Đối với hàng nông, lâm, thủy sản:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 75 - 76)

III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀO THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

3. Giải pháp đối với từng sản phẩm cụ thể.

3.1. Đối với hàng nông, lâm, thủy sản:

Hiện nay Ấn Độ phải nhập khẩu rất lớn các mặt hàng thực phẩm. Với

mức thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 900 USD/năm (năm 2007), dân số đơng thứ 2 thế giới, Ấn Độ ngày càng có nhu cầu lớn về các loại thực

phẩm, nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các loại gia vị,...

Đây là thị trường còn nhiều tiềm năng, nhưng hàng năm Việt Nam mới

chỉ xuất khẩu được một lượng rất nhỏ các mặt hàng này vào thị trường Ấn Độ, vì cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng sơ chế, có giá trị thấp. Việt Nam phải chú ý nâng cao chất lượng, thông qua chế biến sao cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Ấn Độ.

3.1.1. Cà phê:

Những năm gần đây, Ấn Độ nhập khẩu cà phê trị với khối lượng

khoảng trên 33.000 tấn cà phê/năm, trong đó 90% từ thị trường Việt Nam. Nhưng chủ yếu nhập qua nước thứ ba nên mất thwong hiệu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê chưa qua chế biến, giá trị thấp và nhập trực chỉ khoảng 7.000 tấn. Nếu Việt Nam chú ý đến chế biến mặt hàng này để có hương vị đặc trưng riêng cùng với tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh về cà phê Việt Nam thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu cà phê có giá trị cao hơn vào thị trường Ấn Độ vẫn có nhiều cơ hội thuận lợi.

Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ 10,0 triệu USD. Dự kiến đến năm 2010 đạt 16,4 triệu USD; đến năm 2015 xuất khẩu 30 triệu

USD. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện một số giải pháp phát triển

ngành cà phê Việt Nam: (i) Để nâng cao giá trị xuất khẩu cần tập trung vào khâu công nghệ sau thu hoạch như thực hiện phân loại và sấy khô cà phê theo

đúng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu; (ii) Từng bước nâng cao năng lực

chế biến, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã qua chế biến như cà phê bột, cà phê hoà tan,...; (iii) Đẩy mạnh hoạt động giao dịch, xuất khẩu trên các sàn giao dịch quốc tế để tìm kiếm mức giá có lợi cho xuất khẩu; (iv) Nỗ lực xây

dựng thương hiệu và xuất khẩu cà phê đã qua chế biến.

Ấn Độ nhập khẩu mỗi năm khoảng 270.000 tấn cao su các loại để chế

biến ra các sản phẩm cao su, hàng năm nhu cầu đối với sản phẩm này sẽ tăng trên 10%. Lượng cao su Việt Việt Nam mới chỉ xuất khẩu chủ yếu dạng mủ cao su tự nhiên nên giá trị thấp. Năm 2008, xuất khẩu mủ cao su tự nhiên của Việt Nam sang Ấn Độ dự kiến đạt 12,67 triệu USD (khoảng 5.000 tấn) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lượng cao su nhập khẩu từ Ấn Độ. Dự kiến đến

năm 2010 sẽ xuất khẩu được 20,3 triệu USD cao su và sản phẩm cao su; đến năm 2015 sẽ đạt kim ngạch 49,4 triệu USD. Đặc biệt, cơ cấu sản phẩm cao su qua chế biến sẽ chiếm phần lớn so với cao su thiên nhiên và sơ chế.

Những năm gần đây, giá cao su tăng nhanh là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này. Hiện nay cao su nằm trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2008 dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu mặt hàng này vào

Ấn Độ thì phải nâng cao khả năng cạnh tranh đối với đối thủ hiện đang chiếm

tỷ phần lớn về mặt hàng mủ cao su tự nhiên trên thị trường Ấn Độ như Thái

Lan, Indonesia, Malaixia.

3.1.3. Hàng gia vị (gừng, nghệ, quế, hồi, …):

Nhu cầu về gia vị của người Ấn Độ là rất lớn. Mặc dù Ấn Độ có thể tự cung ứng nhiều loại gia vị cho cầu trong nước, nhưng nhu cầu về gia vị đối

với thị trường Ấn Độ là rất lớn do dân số đông và nhu cầu sử dụng hàng ngày nhiều. Các nhà hàng và các nhà sản xuất chế biến gia vị thường tìm đến các nguồn cung cấp ổn định hơn. Năm 2006 Việt Nam mới xuất khẩu khoảng

13,9 triệu USD các loại gia vị sang Ấn Độ nhưng đến năm 2008, lượng gia vị xuất khẩu sang thị trường này đã đạt 19,6 triệu USD, tăng 41%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp việt nam vào thị trường ấn độ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)