Giải pháp đối với doanh nghiệp Các giải pháp về đầu tư:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 66 - 70)

III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

1. Giải pháp đối với doanh nghiệp Các giải pháp về đầu tư:

1.1. Các giải pháp về đầu tư:

- Tập trung nguồn lực cho đầu tư mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ - trang thiết bị. Các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư đúng đắn, phù hợp khả năng tài chính và quản lý của mình, nhưng phải chú trọng trang bị cơng nghệ tiến bộ nhất có thể ở các khâu sản xuất then chốt

quyết định chất lượng của sản phẩm.

- Đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư lớn, có vai trị thúc đẩy

sản xuất nói chung và tạo tiền đề cho việc xuất khẩu đối với các dự án các

ngành như: điện, than, dầu khí, hố chất, thép, cơ khí chế tạo, xi măng,... - Thường xuyên củng cố và nâng cao năng lực của chủ đầu tư và các

Ban quản lý dự án để thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đầu

tư. Các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các giải pháp xúc tiến đầu tư cho các dự án của mình. Tiếp tục mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

- Có chính sách thu hút các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam để sản xuất ra các sản phẩm cung cấp trở lại cho thị trường Ấn

Độ, đặc biệt là các sản phẩm gia công, chế biến hàng nông lâm thủy sản và

hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

1.2. Giải pháp về sản xuất, kinh doanh:

- Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược sản xuất, kinh

doanh và xuất khẩu từ nay đến năm 2010. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, xu thế phát triển và hội nhập của kinh tế thế giới và khu vực, nghiên cứu kỹ các cam kết của Việt Nam là thành viên WTO. Đề xuất các chương trình, dự án xuất khẩu có mục tiêu, trong đó xác định cụ thể sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh vào thị trường Ấn Độ.

- Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn, có giá trị gia tăng cao (hàm lượng cơng nghệ, tri thức cao) như: cơ khí, chế tạo (ơtơ, xe máy, xe đạp, máy động lực, máy nơng nghiệp, đóng và sửa chữa tàu thuyền,...) thiết bị điện, điện tử, máy vi tính, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế

biến, ... để sớm hình thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn mới trên cơ sở Danh mục các ngành hàng công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn

2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 55/QĐ- TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007.

- Xây dựng chương trình cắt giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao

động, hạ giá thành sản phẩm, phấn đấu đến 2010 giá thành sản phẩm bằng

hoặc thấp hơn các sản phẩm cùng loại trong khu vực để nâng cao sức cạnh

tranh của sản phẩm mới có thể xâm nhập vào thị trường Ấn Độ.

- Có các biện pháp cụ thể để khai thác tối đa năng lực sản xuất và xuất

khẩu của những sản phẩm đang có lợi thế cạnh tranh như hàng may mặc, giày dép. Bên cạnh đó, cần quan tâm khai thác các mặt hàng sử dụng nguyên vật

liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như chế biến nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, ... là những ngành có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang các nước, trong đó có Ấn Độ.

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các hệ thống quản lý như hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000), hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000), hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000) để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng uy tín, thương hiệu. Tiến hành đánh giá trình

độ khoa học cơng nghệ của các ngành công nghiệp, nhất là các ngành cơng

nghiệp có khả năng xuất khẩu cao, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mặt bằng trình độ cơng nghệ.

- Các Tập đồn và các Tổng Công ty ngành hàng công nghiệp nghiên

ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, chế biến nông, lâm, thủy sản,... đặt tại các trung tâm sản xuất, kinh doanh lớn như Thành phố Hồ Chí

Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai,...

- Phát triển kinh doanh đa ngành, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá

phương thức bán hàng (kể cả xuất khẩu) để tạo thế chủ động trong kinh doanh. Khai thác triệt để hơn hiệu quả của công tác quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngay trên cơ sở năng lực kỹ thuật đã có sẵn.

- Sắp xếp tổ chức sản xuất một cách khoa học, tiên tiến phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, tăng cường mối liên kết trong các ngành nghề theo chiều dọc và giữa các ngành nghề theo chiều ngang để hỗ trợ phát triển.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với một số mặt hàng xuất khẩu để thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn

nữa đến vấn đề công nghệ, đặc biệt là công nghệ sạch. Tiếp thu, phát triển các công nghệ nhập, đẩy mạnh nghiên cứu cơng nghệ nội sinh. Có chính sách hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phục vụ xuất khẩu, sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao. Hồn thiện, vận hành và khai thác có hiệu quả các khu cơng nghệ cao góp phần đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp.

- Liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất của Ấn độ để sản xuất các

sản phẩm có thể xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.

1.3. Giải pháp về thị trường:

- Duy trì và nâng cao uy tín sản phẩm của từng doanh nghiệp; tạo dựng, bảo vệ và khuếch trương thương hiệu riêng, nâng cao vị thế của doanh nghiệp; tiếp tục cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm; đổi mới phương thức bán hàng bằng cách hình thành nhiều mạng lưới bán bn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử để chiếm lĩnh thị phần lớn hơn tại thị trường Ấn Độ được

nhiều hơn.

- Tìm hiểu và nắm vững các quy định của WTO, luật pháp của các nước là bạn hàng xuất khẩu, luật pháp quốc tế, trong đó có Ấn Độ để phịng ngừa

các vụ kiện bán phá giá, các vi phạm tầm quốc gia,... Nâng cao năng lực hiểu biết và sử dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Các

Hiệp hội ngành nghề phát huy vai trị phối hợp, thơng tin, hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành hợp tác, liên kết cùng phát triển, tiếp tục duy trì và nâng cao uy tín của sản phẩm; tạo dựng, bảo vệ và khuyếch trương thương hiệu riêng của từng doanh nghiệp.

- Đặc biệt chú ý tới tiêu chuẩn hàng hố, bao gói, tiến độ giao hàng,

rộng thị trường và thâm nhập sâu vào thị trường mới. Coi trọng các biện pháp hỗ trợ bán hàng truyền thống như: quảng cáo, hội chợ, triển lãm, các hình thức khuyến mại,...

- Sử dụng tư vấn luật trong các quan hệ hợp đồng thương mại để giải

quyết tranh chấp, bảo đảm thực hiện đúng luật và bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp, của nhà nước.

- Tổ chức tìm hiểu chính sách ngoại thương của Ấn Độ để phổ biến cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.

- Thơng qua các nước có cùng tập qn và thị hiếu về tiêu dùng của người dân Ấn Độ như Băngladat, Pakistan, Nepan,…. để xuất khẩu các sản

phẩm của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.

1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực:

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực (như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc,...) cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của doanh nghiệp và của đất

nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh

hưởng sâu rộng tới tư duy quản lý, tư duy kinh tế và phương thức sản xuất, kinh doanh. Do vậy phải tạo dựng được một đội ngũ cán bộ, doanh nhân có

năng lực và một đội ngũ công nhân lành nghề trong hoạt động sản xuất kinh

doanh và công tác xuất nhập khẩu. Đây là khâu yếu của doanh nghiệp cần được bổ sung đầy đủ và thường xuyên.

Ngay trong giai đoạn từ nay đến 2010, các doanh nghiệp cần xây dựng quỹ đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, tổ chức nghiên cứu khảo sát ở nước ngoài nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ doanh nghiệp mới có tầm cỡ

quốc tế.

1.5. Giải pháp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và hiệu quả: và hiệu quả:

- Chủ động phân tích, đánh giá về những thách thức và cơ hội khi Việt Nam là thành viên WTO để tận dụng có hiệu quả những cơ hội và hạn chế bớt những khó khăn trong q trình hội nhập, nâng cao năng lực tiếp thị để chiếm lĩnh thị trường bằng chính chất lượng và uy tín của doanh nghiệp mình.

- Nắm vững về các kiến thức pháp luật, thị trường, kinh doanh trong

điều kiện hội nhập nhằm chủ động trong các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh

doanh, xuất nhập khẩu, ...

- Tìm kiếm những điều kiện, cơ hội đối với các thành viên của WTO,

cũng như các biện pháp ứng phó kịp thời các rào cản thương mại quốc tế phù hợp với quy định của WTO.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)