TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NA M ẤN ĐỘ I MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ẤN ĐỘ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 26 - 30)

- Global Trade Information Services)

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NA M ẤN ĐỘ I MỘT SỐ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ẤN ĐỘ

Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ là mối quan hệ mang tính truyền thống, bền vững. Mặc dù có những bước thăng trầm trong lịch sử quan hệ do tác động của bối cảnh quốc tế, song Việt Nam - Ấn Độ ln duy trì, phát triển quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực.

Trong thế kỷ 20 vừa qua, bảy năm sau ngày Ấn Độ thu hồi nền độc lập từ tay thực dân Anh, năm 1954, Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp lãnh sự. Việc thăm viếng qua lại giữa các nhà lãnh đạo hai quốc gia

đã làm bền chặt thêm tình hữu nghị vốn có. Về mặt thương mại, quan hệ giữa

hai nước bắt đầu vào năm 1956, sau khi có sự thương thảo giữa phái đoàn Việt Nam tham dự Hội chợ công nghiệp tổ chức tại New Delhi với Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ. Kết quả các buổi làm việc giữa hai bên được Bộ

Thương mại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhắc lại trong Công hàm ngày 28/7/1956 gửi Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, theo đó, hai bên đạt đến những thỏa thuận sau:

- Cả hai nước đồng ý rằng việc xuất hàng hóa cho nhau hay nhập hàng hóa của nhau sẽ phù hợp với luật pháp mỗi nước.

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa xem hàng hố xuất cho Ấn Độ hay nhập từ Ấn Độ trên cùng một cơ sở như với bất cứ một nước nào khác đang có quan hệ thương mại song phương với Việt Nam.

- Việc thanh toán giữa hai bên được thực hiện bằng đồng rupi hay đồng bảng Anh.

- Việt Nam đặt tại Ấn Độ một phái đồn thương mại có một Trưởng Đại diện và một Phó Đại diện, được phía Ấn Độ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong

việc thi hành nhiệm vụ được giao. Về phần mình, nếu muốn, Ấn Độ cũng sẽ

đề cử một Đại diện tại Việt Nam.

Đây là tiền đề đầu tiên bắt đầu mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

Kể từ đó, hai nước thường xuyên thiết lập các chuyến thăm chính thức cấp cao giữa hai nước. Lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ đã sang thăm Việt Nam như

chuyến thăm của Phó Tổng thống Ấn Độ S. Ra-ha Krít-na vào tháng 9/1957, của Tổng thống Ấn Độ R.Pra-sát vào tháng 5/1959; Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 7/1/1972, Việt Nam và Ấn Độ chính thức nâng quan hệ ngoại

giao lên cấp Đại sứ sau 16 năm thiết lập quan hệ Lãnh sự quán (năm 1956). Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống Việt Nam - Ấn Độ do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cố Thủ tướng J.Nê-ru đặt nền móng đã khơng ngừng được vun đắp, phát triển.

Những năm sau đó, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng khởi sắc, thể hiện qua chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng R.Gan-đi vào năm 1985 và năm 1988, của Thủ tướng P.V. Na-ra-sim-ha Rao vào năm 1994 và Thủ tướng A.B. Va-giơ-pai-ơ vào năm 2001.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta cũng đã có các chuyến thăm Ấn Độ

như: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Ấn Độ vào năm 1978 và 1980, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm vào năm 1984, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm năm 1989, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm

năm 1997, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm năm 1999.

Trong các chuyến thăm qua lại của các vị lãnh đạo hai nước, các vấn đề hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá đã được đặt ra và đưa quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Trong thời gian qua, Việt Nam và Ấn Độ đã ký các Hiệp định sau:

(1) Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần ký ngày 07/9/1994: Nhằm loại

bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số

thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngồi ra, Hiệp định cịn tạo khn khổ pháp lý

cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước ký kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.

(2) Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế tháng 1/1978 và ký lại

vào ngày 8/3/1997 với quan điểm trong khuôn khổ pháp luật của nước mình,

hai bên sẽ xúc tiến và tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở lâu dài và ổn định. Nội dung cơ bản của Hiệp định

bao gồm:

- Hai bên sẽ dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc về giấy phép

xuất nhập khẩu, thuế hải quan và tất cả các loại chi phí và thuế khác áp dụng cho việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh hàng hoá/sản phẩm.

- Các bên ký kết sẽ giành cho nhau sự ưu đãi không thấp hơn mức dành cho bất cứ nước nào khác trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu nếu các loại giấy phép đó buộc phải có theo quy định.

- Mọi ưu đãi, đặc quyền hay miễn trừ mà một trong các bên ký kết dành cho bất cứ sản phẩm nào xuất xứ từ lãnh thổ của một nước thứ ba hoặc có nơi

đến là lãnh thổ của nước đó sẽ ngay lập tức và không điều kiện được dành cho

sản phẩm cùng loại xuất xứ từ lãnh thổ của một trong các bên ký kết hoặc là

để nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết ấy.

- Hai bên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp

xúc giữa các cá nhân và pháp nhân của hai bên bằng cách trao đổi các đoàn thương mại và kinh doanh, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và trao đổi thông tin.

- Trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nước và theo tập quán thương mại quốc tế, các cá nhân và pháp nhân của hai nước sẽ ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ theo giá cả thị trường thế giới.

- Hai bên sẽ khuyến khích việc hợp tác đầu tư và hợp tác kỹ thuật giữa hai nước phù hợp với pháp luật của mỗi nước để sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa của mỗi nước hoặc xuất khẩu sang các nước thứ ba.

(3) Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được ký kết tại New Đê li ngày 8/3/1997 với mục tiêu tạo điều kiện

thuận lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa đầu tư của quốc gia này trên lãnh thổ của quốc gia kia và thúc đẩy sáng kiến kinh doanh cá nhân cũng như đẩy mạnh sự phồn thịnh của hai quốc gia. Hiệp định này quy định các vấn đề về:

- Khuyến khích và bảo hộ đầu tư;

- Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc; - Tước đoạt quyền sở hữu;

- Đền bù tổn thất;

- Việc chuyển đầu tư và lợi nhuận; - Thế quyền;

- Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và một bên ký kết; - Giải quyết tranh chấp giữa các bên ký kết;

- Nhập cảnh và cư trú của nhân viên.

Đặc biệt, trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh (tháng 5/2003), hai bên đã ra Tuyên bố chung về Khn khổ hợp

tác tồn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI với mục tiêu

phát triển hợp tác chiến lược cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, quan hệ

hợp tác kinh tế đã được nhấn mạnh sẽ tiếp tục được nâng cao, cụ thể trong các lĩnh vực sau:

- Trong lĩnh vực thương mại, hai bên cam kết đa dạng hóa cơ cấu mặt

hàng xuất - nhập khẩu, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đạt kim ngạch thương mại 1 tỷ USD vào năm 2015. Hai bên cũng nhất trí thực hiện các biện pháp ưu đãi thuế quan cho nhau phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của mình, nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại giữa hai nước;

- Trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn quản lý, hai bên cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và tư vấn của hai nước, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng đầu tư và quản lý kinh doanh cũng như các hoạt

động tư vấn sang các lĩnh vực như dầu khí, hóa chất, hóa dầu, phân bón, điện

lực, dược phẩm, công nghệ thông tin, chế biến nông sản, các ngành cơng nghiệp nhẹ, viễn thơng, đóng tầu và cảng biển, đường sắt, thép và khai

khoáng;

- Nhằm hỗ trợ cho sự hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước, trên tinh thần anh em, nước Cộng hòa Ấn Độ cam kết tiếp tục cung cấp, ở mức cao nhất có thể được, tín dụng ưu đãi và viện trợ khơng hồn lại cho nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để nhập các thiết bị của nước Cộng hòa

Ấn Độ. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết sử dụng có hiệu

quả các khoản tín dụng và viện trợ này ưu tiên nhập của Ấn Độ các thiết bị

tương tự trên cơ sở giá cạnh tranh đối với những khoản khơng phải là tín dụng cho vay hoặc viện trợ khơng hồn lại.

Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (4 -

6/7/2007), doanh nghiệp hai nước đã ký nhiều hợp đồng và thỏa thuận hợp tác kinh doanh với tổng trị giá gần 4,5 tỷ USD. Tuyên bố chung về Quan hệ đối

tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ cũng đã được ký kết trong chuyến thăm này

của Thủ tướng với những nội dung công việc cần thực hiện để xây dựng và

triển khai mối quan hệ đối tác chiến lược như sau:

- Tăng cường quan hệ hợp tác chính trị theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy thơng qua việc tăng cường trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, của các Bộ, ngành và địa phương hai nước;

- Nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời thiết lập Cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai nước;

- Tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đặc biệt trong đào tạo, trao đổi, chia sẻ thông tin về chống khủng bố, cướp biển và các loại tội phạm xuyên quốc gia;

- Đẩy mạnh và nâng cấp quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Trong hợp tác thương mại, tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai

- Xúc tiến việc trao đổi để đi đến ký kết Hiệp định tự do thương mại

song phương (FTA) để tăng cường quan hệ mậu dịch giữa hai nước.

Về việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Ấn Độ với các nước ASEAN: Như đã phân tích tại mục II-4 của Chương I (Quan hệ hợp

tác kinh tế thương mại Ấn Độ - ASEAN), Ấn Độ đã đề ra chính sách “Hướng

Đơng” và với chính sách đó, Ấn Độ đã xác định ASEAN là một trong những

trọng tâm cần đẩy mạnh quan hệ, bởi ASEAN hiện đang là một cộng đồng có vai trị quan trọng về chính trị, có tiềm năng vô cùng to lớn về kinh tế trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, ASEAN là đối tác quan trọng của Ấn Độ về thương mại và đầu tư.

Việt Nam, với vai trò là thành viên của ASEAN, ASEM và Hợp tác

Đông Á, lại nằm trong vị trí chiến lược, sẽ là cầu nối quan trọng trong việc mở

rộng quan hệ của Ấn Độ với các nước trong khu vực, giúp đẩy nhanh quá

trình ký kết Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN (AIFTA). Trong quá

trình hợp tác phát triển, Việt Nam rất ủng hộ chính sách hướng Đơng của Ấn

Độ - chính sách đối ngoại mà Ấn Độ theo đuổi từ lâu nhằm củng cố vị thế

trong một môi trường quốc tế có nhiều biến động từ sau chiến tranh lạnh, đặc biệt từ sau "sự trỗi dậy" của Trung Quốc và sự phát triển vượt bậc của ASEAN.

Nền kinh tế trong nước phát triển cùng với hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế khách quan đã thúc đẩy cả Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục mở cửa, hội nhập mạnh mẽ hơn nữa với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong q trình đó, cả hai nước đều tìm thấy ở nhau những điều kiện, những yếu tố giúp mình tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và hội nhập có hiệu quả hơn nữa với khu vực. Tuy nhiên trong thực tế, khi xúc tiến xuất khẩu hàng vào thị trường Ấn Độ, những điều kiện nêu trên mới chỉ thực hiện ở cấp Vĩ mơ, trong thực tế khi hàng hố xuất vào thị trường này còn bị

nhiều thủ tục thơng quan của Hải quan Ấn Độ gây khó khăn, việc cử đại diện của Ấn Độ tại Việt Nam về công tác xuất khẩu chưa được thực hiện, trong tương lai còn rất nhiều rào cản chưa thơng thống như giải quyết thơng quan chậm, cịn nhiều thủ thuật làm chậm chễ và mất cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)