1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc

92 586 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.

Trang 1

trường đại học ngoại thương

KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: " một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

hàng dệt may Việt nam vào thị trường mỹ "

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: T.S BÙI NGỌC SƠNSINH VIÊN : LÊ TÚ ANH

LỚP A1 - CHUYÊN NGÀNH 9

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

MỤC LỤC

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3

4 Giao dịch qua trung gian 8

III Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10

1 Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia 10

2 Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp 14

3 Ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế

2 Đặc điểm trong buôn bán 18

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT

KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 20

I Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp dệt may và thị trường hàng may mặc Việt nam

1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt mayViệt Nam

2 Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam 28

II Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 đến nay

1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung 36

2 Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ 39

3 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường

Trang 3

vào thị trường Mỹ

2.Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may ViệtNam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ

CHƯƠNG III.: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT

KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 67

I Định hương phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng của Việt nam trong những năm tới

1 Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may 68

2 Mục tiêu tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010 70

3 Chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ cho ngànhdệt may

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành dệt may là một ngành tiên phong của phần lớn các quốc gia khi bước vàocông cuộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vị trí quan trọng của ngành dệt maytrong nền kinh tế là do ngành này phục vụ nhu cầu tất yếu của con người, giải quyếtđược nhiều lao động cho xã hội, đồng thời việc xuất khẩu dệt may giúp cho cán cânthanh toán quốc tế của nước xuất khẩu ngày càng tốt hơn.

Quá trình phát triển của các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật trước đây, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore hiện nay đều đã trải qua bướcphát triển sản xuất, xuất khẩu những sản phẩm dệt may và coi đây là một ngành xuấtkhẩu chủ yếu.

Ngành dệt may Việt Nam sớm được phát triển, nó thực sự chiếm vị trí quan trọngtrong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngoại thương nói riêng từ những năm 90

Trang 4

trở lại đây Đến nay, ngành dệt may được coi là một trong những ngành có lợi thế nhấtcủa Việt Nam bởi nó sử dụng nhiều lao động và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho ViệtNam (chỉ đứng sau ngành dầu khí) Mấy năm qua kim ngạch xuất khẩu của ngành nàyluôn tăng trưởng mạnh, rất khả quan trong việc đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu theo quyhoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 4-5tỷ USD và năm 2010là 8-9 tỷ USD Tuy nhiên để đạt được mục tiêu ngành này phải duy trì mức tăng trưởng14%/ năm Muốn đạt được điều đó toàn ngành cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đóviệc mở rộng thị trường là vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp cần quan tâm Mộttrong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chungvà nền kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Mỹ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt maysang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanhtiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hànghoá Việt Nam Tuy nhiên để thực hiện được việc này thì hàng dệt may Việt Nam phảivượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức nhất là về khả năng cạnh tranh, năng suất, chấtlượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng vận dụng Marketing vào kinh doanh.

Bài viết này với đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam vào thị trường Mỹ " sẽ đi sâu phân tích thực trạng thị trường dệt may tại

Mỹ, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng dệt may Việt Nam khi thâmnhập thị trường này và đề ra một số giải pháp chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam sang thị trường Mỹ

Luận văn được chia làm ba chương chính như sau:

Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu

Chương II: Tình hình thị trường và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào

Trang 5

nghiệp mình để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường được đánh giá là tiềm năng nhấthiện nay, đó là thị trường Mỹ.

Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Bùi Ngọc Sơn đã hướng dẫn tôi hoàn thành khoáluận này Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè tại Hiệp hội dệt may Việt nam(Vitas) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành bài viết này Tuy còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiêm thựctiễn, bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong được bạn đọc và cácthầy cô giáo góp ý

Trang 6

Chương I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

I KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU1 Khái niệm:

Xuất khẩu hàng hoá là việc bán, cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho bên nướcngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệđối với một bên hay hai hoặc nhiều bên đối tác Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạtđộng mua bán và trao đổi hàng hoá (Bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vôhình) trong nước Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi,hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nộiđịa và khu chế xuất ở trong nước Xuất khẩu nhằm khai thác được lợi thế so sánh củatừng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâuđời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Hình thức cơ bản banđầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã rất pháttriển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ratrên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ làhàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu:

Xuất khẩu là một bộ phận chính trong hoạt động ngoại thương, là hoạt động chủyếu trong thương mại quốc tế Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệpnói riêng, đối với sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung.

2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp:

Mở rộng thị trường là nhu cầu tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn pháttriển bền vững và có vị thế trên thương trường, việc mở rộng này được thực hiện phầnlớn thông qua hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu đem lại cho doanh nghiệp những lợi íchsau:

Trang 7

 Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnhtranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Những yếu tố đó đòi hỏi doanhnghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.

 Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tácquản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.

 Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệkinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăngdoanh số và lợi nhuận đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt độngkinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.

 Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp,chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất,marketing cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép.

 Xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, có lãi, tích luỹnhằm nâng cấp xây mới cơ sở vật chất, bảo dưỡng hoặc trang bị kỹ thuật công nghệ hiệnđại, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.

2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu của tiến trình phát triển kinh tế xãhội đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển, nó khắc phục tình trạng nghèo nànlạc hậu Tuy nhiên nó đòi hỏi một lượng vốn đủ lớn để đầu tư, nhập khầu máy móc, thiếtbị Xuất khẩu là một trong những hình thức thu hút vốn quan trọng của mỗi quốc gia,xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô, tốc độ tăng trưởng củanền kinh tế.

Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất

Tuỳ thuộc vào chính sách hướng ngoại hay hướng nội của mỗi quốc gia mà xuấtkhẩu có mức độ tác động đến chuyển dịch cơ cấu và phát triển sản xuất khác nhau

Trang 8

+ Với chính sách hướng nội, việc xuất khẩu chỉ được thực hiện đối với nhữngsản phẩm thừa so với nhu cầu xã hội.Vì vậy xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạmvi nhỏ, tăng trưởng chậm, không phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia, cácngành sản xuất kinh doanh không có cơ hội phát triển.

+ Với chính sách hướng ngoại, thị trường thế giới được coi là mục tiêu để tổchức sản xuất và xuất khẩu thì việc xuất khẩu hàng hoá có tác động tích cực đếnviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, đó là:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nhóm ngành hàng có liên quan có cơ hội pháttriển.

- Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất củatừng quốc gia.

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sảnxuất sản phẩm công nghiệp, tạo lợi thế kinh doanh nhờ tăng qui mô.

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mởrộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia.

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho hàng hoá của một quốc gia thâm nhập và cạnh tranhtrên thị trường thế giới.

- Xuất khẩu giúp mở rộng ảnh hưởng của quốc gia đó trên trường quốc tế.

Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đờisống nhân dân.

Xuất khẩu kích thích phát triển sản xuất trong nước qua đó tạo việc làm cho laođộng xã hội, tăng thu nhập, tăng khả năng chi tiêu của họ, từ đó giảm thất nghiệp trongnước Mặt khác, xuất khẩu còn tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng làm chongười dân trở nên sung túc hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫnnhau Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban đầu củahoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế,

Trang 9

bảo hiểm, vận tải quốc tế, tín dụng quốc tế phát triển theo Ngược lại sự phát triển củacác ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển.

Như vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự tăng trưởng pháttriển của nền kinh tế mà nó còn giúp bình ổn xã hội của một quốc gia, tuy nhiên muốnphát huy vai trò của nó cần phải tìm hiểu sâu hơn ở nội dung và các hình thức xuất khẩu

II CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU1 Xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanhnghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nướcngoài thông qua tổ chức của mình

Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh nhưng nó lại cóưu điểm:

- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trườngnước ngoài từ đó nắm bắt ngay được nhu cầu, xu hướng biến động của thị trường, tìnhhình của khách hàng nên có thể đưa ra những chính sách linh hoạt về sản phẩm sao chophù hợp Nhờ đó việc mở rộng thị trường cho sản phẩm sẽ thuận lợi hơn.

Xuất khẩu trực tiếp thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nguồn vốn đủlớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao đồng thờisản phẩm được xuất khẩu thường đã có vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

2 Xuất khẩu uỷ thác:

Xuất khẩu uỷ thác là hình thức mà trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóngvai trò là người trung gian cho đơn vị sản xuất đứng ra ký kết hợp đồng mua bán ngoạithương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất để quađó hưởng "phí uỷ thác"(thường tính theo % giá trị lô hàng).

Hình thức này có ưu điểm là dễ áp dụng, doanh nghiệp không phải bận tâm việcđàm phán ký kết hợp đồng, các thủ tục xuất nhập khẩu do đó tiết kiệm được thời gian,giảm rủi ro và chuyên tâm vào sản xuất Tuy nhiên nó có hạn chế là lợi nhuận bị chia sẻ,

Trang 10

việc thu thập thông tin thị trường gặp khó khăn do đó khó có phản ứng linh hoạt vớinhững biến động của thị trường.

Hình thức này được áp dụng chủ yếu ở những doanh nghiệp có tiềm lực hạn chế,chưa có chỗ đứng thật vững chắc trên thị trường.

3 Buôn bán đối lưu:

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuấtkhẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hànggiao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về Ở đây mục đích của xuất khẩukhông phải nhằm thu về ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tươngđương

Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá hốiđoái trên thị trường ngoại hối Đồng thời còn có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ đểthanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình Thêm vào đó, đối với một quốc gia buônbán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán Tuynhiên buôn bán đối lưu làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hoá, việc giao nhận hànghoá khó tiến hành được thuận lợi.

Hình thức này thường áp dụng ở tầm quốc gia hoặc những tập đoàn công ty lớn, cácbên tham gia thường đã có quan hệ buôn bán với nhau từ trước

4 Giao dịch qua trung gian

Giao dịch qua trung gian là phương thức giao dịch mà mọi việc thiết lập quan hệgiữa người bán và người mua đều phải thông qua người thứ ba còn gọi là người trunggian buôn bán Trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường là môi giới hay còn gọi làđại lý.

Do quá trình trao đổi giữa người bán với người mua phải thông qua một người thứba nên tránh được những rủi ro như: do không am hiểu thị trường hoặc do sự biến độngcủa nền kinh tế.Tuy nhiên phương thức giao dịch này cũng phải qua trung gian và phảimất một tỷ lệ hoa hồng nhất định, nó làm cho lợi nhuận giảm xuống.

Trang 11

Hình thức này thường áp dụng ở những doanh nghiệp mới vươn ra thị trườngnước ngoài, sản phẩm xuất khẩu thường là những sản phẩm mới hoặc những sản phẩmcó tính cạnh tranh cao.

5 Gia công quốc tế:

Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên nhậngia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên (bên đặt gia công)để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu lại một khoản phígọi là phí gia công.

Hình thức này áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triểncó nhiều tài nguyên, lao động dồi dào với giá rẻ nhưng lại thiếu vốn yếu kém về côngnghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Gia công quốc tế đem lại lợi ích cho cả hai bên Bên đặt gia công tận dụng đượcgiá rẻ về nhân công, nguyên phụ liệu của nước gia công Bên nhận gia công tạo đượcviệc làm cho lao động trong nước, nhập được máy móc thiết bị, công nghệ mới Tuynhiên họ dễ bị phụ thuộc vào nước đặt gia công về số lượng, chủng loại, mẫu mã hànghoá gia công và đặc biệt là dễ bị ép giá gia công

6 Tái xuất khẩu:

Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhậpkhẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.

Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ có thể thu đượclợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất.Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt,việc lưu chuyển hàng hoá nhập về nước tái xuất nhằm tránh thuế có thể sẽ gây thông tinnhiễu về cung cầu trên thị trường, điều này tác động trở lại các doanh nghiệp dễ cónhững quyết định sai Hình thức này được áp dụng rất phổ biến, nhất là với nhữngnước, những doanh nghiệp chuyên kinh doanh buôn bán quốc tế.

Trên đây là những hình thức xuất khẩu chủ yếu, ngoài ra còn nhiều hình thức khácnhư: xuất khẩu gia công uỷ thác, xuất khẩu theo nghị định thư, xuất khẩu tại chỗ Việcphân định trên đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn phương thức phù hợp với khả

Trang 12

năng của chính mình sao cho đạt hiêụ quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí, thu hồi vốnnhanh, doanh số bán hàng tăng, thị trường bán hàng được mở rộng thuận lợi trong quátrình xuất nhập khẩu của mình Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng cầnđược quan tâm đúng mức.

III CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU1 Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia

1.1 Các yếu tố kinh tế.

1.1.1 Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế theo từng giai đoạn củamỗi quốc gia, Chính phủ quốc gia đó có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạnchế xuất nhập khẩu Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải khuyến khích xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầunhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất hoặc với mục tiêu bảo hộ sảnxuất trong nước đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, đồng thời tìm cáchđưa sản phẩm trong nước ra thị trường thế giới

1.1.2 Các chính sách liên quan đến hoạt động ngoại thương :A Các chính sách thuế và phi thuế:

*Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị

hàng xuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuấtkhẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệkinh tế đối ngoại Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sảnxuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảmxuống Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng nhằmhạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách

* Hạn ngạch: được coi là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan, nó

được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay mộtnhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấyphép Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất

Trang 13

khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàngnhư sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu

* Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện chính sách

trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nước mình, tạo điều kiện chosản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới Trợ cấp xuất khẩu sẽ làmtăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng vàmức xuất khẩu

B Chính sách về tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vịtiền tệ của nước kia Chính sách về tỷ giá hối đoái là một công cụ điều tiết vĩ mô nềnkinh tế hết sức nhậy cảm nhất là đối với hoạt động xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá giữađồng tiền trong nước và nước ngoài sao cho có lợi cho nhà xuất khẩu sẽ khuyến khíchđược xuất khẩu và ngược lại, tuy nhiên tỷ giá hối đoái như con dao hai lưỡi nhiều khi nólại có tác động tiêu cực: làm đội giá nguyên vật liệu nhập khẩu gây khó khăn cho nhàsản xuất, làm lệch mục tiêu của nhà hoạch định chính sách.

Lãi suất cũng là yếu tố có tác dụng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu, chínhsách giữ bình ổn lãi suất sẽ tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanhxuất khẩu, nhất là với những mặt hàng cần huy động vốn lớn.

1.1.3 Tăng trưởng GDP và lạm phát

Tăng trưởng kinh tế thường đi liền với gia tăng lạm phát, tăng trưởng dẫn đến thunhập tăng, điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh hơn khả năng cung ứng dẫnđến giá tăng và điều này sẽ dẫn đến lạm phát Nếu lạm phát quá cao các nhà xuất khẩusẽ bị thiệt và họ sẽ không hứng thú trong việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu, điều nàylàm cho sản xuất bị ngừng trệ hoặc thu hẹp dẫn đến tăng trưởng chậm Nếu lạm phát quáthấp sẽ không khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh dẫn đến không mở rộng đượcquy mô sản xuất, không mở rộng được thị trường xuất khẩu Một chính sách điều chỉnhlạm phát phù hợp từ phía Chính phủ sẽ khuyến khích được sản xuất trong nước và hoạtđộng xuất khẩu cũng được đẩy mạnh.

1.2 Yếu tố xã hội

Trang 14

Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định.Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người Các yếutố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này ta có thểnghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng.

Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dùng,thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con ngườisống trong đó Điều này có nghĩa là các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểunhững đặc điểm văn hóa riêng có ở mỗi thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuấtkhẩu, nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường một cách có hiệu quả Văn hoá trong kýkết hợp đồng ở mỗi quốc gia cũng rất khác nhau, các nhà xuất khẩu cần phải biết điềunày để việc đàm phán và ký kết hợp đồng được thuận lợi, có hiệu quả.

1.3 Yếu tố chính trị, luật pháp

Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu Cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của cácChính phủ có liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế:

- Các quy định của luật pháp quốc gia xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu (thuế,thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ )

- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia xuất khẩu tham gia.

- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.

- Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (ví dụ Côngước Viên 1980; Incoterm 1990,2000 )

- Ngoài những vấn đề nói trên, Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thươngkhác như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan

Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi Sự thayđổi đó có thể là những bất lợi lớn đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu Vì vậy, họ phảinắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận độngcủa nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.

Trang 15

1.4 Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuấtkhẩu

* Điều kiện tự nhiên

 Đặc điểm về khí hậu ở những thị trường khác nhau sẽ quyết định đặc điểm riêng củasản phẩm xuất khẩu, điều này kéo theo một loạt các điều khoản trong hợp đồng ngoạithương.

 Khoảng cách địa lý giữa các Bên tham gia hợp đồng ngoại thương sẽ ảnh hưởng đếnchi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng vận tải, tới thời gian thực hiện hợpđồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng,mặt hàng xuất khẩu, lựa chọn thị trường tiêu thụ.

 Điều kiện bất khả kháng như bão, động đất có thể ảnh hưởng đến việc thực hiệnhợp đồng xuất khẩu, hạn chế giao dịch buôn bán

* Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, bao gồm:

Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: mức độ trang bị, hệ thống xếpdỡ, kho tàng Hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tụcgiao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu.

Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinhdoanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn Ngoài ra ngân hàng làmột nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngânhàng.

Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩuđược thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi córủi ro xảy ra

2 Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp

2.1 Tiềm lực tài chính.

Trang 16

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng(nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầutư) có hiệu quả các nguồn vốn Vốn có thể là vốn tự có, vốn huy động (từ bên ngoàihoặc từ các thành viên thuộc doanh nghiệp), vốn tích luỹ từ tỷ lệ chiết khấu hàng năm.Một doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh, được quản lý có hiệu quả sẽ có khả năngcung ứng tốt các nguồn hàng, có khả năng đảm nhận những đơn đặt hàng lớn, do đó khảnăng chiếm lĩnh thị trường sẽ tốt hơn.

2.2 Yếu tố công nghệ.

Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu và thôngtin, nó bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sảnxuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý và thông tin Như vậy công nghệ gồm phần cứng lànhững yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: nhàxưởng, máy móc thiết bị Phần này giúp tăng năng lực cơ bắp và trí lực của con ngườivà phần mềm gồm: (1) phần con người là đội ngũ nhân lực có sức khoẻ, có kỹ năng, kỹxảo, kinh nghiệm sản xuất, làm việc có trách nhiệm và năng suất cao, (2) phần thông tingồm các dữ liệu, thuyết minh, dự án, mô tả, sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều hành sảnxuất, (3) phần tổ chức gồm những liên hệ, bố trí, sắp xếp, đào tạo đội ngũ cho các hoạtđộng như phân chia nguồn nhân lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra điều hành.

Công nghệ của doanh nghiệp càng hiện đại thì năng suất sản xuất, chất lượng hànghóa càng được nâng cao, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm giảm Điều này làm tăngkhả năng cạnh tranh của sản phẩm và uy tín doanh nghiệp trên thị trường trong nước,khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đồng thời giúp doanhnghiệp tăng khả năng nắm bắt thông tin, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu cũng thuận tiện và có hiệu quả hơn.

2.3 Nhân tố con người.

Nhân tố con người là nhân tố quyết định thành bại trong sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Con người với cương vị là người lãnh đạo họ có trình độ về tổ chức, quảnlý, điều hành doanh nghiệp hoạt động bình thường và có hiệu quả Với cương vị làngười sản xuất kinh doanh họ có trình độ chuyên môn tốt có kỷ luật lao động cao khiến

Trang 17

cho trang thiết bị trở nên có ý nghĩa Tuy nhiên để có được điều đó con người cần phảiđược đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo Con người hay laođộng trong một doanh nghiệp có trình chuyên môn tốt, kỷ luật lao động cao thì năngsuất lao động của doanh nghiệp đó mới cao Năng suất lao động cao sẽ giảm chi phí sảnxuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm uy tín doanhnghiệp giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

3 Ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế - xã hội thế giới.

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng.Mỗi biến động của tình hình kinh tế- xã hội trên thế giới đều ít nhiều trực tiếp hoặc giántiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước Hoạt động xuất khẩu hơn bất cứ một hoạtđộng nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất, bởi đây là hoạt động chủ yếu trong giao lưukinh tế giữa các nước với nhau giữa các thành viên trong khu vực và giữa các khu vựcvới nhau Khi xuất khẩu hàng hóa từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu thườngphải đối mặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽcủa các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa hai nướcnhập khẩu và xuất khẩu.

Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khácnhau, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết với mục tiêuđẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế Những quốc gia tham gia vào các liên minhkinh tế này hoặc kí kết các hiệp định thương mại thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong hoạtđộng xuất khẩu của mình Ngược lại, đó chính là rào cản đối với việc thâm nhập vào thịtrường khu vực đó.

Tất cả những yếu tố trên đây có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt độngxuất khẩu nói chung, những yếu tố này ngày càng đa dạng, phức tạp, tác động ngày càngnhiều chiều đến hoạt động xuất khẩu theo đà phát triển của hoạt động ngoại thương nóichung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Dưới đây sẽ đề cập đến đặc điểm riêng củangành dệt may.

IV ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNGTHẾ GIỚI.

Trang 18

1 Đặc điểm về sản xuất

Với một quốc gia, khi có nền công nghiệp phát triển thì ngành công nghiệp dệt maysẽ không đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế mà các ngành công nghiệp khác có hàmlượng kỹ thuật cao sẽ chiếm lĩnh thị trường Bởi ngành công nghiệp dệt may là mộtngành sử dụng nhiều lao động đơn giản, vốn đầu tư ban đầu không lớn, nhưng có tỷ lệlãi khá cao Chính vì vậy sản xuất dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả ở cácnước đang phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá Khiđã có công nghiệp phát triển, có trình độ kỹ thuật cao, giá lao động cao thì sức cạnhtranh trong sản xuất dệt may sẽ giảm Thực tế cho thấy, lịch sử phát triển ngành dệt maythế giới cũng là lịch sử chuyển dịch công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khuvực kém phát triển hơn do tác động của các lợi thế so sánh Tuy nhiên, điều này khôngcó nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại các nước phát triển mà nó đã phát triển caohơn với những sản phẩm cao cấp, thời trang để phục vụ cho một nhóm người.

Cụ thể của sự chuyển dịch này là vào năm 1840 từ nước Anh sang các nước ChâuÂu khác, khi các ngành công nghiệp dệt may đã trở thành động lực phát triển chính chosự phát triển thị trường sang các khu vực mới khám phá ở Châu Mỹ Tiếp theo là từChâu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950 Từ năm 1960, khi chi phí sản xuất ở Nhậttăng lên và thiếu nguồn lao động thì công nghiệp dệt may lại chuyển dịch tới các nướcmới công nghiệp hoá (NICS) như Hồng Kông, Đài loan, Nam Triều Tiên Quá trìnhchuyển dịch được thúc đẩy mạnh bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai tháclợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và giá nhân công rẻ Tuy hiện nay công nghiệp dệtmay không còn thống trị trong nền kinh tế nhưng nó vẫn còn đóng góp về nguồn thungoại tệ thông qua xuất khẩu ở các nước này.

Theo quy luật chuyển dịch của ngành công nghiệp dệt may thì đến năm 1980 lợithế so sánh của ngành dệt may mất dần đi, các quốc gia này chuyển sang sản xuất vàxuất khẩu các mặt hàng có công nghệ và kỹ thuật cao hơn như điện tử, ô tô Ngành dệtmay lại tiếp tục chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Trung Quốc rồi tiếp tục sangcác quốc gia khác, trong đó có Việt nam.

Việt Nam là một quốc gia thuộc ASEAN và cũng đã đạt mức xuất khẩu cao về sản

Trang 19

phẩm dệt may trong thập kỷ qua góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước

2 Đặc điểm trong buôn bán.

Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn bánquốc tế Trong lịch sử của nền mậu dịch thế giới, sản phẩm ngành dệt may là một trong

những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường và nó có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Sản phẩm dệt may có nhu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tượng tiêu dùng.Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khuvực địa lý, tuổi tác sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục.

- Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã,kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượngcủa người tiêu dùng

- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm Người tiêu dùngthường căn cứ vào nhãn mác để đánh giá chất lượng sản phẩm Tên tuổi của các hãngnổi tiếng trên thế giới đều gắn liền với nhãn mác sản phẩm Tập quán và thói quen tiêudùng là một yếu tố quyết định nguyên liệu và chủng loại sản phẩm.

- Yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ tới thời cơ bán hàng Điều này có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với những nhà xuất khẩu trong vấn đề giao hàng đúng thời hạn - Các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ Trướcđây có hiệp định về hàng may mặc, việc buôn bán các sản phẩm dệt may được điềuchỉnh theo những thể chế thương mại đặc biệt mà nhờ đó, phần lớn các nước nhập khẩuthiết bị hạn chế số lượng để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu Mặt khác, mức thuế phổbiến đánh vào hàng dệt may còn cao hơn so với những hàng hoá công nghiệp khác Bêncạnh đó, từng nước nhập khẩu còn đề ra những điều kiện đối với hàng dệt may nhậpkhẩu Tất cả những hàng rào đó ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán hàng dệtmay trên thế giới trong thời gian qua.

Trang 20

1- Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam

1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

Ngành công nghiệp dệt may có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của nhiềuquốc gia vì nó phục vụ nhu cầu cần thiết của con người, đó là nhu cầu về mặc , vì vậy từrất lâu trên thế giới ngành công nghiệp này đã hình thành và đi lên cùng với sự pháttriển ban đầu của công nghiệp tư bản.

Công nghiệp dệt may là ngành thu hút nhiều lao động với kỹ năng không cao, cóđiều kiện mở rộng thương mại quốc tế, vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuấtkhông lớn như một số nghành công nghiệp khác Do vậy trong quá trình công nghiệphoá diễn ra rất sớm ở các nước phát triển Anh, Pháp cho đến các nước công nghiệpmới như Hàn quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, ngành dệt may đều giữ vị tríhết sức quan trọng.

Việc sản xuất trong lĩnh vực dệt may rất phong phú, phối hợp từ công nghệ đơngiản nhất ( thợ may ráp nối không cần phải được huấn luyện quá công phu) , đến nhữngkỹ thuật tiên tiến nhất ( thiết kế mẫu, giác mẫu, cắt bằng hệ thống máy điện toán), haykỹ thuật thông tin phối hợp sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới Điều này cho thấy sự phốihợp của nhiều trình độ công nghệ dẫn đến hiện tượng phổ biến là các nưóc phát triểnnắm được những kỹ thuật cao, thu nhiều lợi nhuận nhất, và giao lại cho các nước đangphát triển (với mức lương nhân công rẻ mạt ) những khâu kỹ thuật thấp , đa số là giacông hàng may mặc với mẫu mã và nguyên phụ liệu được cung cấp sẵn Các nướctham gia vào hệ thống sản xuất hàng may mặc quốc tế ở dạng gia công với giá trị đónggóp rất thấp vào nền kinh tế quốc gia.

Ở Việt Nam, sản phẩm dệt may là ngành hàng có truyền thông lâu đời Nghề trồng

Trang 21

dâu, nuôi tằm , xe tơ, dệt vải đã xuất hiện và tồn tại trong suốt quá trình lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc Hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam miệt mài suốtđêm bên khung cửi, dệt vải kiếm tiền cho chồng đèn sách chờ ngày ứng thi đã đi vào thơca như biểu tượng cho tính cần cù, chịu khó, yêu chồng, thương con, thuỷ chung son sắtcủa người phụ nữ Việt Nam Ngày nay, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tiếp tụcđóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước vì nó không chỉphục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là ngành giải quyết được nhiềuviệc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trong xuất khẩu, góp phần cân bằng cán cânxuất nhập khẩu của đất nước Là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, côngnghiệp dệt may thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia, từ những công ty dệt may lớncủa nhà nước đến các công ty liên doanh, các công ty 100% vốn nước ngoài, các hợptác xã, các hộ gia đình Hầu như ở các tỉnh , thành phố, cho đến các thị xã, thị trấn, cáchuyện lỵ, từ trung ương đến các địa phương, mỗi nơi đều có các nhà máy, các xí nghiệp,các cơ sở sản xuất sản phẩm

Trong nhiều năm qua, ngành may Việt nam đã phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởngtrung bình hàng năm cao, thâm nhập ngày càng sâu vào các thị trường lớn là EU, Mỹ,Nhật Bản, các nước SNG và Đông Âu Hiện nay chúng ta đang tiếp cận thị trườngTrung Cận Đông và Mỹ La tinh Với chi phí sản xuất thấp, công nhân cần cù sáng tạo,cùng với việc nâng cao chất lượng, đặc biệt là quan tâm đến thị hiếu, mẫu mốt thời trangcủa thị trường thế giới, Việt Nam sẽ phát triển sản phẩm may mặc của mình trong quátrình tự do hoá mậu dịch và thích ứng được với xu thế chuyển dịch hàng dệt may thếgiới.

Bảng dưới đây cho ta thấy mức độ chênh lệch về thu nhập quốc dân, mức tiêu dùng sảnphẩm dệt may cũng như giá tiền công sản phẩm dệt may Việt Nam so với các nướctrong khu vực và trên thế giới

BẢNG 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ DỆT MAY THẾ GIỚINướcLương (USD/giờ)Tiêu dùng ( kg/ người)GNP

(USD /Người)

Trang 22

Trong tương lai gần ( 2005) chúng ta có thể đạt đến mức tiêu dùng các sản phẩm vềdệt may khoảng 5-6 kg/ người năm , tương đương với mức sử dụng hiện nay của TrungQuốc, hay tương đương với mức của Hồng Kông và Hàn Quốc hiện nay vào năm 2010.Điều đó sẽ cải thiện đáng kể vào việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhậpcho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia để tái đầu tư phát triển trongđó có ngành công nghiệp dệt may trên cơ sở cao hơn về trình đô công nghệ , thiết bị vàcác điều kiện cần thiết khác.

1.2 Qui mô sản xuất :

Trong hơn 10 năm qua, ngành dệt may nước ta nói chung và ngành may nói riêng

Trang 23

đã có những bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên,nhiều năm liền đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm hàngtrăm nghìn lao động , uy tín chất lượng sản phẩm may mặc Việt nam được đánh giá caotrên thị trường thế giới.

Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới củaĐảng , tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, sự nỗlực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và sự năngđộng, sáng tạo của các doanh nghiệp.

Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm dệt may đạt 1,892 tỷ USD, tăng8,3% so với năm 1999, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu Nguyên nhân chủ yếu là dotình hình thị trường năm 2000 có những diễn biến phức tạp, đồng EURO của Châu Âusụt giá trên 20% so USD đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoánói chung, và hàng dệt may nói riêng tại thị trường này - một thị trường chiếm khoảng40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta Mặc dù từ đầu năm 2000, ViệtNam và EU đã thoả thuận tăng mức hạn ngạch lên 20% và Liên Bộ Thương mại -Công nghiệp - Kế hoạch và Đầu tư đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích tận dụnghạn ngạch, kể cả những mặt hàng nhạy cảm nhưng cũng không đạt được kết quả mongmuốn Một yếu tố khác mà ta không thể bỏ qua là sau cuộc khủng hoảng khu vực 97-98, các nước xuất khẩu dệt may lớn như Indonexia, Ấn Độ , Thái Lan , Pakistan đãphục hồi, cùng với Trung Quốc bắt đầu các chương trình phát triển mới, mạnh mẽ hơntrước đây bằng việc đổi mới công nghệ , thiết bị , khuyến khích đầu tư, chú trọng đàotạo nguồn nhân lực nên đã góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnhtranh cho các sản phẩm của họ Đây là một thách thức lớn và lâu dài cho ngành dệt maynước ta.

Vì vậy trong những năm tới ngành dệt may Việt Nam cần phải được nhanh chóngđầu tư đổi mới công nghệ , nâng cấp quản lí chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt độngtiếp thị Các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam phảikhẩn trương xây dựng và triển khai các dự án phù hợp với chiến lược chung của toànngành dựa trên những thế mạnh riêng về thiết bị công nghệ , trình độ cán bộ, tay nghềcông nhân, sản phẩm truyền thống và thị trường Đến năm 2005 nếu không làm được

Trang 24

điều này ngành dệt may Việt Nam sẽ mất thời cơ, không còn khả năng phát triển và hộinhập.

Dưới đây là một vài nét cơ bản về tình hình tổ chức cũng như năng lực sản xuất củariêng ngành may mặc Việt Nam :

1.2.1 Về tổ chức:

Theo thống kê năm 2000 cả nước hiện nay có khoảng 177 doanh nghiệp may quốcdoanh, gần 600 công ty TNHH, cổ phần , tư nhân hoạt động trong lĩnh vực may mặc.Tổng Công ty Dệt May Việt Nam ( VINATEX) có 22 doanh nghiệp may, trong đó có11 doanh nghiệp thuộc khu vực phía Bắc còn lại là trong Nam Các doanh nghiệp mayngoài Bắc có các công ty lớn như May 10, Công ty may Hưng Yên , Công ty may ChiếnThắng, May Thăng Long, trong Nam có các công ty lớn như may Việt Tiến, May NhàBè Các công ty thuộc VINATEX chiếm hơn 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩuhàng may mặc Việt Nam ra thị trường thế giới.

1.2.2 Về năng lực sản xuất:

Tổng năng lực sản xuất toàn ngành năm 1998 đạt khoảng 380 triệu sản phẩm (quiđổi sơ mi), năm 1999 con số này là khoảng 470 triệu sản phẩm, đến năm 2000 đạt 580triệu sản phẩm (qui đổi sơ mi) Như vậy trung bình mỗi năm tăng khoảng 21% ( khoảng100 triệu sản phẩm)

Trong đó kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may (chủ yếu là ngành may) luôngiữ vị trí thứ 2 sau dầu khí chiếm tỉ trọng trên dưới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1450 triệu USD , năm 1997 đạt1747 triệu USD, năm 2000 con số này là 1892 triệu USD, năm 2001 là 1975,4 triệuUSD và đến năm 2002 là 2750 triệu USD, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước.

Tính đến hết tháng 12/2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang tất cảcác thị trường đạt 2,751 triệu USD Trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 540triệu USD, chiếm 19,5% tổng kim ngạch: Nhật đạt 485 triệu USD, chiếm 17,5%: Mỹ đạt975 triệu USD, chiếm 35,5%: các nước khác đạt 751 triệu USD, chiếm 27,5% Như vậy

Trang 25

năm 2002 là năm có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may kể từ năm1997 trở lại đây.

1.3 Thực trạng về thiết bị công nghệ may:

Thiết bị công nghệ dệt may nước ta nói chung và ngành công nghiệp may nóiriêng vừa lạc hậu vừa thiếu đồng bộ, dẫn đến sản phẩm làm ra kém năng lực cạnh tranh.Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) ngành dệt may ViệtNam đang ở trình độ công nghệ bậc 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệđặc biệt là công nghiệp dệt Điều này làm cho việc phát huy năng lực sản xuất của ngànhdệt may Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Có thể nói một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển của ngànhcông nghiệp dệt may Việt Nam là tình trạng thiếu vốn đầu tư ở các doanh nghiệp Đặcbiệt trong lĩnh vực dệt, do thiếu thiết bị và công nghệ hiện đại nên ngành dệt nước takhông có khả năng sản xuất các loại vải cao cấp phục vụ nguyên liệu cho ngành côngnghiệp may Vì vậy các doanh nghiệp may không có nguồn nguyên liệu trong nước đápứng yêu cầu chất lượng cho sản phẩm sản xuất ra, mặt khác nếu nhập nguyên liệu từnước ngoài thì sẽ đội giá thành sản phẩm lên, khiến cho sản phẩm mất khả năng cạnhtranh và đó là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp may của chúngta buộc phải lựa chọn phương thức an toàn là gia công hàng xuất khẩu.

Nhận thức được tầm quan trọng của máy móc và công nghệ hiện đại, trong nhữngnăm gần đây, ngành may đã liên tục tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới trangthiết bị để có thể kịp thời đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày một cao.

Trong 5 năm gần đây toàn ngành đã trang bị thêm gần 20000 máy may hiện đạicác loại để sản xuất các mặt hàng sơ mi, Jacket, đồ bảo hộ lao động, áo phông các loại cải thiện một bước chất lượng hàng dệt may của nước ta.

1.4 Cơ cấu sản phẩm:

Sản phẩm ngành may rất đa dạng, nó vừa mang tính chất thời trang nên đòi hỏi luônluôn được đổi mới, lại vừa có tính dân tộc, mang sắc thái truyền thống nên cần phảiđược giữ gìn và bảo tồn.

Trang 26

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhucầu về hàng may mặc vì thế ngày càng lớn về số lượng và khắt khe hơn về chất lượngđặc biệt là mẫu mã.

Bên cạnh các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu may mặc hàng ngày của nhân dânvà các sản phẩm truyền thống của dân tộc như áo dài, các sản phẩm tơ tằm thông quaviệc thực hiện gia công hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp may Việt Nam có điều kiệnlàm quen với công nghệ may các mặt hàng phức tạp , thời trang của thế giới như quầnJean, áo Jacket, các loại trang phục dạ hội, các loại áo váy

Những nhóm các mặt hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang sản xuất phục vụcho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu:

- Nhóm mặt hàng dùng trong công sở: sơ mi, quần âu, áo váy

- Nhóm mặt hàng dùng trong các hoạt động lễ hội: trang phục dạ hội, các loại váy dạhội, áo dài

Nhóm mặt hàng dùng trong gia đình: các loại bộ đồ ngủ nam, nữ, vỏ chăn, ga gối - Nhóm mặt hàng lót: nam, nữ

- Nhóm quần áo thể thao: quần áo vải thun, quần áo bò ( Jean)- Nhóm thời trang hiện đại (quần áo mốt)

- Nhóm trang phục đặc biệt: trang phục trong quân đội, bảo hộ lao động cho các loạingành nghề

- Nhóm các mặt hàng khác

Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu, với tay nghề khéo léo củacông nhân nên các sản phẩm sản xuất ra đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của kháchhàng cả trong và ngoài nước Tuy nhiên do các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về vốnđể trang bị các máy móc chuyên dùng hiện đại nên một số mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật caota chưa sản xuất được, mặt khác do sử dụng nhiều lao động thủ công nên năng suất nhìnchung còn thấp.

* Về phụ liệu may: Những năm trước đây, trong nước chỉ sản xuất được một số phụ liệu

Trang 27

may như: chỉ, cúc, khoá kéo, túi PE, bìa lưng, khoanh nơ cổ với chất lượng kém Mấynăm gần dây, với sự tiến bộ kỹ thuật và đổi mới trang thiết bị máy móc nên các sảnphẩm phụ liệu may trong nưóc đã có nhiều tiến bộ, một số phụ liệu như: bông tấm làmcốt áo rét, chỉ may cao cấp, cúc áo, cúc dập, mặt cúc, băng viền, dựng, khoá kéo vớichất lượng cao Một số sản phẩm có tiếng như chỉ may Phong Phú, Khoá kéo Nha trang,Đạn nhựa Việt Thuận đã khẳng định được chất lượng của mình trên thị trường nội địa.

2- Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam

Thị trường tiêu thụ là vấn đề cốt lõi để đảm bảo phát triển sản xuất Đã có thờigian dài chúng ta dùng thị trường như một sự áp đặt nhu cầu cho sản xuất Ngày nay cácnhà sản xuất phải tự tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường, sản xuất ra những gìmà thị trường đòi hỏi: với ý nghĩa đó thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất,kinh doanh của ngành may Hiện nay trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước,các doanh nghiệp may mặc nước ta đã có những đổi mới, thích nghi với kinh tế thịtrường, bước đầu có những hoà nhập vào thị trường may mặc thế giới và quan tâm mởrộng thị trường trong nước.

2.1 Thị trường may mặc nội địa.

Trước đây do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, với nền kinh tế đóng nên nhucầu may mặc nội địa chủ yếu được đáp ứng bởi các doanh nghiệp may trong nước Thịtrường may mặc nội địa lúc này hầu như chỉ do các cửa hàng mậu dịch quốc doanh cungcấp những thứ quần áo may sẵn phổ cập toàn dân với kiểu cách và mẫu mã đơn giản,chất lượng không cao Chính vì vậy người tiêu dùng thời đó không mặn mà lắm với thịtrường quần áo may sẵn.

Nhưng trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thịtrường, đời sống nhân dân ta ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu về may mặc cũngđã tăng lên đáng kể cả về số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng và mẫu mã kiểudáng ngày càng cao Do vậy thị trường may mặc trong nước cũng có những chuyểnbiến rõ rệt.

Số lượng các doanh nghiệp may tham gia vào thị trường ngày càng nhiều, tốc độtăng ngày càng lớn, do đó qui mô hoạt động của thị trường đã tăng lên, số lượng mặt

Trang 28

hàng phong phú và đa dạng hơn, chất lượng, mẫu mã đã phần nào đáp ứng được nhu cầuvà thị hiếu người tiêu dùng Một số sản phẩm đã có uy tín và đã xác lập được vị thế củamình trên thị trường như: áo sơ mi nam của May 10, áo Jacket của May Chiến Thắng,Công ty may Hưng Yên, quần áo Jean của Việt Thắng Hệ thống mạnh lưới bán lẻ sảnphẩm cũng đã được mở rộng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng thờitrang

Thị trường nội địa với dân số đông trên 80 triệu người, khoảng 88 triệu vào năm2005 và gần 100 triệu vào năm 2010, là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanhnghiệp may Việt Nam Đây là một thị trường rất lớn, lại đang phát triển với tốc độ rấtcao và được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất vùng Đông Nam Á Chínhvì vậy nhiều công ty nước ngoài đang cố gắng bằng nhiều cách để thâm nhập thị trườngmay mặc nước ta Trong khi đó các doanh nghiệp dệt may trong nước dường như vẫnđứng ngoài cuộc, mặc cho các sản phẩm may mặc nước ngoài thao túng từ những sảnphẩm cao cấp, các sản phẩm thời trang đến các sản phẩm lạc mốt, các sản phẩm đã quasử dụng Hiện nay hàng may mặc ngoại đã tràn vào nước ta từ rất nhièu nguồn: hàngnhập lậu, trốn thuế từ Trung Quốc, Thái Lan, hàng Sida ( Quần áo cũ) các sản phẩmnày với ưu thế là đa dạng, phong phú về chủng loại, giá rất thấp đã làm cho cạnh tranhquốc tế trên thị trường Việt Nam càng trở nên gay gắt Điều đáng lo ngại hơn là có rấtnhiều các sản phẩm tồi (quần áo lỗi thời, quần áo đã qua sử dụng) bằng nhiều cách đãtràn vào thị trường nước ta mà không được kiểm soát một cách chặt chẽ: được bán vớigiá rất thấp, thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất nên thu hút một số lượng lớn ngườitiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp Công tác quản lý thị trường không tốt đã tạođiều kiện cho hàng hoá nhập lậu có đất phất triển, đẩy ngành may mặc nước ta ra xa thịtrường của mình hơn Bên cạnh đó Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA do vậycác doanh nghiệp may mặc của nước ta càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa bởi lẽ thịtrường trong nước cũng chính là thị trường khu vực, các đối thủ cạnh tranh sẽ đông vàmạnh hơn rất nhiều Vấn đề hiện nay là thị trường nội địa vẫn chưa được quan tâm đúngmức, các doanh nghiệp sợ rủi ro nên bằng lòng gia công cho nước ngoài và bán ra thịtrường nội địa những sản phẩm xuất khẩu thừa, những sản phẩm có lỗi trong sản xuấtvới kích cỡ không phù hợp với người Việt Nam

Trang 29

Theo thống kê của Tổng Công ty Dệt may Việt nam, tỷ trọng doanh thu bán hàngtrên thị trường nôi địa trên tổng doanh thu của các công ty sản xuất kinh doanh hàngmay mặc rất thấp, thường chỉ chiếm dưới 10% doanh số bán ra của các doanh nghiệplớn Có thể nêu một số ví dụ: Công ty may Hữu Nghị doanh số bán ra trên thị trường nộiđịa chỉ chiếm 1,95% tổng doanh thu, May Bình Minh là 1,52%, May Đức Giang là6,75%, May Chiến Thắng là 4,2% Đây là những dẫn chứng thuyết phục về sự bỏ ngỏthị trường nội địa của ngành may mặc nước ta.

Thị trường trong nước với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi đối vớicác doanh nghiệp may Việt Nam trong việc nắm bắt các nhu cầu thị hiếu, cũng như việcphân tích đánh giá qui mô, cơ cấu thị trường , lại là nơi yêu cầu về chất lượng không quákhắt khe, nghiêm ngặt như thị trường xuất khẩu song các doanh nghiệp may nước ta đãkhông đáp ứng được, để mặc cho hàng may mặc các nước khác vào thao túng ngay trên"sân nhà " của mình

Việc không đáp ứng được thị trường nội địa không phải là do không có khả năngmà thực chất là do các doanh nghiệp may Việt Nam chưa quan tâm chú ý đến thị trườngnội địa, do đó chưa có các chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược sản phẩm cụ thểđể đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp maymặc nước ta ngay trên thị trường trong nước có thể nói là còn rất nhiều hạn chế

Theo dự tính sơ bộ nếu GDP bình quân đầu người ở nước ta đến năm 2005 đạt600-800 USD và ước đạt 900-1200 USD vào năm 2010 thì mức tiêu dùng hàng hoá tínhtheo đầu người là 250-350 USD/ năm vào năm 2005 và khoảng 400-450 USD/ năm vàonăm 2010, trong khi đó mức tiêu dùng hàng dệt may chiếm khoảng 6-8% tổng thu nhập Điều đó cho thấy nhu cầu về các hàng hoá tiêu dùng nói chung và các hàng may mặc nóiriêng là rất lớn trong những năm tiếp theo Do đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹthị hiếu, nắm bắt nhu cầu để tổ chức sản xuất cho phù hợp, đưa nhanh các tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hình thành vàtổ chức các mạng lưới tiêu thụ tại các thành phố, các khu công nghiệp tập trung, các khudân cư, các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để từng bước chiếm lĩnh và làm chủ thịtrường còn giàu tiềm năng trong nước.

Trang 30

2.2 Thị trường quốc tế của sản phẩm may mặc Việt Nam.

Từ năm 1990 trở về trước các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam xuấtsang Liên Xô là chủ yếu, chiếm 85% tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành Số còn lạixuất sang các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, CHDC Đức với các sản phẩmchủ yếu như sơ mi nam nữ, quần áo bảo hộ lao động và một số sản phẩm khác thuộcdạng đơn giản.

Nghị định thư giữa 2 nhà nước Việt Nam và Liên Xô (cũ) về hợp tác trong lĩnhvực gia công hàng may mặc ký ngày 19/05/1987 đã mở ra một thị trường rộng lớn cósức thu hút là Liên Xô (cũ) Đó cũng là chiến lược thị trường quan trọng của ngành dệtmay nước ta trong giai đoạn này Thực hiện chương trình này, lực lượng sản xuất trongngành đã tăng lên đáng kể , hầu hết các địa phương đã có xí nghiệp may ra đời Trong 3năm 1987-1989, đã có trên 60 doanh nghiệp thuộc 50% tỉnh thành phố trong toàn quốccó doanh nghiệp may tham gia làm hàng xuất khẩu theo hiệp định đã ký kết ngày19/5/1987 Giá trị sản lượng tăng mạnh vào những năm 1988-1990, mỗi năm sản xuất vàxuất khẩu hàng trăm triệu sản phẩm.

Sau đó, sự kiện Liên Xô năm 1990 đã làm cho Hiệp định 19/5/1987 mất hiệu lực,thị trường quen biết nhất ở nước ngoài bị sụp đổ, tiếp theo đó là sự khủng hoảng củahàng loạt thị trường các nước Đông Âu làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng may mặcgiảm đi đột ngột Có thể nói thời kỳ sau năm 1990 các doanh nghiệp may mặc nước tađứng trước những khó khăn gay gắt, nhiều xí nghiệp phải giảm sản xuất, cho công nhânnghỉ không lương, thậm chí có xí nghiệp còn đứng trên bờ vực thẳm của sự giải thể Đâylà những năm tháng đối đầu với những cam go, thử thách của các doanh nghiệp maynước ta.

Trước tình hình đó, ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp may mặc lớnđã hết sức cố gắng, một mặt tìm cách khôi phục lại thị trường truyền thống, mặt kháctìm cách định hướng mở rộng thị truờng mới nhất là thị trường ở các nước phát triển.Song để thâm nhập được thị trường này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các khâu trangthiết bị, tay nghề công nhân, vệ sinh công nghiệp, quản lý, điều hành sản xuất, hoạt độngmarketing vì đây là thị trường khó tính có yêu cầu cao về chất lượng.

Trang 31

Tuy gặp phải nhiều khó khăn , song với chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn của

Đảng và nhà nước ta mà Đại hội lần thứ VI đã khẳng định : " Đa dạng hoá và đa phương

hoá kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủquyền, bình đẳng và cùng có lợi Củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quenthuộc và với các bạn hàng truyền thống" đã tạo tiền đề rất cơ bản đối với hướng đi của

các doanh nghiệp may mặc nước ta trong thời kỳ này Chỉ sau một thời gian ngắn đi theohướng đó, từ năm 1990 đến nay, việc kinh doanh sản phẩm may mặc nước ta đã đượcthực hiện với tất cả các bạn hàng mà chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển và cácnước trong khu vực.

Tiếp đó được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý ở cấp vĩ mônên hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng Châu Âu được kýkết vào ngày 01/03/1993 Và như vậy, một cơ hội mới đã mở ra cho ngành dệt may ViệtNam để xâm nhập một thị trường tư bản quan trọng với hơn 350 triệu dân có mức sốngcao để sản xuất sản phẩm may, tạo điều kiện cho ngành may nước ta có cơ hội phát triểnvà đẩy mạnh sản xuất.

Tính đến năm 1994 các doanh nghiệp may mặc nước ta đã xuất khẩu sản phẩmcủa mình đi 46 nước trên thế giới Riêng thị trường EU chiếm 50%, sau đó là Nhật Bảnchiếm 16%, còn lại là các nước Bắc Mỹ, Đông Âu, và các nước trong khu vực khácnhư : Canada, Hồng kông, Tiệp Khắc, Hungari Thành công lớn nhất mà các doanhnghiệp nước ta đã đạt được trong giai đoạn này và cũng là bước ngoặt quan trọng trongquá trình phát triển của ngành là đã nhanh chóng tìm cách thâm nhập thị trường cácnước phát triển như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc

B NG 2: KIM NG CH XU T KH U HÀNG D T MAY VI T NAMẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ỆT MAY VIỆT NAM ỆT MAY VIỆT NAM

Thị trường có hạn ngạch

Kim ngạch XKThị trường không có hạn

Tổng kimngạch XK

Trang 32

Theo hiệp định hàng dệt may (ATC) của tổ chức WTO thì cuối năm 2004 toàn bộhạn ngạch sẽ được bãi bỏ đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may là thành viên củaWTO Nếu đến năm 2005 Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của tổ chức ThươngMại Thế Giới thì việc xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta vẫn bị áp đặt bằng hạnngạch Và đó là một cản trở không nhỏ tới khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt mayViệt Nam ra thị trường thế giới.

VIET NAM TEXTILE & GARMENT EXPORT

(1 mil USD)

EU609(32,1%)617 (31,4%)540 (19,6%)JAPAN619 (32,7%)616 (31,4%)490 (17,8%)TAIWAN264 (14%)304 (15,5%)232 (8,5%)

Trang 33

US49,5 (2,6%)47,5 (2,4%)975,7 (35,5%)

Trang 34

BẢNG 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2002

Export of Vietnam Garment and Textile Products in 2002

Total 2.751 mil USA100%

USA 975 mil USA35,5%

EU 540 mil USA19,5%

Japan 485 mil USA17,5%

Others 751 mil USA27,5%

BẢNG 4:Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile

BẢNG 5: MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2002Density of the Export Products to the US Market in 2002

USA35,5%

Trang 35

II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸGIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY

1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung.

Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăngtuy nhiên có phần tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là năm 1997-1998.Năm 1995, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 750 triệu USD gấp 5,01 lần so vớinăm 1991 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 49,81% Năm 2001, tổng giá trịxuất khẩu hàng dệt may đạt 2000 triệu USD gấp 2,67 lần so với năm 1995 chiếm tỷtrọng 13,25% cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, với mức tăng trưởng hàng năm là 24,8%/năm, riêng năm 1998 so với năm 1997 chỉ tăng 0,15% Nhưng đến năm 2002 tình hìnhđã khá hơn rất nhiều,chỉ trong 8 tháng đầu năm 2002 xuất khẩu dệt may đã đạt 285 triệuUSD, đây mức cao nhất kể từ năm 1997 và ngành dệt may đã vươn lên vị trí dẫn đầu vềkim ngạch xuất khẩu (tính từ tháng 7/2002) trước cả ngành xuất khẩu dầu thô.

Tóm lại năm 2002 đã đánh dấu bước phát triển đáng kể của ngành dệt may Việt namvới kim ngạch xuất khẩu toàn ngàch đạt 2,75 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2001, vượtmức kế hoạch đề ra là 12,5% Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây,là kết quả hết sức khích lệ và là cơ sở tin cậy để toàn ngành dệt may phấn đấu đạt mụctiêu 3,2 tỷ USD vào năm 2003 và 4,5 tỷ USD vào năm 2005 theo đúng mục tiêu đã đề ratrong Chiến lược phát triển 2001-2010 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đãđạt được, ngành dệt may Việt nam cũng cần tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng để đón nhậnnhững thách thức khắc nghiệt trong năm 2003 và những năm tiếp theo Mặc dù hàng dệtmay của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trongkhu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được khiêm tốn Năm 1994, riêngTrung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD, hàng dệt may Ấn Độ là 5,9 tỷ USD vàThái Lan là 4,2 tỷ USD.

Về cơ cấu, xuất khẩu hàng dệt may: so với ngành may thì công nghiệp dệt của

Việt Nam còn rất hạn chế Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồngbộ và rất tốn kém Do vậy, ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành maytrong nước Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhậpngoại Đặc biệt là ở Việt Nam hình thức nhận gia công hàng dệt may là chủ yếu, các hợp

Trang 36

đồng gia công thường không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên liệuđã khiến không ít doanh nghiệp may mặc Việt Nam lúng túng, bị động trong hoạt độngsản xuất kinh doanh Những mặt hàng khó xuất khẩu, khó làm như veston chiếm tỷ lệnhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có khả năng đáp ứng yêu cầu củasản xuất Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làáo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhânlành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp cókhả năng thực hiện Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổngvề mặt công nghệ, tức là sẽ tự mình làm mất đi một thị trường rất có tiềm năng chongành dệt may Việt Nam.

BẢNG 6: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

Đơn vị: Triệu USD

NămKim ngạch xuất khẩu hàng dệt mayTổng kim ngạch xuất khẩuTỉ trọng/tổng số(%)1995

Nguồn: Bộ thương mại và TCT VINATEX, trích lại từ TC PTKT 5/2002 và TCNT 21/2002Hiện nay thị trường tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.Điều này một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, một sốnước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản phá giá tiền tệ làm giá xuất khẩucủa hàng Việt Nam đắt tương đối trên thị trường thế giới, đồng thời cơn lốc khủnghoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm, từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam.

Thị trường hàng dệt may Việt Nam có thể chia làm hai phần là thị trường có hạnngạch và thị trường phi hạn ngạch Các thị trường có hạn ngạch của hàng dệt may Việt

Trang 37

Nam như EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa trong đó EU là thị trường quan trọng Với dân sốkhoảng trên 360 triệu, lại có mức tiêu dùng hàng dệt may cao hàng đầu thế giới, cùngvới việc Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU,thì đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thịphần ở thị trường EU Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EUchủ yếu theo phương thức gia công nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiềuvào đơn đặt hàng của nước ngoài hoặc xuất khẩu thông qua nước thứ 3, hơn nữa do bịkhống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây cũng chỉ daođộng ở mức 600 triệu USD / năm Việc EU tiến tới bỏ dần hạn ngạch hàng dệt may củacác nước là thành viên của WTO vào cuối năm 2004 là một bất lợi lớn đối với xuất khẩuhàng dệt may Việt Nam do nước ta vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa ra nhậpWTO.

Các thị trường phi hạn ngạch chủ yếu của hàng dệt may mà Việt Nam đã thâmnhập được như Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Châu Úc, Nam Mỹ, Đông Âu Trong đó thịtrường Nhật Bản và thị trường Mỹ là trọng tâm, bởi Nhật Bản không chỉ có lượng dâncư đông đúc hơn 125 triệu người mà còn là nước có mức tiêu thụ sản phẩm may mặc rấtcao (27kg/người/năm) Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu tiêu dùng là hàng may mặc chấtlượng tốt có hàm lượng chất xám cao trong khi Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầumay mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam, quần áolao động, một số lọai áo sơ mi quần âu đơn giản (riêng thị trường Mỹ sẽ được nghiêncứu ở phần sau) Nhìn chung ở các thị trường này hàng dệt may Việt Nam khó cạnh tranhđược với hàng Trung Quốc cả về chất lượng, giá cả, và mẫu mã.

Tóm lại, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả hai thị trường trên đây có tăngnhưng chưa tương xứng với tiềm năng, để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trongthời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là VINATEX cần có nhiều giải phápđồng bộ nhằm phát huy được hết tiềm năng của ngành đồng thời tận dụng được hết cáccơ hội từ phía đối tác Việc mở rộng thị trường cho ngành dệt may hết sức cần thiết, đặcbiệt là các thị trường phi hạn ngạch trong đó thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềmnăng.

2 Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ

Trang 38

Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, kim ngạch nhậpkhẩu vào Mỹ luôn vượt mức 70 tỷ USD trong những năm gần đây Năm 2000, tổng giátrị nhập khẩu vào Hoa Kỳ là 72,846 tỷ USD; năm 2001 do tác động của sự kiện 11/9 vàsự trì trệ của nền kinh tế, kim ngạch nhập khẩu có suy giảm đôi chút, chỉ đạt 70,239 tỷUSD Tính tới tháng 11/ 2002 giá trị nhập khẩu dệt may vào Mỹ đã đạt vượt trên 71 tỷUSD Những năm tới, nhập khẩu dệt may vào Mỹ có xu hướng tiếp tục tăng do nền kinhtế trong nước và lòng tin của người tiêu dùng đã dần phục hồi.

Năm qua, các doanh nghiệp dệt may Việt nam đã tích cực tận dụng cơ hội, tiếp cậntốt thị trường Mỹ tạo nên sự chuyển dịch đột biến về thị trường xuất khẩu Kim ngạchxuất khẩu vào Mỹ vươn lên dẫn đầu, vượt qua các thị trường truyền thống khác như EU,Nhật Bản đạt 975 triệu USD, chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Tiếptục những nỗ lực chung của toàn ngành, dự kiến đến hết năm 2003, kim ngạch xuất khẩuvào Mỹ có thể đạt 1,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, một trong những trở ngại mà cả các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vàcác nhà nhập khẩu Mỹ phải đối mặt là nguy cơ bị hạn chế quota từ khoảng giữa năm2003 Mức tăng trưởng cao của Việt nam thời gian qua với trên 20 mã hàng vựơt quá1% tổng thị phần nhập khẩu khiến Chính phủ Mỹ đã yêu cầu và đang xúc tiến đàm phánHiệp định dệt may với Việt Nam

2.1 Vài nét về quan hệ thương mại Mỹ -Việt Nam

Ngày 3.2.1994 Mỹ đã huỷ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam, tiếp đó Mỹcho phép các công ty Mỹ được xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu sang Việt Nam như:lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục Bộ thương mại Việt Nam và các đại diện thươngmại Mỹ, Bộ thương mại Mỹ đã gặp gỡ, thương thảo, giữ mối liên lạc thường xuyên hỗtrợ cho các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh buôn bán xuất nhập khẩu và đầu tư.

Đến ngày 12.7.1995 Chính phủ Mỹ quyết định bình thường hoá quan hệ ngoạigiao với Việt Nam, đây là mốc đánh dấu quan trọng trong quan hệ giao thương giữa hainước, là bước đệm cho việc đàm phán Hịêp định thương mại giữa hai nước Ngày25.7.1999 trải qua 8 vòng đàm phán hai Bên đã thoả thuận được về nguyên tắc các điềukhoản của Hiệp định song phương Đến ngày 13.7.2000 tại thủ đô Washington Hiệpđịnh thương mại Việt – Mỹ đã được ký kết, đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ thương

Trang 39

mại giữa hai nước Ngày 7.12.2001 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 10 Chủ tịch nướcTrần Đức Lương đã ký ban hành Hiệp định này và kể từ ngày 10.12.2001, Bộ trưởngthương mại Vũ Khoan và Đại diện thương mại Hoa Kỳ Rober Zoellick trao đổi thư phêchuẩn của chính phủ hai nước, Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ chính thức cóhiệu lực, đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là lĩnhvực ngoại thương

Chính nhờ sự hợp tác giữa hai nước nên kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăngnhanh và tăng đột biến sau khi Hiệp định thương mại được ký kết Từ năm 1995 đếnnay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng từ 400 triệu USD năm1995 lên 1.084 triệu USD năm 2000 và đạt 1.370 triệu USD năm 2001 Cũng trong giaiđoạn 1995-2001, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng liên tục từ 170 triệu USD năm1995 lên 732 triệu USD năm 2000 và đạt khoảng 1000 triệu USD năm 2001 Nhậpkhẩu của Việt Nam từ Mỹ cũng tăng lên từ 130 triệu USD năm 1995 lên 352 triệu USDnăm 2000 và đạt 370 triệu USD năm 2001.

BẢNG 7 : THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ , 1995-2001

% tăng sovới năm

% tăng sovới năm

% tăng sovới năm

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng , số 12/2002 Trích từ " Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh"

2.2 Những quy định pháp lý liên quan tới xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.

Trang 40

Muốn xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ trước hết cần nghiên cứu kỹ hệ thông thuếnhập khẩu của họ Các mức thuế áp dụng cho từng loại hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ

mục Điều hoà thuế quan Mỹ (Harmlonized Tariff Schedules- HTS) HTS được xây dựng

phù hợp với công ước HS của tổ chức Hải quan quốc tế (WCO)

2.2.1 Các chính sách thuế và hạn ngạch

Để đánh thuế, hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ được phân loại theo hệ thống HS.Việc phân loại được chia thành các chương, nhóm, thường là nhóm 6 số, 8 số, thậm chí

10 số Bảng thuế xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ gồm hai cột thuế suất: cột 1 áp dụng đối

với các nước đã được nhận chế độ MFN Cột này lại được chia thành hai cột thuế suất,một cột là mức thuế suất phổ thông áp dụng đối các nước được áp dụng MFN đơn thuầnvà cột thuế suất ưu đãi hơn được áp dụng đối với các nước áp dụng MFN đồng thời lại

được hưởng chế độ GSP Cột 2 áp dụng đối các nước chưa nhận được chế độ MFN.

Thuế suất tại cột này thường cao hơn rất nhiều so với cột 1 vì nó được quy định từ năm1930 tại đaọ luật thuế nhập khẩu Smooth-Hawley nhằm bảo hộ mức cao sản xuất trongnước.

B NG 8 :THU NH P KH U HÀNG D T MAYẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM Ế NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY ẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY ẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ỆT MAY VIỆT NAM

(Nguồn: Bộ thương mại Mỹ, trích lại từ TC PTKT tháng năm 2002)

Trong các năm trước đây Việt Nam chưa nhận được chế độ MFN, vì vậy hàng dệt mayViệt Nam nhập khẩu vào Mỹ vẫn phải chịu thuế suất cao, đây là điều bất lợi trong việccạnh tranh với các đối thủ tại thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc khi nước này vừamới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO Tuy nhiênkhi Hiệp định thương mại có hiệu lực hàng dệt may sẽ có lợi thế cạnh tranh cao do đượchưởng quy chế MFN hoặc NTR và có khả năng phía Mỹ sẽ dành cho Việt Nam quy chếthuế quan ưu đãi phổ cập – GSP với thuế suất 0%.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 2 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 31)
BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 2 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 31)
BẢNG 4: Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 4 Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile (Trang 34)
BẢNG 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2002 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2002 (Trang 34)
BẢNG 4: Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 4 Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile (Trang 34)
BẢNG 3:  KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM  NĂM 2002 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2002 (Trang 34)
BẢNG 6: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 6 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY (Trang 36)
BẢNG 6: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 6 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY (Trang 36)
BẢNG 7: THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HOA KỲ, 1995-2001 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 7 THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HOA KỲ, 1995-2001 (Trang 39)
BẢNG 7 : THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ , 1995-2001 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 7 THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ , 1995-2001 (Trang 39)
BẢNG 8 :THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 8 THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY (Trang 40)
BẢNG 8 :THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 8 THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY (Trang 40)
Điểm qua tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: sợi, vải, hàng may mặc và sản phẩm cho trang trí nội thất . - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
i ểm qua tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: sợi, vải, hàng may mặc và sản phẩm cho trang trí nội thất (Trang 45)
BẢNG 9: 10 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU LỚN NHẤT VÀO HOA KỲ NĂM 2001 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 9 10 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU LỚN NHẤT VÀO HOA KỲ NĂM 2001 (Trang 45)
BẢNG 10: 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 10 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 (Trang 46)
BẢNG 10: 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 10 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 (Trang 46)
BẢNG 10:  10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU  LỚN NHẤT  HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 10 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 (Trang 46)
Từ bảng trên cho thấy: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ không ngừng gia tăng: nếu năm 1994 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 2,56 triệu USD thì năm  2001 đã xuất được 49,34 triệu USD (duy nhất có giảm sút so với năm 2000 là 0,53%) - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
b ảng trên cho thấy: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ không ngừng gia tăng: nếu năm 1994 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 2,56 triệu USD thì năm 2001 đã xuất được 49,34 triệu USD (duy nhất có giảm sút so với năm 2000 là 0,53%) (Trang 49)
BẢNG 12 A: NHỮNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀO HOA KỲ - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 12 A: NHỮNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀO HOA KỲ (Trang 49)
BẢNG 12B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 12 B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT (Trang 50)
BẢNG 12B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 12 B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT (Trang 50)
BẢNG 12B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 12 B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT (Trang 50)
BẢNG 13: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 13 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 53)
BẢNG 13: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 13 GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 53)
BẢNG 16: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC " TĂNG TỐC" PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 16 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC " TĂNG TỐC" PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 (Trang 65)
BẢNG 15: MỤC TIÊU TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 15 MỤC TIÊU TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY (Trang 65)
BẢNG 15: MỤC TIÊU TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 15 MỤC TIÊU TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY (Trang 65)
BẢNG 16: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC " TĂNG TỐC" PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM  ĐẾN NĂM 2010 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 16 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC " TĂNG TỐC" PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 (Trang 65)
2. Sử dụng lao động 10 000 người - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
2. Sử dụng lao động 10 000 người (Trang 66)
BẢNG 17: MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 17 MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 66)
BẢNG 17: MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN  2001-2010 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 17 MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 (Trang 66)
BẢNG 18: NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ TĂNG TỐC CHO TOÀN NGÀNH DỆT MAY Đơn vị: Tỷ đồng - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 18 NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ TĂNG TỐC CHO TOÀN NGÀNH DỆT MAY Đơn vị: Tỷ đồng (Trang 67)
BẢNG 18: NHU CẦU VỐN  ĐẦU TƯ TĂNG TỐC CHO TOÀN NGÀNH DỆT MAY Đơn vị : Tỷ  đồng - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 18 NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ TĂNG TỐC CHO TOÀN NGÀNH DỆT MAY Đơn vị : Tỷ đồng (Trang 67)
BẢNG 19: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 19 CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 (Trang 68)
BẢNG 19: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
BẢNG 19 CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 (Trang 68)
Ngoại trừ 38 mã hàng chịu hạn ngạch tại bảng trên, các mã hàng khác đều được xuất khẩu tự do vào Hoa Kỳ - Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc
go ại trừ 38 mã hàng chịu hạn ngạch tại bảng trên, các mã hàng khác đều được xuất khẩu tự do vào Hoa Kỳ (Trang 80)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w