II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY
2. Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ.
2.3. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ:
Mỹ là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Để thấy được vị trí của Mỹ trên thị trường nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới, ta hãy so sánh số liệu sau đây:
Năm 2000 nhập khẩu hàng dệt may Mỹ đạt con số 72,846 tỷ USD đứng vị trí thứ nhất, kế tiếp là khối EU với 62,076 tỷ USD đứng thứ 2, thứ 3 là Nhật Bản với 25,484 tỷ USD và Canađa với 8,108 tỷ USD đứng thứ 4. Sang năm 2001, tuy tổng giá trị nhập
khẩu có suy giảm đôi chút, song Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may với 70,239 tỷ USD.
Các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ rất phong phú và đa dạng, trong đó những hạng mục quan trọng nhất tập trung ở 10 nhóm sản phẩm thể hiện qua bảng 9 như sau:
Về nguồn nhập khẩu: Theo thống kê về nhập khẩu khối NAFTA đã phát triển rất mạnh, Mêhicô vẫn chiếm vị trí thứ nhất về cung cấp hàng dệt may vào Mỹ. Quốc gia này cung cấp khoảng 14% trong tổng hàng nhập khẩu do họ có lợi thế về địa lý , hàng được miễn thuế và miễn hầu hết Quota cho thấy họ được tự do buôn bán . Trung quốc là nhà cung cấp lớn thứ 2, chiếm khoảng 9% trong tổng hàng nhập khẩu vào Mỹ. Hồng Kông là quốc gia thứ 3 cung cấp khoảng 6,6%, sau đó là Canada với 4,6% đứng thứ 5.
Điểm qua tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: sợi, vải, hàng may mặc và sản phẩm cho trang trí nội thất .
* Về sợi: Đây là lĩnh vực nhập khẩu có tăng trưởng khá vào Mỹ trong thời gian gần đây. Về số lượng, nhập khẩu sợi hiện tại chiếm 9% nhưng về trị giá chỉ chiếm dưới 2%, tuy nhiên nó lại là nguồn đầu vào quan trọng .