Thương mại Việt Nam Ấn Độ và Việt Na m Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 55 - 58)

IV. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NA M ẤN ĐỘ VỚI VIỆT NAM HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM TRUNG QUỐC

2. Thương mại Việt Nam Ấn Độ và Việt Na m Trung Quốc.

2.1. So sánh về hoạt động xuất nhập khẩu giữa Ấn Độ và Trung

Quốc với Việt Nam:

Về mặt quy mô, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc lớn hơn tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Ấn

Độ gần 10 lần (năm 2007). Tuy nhiên, giống như với Ấn Độ, Việt Nam cũng

nhập siêu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc với giá trị ngày càng lớn,

đặc biệt những năm gần đây. Do có lợi thế về mặt địa lý (chung đường biên

những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng cũng như giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đứng ở mức cao so với nhiều nước khác (riêng năm 2007, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng 51% so với 2006).

Quan hệ thương mại Việt Nam với Ấn Độ tuy không phát triển mạnh

mẽ như với Trung Quốc nhưng nhìn chung vẫn đạt được mức tăng trưởng khá. Năm 2001, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Ấn Độ chỉ bằng 8,4%

tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Trung Quốc. Đến năm 2007, con số này đã là 9,4% và dự kiến năm 2008 sẽ là 11,3%.

SO SÁNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI

GIỮA VIỆT NAM VỚI ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC

Về cơ cấu hàng hoá nhập khẩu, nếu Ấn Độ nhập khẩu chủ yếu là hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam thì mặt hàng được Trung Quốc quan tâm nhiều là nhiên liệu và khống sản. Hàng cơng nghiệp chế biến chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng hố xuất sang Trung Quốc vì khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường này. Hiện có 3 mặt hàng chủ yếu là dầu thô, cao su và than đá đang chiếm tới hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu là các mặt hàng

nguyên, nhiên, vật liệu như chất dẻo, sắt thép, nguyên liệu sản xuất tân dược, bơng xơ… thì các mặt hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm xăng dầu và các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng… để phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, về mặt giá trị thì nhập khẩu từ

Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với nhập khẩu từ Ấn Độ. Tuy nhiên, cùng

với các hoạt động tăng cường trao đổi thông tin cả về chính trị và kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian vừa qua, có thể khẳng định quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển hơn.

2.2. So sánh về chính sách ngoại thương, tiền tệ giữa Ấn Độ và

Trung Quốc:

Là hai nước đang phát triển, cùng đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế trong thời gian qua, cả Trung Quốc và Ấn Độ (giống như

Hàn Quốc) đều có định hướng chiến lược ngoại thương rõ ràng là đẩy mạnh

hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, dưới áp lực của việc gia nhập WTO, thực

hiện các cam kết khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, các nước này

đều phải hạn chế dần các hỗ trợ trực tiếp và chuyển sang sử dụng các biện

pháp hỗ trợ gián tiếp để tiếp tục thực hiện chính sách xuất khẩu của mình. Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tích cực thực hiện chính sách thương

mại đa biên, xây dựng mối quan hệ thương mại với nhiều đối tác để mở rộng

hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hợp tác đầu tư. Đây cũng là xu

hướng chung của các nước trong bối cảnh tồn cầu hố.

Về chính sách tiền tệ, để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, các

nước này đều có xu hướng kiểm sốt giá đồng nội tệ theo hướng có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ấn Độ và Trung Quốc đều nỗ lực duy trì giá đồng tiền thấp một cách giả tạo. Trong thời gian qua, một phần để hạn chế nền kinh tế

đang phát triển quá nóng, đồng thời giảm nguy cơ lạm phát, cả Ấn Độ và

Trung Quốc đều áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt một cách cẩn trọng và điều chỉnh một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình trong nước và trên thế

giới, sử dụng các biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ và tăng lãi suất cơ bản để rút bớt tiền trong lưu thông.

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

HÀNG VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)