Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 35 - 37)

II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY

1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung.

1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung.

Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng tuy nhiên có phần tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là năm 1997-1998. Năm 1995, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 750 triệu USD gấp 5,01 lần so với năm 1991 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 49,81%. Năm 2001, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 2000 triệu USD gấp 2,67 lần so với năm 1995 chiếm tỷ trọng 13,25% cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, với mức tăng trưởng hàng năm là 24,8%/ năm, riêng năm 1998 so với năm 1997 chỉ tăng 0,15%. Nhưng đến năm 2002 tình hình đã khá hơn rất nhiều,chỉ trong 8 tháng đầu năm 2002 xuất khẩu dệt may đã đạt 285 triệu USD, đây mức cao nhất kể từ năm 1997 và ngành dệt may đã vươn lên vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu (tính từ tháng 7/2002) trước cả ngành xuất khẩu dầu thô.

Tóm lại năm 2002 đã đánh dấu bước phát triển đáng kể của ngành dệt may Việt nam với kim ngạch xuất khẩu toàn ngàch đạt 2,75 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2001, vượt mức kế hoạch đề ra là 12,5%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, là kết quả hết sức khích lệ và là cơ sở tin cậy để toàn ngành dệt may phấn đấu đạt mục tiêu 3,2 tỷ USD vào năm 2003 và 4,5 tỷ USD vào năm 2005 theo đúng mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển 2001-2010. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, ngành dệt may Việt nam cũng cần tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những thách thức khắc nghiệt trong năm 2003 và những năm tiếp theo. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD, hàng dệt may Ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD.

Về cơ cấu, xuất khẩu hàng dệt may: so với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ và rất tốn kém. Do vậy, ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập ngoại. Đặc biệt là ở Việt Nam hình thức nhận gia công hàng dệt may là chủ yếu, các hợp

đồng gia công thường không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc Việt Nam lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng khó xuất khẩu, khó làm như veston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về mặt công nghệ, tức là sẽ tự mình làm mất đi một thị trường rất có tiềm năng cho ngành dệt may Việt Nam.

BẢNG 6: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

Đơn vị: Triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Tổng kim ngạch xuất khẩu Tỉ trọng/tổng số(%)

19951996 1996 1997 1998 1999 2000 2001 8T/2002 750 1.150 1.349 1.351 1.682 1.892 2.000 285 5.200 7.255 8.759 9.361 11.523 14.455 15.100 1728 14,4 15,2 15,4 14,4 14,6 13,08 13,25 16,49

Nguồn: Bộ thương mại và TCT VINATEX, trích lại từ TC PTKT 5/2002 và TCNT 21/2002

Hiện nay thị trường tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Điều này một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản... phá giá tiền tệ làm giá xuất khẩu của hàng Việt Nam đắt tương đối trên thị trường thế giới, đồng thời cơn lốc khủng hoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm, từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

Thị trường hàng dệt may Việt Nam có thể chia làm hai phần là thị trường có hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Các thị trường có hạn ngạch của hàng dệt may Việt

Nam như EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa... trong đó EU là thị trường quan trọng. Với dân số khoảng trên 360 triệu, lại có mức tiêu dùng hàng dệt may cao hàng đầu thế giới, cùng với việc Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU, thì đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị phần ở thị trường EU. Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của nước ngoài hoặc xuất khẩu thông qua nước thứ 3, hơn nữa do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây cũng chỉ dao động ở mức 600 triệu USD / năm. Việc EU tiến tới bỏ dần hạn ngạch hàng dệt may của các nước là thành viên của WTO vào cuối năm 2004 là một bất lợi lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam do nước ta vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa ra nhập WTO.

Các thị trường phi hạn ngạch chủ yếu của hàng dệt may mà Việt Nam đã thâm nhập được như Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Châu Úc, Nam Mỹ, Đông Âu... Trong đó thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ là trọng tâm, bởi Nhật Bản không chỉ có lượng dân cư đông đúc hơn 125 triệu người mà còn là nước có mức tiêu thụ sản phẩm may mặc rất cao (27kg/người/năm). Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu tiêu dùng là hàng may mặc chất lượng tốt có hàm lượng chất xám cao trong khi Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam, quần áo lao động, một số lọai áo sơ mi quần âu đơn giản (riêng thị trường Mỹ sẽ được nghiên cứu ở phần sau) Nhìn chung ở các thị trường này hàng dệt may Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc cả về chất lượng, giá cả, và mẫu mã.

Tóm lại, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả hai thị trường trên đây có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là VINATEX cần có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát huy được hết tiềm năng của ngành đồng thời tận dụng được hết các cơ hội từ phía đối tác. Việc mở rộng thị trường cho ngành dệt may hết sức cần thiết, đặc biệt là các thị trường phi hạn ngạch trong đó thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 35 - 37)