Đối với hàng Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 76 - 78)

III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

3. Giải pháp đối với từng sản phẩm cụ thể.

3.2. Đối với hàng Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Hiện tại nhóm hàng này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng xuất

khẩu sang thị trường Ấn Độ, tuy nhiên kim ngạch còn rất nhỏ, nhiều mặt hàng bắt đầu có thị phần nhưng cịn lẻ tẻ chứ chưa xuất hiện những mặt hàng chủ

lực có kim ngạch và tốc độ tăng trưởng cao đối với hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam sang Ấn Độ. Trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam cũng như định hướng xuất khẩu đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,

nhóm hàng cơng nghiệp chế biến giữ vai trò quan trọng và là mục tiêu phấn

đấu của Việt Nam nhằm tăng cả số lượng và chất lượng xuất khẩu, góp phần

thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trên cơ sở đó, Đề tài đưa ra

định hướng xuất khẩu cho nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế tác với một

số giải pháp thực hiện cho các sản phẩm như sau:

3.2.1. Hàng dệt may, da giầy:

Mặc dù Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu hàng dệt may hàng

thị trường Ấn Độ liên tục gia tăng… Nếu năm 2006 tổng giá trị kim ngạch

hàng dệt may sang thị trường Ấn Độ đạt 4,84 triệu USD thì đến năm 2008 dự kiến đạt 9,5 triệu USD. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là triển

vọng lớn, chỉ cần các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến thị

trường này và chú ý đáp ứng với tính đa dạng về nhu cầu hàng may mặc và thị hiếu của người dân.

Hàng giầy dép tuy có kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ rất khiêm tốn, trong khi cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, những năm gần

đây tăng trưởng mặt hàng này tương đối nhanh. Năm 2006 xuất khẩu giầy dép

sang Ấn Độ đạt 4,3 triệu USD thì đến năm 2008 dự kiến đạt 5,56 triệu USD.

Điều cần chú ý đối với hàng dệt may, da giầy xuất khẩu của Việt Nam

nói chung hiện nay là mang nặng tính gia cơng. Vì vậy, hiệu quả thu được rất thấp. Sản xuất càng phát triển nhanh thì càng phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn. Số liệu điều tra cho thấy tổng chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may chiếm tới hơn 79% giá trị sản xuất, còn số này ở ngành da giầy là hơn 73%. Vì vậy, để cải thiện hiệu quả của hai ngành hàng xuất khẩu này đồng thời nâng cao giá trị và chất lượng xuất khẩu, Việt Nam cần có kế

hoạch phát triển nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giầy, nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu.

Dự kiến đến năm 2010, xuất khẩu dệt may sẽ đạt 13,6 triệu USD và định hướng đến năm 2015 mặt hàng này sẽ đạt 23,5 triệu USD.

Đối với mặt hàng giầy dép, dự kiến đến năm 2010 xuất khẩu được 8

triệu USD và định hướng đến năm 2015 mặt hàng này sẽ đạt 22,5 triệu USD.

3.2.2. Sản phẩm điện tử, máy vi tính:

Hàng điện tử và máy vi tính là một trong những ngành hàng xuất khẩu

chủ lực của Việt Nam trong những năm qua, đứng thứ 6 trong danh mục những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất. Trung bình những năm gần

đây, Việt Nam luôn xuất khẩu được trên 1 tỷ USD các sản phẩm điện tử và

máy vi tính. Năm 2007 kim ngạch sản phẩm này đã đạt 2,1 tỷ USD, chiếm

hơn 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ấn Độ cũng là nước nhập

khẩu nhiều các sản phẩm điện tử, máy vi tính và các thiết bị cho ngành viễn thông... Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam sang Ấn Độ trong những năm qua thấp so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2008 dự kiến đạt 28,5 triệu USD, so với 3,8 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

Trong định hướng xuất khẩu đến năm 2010 và xa hơn, nhóm sản phẩm điện tử và máy vi tính được xếp vào nhóm trọng tâm, ưu tiên phát triển, và

nhiều tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm tới do dòng vốn FDI của

Ấn Độ tiếp tục đổ vào Việt Nam và hiện đang là một trong 10 nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Dự kiến xuất khẩu nhóm hàng này sang Ấn Độ

sẽ đạt 48,5 triệu USD vào năm 2010, định hướng đến năm 2015 kim ngạch

nhóm hàng này sẽ đạt 236,5 triệu USD, tăng bình quân 37,2%/năm.

3.2.3. Sản phẩm máy, thiết bị, phụ tùng:

Mặt hàng máy, thiết bị và phụ tùng mặc dù có kim ngạch khơng lớn nhưng trong những năm qua có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Từ kim ngạch xuất khẩu chỉ 0,237 triệu USD năm 2006 nhưng đến năm 2008 dự kiến đạt 15,6 triệu USD và năm 2010 kim ngạch các mặt hàng này sẽ tăng lên 11,37 triệu USD, định hướng đến năm 2015 nhóm hàng này sẽ đạt 31,5

triệu USD.

Muốn biến tiềm năng thành hiện thực, bên cạnh những nỗ lực của chính phủ hai nước trong lĩnh vực ngoại giao cấp cao, cần có sự vận động của các cơ quan hữu quan, sự năng động của các doanh nghiệp để tăng cường hơn nữa

công tác xúc tiến thương mại. Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác, phối hợp với các cơ quan hữu quan, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp Ấn Độ, và thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như các trang Web, hoặc mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm,… để có thể giới thiệu tiềm năng, quảng cáo hàng hoá Việt Nam trên thị trường Ấn Độ. Mặt khác cũng cần tăng cường thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam về nhu cầu, tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ.

Mặt khác, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao trình độ quản lý, đảm bảo chất lượng hàng hố, xây dựng thương hiệu hàng hoá sao cho nhận được sự

chấp nhận và hàng Việt Nam trở thành quen thuộc trong cơ cấu tiêu dùng của người tiêu dùng Ấn Độ.

3.2.4. Hàng nông lâm sản qua chế chế biến: đây chính là măt hàng được đưa vào danh mục các sản phẩm trọng tâm cần đẩy mạnh xuất khẩu vào

thị trường Ấn Độ. Hàng nông lâm sản qua chế biến đã trở thành mặt hàng

công nghiệp hay cịn gọi các sản phẩm nơng lâm sản chế biến Đối với thị

trường Ấn Độ, việc xuất khẩu các sản phẩm cơ khí hoặc sản phẩm ngành cơng nghiệp nặng là rất khó khăn do khả năng cạnh tranh của ta còn nhiều yếu kém. Riêng các sản phẩm tiêu dùng như Dệt may, dày dép, tiểu thủ công nghiệp và các mặt hàng thực phẩm chế biến, nông lâm sản chế biến là các sản phẩm có khả năng cạnh tranh có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)