Tình hình xuất khẩu sang Ấn Độ Qui mô và tốc độ xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 42 - 45)

III. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ

1. Tình hình xuất khẩu sang Ấn Độ Qui mô và tốc độ xuất khẩu:

1.1. Qui mô và tốc độ xuất khẩu:

Từ năm 2001-2008, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ năm sau thường

cao hơn năm trước. Nếu như năm 2001 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 45,4 triệu USD thì đến năm 2007 đạt mức 180 triệu USD, ước tính 2008 sẽ lên đến 317 triệu USD. Tính bình qn trong vịng 7 năm, kể từ năm 2001 đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ tăng gần 6 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm 32%, cao hơn tốc độ tăng bình qn chung (32%/25,1%), trong đó, tăng bình quân 5 năm 2001-2005 đạt 15,7%/năm.

1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu:

Từ năm 2001-2008, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ có thể chia thành 3 nhóm chính:

* Các mặt hàng thuộc nhóm nơng, lâm, thủy sản thường chiếm khoảng

trên 40% đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Mặt

hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này là hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, cao su,...

- Hạt tiêu: Ấn Độ là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản

xuất hạt tiêu. Tuy nhiên, hàng năm nước này lại nhập khẩu của Việt Nam từ 5

đến 10 nghìn tấn, chủ yếu để phục vụ cho chế biến gia vị. Tuy vậy, Ấn Độ chỉ

mới nhập khẩu một phần trong tổng số hạt tiêu xuất khẩu hàng năm của Việt Nam: Năm 2001 chiếm 7,3% thì đến năm 2004 đạt cao nhất cũng chỉ 9,8%; năm 2007 chỉ còn 5,9%.

- Chè: Tương tự như hạt tiêu, hàng năm Ấn Độ nhập khẩu khá nhiều chè từ Việt Nam: Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 6,6 nghìn tấn chè các loại, chiếm 9,7% tổng số chè xuất khẩu thì đến năm 2004 lên tới 19,2 nghìn tấn, chiếm 19,5% và năm 2006 giảm xuống chỉ còn đạt 11 nghìn tấn.

- Cà phê: Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 3 nghìn tấn cà phê sang thị trường Ấn Độ. Năm 2005, lượng cà phê xuất khẩu đạt mức cao

nhất là 18,6 nghìn tấn nhưng cũng chỉ chiếm 2,1% tổng số cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

- Gạo: Những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam xuất khẩu sang Ấn

Độ khoảng 40 đến 80 nghìn tấn gạo nhưng từ 2001 đến nay lại giảm dần.

Nguyên nhân là do nước này đã sản xuất đủ gạo tiêu dùng trong nước và lại

còn dư để xuất khẩu.

- Cao su: Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng từ 2 đến 5 nghìn tấn cao su sang Ấn Độ. Tuy nhiên, đây chỉ là số nhỏ so với tổng số cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, Ấn Độ là một trong các nước sản xuất nhiều gia vị nhất thế

giới và tập quán tiêu dùng của người dân Ấn Độ là dùng nhiều đồ gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta sang thị trường này cũng có nhiều mặt hàng như quế, hoa hồi, gừng, nghệ,... Trị giá các mặt hàng xuất khẩu này tăng lên hàng năm, từ 3,6 triệu USD năm 2001 lên 12,5 triệu USD năm 2006 và 13,4 triệu USD năm 2007.

* Các mặt hàng thuộc nhóm nhiên liệu, khống sản xuất khẩu sang Ấn

Độ trong những năm qua khơng nhiều và có xu hướng giảm dần. Trong đó, đáng chú ý nhất là mặt hàng dầu thô, than đá,...

- Dầu thô: Nếu như năm 2001 kim ngạch nhóm hàng này cịn chiếm gần 40% tổng số xuất khẩu sang thị trường này thì đến năm 2008 chỉ cịn chiếm 14%. Dầu thơ là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước ta. Tuy nhiên, với thị trường Ấn Độ chỉ ở mức từ 70 đến 80 nghìn tấn trong năm 2001 và 2002. Từ năm 2003 trở đi thì khơng xuất khẩu tiếp. Đây là nguyên

nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2003 giảm sút nhiều.

- Than đá: Đây là mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu ổn định sang thị

trường Ấn Độ. Khối lượng giao từng năm tăng dần, từ 11 nghìn tấn năm 2001 lên 280 nghìn tấn năm 2006. Năm 2006 là năm đạt mức cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 1% tổng số than đá xuất khẩu của Việt Nam trong năm.

Các loại khoáng sản khác như quặng apatit, quặng cromít,.. cũng được xuất khẩu sang thị trường này nhưng khơng nhiều.

* Các mặt hàng thuộc nhóm cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp lại có

sự chuyển dịch ngược chiều với hai nhóm hàng hóa kể trên. Nếu như xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Ấn Độ trong năm 2001 chỉ chiếm 9,8% tổng số xuất khẩu thì đến năm 2007 tăng lên 49%. Mặt hàng xuất khẩu khá đa dạng và ngày càng phong phú về chủng loại như: Cao thuốc, thuốc tân dược,

đồ điện, biến thế điện, linh kiện điện tử, hóa chất, dệt may, sợi xe, giày dép, đồ

gỗ, đồ nhựa, gốm sứ, ... Các mặt hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 5 đến 10 triệu USD gồm có: điện tử, máy tính và linh kiện, ắc qui

điện (doanh nghiệp FDI xuất khẩu), bóng đèn neon, giày dép và cao thuốc,...

Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng năm chưa cao nhưng lại có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2008, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ được chuyển dịch theo hướng tích cực. Từ

chỗ chỉ tập trung xuất khẩu một số ít mặt hàng nơng, lâm, thủy sản và nhiên liệu thơ thì đến năm 2007 và 2008 chủng loại hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú và tỷ trọng hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng lên (xem Bảng số 17).

Bảng số 17: Kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ chia theo nhóm hàng

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Ước năm 2008 TỔNG TRỊ GIÁ XK 45,4 52,0 32,3 78,6 97,8 137,8 179,7 317,0

1. Nông, lâm, thủy sản 23,0 24,4 17,2 47,9 49,9 65,3 64,4 120,2

Tỷ trọng (%) 50,6 47,0 53,3 60,9 51,0 47,4 35,9 37,9

2. Nhiên liệu, khoáng sản 18,0 16,9 1,2 12,0 11,9 20,4 26,5 46,7

Tỷ trọng (%) 39,6 32,5 3,8 15,2 12,2 14,8 14,7 14,7

3. Công nghiệp và TTCN 4,4 10,6 13,8 18,7 36,0 52,2 88,8 150,1

Tỷ trọng (%) 9,8 20,5 42,9 23,8 36,8 37,8 49,4 47,4

(Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Công Thương)

Kết quả xuất khẩu của nước ta sang thị trường Ấn Độ trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2008 cho thấy, tỷ trọng hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng lên rất nhanh trong khi tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản và nhiên liệu, khoáng sản lại giảm dần.

ĐỒ THỊ VỀ CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU SANG ẤN ĐỘ

GIAI ĐOẠN 2001 - 2008 50,6 50,6 39,6 9,8 51,0 12,2 36,8 47,4 14,8 37,8 35,9 14,7 49,4 37,9 14,7 47,4 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2 001 2 005 2 006 2 007 2008 (Ư)

Nông, lâm, thủy sản Nhiên liệu, khống sản Cơng nghiệp và TTCN

1.3. Số doanh nghiệp xuất khẩu sang Ấn Độ:

chưa nhiều. Các kết quả thu thập được từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho

thấy, đến năm 2007, cả nước có khoảng 270 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hố sang Ấn Độ. Tính bình qn mỗi doanh nghiệp chỉ xuất khẩu được 800 nghìn USD hàng hóa. Trong các doanh nghiệp trên, có 118 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tham gia xuất khẩu với kim ngạch là 81,8 triệu USD, tính bình qn mỗi doanh nghiệp cũng chỉ đạt khoảng 700 nghìn USD. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao. Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam với

18,5 triệu USD. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ABB xuất khẩu 7,6 triệu USD, Công ty TNHH RITEK Việt Nam 7,3 triệu USD, Công ty TNHH World Tec Vina 7,0 triệu USD, Công ty TNHH Lê Long 6,4 triệu USD và Công ty TNHH YGS Vina xuất khẩu 5,4 triệu USD, ...

1.4. Xuất khẩu sang Ấn Độ chia theo các địa phương:

Trên phạm vi cả nước, số địa phương tham gia xuất khẩu sang Ấn Độ

cũng chưa nhiều, chỉ tập trung vào một số thành phố và các tỉnh có sẵn nguồn hàng xuất khẩu như hồi, quế, hạt tiêu và các loại gia vị khác mà thị trường Ấn

Độ có nhu cầu. Trong năm 2007 chỉ có 16 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất

khẩu đạt từ 1 triệu USD trở lên là: Hà Nội 49,7 triệu USD, Đồng Nai 27,9

triệu USD, TP. Hồ Chí Minh 26,9 triệu USD, Quảng Ninh 12,4 triệu USD, Long An 11,9 triệu USD, Bình Dương 10,6 triệu USD, Bình Phước 9,4 triệu USD, Hải Phịng 7,6 triệu USD, Vĩnh Phúc 3,4 triệu USD, Đắklắk 3,3 triệu USD, Nghệ An 2,8 triệu USD, Lào Cai 2,5 triệu USD, Hà Tây 1,4 triệu USD, Hà Nam 1,4 triệu USD, Bà Rịa-Vũng Tàu 1,4 triệu USD và Tây Ninh 1,2 triệu USD,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 42 - 45)