III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ
3. Giải pháp đối với từng sản phẩm cụ thể.
3.3. xuất phát triển một số sản phẩm mới có tiềm năng xuất
khẩu vào thị trường Ấn Độ:
Ngồi các nhóm sản phẩm đã trình bày ở trên, một số sản phẩm cũng có tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ, đó là:
3.3.1. Nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược:
Ấn Độ là nước có nền cơng nghiệp dược phẩm khá phát triển, nhu cầu
nguyên liệu để sản xuất thuốc tân dược hàng năm khá lớn, trong đó có sản
phẩm thuốc chống sốt rét. Nguồn nguyên liệu để sản xuất loại thuốc sốt rét
hiện có tiềm năng rất lớn tại Việt Nam, đó là cây thanh hao hoa vàng.
Cây thanh hao hoa vàng (hay thanh cao, thảo cao, ngải hoa vàng, ngải sơ… tùy theo nơi gọi) tên khoa học là Artemisia annua L thuộc họ cúc Asterceae, được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, một số được trồng ở phía Nam. Việc chiết suất các hoạt chất hoặc xuất khẩu nguyên cây nguyên liệu sang Ấn Độ đều có tiềm năng và triển vọng, nguồn nguyên liệu này trước đây
được phát triển rất mạnh ở các tỉnh phía Bắc song có dấu hiệu giảm dần trong
mấy năm qua do đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Để khôi phục và phát triển nguồn nguyên liệu này, việc tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm từ các nhà nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng, cần có chính sách kêu gọi các nhà đầu tư Ấn Độ xây dựng các nhà máy chế biến nguyên liệu tại Việt Nam sau đó xuất sang Ấn Độ, hoặc xuất khẩu trực tiếp sang Ấn Độ thông qua việc quảng bá sản phẩm nguyên liệu trên qua các
hội chợ tại Ấn Độ.
3.3.2. Đẩy mạnh chế biến hàng nông, lâm sản và xây dựng thương hiệu như: Cà phê, hạt tiêu...
Hàng nông sản của Việt Nam ngày càng có thị phần lớn trên thị trường thế giới, trong đó, cà phê hiện nay đã vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới sau Brasil, mặt hàng hạt tiêu đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm trên mới chỉ được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, chưa
qua chế biến là chủ yếu. Việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nói chung và các sản phẩm đã qua chế biến còn quá nhỏ, đây là những hạn chế rất lớn.
Đối với Thị trường Ấn Độ, 2 sản phẩm trên hiện có vị trí rất khiêm tốn,
chiếm sản lượng tiêu thụ rất nhỏ trong tổng sản lượng cà phê và hạt tiêu xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ, một thị trường có dân số
đứng thứ 2 thế giới và rất nhiều tiềm năng để phát triển đối với các sản phẩm
trên.
Để các sản phẩm cà phê và hạt tiêu - các sản phẩm đã qua chế biến của Cà phê và hạt tiêu như cà phê xay, cà phê tan, cà phê pha máy, hạt tiêu rang xay, các loại gia vị như bột gia vị, gia vị cho các sản phẩm ăn liền... được đóng gói qua dây chuyền sản xuất của Việt Nam ngày càng xuất khẩu được
nhiều vào thị trường Ấn Độ, cần phải xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm của Việt Nam tại thị trường Ấn Độ thông qua các đối tác đã làm ăn lâu dài với Ấn Độ, nghiên cứu thị hiếu của thị trường Ấn Độ để sản xuất các sản
Độ để đầu tư, xây dựng các nhà máy chế biến tại Việt Nam sau đó xuất khẩu
sản phẩm về Ấn Độ để tiêu dùng. Và lúc này, các sản phẩm cà phê, hạt tiêu
(đã qua chế biến, hay còn gọi là sản phẩm công nghiệp chế biến).
Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nêu trên của từng doanh nghiệp được đẩy mạnh còn phụ thuộc vào quyết tâm của nhà quản lý doanh nghiệp đó nhằm phát triển ổn định và giữ được chữ tín đối với khách hàng đồng thời giành được sự yêu mến của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần
phải xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm của mình. Nhà nước sẽ tạo mọi cơ chế do doanh nghiệp đề nghị, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm thơng qua các chương trình xây dựng Thương hiệu quốc gia.
KIẾN NGHỊ
Đây là một trong 3 Đề tài nghiên cứu của nhóm trong ba năm, đó là: Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Hiện
nay, Đề tài nghiên cứu về Trung quốc đã được sử dụng rất nhiều trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Các định hướng của đề tài đã được tiếp tục nghiên cứu và cụ thể hoá thành các chiến lược đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu đề nghị các Vụ chuyên
ngành của Bộ Công Thương (nhất là Vụ Châu Phi-Tây Á-Nam Á) sử dụng đề tài nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ và tiếp tục bổ sung
để những nghiên cứu này được cụ thể hoá thành chiến lược phát triển hàng
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp chủ trương cải tiến, tái cơ cấu ngành để đưa tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu GDP lên trên 45% vào năm 2020, đồng thời tiếp tục chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu có hiệu quả. Với mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại hố, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải
pháp nhằm thu hút thêm ngày càng nhiều các tập đoàn và cơng ty đa quốc gia trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đầu tư vào việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định trong hợp tác, cùng các doanh nghiệp Việt Nam
phát triển bền vững.
Với mong muốn hợp tác với Ấn Độ ngày càng phát triển, trong ngành
công nghiệp Việt Nam, định hướng đẩy mạnh hàng xuất khẩu sang Ấn Độ
trong thời gian tới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần làm ngay. Nhóm nghiên cứu được lãnh đạo Bộ giao thực hiện Đề tài đã dành nhiều thời gian đi khảo sát các doanh nghiệp, thu thập tài liệu, sách tham khảo của các
chuyên gia nghiên cứu về thị trường Ấn Độ.
Sau một thời gian nghiên cứu khẩn trương và có lựa chọn, được sự giúp
đỡ tận tình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Phịng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, các Sở Công nghiệp, Công ty Tư vấn phát triển thương mại, các Vụ chuyên ngành Bộ Cơng Thương... và các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang Ấn Độ, nhóm nghiên cứu đã hồn thành Đề tài, đã cố
gắng xây dựng được một định hướng tương đối rõ ràng với những chỉ tiêu cụ thể và một số giải pháp cơ bản cho từng đối tượng liên quan đến thực hiện
nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ như: các doanh nghiệp trực tiếp
làm công tác xuất khẩu và các cơ quan làm cơng tác nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Cụ thể: với 95 trang gồm ba chương nghiên cứu chính:
Chương I: Tổng quan kinh tế, thương mại Ấn Độ giai đoạn 2001 - 2007:
25 trang
Chương II: Tình hình thương mại Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2001- 2007:
32 trang
Chương III: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp
Việt Nam sang Ấn Độ: 23 trang
Các Phụ lục: 09 Phụ lục
Nhóm tác giả đã đưa ra được bức tranh tổng thể về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với Ấn Độ, đánh giá được một số thị trường, đề ra một số giải pháp cơ bản, hoàn thành được mục tiêu của Đề tài.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa
được nhiều cũng như trong một phạm vi kinh phí quá hạn hẹp nên Đề tài
nghiên cứu nhất định cịn có những thiếu sót khơng thể tránh khỏi. Rất mong muốn nhận được sự góp ý của các đơn vị chức năng để nhóm nghiên cứu hồn thiện nội dung.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, xin được cám ơn sự giúp đỡ tận tình của Phịng Thương mại Ấn Độ; các Vụ chức năng của Bộ Công Thương: Vụ Công nghiệp nhẹ, Công nghiệp nặng, Năng lượng, Vụ Châu Phi-Tây Á-Nam Á, Vụ Xuất nhập khẩu; Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính; Cục Đầu tư nước ngồi - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai; các Hiệp hội ngành hàng; Tập đồn Cơng nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam; Tổng Cơng ty Hố chất VN và các doanh nghiệp của các địa phương trên toàn quốc./.
Chủ nhiệm Đề tài
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA ẤN ĐỘ RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Đơn vị tính: Triệu USD