Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 27 - 31)

Thị trường tiêu thụ là vấn đề cốt lõi để đảm bảo phát triển sản xuất. Đã có thời gian dài chúng ta dùng thị trường như một sự áp đặt nhu cầu cho sản xuất. Ngày nay các nhà sản xuất phải tự tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của thị trường, sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi: với ý nghĩa đó thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất, kinh doanh của ngành may. Hiện nay trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, các doanh nghiệp may mặc nước ta đã có những đổi mới, thích nghi với kinh tế thị trường, bước đầu có những hoà nhập vào thị trường may mặc thế giới và quan tâm mở rộng thị trường trong nước.

2.1 Thị trường may mặc nội địa.

Trước đây do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, với nền kinh tế đóng nên nhu cầu may mặc nội địa chủ yếu được đáp ứng bởi các doanh nghiệp may trong nước. Thị trường may mặc nội địa lúc này hầu như chỉ do các cửa hàng mậu dịch quốc doanh cung cấp những thứ quần áo may sẵn phổ cập toàn dân với kiểu cách và mẫu mã đơn giản, chất lượng không cao. Chính vì vậy người tiêu dùng thời đó không mặn mà lắm với thị trường quần áo may sẵn.

Nhưng trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, đời sống nhân dân ta ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu về may mặc cũng đã tăng lên đáng kể cả về số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng và mẫu mã kiểu dáng ngày càng cao. Do vậy thị trường may mặc trong nước cũng có những chuyển biến rõ rệt.

Số lượng các doanh nghiệp may tham gia vào thị trường ngày càng nhiều, tốc độ tăng ngày càng lớn, do đó qui mô hoạt động của thị trường đã tăng lên, số lượng mặt

hàng phong phú và đa dạng hơn, chất lượng, mẫu mã đã phần nào đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Một số sản phẩm đã có uy tín và đã xác lập được vị thế của mình trên thị trường như: áo sơ mi nam của May 10, áo Jacket của May Chiến Thắng, Công ty may Hưng Yên, quần áo Jean của Việt Thắng... Hệ thống mạnh lưới bán lẻ sản phẩm cũng đã được mở rộng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng thời trang...

Thị trường nội địa với dân số đông trên 80 triệu người, khoảng 88 triệu vào năm 2005 và gần 100 triệu vào năm 2010, là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Đây là một thị trường rất lớn, lại đang phát triển với tốc độ rất cao và được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất vùng Đông Nam Á. Chính vì vậy nhiều công ty nước ngoài đang cố gắng bằng nhiều cách để thâm nhập thị trường may mặc nước ta. Trong khi đó các doanh nghiệp dệt may trong nước dường như vẫn đứng ngoài cuộc, mặc cho các sản phẩm may mặc nước ngoài thao túng từ những sản phẩm cao cấp, các sản phẩm thời trang đến các sản phẩm lạc mốt, các sản phẩm đã qua sử dụng. Hiện nay hàng may mặc ngoại đã tràn vào nước ta từ rất nhièu nguồn: hàng nhập lậu, trốn thuế từ Trung Quốc, Thái Lan, hàng Sida ( Quần áo cũ)... các sản phẩm này với ưu thế là đa dạng, phong phú về chủng loại, giá rất thấp đã làm cho cạnh tranh quốc tế trên thị trường Việt Nam càng trở nên gay gắt. Điều đáng lo ngại hơn là có rất nhiều các sản phẩm tồi (quần áo lỗi thời, quần áo đã qua sử dụng) bằng nhiều cách đã tràn vào thị trường nước ta mà không được kiểm soát một cách chặt chẽ: được bán với giá rất thấp, thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất nên thu hút một số lượng lớn người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp. Công tác quản lý thị trường không tốt đã tạo điều kiện cho hàng hoá nhập lậu có đất phất triển, đẩy ngành may mặc nước ta ra xa thị trường của mình hơn. Bên cạnh đó Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA do vậy các doanh nghiệp may mặc của nước ta càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa bởi lẽ thị trường trong nước cũng chính là thị trường khu vực, các đối thủ cạnh tranh sẽ đông và mạnh hơn rất nhiều. Vấn đề hiện nay là thị trường nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp sợ rủi ro nên bằng lòng gia công cho nước ngoài và bán ra thị trường nội địa những sản phẩm xuất khẩu thừa, những sản phẩm có lỗi trong sản xuất với kích cỡ không phù hợp với người Việt Nam .

Theo thống kê của Tổng Công ty Dệt may Việt nam, tỷ trọng doanh thu bán hàng trên thị trường nôi địa trên tổng doanh thu của các công ty sản xuất kinh doanh hàng may mặc rất thấp, thường chỉ chiếm dưới 10% doanh số bán ra của các doanh nghiệp lớn. Có thể nêu một số ví dụ: Công ty may Hữu Nghị doanh số bán ra trên thị trường nội địa chỉ chiếm 1,95% tổng doanh thu, May Bình Minh là 1,52%, May Đức Giang là 6,75%, May Chiến Thắng là 4,2%... Đây là những dẫn chứng thuyết phục về sự bỏ ngỏ thị trường nội địa của ngành may mặc nước ta.

Thị trường trong nước với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi đối với các doanh nghiệp may Việt Nam trong việc nắm bắt các nhu cầu thị hiếu, cũng như việc phân tích đánh giá qui mô, cơ cấu thị trường , lại là nơi yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe, nghiêm ngặt như thị trường xuất khẩu song các doanh nghiệp may nước ta đã không đáp ứng được, để mặc cho hàng may mặc các nước khác vào thao túng ngay trên "sân nhà " của mình .

Việc không đáp ứng được thị trường nội địa không phải là do không có khả năng mà thực chất là do các doanh nghiệp may Việt Nam chưa quan tâm chú ý đến thị trường nội địa, do đó chưa có các chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược sản phẩm cụ thể để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp may mặc nước ta ngay trên thị trường trong nước có thể nói là còn rất nhiều hạn chế .

Theo dự tính sơ bộ nếu GDP bình quân đầu người ở nước ta đến năm 2005 đạt 600-800 USD và ước đạt 900-1200 USD vào năm 2010 thì mức tiêu dùng hàng hoá tính theo đầu người là 250-350 USD/ năm vào năm 2005 và khoảng 400-450 USD/ năm vào năm 2010, trong khi đó mức tiêu dùng hàng dệt may chiếm khoảng 6-8% tổng thu nhập . Điều đó cho thấy nhu cầu về các hàng hoá tiêu dùng nói chung và các hàng may mặc nói riêng là rất lớn trong những năm tiếp theo. Do đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị hiếu, nắm bắt nhu cầu để tổ chức sản xuất cho phù hợp, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hình thành và tổ chức các mạng lưới tiêu thụ tại các thành phố, các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư, các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... để từng bước chiếm lĩnh và làm chủ thị trường còn giàu tiềm năng trong nước.

2.2 Thị trường quốc tế của sản phẩm may mặc Việt Nam.

Từ năm 1990 trở về trước các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Liên Xô là chủ yếu, chiếm 85% tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành. Số còn lại xuất sang các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, CHDC Đức... với các sản phẩm chủ yếu như sơ mi nam nữ, quần áo bảo hộ lao động và một số sản phẩm khác thuộc dạng đơn giản.

Nghị định thư giữa 2 nhà nước Việt Nam và Liên Xô (cũ) về hợp tác trong lĩnh vực gia công hàng may mặc ký ngày 19/05/1987 đã mở ra một thị trường rộng lớn có sức thu hút là Liên Xô (cũ). Đó cũng là chiến lược thị trường quan trọng của ngành dệt may nước ta trong giai đoạn này. Thực hiện chương trình này, lực lượng sản xuất trong ngành đã tăng lên đáng kể , hầu hết các địa phương đã có xí nghiệp may ra đời . Trong 3 năm 1987-1989, đã có trên 60 doanh nghiệp thuộc 50% tỉnh thành phố trong toàn quốc có doanh nghiệp may tham gia làm hàng xuất khẩu theo hiệp định đã ký kết ngày 19/5/1987. Giá trị sản lượng tăng mạnh vào những năm 1988-1990, mỗi năm sản xuất và xuất khẩu hàng trăm triệu sản phẩm.

Sau đó, sự kiện Liên Xô năm 1990 đã làm cho Hiệp định 19/5/1987 mất hiệu lực, thị trường quen biết nhất ở nước ngoài bị sụp đổ, tiếp theo đó là sự khủng hoảng của hàng loạt thị trường các nước Đông Âu làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc giảm đi đột ngột. Có thể nói thời kỳ sau năm 1990 các doanh nghiệp may mặc nước ta đứng trước những khó khăn gay gắt, nhiều xí nghiệp phải giảm sản xuất, cho công nhân nghỉ không lương, thậm chí có xí nghiệp còn đứng trên bờ vực thẳm của sự giải thể. Đây là những năm tháng đối đầu với những cam go, thử thách của các doanh nghiệp may nước ta.

Trước tình hình đó, ngành dệt may nói chung và các doanh nghiệp may mặc lớn đã hết sức cố gắng, một mặt tìm cách khôi phục lại thị trường truyền thống, mặt khác tìm cách định hướng mở rộng thị truờng mới nhất là thị trường ở các nước phát triển. Song để thâm nhập được thị trường này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các khâu trang thiết bị, tay nghề công nhân, vệ sinh công nghiệp, quản lý, điều hành sản xuất, hoạt động marketing... vì đây là thị trường khó tính có yêu cầu cao về chất lượng.

Tuy gặp phải nhiều khó khăn , song với chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn của Đảng và nhà nước ta mà Đại hội lần thứ VI đã khẳng định : " Đa dạng hoá và đa phương hoá kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi . Củng cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và với các bạn hàng truyền thống" đã tạo tiền đề rất cơ bản đối với hướng đi của các doanh nghiệp may mặc nước ta trong thời kỳ này. Chỉ sau một thời gian ngắn đi theo hướng đó, từ năm 1990 đến nay, việc kinh doanh sản phẩm may mặc nước ta đã được thực hiện với tất cả các bạn hàng mà chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển và các nước trong khu vực.

Tiếp đó được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý ở cấp vĩ mô nên hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và cộng đồng Châu Âu được ký kết vào ngày 01/03/1993. Và như vậy, một cơ hội mới đã mở ra cho ngành dệt may Việt Nam để xâm nhập một thị trường tư bản quan trọng với hơn 350 triệu dân có mức sống cao để sản xuất sản phẩm may, tạo điều kiện cho ngành may nước ta có cơ hội phát triển và đẩy mạnh sản xuất.

Tính đến năm 1994 các doanh nghiệp may mặc nước ta đã xuất khẩu sản phẩm của mình đi 46 nước trên thế giới. Riêng thị trường EU chiếm 50%, sau đó là Nhật Bản chiếm 16%, còn lại là các nước Bắc Mỹ, Đông Âu, và các nước trong khu vực khác như : Canada, Hồng kông, Tiệp Khắc, Hungari... Thành công lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ta đã đạt được trong giai đoạn này và cũng là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của ngành là đã nhanh chóng tìm cách thâm nhập thị trường các nước phát triển như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...

BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w