Tính cả dự án thép cán nóng của Tập đoàn Essar Global của Ấn Độ với tổng số vốn đầu tư là 57,6 triệu USD, mặc dù Tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam thơng qua cơng ty có quốc tịch Singapore.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 38 - 41)

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA ẤN ĐỘ VÀO VIỆT NAM 1 Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam thời gian qua.

2 Tính cả dự án thép cán nóng của Tập đoàn Essar Global của Ấn Độ với tổng số vốn đầu tư là 57,6 triệu USD, mặc dù Tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam thơng qua cơng ty có quốc tịch Singapore.

Bảng số 15: Vốn đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam Đơn vị tính: USD Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định 1988 1 17.000.000 17.000.000 1996 1 5.000.000 2.166.667 1997 1 22.000.000 6.600.000 1998 2 485.710 340.224 1999 2 1.300.000 300.000 2002 1 78.000 35.000 2003 1 150.000 100.000 2004 1 30.000 10.000 2005 1 200.000 60.000 2006 7 92.150.000 75.840.000 2007 8 581.122.500 17.880.500 2008 2 2.020.000 1.020.000 Tổng số 28 721.536.210 121.352.391

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trong thời gian tới còn rất nhiều doanh nghiệp Ấn Độ lập kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Những dự án đã được nghiên cứu và có khả năng thực hiện bao gồm:

- Các dự án lớn đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng báo cáo khả thi bao gồm dự án tổ hợp thép liên hợp ở Thạch Khê, Hà Tĩnh với tổng số vốn

đầu tư hơn 3,5 tỷ USD do Tập đồn TATA ký với Tổng Cơng ty Thép Việt

Nam và dự án cán thép nguội cũng của tập đồn này tại Hà Tĩnh.

- Cơng ty AVT đang lập kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. - TATA Group lập kế hoạch đầu tư dự án thủy điện.

- Ngân hàng Ấn Độ cũng đang tiến hành lập chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngân hàng Indian Overseas đang tiến hành lập văn phịng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Sudima International đang nghiên cứu xây dựng một nhà máy sản xuất

đồ nội thất.

là một trong những thị trường có sức hấp dẫn nhất đối với các doanh nghiệp

và nhà đầu tư nước ngồi nói chung và doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng.

Đánh giá về môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông S.K.Gupta-Chủ tịch

Tập đoàn TATA, kiêm Chủ tịch Liên đồn Cơng nghiệp Ấn Độ (CII) cho

rằng, hiện tại thế giới đang hướng về Việt Nam. Ông khẳng định rằng chỉ

trong vòng vài năm tới, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ lên đến

con số 25 tỷ USD bởi Việt Nam cung cấp những cơ hội kinh doanh đa dạng.

Đồng tình với quan điểm trên, ơng Mukhejee-Phó Giám đốc điều hành TATA đồng thời là Chủ tịch Liên đồn cơng nghiệp Ấn Độ tại New Deli cho rằng,

bây giờ là thời điểm mà cả doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam cùng phải tận

dụng những cơ hội đầu tư.

Thời gian tới, có nhiều cơng ty trong lĩnh vực chế tác đá quý sẽ có mặt

ở Việt Nam để thiết lập nhà máy như cắt kim cương, lắp và đánh bóng kim

cương. Trong lĩnh vực thép, có rất nhiều cơng ty thép của Ấn Độ tiến hành

xây dựng nhà máy để sản xuất thép cán nóng và cán nguội tại Việt Nam. Ngày càng nhiều công ty Ấn Độ sẽ phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu như chè, đường, hạt tiêu của Việt Nam.

Ông Amit Kumar Saxena, Chủ tịch Phòng Thương mại Ấn Độ (Incham) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đáp ứng rất nhiều tiêu chí mở rộng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Ấn Độ. Nhiều tập đoàn và cả ngân hàng Ấn

Độ đã bắt đầu tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam, trong đó có AVT Plantations,

Taj Group of Hotels, Ngân hàng Ấn Độ, Ngân hàng Indian Oversea Bank.

Nhận xét về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, ông cho biết các nhà đầu tư Ấn Độ

không lo ngại mặc dù vấn đề này bị nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho là hạn

chế, thay vào đó ơng cho rằng các nhà đầu tư Ấn Độ quan tâm đến đội ngũ

nhân công thiếu tay nghề của Việt Nam. Theo ông, "nếu người lao động được

đào tạo tốt, Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư từ Ấn Độ".

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan như trên nhưng so sánh với

nhiều quốc gia Châu Á khác, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam chưa thật sự

nhiều. Số dự án của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam vẫn cịn q ít và lĩnh vực đầu tư còn hạn chế. Qua trao đổi trong các cuộc thăm viếng giữa lãnh đạo hai

nước, cả Việt Nam và Ấn Độ đều nhận thấy rằng hai bên còn chưa chú trọng

đúng mức đến việc tìm hiểu và phổ biến thông tin thị trường của nhau. Việt

Nam chưa đánh giá hết về tiềm năng và sự phát triển thị trường của Ấn Độ và ngược lại, Ấn Độ cũng chưa thực sự đi sâu tìm hiểu thị trường tiêu thụ của

Việt Nam nên chưa mạnh dạn đầu tư.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại, các chuyên gia kinh tế

của hai nước đều cho rằng cần tiến hành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác khoa học-kỹ thuật giữa hai nước; tiến tới việc

song phương; đưa ra các biện pháp tăng cường trao đổi thương mại như tổ

chức các hội chợ thương mại ở mỗi nước, trao đổi các phái đoàn doanh nghiệp và giải quyết vấn đề mất cân đối trong thương mại song phương thơng qua đa dạng hố các mặt hàng buôn bán...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 38 - 41)