MỤC LỤC
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên (bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu lại một khoản phí gọi là phí gia công. Tuy nhiên họ dễ bị phụ thuộc vào nước đặt gia công về số lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hoá gia công và đặc biệt là dễ bị ép giá gia công.
Bên đặt gia công tận dụng được giá rẻ về nhân công, nguyên phụ liệu của nước gia công. Bên nhận gia công tạo được việc làm cho lao động trong nước, nhập được máy móc thiết bị, công nghệ mới.
* Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Chính sách về tỷ giá hối đoái là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế hết sức nhậy cảm nhất là đối với hoạt động xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá giữa đồng tiền trong nước và nước ngoài sao cho có lợi cho nhà xuất khẩu sẽ khuyến khích được xuất khẩu và ngược lại, tuy nhiên tỷ giá hối đoái như con dao hai lưỡi nhiều khi nó lại có tác động tiêu cực: làm đội giá nguyên vật liệu nhập khẩu gây khó khăn cho nhà sản xuất, làm lệch mục tiêu của nhà hoạch định chính sách.
Phần này giúp tăng năng lực cơ bắp và trí lực của con người và phần mềm gồm: (1) phần con người là đội ngũ nhân lực có sức khoẻ, có kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sản xuất, làm việc có trách nhiệm và năng suất cao, (2) phần thông tin gồm các dữ liệu, thuyết minh, dự án, mô tả, sáng chế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều hành sản xuất, (3) phần tổ chức gồm những liên hệ, bố trí, sắp xếp, đào tạo đội ngũ cho các hoạt động như phân chia nguồn nhân lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra điều hành. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và uy tín doanh nghiệp trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đồng thời giúp doanh nghiệp tăng khả năng nắm bắt thông tin, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu cũng thuận tiện và có hiệu quả hơn.
Con người hay lao động trong một doanh nghiệp có trình chuyên môn tốt, kỷ luật lao động cao thì năng suất lao động của doanh nghiệp đó mới cao. Năng suất lao động cao sẽ giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm uy tín doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
Ngày nay, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước vì nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho lao động xã hội, có thế mạnh trong xuất khẩu, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Vì vậy các doanh nghiệp may không có nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng yêu cầu chất lượng cho sản phẩm sản xuất ra, mặt khác nếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài thì sẽ đội giá thành sản phẩm lên, khiến cho sản phẩm mất khả năng cạnh tranh và đó là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp may của chúng ta buộc phải lựa chọn phương thức an toàn là gia công hàng xuất khẩu.
Thị trường trong nước với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi đối với các doanh nghiệp may Việt Nam trong việc nắm bắt các nhu cầu thị hiếu, cũng như việc phân tích đánh giá qui mô, cơ cấu thị trường , lại là nơi yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe, nghiêm ngặt như thị trường xuất khẩu song các doanh nghiệp may nước ta đã không đáp ứng được, để mặc cho hàng may mặc các nước khác vào thao túng ngay trên. Việc không đáp ứng được thị trường nội địa không phải là do không có khả năng mà thực chất là do các doanh nghiệp may Việt Nam chưa quan tâm chú ý đến thị trường nội địa, do đó chưa có các chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược sản phẩm cụ thể để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp may mặc nước ta ngay trên thị trường trong nước có thể nói là còn rất nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu tiêu dùng là hàng may mặc chất lượng tốt có hàm lượng chất xám cao trong khi Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam, quần áo lao động, một số lọai áo sơ mi quần âu đơn giản (riêng thị trường Mỹ sẽ được nghiên cứu ở phần sau) Nhìn chung ở các thị trường này hàng dệt may Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc cả về chất lượng, giá cả, và mẫu mã. Tóm lại, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả hai thị trường trên đây có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là VINATEX cần có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát huy được hết tiềm năng của ngành đồng thời tận dụng được hết các cơ hội từ phía đối tác.
Nhìn chung, Mỹ có xu hướng đầu tư chiều sâu vào công nghệ (hơn 2 triệu USD mỗi năm), trang bị máy móc thiết bị hiện đại, hình thành ngành may hàng cao cấp với các nhãn hiệu nổi tiếng và nhân công có tay nghề cao hoặc thực hiện chiến lược xuất khẩu vải và nguyên phụ liệu, nhập khẩu thành phẩm như 80% quần áo từ Mêhicô nhập vào Mỹ được may bằng vải do Mỹ sản xuất. Hàng năm, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu từ Mêhicô, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc - các nước này chiếm đến 60% hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ và là những đối thủ cạnh tranh đáng kể nhất đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Thứ nhất, ngay khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước còn chưa được ký kết, một số doanh nghiệp Việt Nam đã năng động tìm kiếm các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, cụ thể là một số mặt hàng không phải chịu thuế nhập khẩu hay chịu thuế nhập khẩu thấp - tức là chênh lệch giữa mức thuế MFN và non- MFN không nhiều, như găng tay là một ví dụ điển hình. Nhờ vậy mà xuất khẩu găng tay cotton từ Việt Nam chính là mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam qua Mỹ thời gian qua (chỉ duy nhất mặt hàng này đạt con số hơn 4,5% năm 2000 và 4,21% năm 2001 trong tổng nhập khẩu của Mỹ. Tất cả các mặt hàng còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ).
Điều này đã cho ta thấy mức độ tác động nhanh của Hiệp Định thương mại Việt - Mỹ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2002. Thị trường Mỹ là thị trường lý tưởng không chỉ là mục tiêu thâm nhập của riêng Việt Nam, chính vì vậy trước một thị trường khổng lồ như thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ.
Mặc dù Việt Nam có đội ngũ các nhà thiết kế trẻ, giàu năng lực, thế nhưng mẫu mã thiết kế chưa thật sự đi vào cuộc sống, chủ yếu còn nặng về phần trình diễn, còn thời trang hàng ngày phần lớn lại được sưu tầm từ các catalogue nước ngoài, khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng những yêu cầu phong phú, đa dạng và đặc trưng của thị trường Mỹ, tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước rất thấp ảnh hưởng bất lợi đến giá cả và tính chủ động trong sản xuất. Vấn đề khó khăn cuối cùng phải đề cập đến là: Hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ ngoài việc phải tuân thủ các quy định liên quan đến thuế, hạn ngạch và visa, nộp các bản kê khai về xuất xứ hàng hoá, tuân thủ các quy định về hoá đơn nhập, các quy định về nhãn mác hàng hoá, tuân theo các quy định về hàng dễ cháy (Các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy định của Chính Phủ Mỹ sẽ bị giữ lại và có thể bị phạt hay bị tịch thu) thì còn có thể phải chịu một rủi ro khó lường trước được, đó là việc Mỹ thường khéo léo vận dụng những hiểu biết (xét về khía cạnh pháp luật) mà khách hàng của họ, nhất là các nước đang phát triển còn chưa nắm được tường tận, nhằm hạn chế lượng hàng hoá nhập vào thị trường Mỹ.
Trong sự phát triển đa dạng hoá các thành phần kinh tế, Tổng Công ty Dệt may luôn đóng vai trò chủ đạo của ngành, bởi lẽ Tổng Công ty Dệt may là một tập đoàn dệt may lớn của nhà nước hiện đang quản lí chương trình phát triển nguyên liệu (cây bông), quản lí hệ thống các trường đào tạo, các viện nghiên cứu chuyên ngành nhằm tạo ra một số sản phẩm mới, phù hợp với yêu cầu thị trường mà trong nước chưa sản xuất được. Công nghiệp may cần phát triển rộng khắp đến tận các vùng nông thôn, miền núi nhằm huy động mọi nguồn vốn có trong nhân dân và của mọi thành phần kinh tế, không những thế còn kịp thời đáp ứng nhu cầu may mặc tại chỗ cho dân cư những khu vực này.
Bước sang năm 2000 và những năm đầu của thế kỷ 21, tình hình kinh tế và thương mại thế giới có nhiều thay đổi thuận lợi cho việc tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đến năm 2010 như bảng 16 trên. Chính phủ và UBND các tỉnh cần đưa ra những cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý mang tính đặc cách cho ngành dệt may nhằm kích thích và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước , tập trung mọi nguồn lực đầu tư vào Việt Nam , có như vậy mới đạt được mục tiêu tăng tốc mà chiến lược đề ra.
Song song với chương trình đầu tư này là một loạt các giải pháp vĩ mô và vi mô cần được tính đến. 55/2001/QĐ-TTg về chiến lược phát triển hàng dệt may Việt Nam đến năm 2010 với các cơ chế chính sách cởi mở cho ngành dệt may phát triển.
Để giúp cho ngành dệt may đạt được mục tiêu, Chính phủ đã ban hành Quyết định 55/2001/QĐ-TTg. Các dự án đầu vào các lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt,.
Họ tin tưởng rằng với sức mạnh cả về kinh tế và chính trị tình hình nước Mỹ sẽ được cải thiện sáng sủa hơn trong một thời gian không xa. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để thâm nhập vào thị trường Mỹ một cách có hiệu quả, tránh được rủi ro và gây được uy tín ngay từ những ngày đầu là câu hỏi mà trả lời nó không phải dễ dàng, điều này liên quan đến cả hai phía: Nhà nước và doanh nghiệp.
Hầu hết các công ty lớn của Mỹ đều tổ chức đào tạo cho mỗi nhà cung ứng nước ngoài một nhóm công tỏc bao gồm những người sẽ theo dừi những khõu trọng yếu nhất trong quỏ trỡnh thực hiện đơn hàng của họ và không muốn những người này bị thay đổi trong suốt quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp cần có chuyên gia tư vấn pháp luật nắm vững luật lệ và qui chế của Liên bang và các tiểu bang nơi sản phẩm được nhập vào và tiêu thụ như: thủ tục xuất nhập khẩu, thuế, xuất xứ hàng hoá, bảo hộ nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, chống phá giá.
- Kiện toàn hành lang pháp lý đối với hoạt động các hội ngành nghề là các tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập và giám sát bởi các cơ quan quản lí của nhà nước, được quyền tổ chức bộ máy và hoạt động đúng với nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong điều lệ thành lập. Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách, kế hoạch cụ thể trong việc chỉ đạo cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính giữa ngân hàng và các doanh nghiệp dệt may nhằm làm thanh sạch hoạt động tài chính giúp cho việc đầu tư có hiệu qủa, đồng thời cần có chính sách chỉ đạo kịp thời, và hỗ trợ cho chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là chiến lược phát triển trồng bông từ đó tạo tiền đề vững chắc cho các doanh nghiệp dệt may phát triển ổn định, tăng tiềm lực sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu đặc biệt là trên thị trường Mỹ.