Tình hình đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 36 - 37)

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ẤN ĐỘ VÀO VIỆT NAM 1 Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua.

2. Tình hình đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp (FDI) của Ấn Độ bắt đầu vào Việt Nam khá sớm, từ

năm 1988 với dự án thăm dị khai thác dầu khí của Tập đồn ONGC với vốn

đăng ký là 17 triệu USD. Tính đến cuối năm 2007, số vốn thực hiện của dự án đã lên tới hơn 500 triệu USD. Đây là công ty đầu tiên ký hợp đồng hợp tác sản

xuất với Petro Việt Nam khai thác bể Nam Côn Sơn vào năm 1988 và hai lô xa bờ năm 2006. Viện Công nghệ thông tin quốc gia (NIIT) và APTECH là hai đại diện lớn của Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin tại Việt Nam.

Nhìn chung đầu tư FDI của Ấn Độ vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với số vốn đăng ký là 691,5 triệu USD

(tính đến tháng 5/2008), chiếm 96% tổng vốn đăng ký, trong khi đầu tư vào

lĩnh vực nông-lâm nghiệp chỉ đạt 3%, tương ứng với số vốn đăng ký là 23

triệu USD và dịch vụ là 1%, tương ứng với 6,9 triệu USD.

Riêng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nguồn vốn đầu tư tập

trung chủ yếu vào cơng nghiệp dầu khí vào cơng nghiệp nặng (sản phẩm từ kim loại, sản phẩm hoá chất…), chiếm đến 96% tổng vốn đầu tư với 11 dự án. Ngồi ra cịn có các dự án khác đầu tư vào các lĩnh vực như nhựa, dầu ăn, chế biến cà phê, hương trầm, hạt tiêu, phần mềm, chế biến và khai thác đá và phẩm màu thực phẩm, nhưng với số vốn đầu tư khá khiêm tốn.

CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ CỦA ẤN ĐỘ VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 - 2008 GIAI ĐOẠN 1988 - 2008

(Phân theo lĩnh vực đầu tư)

Vốn đầu tư của Ấn Độ đổ vào Việt Nam đặc biệt lớn trong những năm gần đây nhờ sự tăng cường quan hệ giữa lãnh đạo hai nước nhằm mở đường cho các hoạt động tìm hiểu kinh tế - thương mại lẫn nhau. Một số dự án lớn

của Ấn Độ vào Việt Nam (xem Bảng số 14): Dự án lớn về sản xuất thép cán nóng cơng suất 2 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư trị giá 527,26 triệu USD

của Tập đoàn Essar Global đã được cấp phép1. Ngoài dự án thép của Essar Global, cịn có một số dự án lớn như: dự án chế biến hạt tiêu của VKL với tổng vốn đầu tư 4,4 triệu USD ở tỉnh Bình Dương. Trong tháng 4 năm 2007, Tập đoàn Hoa Sen, đơn vị sản xuất thép tư nhân ở Việt Nam đã khánh thành một nhà máy sản xuất thép cán nguội với tổng mức đầu tư 30 triệu USD ở

Bình Dương, trong đó, cơng ty Flat Products Equipments của Ấn Độ là nhà

cung cấp thiết bị trị giá 8 triệu USD. Đây là công ty lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép cán nguội và cũng là công ty tư nhân đầu tiên sử dụng nguồn vốn tài trợ của Ấn Độ cho Việt Nam.

Bảng số 14: Một số dự án đầu tư lớn của Ấn Độ vào Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD

TT Tên công ty Ngành nghề kinh doanh Vốn đăng ký

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)