Thương mại Việt Nam Ấn Độ và Việt Na m Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 52 - 55)

IV. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NA M ẤN ĐỘ VỚI VIỆT NAM HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM TRUNG QUỐC

1. Thương mại Việt Nam Ấn Độ và Việt Na m Hàn Quốc.

1.1. So sánh về hoạt động xuất nhập khẩu giữa Ấn Độ và Hàn Quốc với Việt Nam: với Việt Nam:

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ bắt đầu từ năm 1956,

sớm hơn rất nhiều so với thời gian bắt đầu quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc (bắt đầu từ năm 1983 khi chưa có quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1992). Tuy bắt đầu muộn hơn nhưng nhìn chung giao thương giữa

Việt Nam và Hàn Quốc lại sôi động và tăng trưởng nhanh hơn so với giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Trong giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng bình quân tổng ngoại thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc khoảng 15%/năm với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 16,3 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD và nhập khẩu từ Hàn Quốc về Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD. Giai

ngạch xuất khẩu đạt 3,98 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,5 tỷ USD. Nhìn chung, nhập siêu giữa Việt Nam với Hàn Quốc trong giai đoạn 2001-2007 ngày càng lớn, trong đó, cán cân nhập siêu nghiêng về phía Việt Nam.

So với Hàn Quốc, tổng giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ thấp hơn rất nhiều lần. Trong giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chỉ đạt mức 2,5 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 15% tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang

Ấn Độ trong giai đoạn này đạt 306 triệu USD, nhập khẩu đạt 2,2 tỷ USD. Tuy

có xuất phát thấp về mặt giá trị giao dịch nhưng tốc độ tăng trưởng về tổng

ngoại thương giữa Việt Nam và Ấn Độ rất khả quan, đạt trung bình khoảng

26%/năm giai đoạn 2001-2005. Năm 2006-2008, giao dịch thương mại giữa hai nước đạt 4,5 tỷ USD, tăng 81,7% so với giai đoạn 2001-2005, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 43%/năm, trong đó, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 534 triệu USD, nhập khẩu hàng hoá của Ấn Độ đạt 4 tỷ USD. Như vậy, giai đoạn 2006-2008, tổng giao dịch thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ đã bằng 29% so với giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tuy vẫn còn ở mức khiêm tốn nhưng con số này cho thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với

Ấn Độ đang ngày càng được mở rộng và Ấn Độ đang ngày càng trở thành một đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam trong các mối quan hệ đa phương

giữa Việt Nam và các nước khác, trong đó có Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng giống như Hàn Quốc, Ấn Độ vẫn là nước xuất siêu sang Việt Nam với giá trị xuất siêu ngày càng lớn.

SO SÁNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI

Về cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu: Đối với Hàn Quốc, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm nơng, lâm, thuỷ sản, khống sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, hàng cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp có giá trị thấp. Trong giai đoạn 2001-2008, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản nói chung (hải sản, cao su, cà phê, rau quả, hạt tiêu, quế…) là những mặt hàng

đứng đầu danh sách trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thuỷ sản là mặt hàng có

kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, sau đó là hàng cơng nghiệp chế biến gồm dệt may, gỗ và các sản phẩm gỗ… Nhóm khống sản xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là dầu thô và than; Đối với Ấn Độ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế, với tỷ trọng xuất khẩu chuyển dịch dần từ hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và nhiên liệu thơ sang nhóm hàng cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang Ấn Độ là máy, thiết bị, phụ tùng và các linh

kiên điện tử. Nhóm hàng nơng sản, lâm sản, thuỷ sản gồm các mặt hàng chủ

yếu là hạt tiêu, cao su, quế. Nhóm khống sản xuất khẩu chủ yếu sang Ấn Độ là than đá.

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ các mặt hàng chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu (chiếm 86,5% kim ngạch nhập khẩu năm 2007). Tiếp theo là hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị. Trong nhóm nguyên, nhiên, vật liệu, nguyên liệu thức ăn gia súc là hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn nhất,

tiếp theo là chất dẻo, sắt thép, nguyên phụ liệu dược phẩm, bông xơ… Cũng tương tự như vậy, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, da, sắt thép, máy móc, thiết bị vận tải, sản phẩm hoá chất, sản phẩm điện và điện tử…

1.2. So sánh về chính sách ngoại thương, tiền tệ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc: Quốc:

Cũng giống như Hàn Quốc, Ấn Độ là một trong những thành viên sáng lập của WTO. Vì vậy, chính sách ngoại thương của Ấn Độ và Hàn Quốc có

những điểm chung nhất định, trên cơ sở tự do hoá thương mại, trong cả hoạt động xuất và nhập khẩu, nhưng có sử dụng các chính sách có lợi cho xuất

khẩu hàng hố như trợ cấp xuất khẩu, giảm hoặc hoàn thuế xuất khẩu, áp dụng chế độ tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, áp dụng các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế việc nhập khẩu, tăng cường sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu trong nước, áp dụng các biện pháp để điều tiết giá của đồng nội tệ có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, Ấn Độ cịn

khuyến khích hoạt động xuất khẩu đến từng địa phương (Bang) bằng cách để mỗi địa phương tự chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu của riêng mình

trên cơ sở ngân sách của nhà nước hỗ trợ nhằm phát triển cơ cấu hạ tầng như

đường sá nối liền các trung tâm sản xuất với các cảng, thiết lập các trạm chứa

mới có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, tăng cường phương tiện cho các khu kinh tế đang hoạt động.

Tất cả những nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải tuân thủ những điều

khoản của đạo luật về ngoại thương năm 1992, những sắc lệnh, nghị định ban hành tiếp theo đó cùng các điều khoản của chính sách ngoại thương. Tất cả hàng hóa nhập khẩu bị chi phối bởi các đạo luật, sắc lệnh, nghị định, các qui

định, đặc tính kỹ thuật, các tiêu chuẩn về mơi sinh và an tồn đã được áp dụng

cho các hàng hóa sản xuất trong nước.

Về chính sách tiền tệ, Ấn Độ cũng như Hàn Quốc đều sử dụng một cách linh hoạt các công cụ như tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi, điều tiết cung cầu tiền để đảm bảo có lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời kiểm soát được vấn

đề lạm phát trong nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Ấn Độ cũng như Trung Quốc vẫn cố gắng kiểm soát tiền tệ trong nỗ lực duy

trì giá đồng tiền thấp một cách giả tạo, cịn Hàn Quốc thì cho phép đồng tiền linh hoạt hơn.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, hiện Ấn Độ đang phải chịu mức lạm phát lớn nhất trong vòng 7 năm qua (trong tuần từ 26-31/5 đã tăng lên mức 8,75%, theo chỉ số Wholesale Price). Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ

Ấn Độ được dự đốn sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lượng

tiền trong lưu thông (hiện tại đã nâng lãi suất cơ bản lên 8%, sau hai lần tăng tỷ lệ dự trữ tiền mặt), giảm thuế nhập khẩu, tăng thuế xuất khẩu để đảm bảo hàng hoá cho thị trường trong nước.

Đối với Hàn Quốc, với dấu hiệu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong

thời gian gần đây buộc Chính phủ phải cân nhắc trong việc sử dụng công cụ lãi suất để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên giá cả ở Hàn Quốc cũng không ngừng tăng trong

thời gian qua. Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc vẫn giữ nguyên mức lãi suất cơ bản nhưng việc giảm lãi suất đang được tính đến nếu nền kinh tế tiếp tục xấu

đi và áp lực lạm phát giảm bớt phần nào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 52 - 55)