Tiếp cận thị trường:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 81 - 84)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH.

7. Tiếp cận thị trường:

Kể từ ngày hiệu lực của Hiệp định, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẽ áp dụng thuế đối với hàng dệt may ở mức không cao hơn mức thuế sau:

Nhóm Sản phẩm Mức thoả thuận 2003 Mức thoả thuận 2004 Mức thoả thuận 2005 7 6 5 Sợi 12 10 7 Vải và phủ phẩm 20 16 12 Quần áo 30 25 20 8. Thời hạn Hiệp định.

Thời hạn của Hiệp định được chia làm nhiều giai đoạn tương ứng với mỗi năm và giai đoạn 1 bắt đầu từ 1/5/2003. Hiệp định có hiệu lực tới 2004. Kể từ 1/1/2005, Hiệp định cũng chấm dứt hiệu lực nếu Việt nam ra nhập WTO. Tuy nhiên, hai bên có quyền chấm dứt Hiệp định vào bất cứ cuối mỗi giai đoạn và phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước 90 ngày.

CƠ CẤU MÃ HÀNG DỆT VÀ MAY MẶC THEO HIỆP ĐỊNH DỆT MAY VIỆT NAM- HOA KỲ NAM- HOA KỲ

Sản phẩm dệt và may mặc trong Hiệp định Dệt May Việt nam –Hoa Kỳ được chia thành các mã hàng (cat) dựa trên nguyên liệu và chủng loại sản phẩm.

Về nguyên liệu:

Sản phẩm gọi là sợi nhân tạo nếu trọng lượng chủ yếu của sản phẩm đó được làm từ

sợi nhân tạo, ngoại trừ các trường hợp sau:

- Sản phẩm dệt kim, đan móc có trọng lượng len chiếm từ 23% tổng trọng lượng các loại sợi trở lên.

- Sản phẩm quần áo khác (không dệt kim, đan móc), trong đó len chiếm từ 36% tổng trọng lượng các loại sợi trở lên.

- Sản phẩm vải dệt thoi với trọng lượng len chiếm từ 36% tổng trọng lượng các loại sợi trở lên. ( Đây là các sản phẩm len).

Sản phẩm là bông nếu: sản phẩm có trọng lượng chính là bông, ngoại trừ các sản phẩm

vải dệt thoi với trọng lượng len bằng hoặc vượt quá 36% tổng trọng lượng tất các các loại sợi.

Sản phẩm là len nếu trọng lượng chính là len hoặc không thuộc bất kỳ nhóm sản phẩm

nào như trên.

Sản phẩm là tơ tằm hoặc sợi thực vật không phải là bông nếu có trọng lượng chính là

tơ tằm hoặc sợi thực vật không phải là bông, ngoại trừ 03 trường hợp sau:

1. Sản phẩm bông pha len; bông pha sợi nhân tạo hoặc bông pha len va sợi nhân tạo (a) có trọng lượng bằng hoặc hơn 50% tổng trọng lượng tất cả các loại sợi cấu thành và

trọng lượng bông bằng hoặc lớn hơn trọng lượng từng loại sợi len hoặc sợi nhân tạo tại (a). Đây thuộc sản phẩm bông.

2. Sản phẩm không thuộc (1) và trọng lượng len lớn hơn 17% tổng trọng lượng các loại sợi. Đây là sản phẩm len.

3. Sản phẩm không thuộc (1) và (2) và sợi nhân tạo cộng với bông hoặc sợi nhân tạo cộng với len; hoặc sợi nhân tạo cộng với sợi bông và len (a) có trọng lượng bằng hoặc hơn 50% tổng trọng lượng tất cả các loại sợi cấu thành và trọng lượng sợi nhân tạo lớn hơn trọng lượng sợi len và sợi bông. Đây là sản phẩm sợi nhân tạo.

Sản phẩm được coi là áo len tơ tằm nếu trọng lượng tơ tằm lớn hơn trọng lượng sợi thực vật ngoài bông và ngược lại sản phẩm được coi là áo len sợi thực vật nếu trọng lượng sợi thực vật lớn hơn trọng lượng tơ tằm.

Sản phẩm quần áo có chứa từ 70% trọng lượng tơ tằm trờ lên ( trừ khi cũng chứa 17% trọng lượng là len) ; sản phẩm khác ngoài quần áo có chứa 85% trọng lượng tơ tằm trở lên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định.

Trường hợp không xác định được trọng lượng chính của sản phẩm là bông, len, sợi nhân tạo, tơ tằm, sợi thực vật thì sẽ xem xét trị giá của các loại sợi.

Sợi/ Cat

Mô tả Đơn vị Tỉ lệ c/đ

Sẳn phẩm may mặc chất bông và/hoặc sợi nhân tạo

237 Quần áo dạo chơi Tá 19.2239 Quần áo trẻ em kg 6.3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w