III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2. Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
BẢNG 13: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
( Đơn vị : Triệu đồng) Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tháng 9- 2000 Hàng dệt may 0,11 1,78 3,59 5,326 5,053 - - Hàng may 2,45 15,09 20,01 20,602 21,347 - - Cộng 2,56 16,87 23,60 25,928 26,400 30 38,440
Tăng giảm tuyệt đối (triệu đồng )
+14,31 +6,73 +2,328 +0,472 +3,6 -Tăng giảm tương đối (%) +558,98 +38,89 +9,86 +1,82 +13,65 - Tăng giảm tương đối (%) +558,98 +38,89 +9,86 +1,82 +13,65 - Tỷ trọng so với tổng giá trị
xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam (%)
0,46 2,25 2,15 1,99 1,82 1,78 -
Từ những số liệu thông kê trên cho thấy hàng dệt may vốn là thế mạnh của Việt Nam sẽ càng mạnh hơn sau khi những trở ngại về thuế được dỡ bỏ. Tuy nhiên, sản phẩm dệt may vẫn còn gặp khó khăn do những qui định ngặt nghèo của Mỹ (trong đó có nhiều biện pháp là hàng rào phi thuế quan) như sau:
- Luật pháp Mỹ qui dinh rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, về nhãn mác hàng hoá, về giấy chứng nhận xuất xứ.
- Phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy
- Không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Chẳng hạn sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải được kiểm tra bảo đảm không lây lan mầm bệnh từ động vật sang người.
- Sản phẩm len xuất khẩu vào Mỹ phải có thị thực nhập khẩu của Hải quan Mỹ nhằm ngăn chặn nhập khẩu những sản phẩm không phù hợp với qui định
- Số lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ sau khi Hiệp Định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực sẽ được điều tiết bằng hạn ngạch (quota), phải cạnh tranh với hàng dệt may của tất cả các nước và lãnh thổ đã có mặt rất lâu trên thị trường Mỹ như Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc , Đài Loan... với kim ngạch hàng năm hiện rất lớn.
Hiện nay, Việt Nam và Mỹ đã hoàn thành việc ký kết Hiệp định song phương giữa hai nước và Hiệp định đã có hiệu lực, điều đó có nghĩa là hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan như được hưởng quy chế MFN, và rất có thể sẽ được hưởng quy chế NTR hoặc GSP. Từ đây, thách thức về rào cản thương mại đã được loại bỏ. Tuy nhiên Mỹ luôn được đánh giá là bạn hàng khó chơi, trên thực tế nảy sinh rất nhiều vấn đề xung quanh việc Chính phủ Mỹ tìm cách hạn chế hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ .
Thứ nhất, thị trường Mỹ đòi hỏi chất lượng về cơ sở vật chất sản xuất rất cao (đáp ứng các tiêu chuẩn SA8000, ISO 9000...). Trong khi đó, đầu năm 2002 Hiệp hội dệt may và giày dép Mỹ (AAFA) đến thăm các nhà máy hàng đầu Việt Nam đoàn để lại bản nhận xét 34 điểm, chỉ có 9 điểm tốt còn lại 25 điểm chưa đạt yêu cầu. Một trong những điểm chưa đạt yêu cầu và là nguyên nhân quan trọng hạn chế năng lực xuất khẩu sang Mỹ là hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, lại phân tán, nên không đáp ứng được các hợp đồng lớn trong thời hạn ngắn. Mặt khác, khâu sản xuất
nguyên phụ liệu trong nước còn rất yếu , giá thành lại cao, DN chủ yếu phải nhập nguyên liệu nên không chủ động được trong tổ chức sản xuất. Cũng giống như các ngành xuất khẩu khác, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ít am hiểu về thị trường Mỹ và hiện ít nhận được sự trợ giúp thông tin từ các cơ quan của chính phủ cũng như Hiệp hội (Trích từ " Thông tin ngành dệt may số 04/2002 ra ngày 30/07/2002 "). Từ đây, đặt ra yêu cầu về vốn đầu tư cho ngành dệt may. Tính đến hết tháng 5/2002, tổng vốn đầu tư của VINATEX đạt gần 4000 tỷ đồng. Tuy nhiên so với yêu cầu thì còn rất thấp. Trong 10 năm tới, theo tính toán của các nhà kinh tế thì đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam phải ở mức 2-4 tỷ USD mới đạt được mức tăng tốc mà chính phủ đặt ra. Trên thực tế, đầu tư vào các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là doanh nghiệp may còn rất thấp (phần lớn số vốn dưới 5 tỷ đồng) trong khi đó hàng xuất khẩu sang Mỹ có tính cạnh tranh mạnh hơn là các sản phẩm may mặc, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp may cần phải đầu tư thêm vốn. Tuy các doanh nghiệp may ngoài quốc doanh và các công ty có vốn nước ngoài chiếm phần lớn năng lực sản xuất (về sản lượng), nhưng các doanh nghiệp, công ty này lại chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có, trong khi các doanh nghiệp nhà nước vốn vay ở ngân hàng là chủ yếu (khoảng 60%). Điều này cho thấy vì những lý do khác nhau mà tín dụng chưa đến tay được người sản xuất. Đây là một trong những vấn đề cần tính đến khi xem xét khả năng mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới trang thiết bị của loại hình doanh nghiệp này trong tương lai.
Trong đầu tư cho ngành dệt may còn có tình trạng đầu tư không hợp lý, thiếu đồng bộ, nơi nhiều, nơi ít, dẫn đến có địa phương không sử dụng hết công suất, có nơi lại không được đầu tư. Bên cạnh đó, xu hướng chung là các doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư máy móc để sản xuất những mặt hàng quen thuộc như áo sơ mi, jacket, quần áo ngủ... mà không chịu đầu tư vào những mặt hàng cao cấp hơn như bộ veston, hoặc những sản phẩm hợp thời trang mà nhu cầu thị trường đòi hỏi. Chính điều này dẫn đến có doanh nghiệp không sử dụng hết công suất. Có nhiều doanh nghiệp chỉ lo đầu tư những thiết bị hiện đại đắt tiền mà thiếu một trình độ quản lý và sử dụng nó dẫn đến lãng phí, không sử dụng hết công suất. Nhìn chung, công nghệ dệt may của Việt Nam hiện khá lạc hậu và chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường Mỹ. Ví dụ do chưa có nhà máy dệt kim sử dụng sợi cotton OE nên Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu khá lớn của Mỹ về mặt hàng dệt
kim cotton OE và không đáp ứng được sản phẩm dệt kim là loại áo liên sườn, độ co tối thiểu khoảng 2-3%, có thêu hoa hoặc in hình nổi như áo Polo, T shirt ở thị trường Mỹ. Cũng phải nói thêm là, vẫn còn tình trạng chiếm dụng vốn cao ở mọi loại doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn, và công ty cổ phần có vốn ngoài quốc doanh. Đây là những biểu hiện thiếu lành mạnh về tài chính, cần có những giải pháp khắc phục để tránh tình trạng nợ nần dây dưa, dẫn đến nguy cơ phá sản ở một số doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thứ hai, sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ tuy đã có nhưng chưa cao. Một số liệu khảo sát của Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương cho thấy, trong số gần 1000 doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang hoạt động, chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp (tỷ lệ 5%) có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế đặc biệt là trên thị trường Mỹ. Một trong những nguyên nhân cơ bản của điều này là do năng suất lao động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thấp (chỉ bằng 50-70% của Singapore, Malaixia, Thái Lan...). Năng suất lao động không cao chủ yếu do trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có được nguồn nhân lực cao.
Lao động trong ngành dệt may được các nhà chuyên môn đánh giá là có trình độ văn hoá vừa thấp vừa không đồng đều. Tỷ lệ lao động có văn hoá cấp 1: 21%, cấp 2: 61%, cấp 3: 14%, tốt nghiệp cấp 3: 4%.Về chuyên môn, từ chuyền trưởng trở nên có bằng trung cấp: 10,5%, cao đẳng: 8,2%, đại học:6,5% và không có bằng cấp chính quy chiếm 74,8%. Về hình thức đào tạo từ chuyền trưởng trở lên chỉ có 12,5% được đào tạo chính quy trước khi nhận việc, 12,7% được đào tạo tại chức, 14,5% được đào tạo ngắn hạn, trong khi có tới 60,3% chưa hề được đào tạo bên ngoài.
Văn hoá thấp, tay nghề thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật và chính sách lao động, kỹ thuật, thời gian làm việc nhiều không còn thời gian để học... những hạn chế này dẫn tới không ít trường hợp phản ứng dây chuyền không đáng có trong quan hệ giưã người quản lý và người lao động nữ, đình công, lãn công, ứng xử thiếu văn minh do bị kích động hoặc ngộ nhận bị bóc lột, lợi dụng... Về phía lực lượng quản lý, do văn hoá thấp, tay nghề thấp, khiến việc tổ chức điều hành, tổ chức sản xuất kém hiệu quả... Tất cả những khó khăn trên tạo thành một vòng luẩn quẩn mà ngành dệt may nhất là may gia công
chưa có biện pháp tháo gỡ hữu hiệu, và hệ quả là ngành dệt may việc nhiều, nhưng hiệu quả vẫn thấp.
Thứ ba, hiện nay sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn chưa thuộc diện các sản phẩm có hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Mỹ, Điều kiện để được hưởng GSP là ngoài điều kiện Việt Nam đạt được MFN (đã có), là thành viên của IMF (đã đạt được) và WTO (chưa đạt được) thì cần thêm điều kiện sản phẩm dệt may Việt Nam được xuất khẩu từ chính Việt Nam và Việt Nam phải sản xuất được toàn bộ hay ít nhất là trên 30% giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may. Mặt khác, Mỹ thường áp dụng hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu theo hình thức FOB. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, vì hiện nay nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may phần lớn vẫn phải nhập khẩu nên không chủ động được trong tổ chức sản xuất. Thực tế cho thấy nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất sản phẩm dệt may. Nguyên liệu chính cho ngành dệt may Việt Nam gồm: bông xơ, xơ tổng hợp, len, đay, tơ tằm, xơ liber, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm... trong đó quan trọng nhất bông xơ và xơ sợi tổng hợp. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu (90% nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt phải nhập từ nước ngoài) nên ngành dệt Việt Nam thường xuyên phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Mặt khác, nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu nhưng lại không thống nhất ở một vài đầu mối có chức năng nhập mà do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt vẫn đứng ra nhập và phân phối bông sợi theo nhiều loại giá khác nhau, đầu cơ làm biến động giá đầu vào khiến đầu ra không ổn định. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại xơ dệt chính là bông và tơ tằm, nhưng cũng chỉ cung cấp cho ngành dệt khoảng 4000 tấn/năm, đáp ứng được 2,5% công suất hiện có. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu cũng trong tình trạng tương tự. Nhập khẩu là chủ yếu. Có tới 60% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc là để chi trả cho việc mua nguyên liệu phụ kiện nước ngoaì, giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu may mặc. Điều này dẫn đến giá trị gia tăng lợi nhuận thu về còn quá thấp chưa tương xứng với tiềm năng và không thuận lợi cho việc kinh doanh theo hình thức FOB.
Thứ tư, thị trường Mỹ là một thị trường được đánh giá là tương đối tự do và khá dễ tính, các đối tác của Mỹ khi vào được thị trường Mỹ rồi sẽ phải đương đầu với sự cạnh
tranh khốc liệt của các đối thủ khác. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng không thoát khỏi quy luật đó. Tại thị trường Mỹ, hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm tương tự (cả về chất lượng và giá thành sản phẩm) của các đối thủ nặng ký phải kể đến như: Trung Quốc, Mexico, Hongkong, Phi-lip-pin, Pakistan, Đài Loan, Ấn Độ... Đặc biệt là Trung Quốc khi nước này vừa mới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trên thực tế, sản phẩm dệt may cùng loại của Trung Quốc và của Mêxicô rẻ hơn từ 1,5 -2,5 lần so với hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ, nguyên nhân chủ yếu là do hàng dệt may Việt Nam vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao do Việt Nam chưa là thành viên của WTO nên chưa được hưởng chế độ GSP của Mỹ.
Thứ năm, nhu cầu hàng dệt may ở Mỹ là rất cao, thị hiếu khách hàng rất phong phú, người tiêu dùng luôn muốn thay đổi mốt, mẫu mã, nhiều khách hàng không muốn mình mặc một bộ đồ giống hệt một người khác trong cùng một buổi tiệc hoặc một buổi dạ hội hoặc ngay cả ngoài đường... Người Mỹ luôn muốn sự độc đáo, tôn thờ cái tôi ngay cả trong cách ăn mặc. Trong khi đó, về phía các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, công tác thiết kế mẫu mốt còn yếu, chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù Việt Nam có đội ngũ các nhà thiết kế trẻ, giàu năng lực, thế nhưng mẫu mã thiết kế chưa thật sự đi vào cuộc sống, chủ yếu còn nặng về phần trình diễn, còn thời trang hàng ngày phần lớn lại được sưu tầm từ các catalogue nước ngoài, khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng những yêu cầu phong phú, đa dạng và đặc trưng của thị trường Mỹ, tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu trong nước rất thấp ảnh hưởng bất lợi đến giá cả và tính chủ động trong sản xuất. Điều đáng lo ngại nhất là phần lớn các doanh nghiệp chưa đăng ký và bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tại thị trường Mỹ. Hơn nữa, trình độ tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, do vậy khó đáp ứng yêu cầu giao hàng với khối lượng lớn và đúng thời hạn của các nhà nhập khẩu Mỹ. Điều này làm các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị động, dễ mất bạn hàng và khó giữ được uy tín trong kinh doanh. Đây sẽ là rủi ro rất lớn và nhiều khi dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng đối với công việc kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam dù đã có ưu thế nhưng vẫn chưa thể tự chủ để thâm nhập và phát triển mạnh trên thương trường quốc tế nói chung và trên thị trường Mỹ nói riêng.
Người Mỹ mà đặc biệt là các thương nhân nổi tiếng là tiết kiệm thời gian, họ rất chú trọng hiệu quả của công việc, nhịp độ cuộc sống cao, khiến họ không có nhiều thời gian dành cho việc mua sắm cho dù họ có nhu cầu lớn. Vì vậy hàng dệt may muốn bán được trên thị trường này thì khâu tiếp thị và dịch vụ hậu mãi phải rất tốt. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm và thụ động trong hoạt động tiếp thị, chưa có chiến lược tiếp thị cho hàng dệt may Việt Nam. Công tác xúc tiến thương mại chưa kết hợp khai thác sử dụng triệt để bốn công cụ: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp và tuyên truyền.
Thứ sáu là Hiệp định dệt may đã được ký kết, Mỹ sẽ áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt nam. Với các doanh nghiệp dệt may Việt nam, nếu thời điểm áp dụng hạn ngạch càng lùi lại thì hàng dệt may Việt nam càng có thêm cơ hội gia tăng khối lượng lớn xuất khẩu vào Mỹ, căn cứ ban đầu để tính hạn ngạch càng lớn. Do vậy tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt nam đều muốn thòi điểm này rơi vào đầu năm 2004. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định dệt may được ký kết thì buộc các doanh nghiệp dệt may Việt nam phải điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nhũng thay đổi này. Điều này đã phần nào hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt nam. " Bình luận về con số hạn ngạch 1,7 tỷ USD cho hàng dệt may sang Mỹ năm 2003, Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt nam cho rằng đây là con số có