Đánh giá tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 49 - 52)

III. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ

3. Đánh giá tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và

Ấn Độ

3.1. Những yếu tố tích cực:

nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ. Vì vậy, mặc dù mỗi nước vừa phải đương đầu với những khó khăn nội tại, vừa phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong tiến trình hội nhập quốc tế nhưng thương mại song phương

giữa hai bên từ năm 2001 đến nay vẫn tăng trưởng nhanh cả về qui mô cũng như tốc độ .

- Về kim ngạch xuất khẩu, tính bình qn trong vịng 7 năm (năm 2002

đến năm 2008), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt tốc độ

tăng bình quân hàng năm đạt 32%, cao hơn tốc độ tăng bình quân chung. Ấn Độ trở thành khách mua hàng đáng tin cậy của sản phẩm hạt tiêu, chè, cà phê,

gạo, quế, hồi, gia vị và than đá của nước ta.

- Về kim ngạch nhập khẩu, tính bình qn trong vịng 7 năm (năm 2002

đến năm 2008), kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ đạt tốc độ tăng bình quân

hàng năm 38,7%, cao hơn tốc độ tăng bình quân chung. Ấn Độ cũng trở thành

địa chỉ quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị

cho các ngành kinh tế quan trọng, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu của Việt Nam. Các nguyên liệu công nghiệp và sản phẩm thuốc tân dược của Ấn Độ không những đảm bảo chất

lượng quốc tế mà còn đảm bảo giá cả cạnh tranh.

- Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước ngày càng phát triển là nhân tố quan trọng thúc đẩy hợp tác về chính trị và văn hóa lên tầm cao mới trong thời gian tới.

3.2. Một số mặt hạn chế đối với xuất khẩu và nhập khẩu:

3.2.1. Đối với xuất khẩu:

Thứ nhất, qui mô xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ vẫn còn nhỏ bé.

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ đứng thứ 14 trong số các nước

Châu Á và thứ 30 trong tổng số 220 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ bn bán với nước ta.

Thứ hai, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ chiếm tỷ lệ nhỏ so với

tổng số xuất khẩu của Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 0,3% - 0,4%. Lượng hàng hóa của từng mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ cũng nhỏ so với các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Cụ thể, năm 2007, Ấn Độ đứng đầu thị trường về xuất khẩu mặt hàng quế của Việt Nam (9 triệu USD), thứ 7 về hạt tiêu, thứ 14 về chè, thứ 27 về máy tính và linh kiện (10 triệu USD), thứ 40 về giày dép và thứ 45 về hàng may mặc,...

Thứ ba, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có những chuyển biến nhất định,

nhưng nhìn chung vẫn diễn ra trong khuôn khổ của sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu chung của nước ta trong những năm qua. Đó là: tỷ trọng hàng công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng rất nhanh, trong khi tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản và khoáng sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại giảm dần.

Thứ tư, nhu cầu hàng hóa của hai nước, nhìn chung ít có sự khác biệt nên chưa có mặt hàng hay nhóm mặt hàng chủ lực nào khả dĩ có ưu thế để

chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trong xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước ta trên thị trường Ấn

Độ cịn yếu kém ở cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng xuất

khẩu. Trong đó, những hạn chế từ phía doanh nghiệp chậm được khắc phục: đại bộ phận doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức

và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế, phần nhiều doanh nghiệp khơng có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao. Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang Ấn Độ không nhiều và kim ngạch xuất khẩu của mỗi đơn vị cũng còn rất thấp. Các địa phương có doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang Ấn Độ không nhiều, chỉ tập trung vào các thành phố lớn và một số tỉnh có sẵn nguồn hàng như hồi, quế, hạt tiêu, gia vị khác...

Nguyên nhân của những hạn chế trong xuất khẩu:

- Khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hàng năm tuy có tăng nhanh, nhưng về qui mơ của từng mặt hàng nói chung cịn nhỏ. Trừ một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều cịn các mặt hàng cơng

nghiệp thì nói chung cịn rất “manh mún”.

- Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thị trường Ấn Độ nên chưa có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Những năm qua, các nhà hoạch định chính sách của nước ta chỉ mới tập trung quan tâm nhiều đến các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN. Có sự lúng túng, bị động trong việc khai thác các thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Ấn Độ nói riêng. Sự thiếu chuẩn bị xảy ra cả phía các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại cũng chưa được chú ý nhiều và hiệu quả chưa cao.

- Cơ cấu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của hai nước có nhiều điểm

tương đồng nên chưa tạo lực hút để các doanh nghiệp đến với nhau.

- Về mặt địa lý, thị trường Ấn Độ không quá xa Việt Nam, nhưng cũng không gần so với các nước Đông Nam Á, nhất là Lào, Căm pu chia, Singapore hay với Trung Quốc, Đài Loan nên hạn chế đến xuất khẩu.

3.2.2. Đối với nhập khẩu:

Những nguyên nhân làm hạn chế xuất khẩu nêu trên cũng có phần làm hạn chế đến kết quả nhập khẩu từ Ấn Độ. Riêng về nhập khẩu, những năm qua còn một số hạn chế cần được chú ý:

Thứ nhất, nhập khẩu là nhân tố quan trọng, góp phần đảm bảo cung cấp

cơng nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy vậy, nếu xét cả số lượng và chất lượng hàng hoá nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ thì nhìn chung chỉ mới đáp ứng nhu cầu cấp bách trước mắt của nền kinh tế nước ta vì thị trường này vẫn

là khu vực có ít cơng nghệ nguồn.

Thứ hai, nhập siêu còn cao, nhất là trong năm 2007 và năm 2008. Điều

này đặt ra yêu cầu mới cho việc điều chỉnh chiến lược phát triển xuất nhập

khẩu trong thời gian tới. Cần tiếp tục khơi dậy những ưu thế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, qua đó gián tiếp giảm nhập siêu.

Tóm lại, do cịn nhiều hạn chế nhưng quan hệ thương mại giữa nước ta

với Ấn Độ trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,

góp phần quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ nhiều mặt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và

Ấn Độ chưa xứng tầm với quan hệ chính trị. Qui mơ xuất khẩu từ Việt Nam

sang Ấn Độ còn quá nhỏ so với nhập khẩu và nhập siêu tiếp tục tăng cao. Những thành công và các mặt hạn chế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với

Ấn Độ là một trong những cơ sở để nghiên cứu, tìm tịi hướng đi lên trong quá

trình mở rộng giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm tiếp

theo.

IV. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ VỚI VIỆT NAM - HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 49 - 52)