Một số giải pháp từ phía Chính phủ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 75 - 78)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH.

2. Một số giải pháp từ phía Chính phủ.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, Chính phủ Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc thiết lập, củng cố, mở rộng các quan hệ ngoại giao với quốc tế nói chung và với Chính phủ Mỹ nói riêng, nhằm tiến tới việc Việt Nam gia nhập WTO và nhằm xoá bỏ mọi rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp dệt may đã mạnh dạn thâm nhập thị trường Mỹ khi hàng dệt may Việt Nam chưa được hưởng đầy đủ những ưu đãi từ GSP và NTR nhằm xây dựng hệ thống phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhằm tạo tiền đề tốt cho sự tăng trưởng kim ngạch và khẳng định tên tuổi, uy tín cùng sức cạnh tranh mạnh mẽ của hàng dệt may trên thị trường Mỹ.

Bên cạnh nỗ lực của Hiệp hội và doanh nghiệp thì cơ chế chính sách của nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn tới.

Hiệp hội dệt may cần và đã đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Tiếp tục triển khai, thực hiện các cơ chế chính sách để tăng tốc phát triển ngành dệt may theo quyết định 55/CP ngày 23/4/2001.

- Chỉ đạo các ngành hữu quan như: bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, tàu biển, điện nước, v.v.. tìm cách giảm giá những dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá đầu vào. Xem xét điều chỉnh phí công đoàn hợp lí.

- Thực hiện tốt thông tư 86/BTC ngày 27/9/2002 và quy định 0104/2003/QĐ- BTM ngày 24/2/2002 về hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu ngành hàng.

- Đối với thuế VAT:

* Hoãn nộp thuế VAT vật tư nhập khẩu tại cửa khẩu. * Giảm thuế VAT ngành vải sợi xuống còn 5%.

- Kiện toàn hành lang pháp lý đối với hoạt động các hội ngành nghề là các tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập và giám sát bởi các cơ quan quản lí của nhà nước, được quyền tổ chức bộ máy và hoạt động đúng với nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong điều lệ thành lập.

- Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho phép được đại diện doanh nghiệp tham gia tổ chức, điều hành quản lí hạn ngạch.

Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách, kế hoạch cụ thể trong việc chỉ đạo cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính giữa ngân hàng và các doanh nghiệp dệt may nhằm làm thanh sạch hoạt động tài chính giúp cho việc đầu tư có hiệu qủa, đồng thời cần có chính sách chỉ đạo kịp thời, và hỗ trợ cho chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là chiến lược phát triển trồng bông từ đó tạo tiền đề vững chắc cho các doanh nghiệp dệt may phát triển ổn định, tăng tiềm lực sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu đặc biệt là trên thị trường Mỹ.

KẾT LUẬN

Hiệp định Thương mại Việt nam - Hoa kỳ được ký kết ngày 13/7/2000, được Quốc hội hai nước phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực thi hành ngày 10/12/2001, đã mang lại những cơ hội, thuận lợi mới nhưng cũng đặt nền kinh tế nước ta trong đó có ngành dệt may Việt nam trước nhiều khó khăn thách thức. Đồng thời với việc phải làm gì để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ thì việc phải chủ động hiểu biết một cách có hệ thống và chắc chắn về ngành công nghiệp dệt may, về thương trường Hoa kỳ, về Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, về các khuôn khổ luật pháp và các rào cản pháp lý liên quan đến xuất khẩu sản phẩm dệt may vào Mỹ... đang là đòi hỏi cấp thiết hơn lúc nào hết đối với các doanh nghiệp dệt may Việt nam . Và làm thế nào để thâm nhập được một cách có hiệu quả thì đó là cả một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng từ cả hai phía. Các doanh nghiệp và Chính phủ cần có những tính toán kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị chu đáo thì mới thành công trong xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Tuy nhiên, với một cơ cấu xuất khẩu chiến lược, có tiềm năng, có sức cạnh tranh lớn cùng với những bước tiếp cận thị trường hợp lý, chậm nhưng chắc có thể khẳng định doanh nghiệp dệt may Việt nam vẫn còn cơ hội rất lớn để thành công trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w