giữa các đơn vị kinh tế của Ấn Độcác nước khác còn nhiều trở ngại khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ Đây là quốc gia chuyên kiện tụng các nước (trong đóViệt Nam) trong việc bán phá giá Có thể... tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ với ASEAN đạt 30,6 tỷ USD, tăng 44,1%, trong đó: xuất khẩu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 21,1%; nhập khẩu đạt 18,1%, tăng 66,2% Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang ASEAN luôn chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chiếm khoảng 7-9% tổng nhập khẩu của Ấn Độ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ với các nước thuộc khối... quan của Hải quan Ấn Độ gây khó khăn, việc cử đại diện của Ấn Độ tại Việt Nam về công tác xuất khẩu chưa được thực hiện, trong tương lai còn rất nhiều rào cản chưa thông thoáng như giải quyết thông quan chậm, còn nhiều thủ thuật làm chậm chễ và mất cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam II TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ẤN ĐỘ VÀO VIỆT NAM 1 Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua Đầu... (Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ; - Global Trade Information Services) 14 Cũng như xuất khẩu, các đối tác nhập khẩu chính của Ấn Độ là Hoa Kỳ, các nước châu Âu, các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số các nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Indonesia,…) Nhập khẩu của Ấn Độ từ Hoa Kỳ luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm Năm 2000, Ấn Độ nhập khẩu 3 tỷ USD từ thị trường. .. (Nguồn: - Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ; - Global Trade Information Services) 25 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ I MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ Quan hệ hữu nghị giữa Việt NamẤn Độ là mối quan hệ mang tính truyền thống, bền vững Mặc dù có những bước thăng trầm trong lịch sử quan hệ do tác động của bối cảnh quốc tế, song Việt Nam - Ấn Độ luôn duy... nước đều tìm thấy ở nhau những điều kiện, những yếu tố giúp mình tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và hội nhập có hiệu quả hơn nữa với khu vực Tuy nhiên trong thực tế, khi xúc tiến xuất khẩu hàng vào thị trường Ấn Độ, những điều kiện nêu trên mới chỉ thực hiện ở cấp Vĩ mô, trong thực tế khi hàng hoá xuất vào thị trường này còn bị nhiều thủ tục thông quan của Hải quan Ấn. .. cho các Bang trong công tác phát triển xuất khẩu Các Bang toàn quyền sử dụng ngân khoản này để phát triển cơ cấu hạ tầng như đường xá nối liền các trung tâm sản xuất với các cảng, thiết lập các trạm chứa hàng bằng container, xây dựng các công viên công nghệ, các khu công nghệ mới có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, tăng cường phương tiện cho các khu kinh tế đang hoạt động + Một số thành phố, thị trấn... hơn 500 triệu USD Đâycông ty đầu tiên ký hợp đồng hợp tác sản xuất với Petro Việt Nam khai thác bể Nam Côn Sơn vào năm 1988 và hai lô xa bờ năm 2006 Viện Công nghệ thông tin quốc gia (NIIT) và APTECH là hai đại diện lớn của Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin tại Việt Nam Nhìn chung đầu tư FDI của Ấn Độ vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với số . tài nghiên cứu năm 2008 với nội dung: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp Vi ệt nam vào thị trường Ấn Độ . Đề tài nghiên cứu về thị trường Ấn Độ. BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ Chủ nhiệm đề tài:. 10/2008 2 BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ KẾ HOẠCH BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CƠ

Ngày đăng: 14/05/2014, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Niên giám Thống kê Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam các năm 2000- 2006 (Tổng cục Thống kê) - Nhà xuất bản Thống kê Khác
2. Kế hoạch 5 năm Ngành Công nghiệp 2006-2010 (Bộ Công nghiệp - 2005) Khác
3. Số liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ giai đoạn 2001-2007 (Tổng cục Hải quan) Khác
4. Indian Investments in Vietnam (Mohan Kumar - 2007) 5. Incharm (2007) Khác
6. Đề án Phát triển Xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 (Bộ Thương mại) Khác
7. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Khác
8. Danh mục các ngành hàng công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2006-2010 Khác
9. Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam (Bộ Thương mại - Dự án VIE/61/94) Khác
10. Niên giám thống kê 2006 (Tổng cục Thống kê) - Nhà xuất bản Thống kê Khác
11. Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam - Trần Văn Thọ - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Khác
12. Trung Quốc gia nhập WTO - Kinh nghiệm với Việt Nam - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Khác
13. Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế) Khác
14. ASEAN in Figures 2003 - United Nations Khác
15. ASEAN Regional Forum - Documents Series 1994-2004 16. ASEAN + 3 - Document Series 1999-2004 Khác
17. Improving Industrial Policy Formulation (Kenichi Ohno, Nguyen Van Thuong - The Publisf House Of Political Theory) Khác
18. Website Bộ Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ Khác
19. Công ty Global Trade Information Services - Pháp Khác
20. Thương mại Việt Nam - 20 năm đổi mới (GS.TS. Lê Hữu Nghĩa - TS. Lê Danh Vĩnh) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 2: Xuất khẩu của Ấn Độ sang một số thị trường chính - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 2: Xuất khẩu của Ấn Độ sang một số thị trường chính (Trang 13)
Bảng số 3: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 3: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ (Trang 14)
Bảng số 4: Nhập khẩu của Ấn Độ từ một số thị trường chính - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 4: Nhập khẩu của Ấn Độ từ một số thị trường chính (Trang 15)
Bảng số 5: Cán cân thương mại của Ấn Độ từ năm 2000 đến năm 2007 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 5: Cán cân thương mại của Ấn Độ từ năm 2000 đến năm 2007 (Trang 16)
Bảng số 6: Ngoại thương của Ấn Độ với một số nước ASEAN - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 6: Ngoại thương của Ấn Độ với một số nước ASEAN (Trang 22)
Bảng số 7: Một số sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc  xuất khẩu sang Ấn Độ - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 7: Một số sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc xuất khẩu sang Ấn Độ (Trang 24)
Bảng số 9: Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện   so với vốn đăng ký giai đoạn 2001 - 2007 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 9: Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện so với vốn đăng ký giai đoạn 2001 - 2007 (Trang 32)
Bảng số 10: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp   khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 10: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 33)
Bảng số 11: Mười nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất   vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 11: Mười nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2008 (Trang 34)
Bảng số 12: Mười địa phương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài   lớn nhất giai đoạn 1988 - 2008 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 12: Mười địa phương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất giai đoạn 1988 - 2008 (Trang 35)
Bảng số 13: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư   giai đoạn 1988 - 2008 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 13: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988 - 2008 (Trang 36)
Bảng số 14: Một số dự án đầu tư lớn của Ấn Độ vào Việt Nam - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 14: Một số dự án đầu tư lớn của Ấn Độ vào Việt Nam (Trang 37)
Bảng số 15: Vốn đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 15: Vốn đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam (Trang 39)
Bảng số 16: Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam  từ năm 2001 đến năm 2008 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 16: Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2008 (Trang 41)
Bảng số 17: Kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ chia theo nhóm hàng - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 17: Kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ chia theo nhóm hàng (Trang 44)
Bảng số 18: Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ chia theo nhóm hàng - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 18: Kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ chia theo nhóm hàng (Trang 47)
ĐỒ THỊ CƠ CẤU HÀNG HểA NHẬP KHẨU TỪ ẤN ĐỘ  TỪ NĂM 2001 - 2008 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
2001 2008 (Trang 48)
ĐỒ THỊ KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ NHẬP SIÊU  TRONG BUÔN BÁN VỚI ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2001 - 2008 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
2001 2008 (Trang 49)
Bảng số 19: Nhập siêu trong buôn bán với Ấn Độ  từ năm 2001 đến năm 2008 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 19: Nhập siêu trong buôn bán với Ấn Độ từ năm 2001 đến năm 2008 (Trang 49)
Bảng số 20: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu   của Việt Nam sang Ấn Độ đến 2010 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 20: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đến 2010 (Trang 61)
Bảng số 21: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm   nông, lâm, thủy sản chính sang Ấn Độ giai đoạn 2006 - 2010 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 21: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chính sang Ấn Độ giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 62)
Bảng 22: Kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nhiên liệu, khoáng sản  sang Ấn Độ giai đoạn 2006 - 2010 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng 22 Kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nhiên liệu, khoáng sản sang Ấn Độ giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 63)
Bảng số 24: Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Ấn Độ   đến năm 2010 và năm 2015 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 24: Cơ cấu hàng xuất khẩu sang Ấn Độ đến năm 2010 và năm 2015 (Trang 64)
Bảng số 25: Định hướng xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ   đến năm 2010 và năm 2015 - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ
Bảng s ố 25: Định hướng xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ đến năm 2010 và năm 2015 (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w