BẢNG 14: SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 63 - 65)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY NÓI RIÊNG CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚ

BẢNG 14: SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC :

STT Nước S.L sợi S.L vải lụa S.P may KNXK nghìn tấn triệu m2 triệu s.p triệu USD

1 Trung Quốc 5.300 21.000 10.000 50.000 2 Ấn Độ 2.100 23.000 - 12.500 3 Băng ladet 200 1.800 - 4.000 4 Thái Lan 1.000 4.200 2.500 6.500 5 Indonesia 1.800 4.400 3.000 8.000 6 Việt Nam 85 304 400 2.000

( Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam) - Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu là bước đi có tính chất quyết định trong giai đoạn đến năm 2010. Công nghiệp dệt cần phát triển thành từng cụm, nằm trong các khu công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề nước thải tập trung, lành mạnh hoá môi trường sinh thái. Có như vậy mới có thể hình thành các doanh nghiệp mới vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó tạo cơ hội đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý, điều hành tiên tiến của thế giới vào dệt may Việt Nam. Công nghiệp may cần phát triển rộng khắp đến tận các vùng nông thôn, miền núi nhằm huy động mọi nguồn vốn có trong nhân dân và của mọi thành phần kinh tế, không những thế còn kịp thời đáp ứng nhu cầu may mặc tại chỗ cho dân cư những khu vực này. Đồng thời thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Đảng và nhà nước ta. Mặt khác lấy phát triển may xuất khẩu để kích thích phát triển vải và các phụ liệu chất lượng cao, nghĩa là thúc đẩy phát triển ngành dệt. Mười năm vừa qua là giai đoạn đầu tư chiều sâu nhằm thay thế dần các loại thiết bị và công nghệ quá lỗi thời. Tuy nhiên, việc thay thế này vẫn chưa hoàn tất. Do vậy, việc đầu tư chiều sâu vẫn được khuyến khích để tự các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện và hoàn tất vào năm 2005.

- Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoá dầu. Cho đến nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nguyên liệu ban đầu cho ngành dệt may. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản phẩm dệt may vừa là một yêu cầu bắt buộc cuả thị trường nhập khẩu,

vừa là mục tiêu của chiến lược " tăng tốc" nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và cho đất nước .

- Tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công nghệ mới nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác cần coi trọng tận dụng các loại thiết bị đã qua sử dụng, với công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ từ những năm 90 trở lại đây.

- Đầu tư phát triển dệt may Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công nghệ. Có như vậy mới tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải đi chuyên sâu và làm chủ được một vài loại công nghệ để tạo ra những mặt hàng mới chất lượng cao. Xây dựng mối quan hệ cung cầu giữa các doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác thương mại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường Mỹ.doc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w