1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NGỮ VĂN LỚP 10

66 3,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 293 KB

Nội dung

 từ cảm thán biết bao nhiêu, ẩn dụ quả ngọt, trái sai, từ tượng thanh oa oa, màu sắc thắm hồng…  tính hình - Những văn bản có độ dài lớn cần được phân chai, sắp xếp thành các phần,

Trang 1

Chủ đề 1:

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT;

THỰC HÀNH SỬA LỖI.

- Nâng cao tình cảm yêu mến tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiéâng Việt

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGV, tài liệu chủ đề tự chọn bám sát và nâng cao 10

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm kết hợp với các hình thức

trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

- Ổn định tổ chức lớp

- Giới thiệu bài mới:

Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp của cộng đồng người Việt Việc sử dụng đúng và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt là một việc không giản đơn, vì thế, trong các tiết học này, các em sẽ học cách nhận biết các lỗi thường hay mắc phải và cách sửa chữa chúng Qua đó, chúng ta sẽ sử dụng đúng và phát huy hết tiềm năng tiếng mẹ đẻ giàu và đẹp này.

BÀI GIẢNG

Trang 2

Tiết 1:

KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

HOẠT ĐỘNG CỦA

GV VÀ HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- GV giới thiệu cho HS

những lỗi thường gặp

và khái quát những

yêu cầu sử dụng tiếng

Việt

-đẹp đẽ # đẹp đẻ, giặt

quần áo # giặc quần

áo, rửa xe # rữa xe,

mù mịt # mù mựt,

ngành nghề # nghành

nghề,…

-pê-đan, ghi-đông…

-bàng quan/bàng quang,

chinh phu/chinh phụ…

-ngoan cố, ngoan

cườnggần âm, gần

nghĩa cơ bản nhưng

khác sắc thái biểu

cảm

-“Vì lợi ích… trồng

cây… trồng người”.

- Tôi cảm ơn các bạn #

Tôi tự hào các bạn

sai về đặc điểm cấu

tạo, cần có hư từ về

khi tự hào kết hợp với

1 Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết

- Nguyên nhân mắc lỗi: ảnh hưởng của tiếng địa phương, giọng điệu cá nhân, bệnh của cơ quan phát âm…

-Khi nói: phát âm phải tuân theo hệ thống phát âm chuẩn của tiếng Việt Chuẩn phát âm liên quan đến tất cả các thành phần của âm tiết tiếng Việt: phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu

- Khi viết: theo phát âm chuẩn tiếng Việt, viết theo những qui định hiện hành của chữ quốc ngữ, qui tắc viết hoa, viết tiếng nước ngoài…

2 Chuẩn mực về dùng từ

- Dùng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ (chú ý các từ gần âm mà nghĩa khác nhau)

- Dùng đúng ý nghĩa của từ, cả ý nghĩa cơ bản và sắc thái biểu cảm

- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ (thể hiện ở sự kết hợp các từ với những từ đi trước và sau để tạo thành cụm từ và câu)

3 Chuẩn mực về đặt câu

- Câu cần cấu tạo đúng về mặt kết cấu ngữ pháp của tiếng Việt

- Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa

4 Chuẩn mực về cấu tạo văn bản

- Trong văn bản, các câu cần có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời văn bản được tổ chức theo một kết cấu mạch lạc

Trang 3

- Anh giúp tôi việc này

với!  ngôn ngữ sinh

hoạt hằng ngày, hợp về

phong cách

- Đề nghị ban lãnh đạo

giải quyết cho tôi việc

này với! không thể

dùng với văn bản

hành chính

- “Tre giữ làng, giữ

nước, giữ mái nhà

tranh, giữ đồng lúa

chín” (Thép Mới)

 nhịp 2/2/4/4 ngắn,

dài; thanh bằng + trắc:

làng, nước, tranh, chín

ngợi ca sức mạnh, phẩm

chất cây tre và con

người VN

- “Ngày ngày mặt

trời…rất đỏ” (Viễn

Phương): nhân hoá, ẩn

dụ

- “Chị Sứ yêu biết bao

nhiêu cái chốn này,

nơi chị đã oa oa cất

tiếng khóc đầu tiên,

nơi quả ngọt, trái sai

đã thắm hồng da dẻ

chị” (Anh Đức).

 từ cảm thán biết

bao nhiêu, ẩn dụ quả

ngọt, trái sai, từ tượng

thanh oa oa, màu sắc

thắm hồng…  tính hình

- Những văn bản có độ dài lớn cần được phân chai, sắp xếp thành các phần, các chương, các mục để thể hiện được tính sáng rõ về tư tưởng tình cảm định truyền đạt và phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ chung của văn bản

5 Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ

Chuẩn mực phong cách chi phối các phương diện dùng từ, đặt câu, tổ chức văn bản và chữ viết, kí hiệu trong văn bản Chuẩn mực phong cách yêu cầu các phương diện trên phải phù hợp với từng phong cách chức năng

II Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao

1 Đối với ngữ âm và chữ viết

- Những biện pháp sử dụng âm thanh, vần, nhịp điệu,

… có thể tạo nên những âm hưởng thích hợp, nâng caohiệu quả biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm xúc

- Việc viết hoa, dùng chữ in, dùng dấu câu theo mục đích tu từ… đều tạo nên những sắc thái biểu cảm tế nhị, có ấn tượng sâu sắc…

2 Đối với từ ngữ

Các biện pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói quá,…) được sử dụng để tăng cường hiệu quả biểu đạt Mỗi biện pháp cũng có những chuẩn mực sử dụng và đòi hỏi việc sử dụng phải phù hợp với nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện và PCNN chung của VB

3 Đối với câu

Các phép tu từ (phép đảo, phép đối, phép điệp, phép song hành cú pháp, phép liệt kê,…) tuy không phải là thành phần quan trọng về kết cấu ngữ pháp của câu, nhưng có giá trị rất lớn để tạo tính hình tượng và tính biểu cảm cho câu

4 Đối với toàn văn bản

Để nâng cao hiệu quả biểu đạt của toàn VB, có thể dùng các biện pháp nghệ thuật như: thay đổi kết cấu của VB, pjối hợp các phương thức biểu đạt khác nhau, dùng những cách trình bày gây ấn tượng mạnh đến quá trình lĩnh hội VB

Trang 4

tượng+biểu cảm III Củng cố

* DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Nắm những lỗi hay gặp, cách thức sửa chữa

- Tiết sau: Những loại lỗi thường mắc khi sử dụng tiếng Việt.

Trang 5

Tiết 2:

NHỮNG LOẠI LỖI THƯỜNG MẮC KHI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

BÀI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- GV cho dẫn chứng cụ thể,

hướng dẫn HS sửa chữa

các lỗi

1 Lỗi về phát âm và chữ viết

- Lỗi do nói, viết theo sự phát âm của phương ngữ hoặc cá nhân

* Một số loại lỗi

+ lồng làn, chăng chối, dội dàng…

+ uống riệu, yêu tiên, tùi tàn, xiên tạc…

+ bác ngác, nhăng nhó, ngây ngấc, lần lược,… + rộng rải, trống trãi, bình tỉnh,…

+ ngắc ngải, chếnh cháng,…

- Lỗi do viết không đúng những qui định về chữ viết hiện hành

+ nghành nghề, ôm gì, thi sỹ, hoa quình,…

+ Quảng ninh, quận cầu Giấy, bà Thu yến,…

+ thủ đô Pa Ri, nước Bờ Ra Din, câylômét,…

2 Lỗi về từ

* Một số loại lỗi

+ Trình độ tư di của nó còn yếu lắm  dùng sai

hình thức âm thanh của từ

+ Trong vấn đề này có nhiều phương tiện khác

nhau  dùng sai nghĩa của từ

+ Tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm không thanh toán

được.

+ Thế là nó ám hiệu cho tôi biết.

+ Nghe tiếng gõ cửa, lão thân chinh ra đón.

3 Lỗi về câu

* Một số loại lỗi

+ Qua tác phẩm đã cho ta thấy tinh thần anh dũng của giai cấp công nhân vùng mỏ.

 - giữ qua, bỏ đã cho, thêm dấu phẩy

- bỏ qua.

+ Ngôi nhà này tôi đã ra đời và sống qua những ngày thơ ấu.

 - Trong …

Trang 6

- Tại…

+ Trong xã hội phong kiến thối nát trước đây, cái xã hội làm cho con người chỉ biết tuân theo những lễ giáo hủ lậu.

Trong… hủ lậu, con người không thể sống tự chủ

+ Trong tác phẩm Nguyễn Du đã lên án xã hội phong kiến thối nát vì lúc bấy giờ Nguyễn Du cũng xuất thân ở một xã hội phong kiến suy tàn.

Trong tác phẩm, …thối nát vì vốn xuất thân từ một gia đình quan lại, ông thấu hiểu mọi biểu hiện suy tàn của chế độ ấy

* DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Chú ý những lỗi hay gặp, cách thức sửa chữa

- Tiết sau: Thực hành sửa lỗi.

Trang 7

Tiết 3:

THỰC HÀNH SỬA LỖI

BÀI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- GV cung cấp cho HS bài

tập thực hành sửa lỗi

- Tổ chức cho HS thảo luận

theo nhóm, trình bày cách

sửa phù hợp nhất

Câu hỏi và bài tập

I Về chữ viết:

1 Phân tích và chữa các lỗi chính tả

a Khoanh tròn vào những chữ số đánh dấu từ ngữ viết đúng, chữa lại từ viết sai:

1 khuếch trương 1 bạc mạng

2 nguắt nguéo 2 lãn mạng

3 luạng chuạng 3 tàng ác

4 ngoằn ngoèo 4 lục lội

5 tranh dành 5 hoành hành

6 dọng điệu 6 đường hoàng

7 dao dịch 7 nhã nhặng

8 dận hờn 8 phú quới

9 giao dịch 9 kiêng quyếc

10 nguyếch ngoác 10 đả đời

11 cũng cố 11 nhân nghỉa

12 vẫn vơ 12 chặt chẽ

13 sĩ nhục 13 bẫn thĩu

- Bác Tám đến chụ xở uỷ ban, chịnh chọng chình bày í kiến của mình nhằm thuyết phục chị em phụ lữ tham gia phong chào kế hoạch hoá da đình

2 Khoanh tròn vào những chữ số đánh dấu từ viết đúng, chữa lại từ viết sai:

1 Nguyễn Tri Phương 1 Nhật bản

2 Trần hoàng 2 In Đô Nê Xi A

3 Thị nở 3 Tôn Trung Sơn

4 nguyễn văn bé 4 Bin Clin-tơn

Trang 8

5 Sông Đồng nai 5 vải 100% cô-tông

6 Bà Đoàn thị Điểm 6 Ma-lay-xi-a

7 Thị Xã hội an 7 kờ-lô-mét

8 tản đà 8 Internet

9 Napôlêông bônapac 9 hi-đrô

* DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Chú ý những lỗi hay gặp, cách thức sửa chữa

- Tiết sau: Thực hành sửa lỗi.

Trang 9

Tiết 4 :

THỰC HÀNH SỬA LỖI (tiếp theo)BÀI GIẢNG

Hoạt động của gv và hs Yêu cầu cần đạt

- GV cung cấp cho HS bài

tập thực hành sửa lỗi

- Tổ chức cho HS thảo luận

theo nhóm, trình bày cách

sửa phù hợp nhất

II Về từ (tiếp)

2 Phân tích và chữa các lỗi vềnghĩa của từ:

a Anh chú ý nghe ngóng lời giảng của thầy giáo

và ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp

b Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở

vùng này còn rất nhiều

c Trứơc lối chơi phòng thủ của hàng phòng thủ

đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bản được

3 Phân tích và chữa các lỗi vềkết hợp và về phong cách ngôn ngữ:

a Danh ngôn của các nhà vật lí học nổi tiếng của

nhân loại đã xúc tác trí óc của em mãnh liệt biết dường nào

b Trong những năm khôi phục kinh tế, mới có ít

ngày thôi mà đất nước đã thay lòng đổi dạ, nhữngmái nhà rạ đã lùi dần cho nhà ngói mới

c Đến năm 2000 phải thanh toán hết các trang thiết

bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng,mắt

III Về câu

*

Phân tích và chữa các lỗi trong các nhóm câu sau:

a Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng

quê và bầu trời của Tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên những dòng sông đầy bom đạn ác liệt của kẻ thù

b Sống trong cái xã hội đầy những bất công như

vậy đã giúp cho ông thấu hiểu nỗi thống khổ của quần chúng nhân dân

c Qua những tác phẩm văn học ở thế kỉ XVIII, bọnquan lại phong kiến ra sức hoành hành, không đảm bảo nổi đời sống cho người dân lương thiện

d Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh, giành lại nền độc lập cho Tổ quốc

Trang 10

cho nên nó có giá trị tố cáo kẻ thù mạnh mẽ.

f Cụ ấy già lắm rồi, không 80 tuổi thì cũng 75 tuổilà cùng

g Mặc dù có việc gì xảy ra, nhưng anh cũng cứ yêntâm

h Hễ anh trông thấy bất kì điều gì khả nghi, anh không bỏ qua, nhưng liền báo cho công an biết

* DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Chú ý những lỗi hay gặp, cách thức sửa chữa

- Tiết sau: Thực hành về các phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ (Tiết 5: PCNN sinh

hoạt và thực hành về PCNN sinh hoạt)

Trang 11

Chủ đề 2:

THỰC HÀNH VỀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

(4 tiết) Tiết 5:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT VÀ THỰC HÀNH VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT

A MỤC TIÊU BÀI HỌC

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGV, tài liệu chủ đề tự chọn bám sát và nâng cao 10

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm kết hợp với các hình thức

trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

- Ổn định tổ chức lớp

- Giới thiệu bài mới:

Khi nói và viết, việc sử dụng đúng và phù hợp các phong cách chức năng sẽ giúp nâng cao hiệu quả diễn đạt, bên cạnh đó, việc hiểu và dùng các biện pháp tu từ cũng là một phương cách tạo ra vẻ đẹp riêng của tiếng Việt Trong các tiết học này, chúng ta sẽ cùng củng cố và luyện tập thêm về các phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- HS sẽ được học kĩ trong

phần chính khoá, GV cung

cấp cho HS những kiến

thức bổ sung

I Các phạm vi hoạt động giao tiếp, giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

1 Các phạm vi hoạt động giao tiếp, giao tiếp hàng

ngàyHoạt động giao tiếp của con người diễn ra trong vô

Trang 12

Ví dụ: Hằng và Nam là

đôi bạn thân học cùng lớp

10C, câu chuyện của hai

bạn trên đường đến trường

được ghi lại như sau:

Hằng: Hôm nay kiểm tra

Toán đấy, ôn bài kĩ chưa?

Phần này khó nhằn thật

Trời ơi, lo quá!

Nam:Học kĩ rồi nhưng vẫn

thấy sợ Thôi, đừng lo,

cậu là cây toán, sợ gì.

Hằng: Cây kiếc gì, cậu

đừng có bơm nhé! Tớ

tưởng thật, nổ mũi ra bây

giờ.

- HS thảo luận và cho biết

vàn tình huống phong phú nhưng có thể khái quát một số phạm vi chủ yếu:

- Phạm vi đời sống sinh hoạt hằng ngày

- Phạm vi đời sống chính trị – xã hội

- Phạm vi hoạt động hành chính – công vụ

- Phạm vi hoạt động khoa học

- Phạm vi thông tấn – báo chí

2 Ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh

hoạt

- Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ sử dụng trong phạm vi giao tiếp hàng ngày nhằm mục đích trao đổithông tin, biểu thị cảm xúc, tạo lập và củng cố các quan hệ đời sống

- PCNN sinh hoạt là một tập hợp những chuẩn mực chi phối sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ hợp với mục đích giao tiếp trong phạm vi giao tiếp hằng ngày

II Dạng lời nói, chức năng và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

1 Dạng lời nói: Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại ở hai

2 Chức năng và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Chức năng liên cá nhân: trong giao tiếp, con ngườidùng

ngôn ngữ để biểu thị quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp

- Chức năng cảm xúc: người nói sử dụng ngôn ngữ để bộc lộ trực tiếp cảm xúc với người nghe

Trang 13

các chức năng của PCNN

sinh hoạt được thể hiện cụ

thể trong đoạn hội thoại

trên

- Ví dụ: bài khó = khó

nhằn, rắn quá…, giỏi

Toán = cây toán siêu, hơi

bj giỏi toán…, kiêu ngạo =

phổng mũi, vỡ mũi, tinh

tướng……

- HS thảo luận và thực

hiện các bài tập

- GV hướng dẫn và đánh

giá câu trả lời

và với đối tượng được nói tới

- Đặc điểm cú pháp:

+ Xét về mục đích sử dụng câu: sử dụng rộng rãi kiểu câu theo mục đích nói trực tiếp và gián tiếp.+ Xét về cấu tạo: thường dùng câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu có kết cấu đơn giản

III Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1 Tính cụ thể

- Người tham gia giao tiếp với tư cách, quan hệ xác định: Ai nói (viết)? Nói (viết) với ai? Nói (viết) với tư cách gì? Nói (viết) trong quan hệ như thế nào?

- Thời gian, không gian cụ thể

- Mục đích giao tiếp cụ thể

- Các yếu tố ngôn từ mang tính cụ thể, sinh động

2 Tính cá thể

Thể hiện trong dấu ấn cá nhân: cách nói, lựa chonngôn ngữ, giọng nói…

IV Thực hành về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Bài tập 1: Đọc kĩ tình huống giao tiếp và đoạn hội

thoại được ghi dưới đây và thực hiện yêu cầu của bài tập:

Hùng và Phương đến nhà Mai để rủ Mai đi học thêm Mẹ Mai ra mở cửa.

Mẹ Mai: Các cháu là bạn học cùng lớp với Mai

à ?

Phương: Vâng ạ, thưa bác chúng cháu đến rủ bạn

Mai đi học thêm tiếng Anh ạ.

Mẹ Mai: Mai đợi các cháu mãi, sợ muộn nên vừa

mới đi rồi cháu ạ.

Hùng: Hẹn với chả hò, đã bảo đợi rồi mà lại

phắn đi ngay! Chán chết ! Bận sau không thèm rủ nữa.

Phương: Chúng cháu xin lỗi bác ! Chúng cháu đợi

nhau nên đến muộn ạ.

Mẹ Mai: Không sao, các cháu đến lớp cho kịp giờ

Trang 14

- HS làm bài tập này ở

nhà

học nhé ! Bác đang có chút việc bận.

Mẹ Mai vào

Phương (với Hùng): Chán cậu thật ! Aên nói kiểu

d Vì sao cuối cùng Phương lại nói với Hùng:

“Chán cậu thật ! Aên nói kiểu gì mà kì cục ?” Theo

em, cần sửa lại lời nói của Hùng như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp này ?

Bài tập 2: Đọc kĩ bài ca dao và thựu hiện yêu cầu

của bài tập: Mình về đường ấy bao xa ?

Cậy mình làm mối cho ta một người Một người mười tám đôi mươi Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình !

a Chỉ ra những dấu hiệu của ngôn ngữ sinh hoạt được mô phỏng trong lời ca của bài ca dao này

b Lời ca giúp anh (chị) hình dung những gì về nhân vật giao tiếp, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp được phản ánh vào bài ca dao như thế nào ?

c Tìm thêm một số bài ca dao có hình thức đối đáp mô phỏng PCNN sinh hoạt như bài ca trên đây

Bài tập 3: Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện yêu cầu

của bài tập:

Hở môi ra cũng thẹn thùng, Để lòng thì phụ tấm lòng với ai.

Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

a Theo em, trong lời “Trao duyên” cho Thuý Vân, cảnh ngộ, thân phận, tâm trạng và tính cách của Thuý Kiều được biểu hiện cụ thể trên ngôn từ như thế nào ?

b Chỉ ra những dấu hiệu của PCNN sinh hoạt được tái hiện, mô phỏng trong đoạn thơ này ?

Bài tập 4: Em đã bao giờ ghi nhật kí cá nhân

Trang 15

chưa ? Hãy thử ghi nhật kí cho một tuần hiện tại trong cuộc sống của em

* DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Nám vững các điểm cần chú ý của PCNN sinh hoạt (Đặc điểm, chức năng, đặc trưng…)

- Tiết sau: PCNN nghệ thuật và thực hành về PCNN nghệ thuật.

***************************************************************************

Trang 16

Tiết 6:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ THỰC HÀNH VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- HS sẽ được học kĩ trong

phần chính khoá, GV chỉ

khái quát kiến thức và

cung cấp cho HS những kiến

thức bổ sung

Ví dụ: bài Mời trầu của

Hồ Xuân Hương:

- Lớp nghĩa trực tiếp (thông

tin, miêu tả): miếng trầu,

cách mời trầu

- Lớp nghĩa hình tượng –

thẩm mĩ: miếng trầu và

cách mời thể hiện cá tính,

quan niệm, khát vọng của

HXH về tình yêu, giá trị

con người,…

- Ví dụ: Bánh trôi nước

của Hồ Xuân Hương

- Ví dụ: từ nỗi đau của

Thuý Kiều, chúng ta càng

thấm thía hơn bi kịch và

khát vọng của con người

để biết trân trọng cái đẹp

và phẩm giá con người,

I Ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật, mối quan hệ giữa PCNN nghệ thuật và các PCNN khác

1 Ngôn ngữ nghệ thuật (theo nghĩa hẹp) là ngôn

ngữ sử dụng trong tác phẩm văn chương, thực hiện chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ: xây dựng hình tượng nghệ thuật, từ đó tác động tới cảm xúc và nhận thức thẩm mĩ của người đọc

2 Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ sinh

hoạt, ngôn ngữ trong giao tiếp chính trị – xã hội.Trong phong cách nghệ thuật, chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng thẩm mĩ

3 Trong tác phẩm văn chương, nhà văn, nhà thơ

không sáng tạo ra một hệ thống ngôn ngữ hoàn toàn khác mà sử dụng lại những yếu tố kí hiệu ngôn ngữ chung (được dùng trong tất cả các PCNN giao tiếp thông dụng: sinh hoạt, chính trị, báo chí…) nhằm mục đích thẩm mĩ nhất định

II Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật

1 Tính hình tượng (thuộc tính quan trọng nhất của

ngôn ngữ nghệ thuật)

- Tính hình tượng của các từ ngữ trong tác phẩm văn chương: từ thường chứa hai bình diện nghĩa:

+ Bình diện 1: nghĩa cơ sở

+ Bình diện 2: nghĩa hình tượng – thẩm mĩ

- Tính hình tượng của ngôn ngữ văn chương là sự thống nhất giữa mặt tạo hình và mặt nội dung hàm nghĩa

2 Tính truyền cảm

Qua hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương tác động đến tình cảm của người đọc, nâng cao nhận thức thẩm mĩ giúp con người thấu hiểu bản chất tâm hồn con người, đời sống, vũ trụ…

3 Tính cá thể hoá

Trang 17

biết phẫn nộ trước cái

xấu, cái ác

- Ví dụ: phong cách thơ Hồ

Xuân Hương, Trần Tế

Xương, Nguyễn Khuyến,

Xuân Diệu…

- HS thảo luận theo nhóm,

trình bày

- GV định hướng, sửa chữa

Mỗi tác giả cảm xúc, nhận xét các hiện tượng đời sống một cách khác nhau nên có quan niệm, tưtưởng khác nhau chi phối cách biểu hiện hình tượng,lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm Tính cá thể hoá là dấu ấn riêng của người viết trong lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ

nhằm đạt mục đích nghệ thuật nhất định

III Thực hành

1 Đọc văn bản Bánh trôi nước của Hỗ Xuân Hương và thực hiện yêu cầu:

a.Bài thơ có mấy lớp nghĩa? Trình bày ngắn gọn

về các lớp nghĩa đó Lớp nghĩa nào là lớp nghĩa chủ yếu tác giả muốn trình bày qua ngôn ngữ củatác phẩm?

b Những từ nào trong bài thơ vừa gợi hình ảnh

bánh trôi nước cụ thể vừa có hàm nghĩa về con người?

c Những từ ngữ nào trong bài thơ có vai trò định

hướng giúp ta hiểu hàm nghĩa mà tác giả muốn biểu đạt?

d Sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ

Thân em… Ý nghĩa chung của những bài ca dao làgì?

2 Đọc các ngữ liệu sau đây và và thực hiện yêu cầu của bài tập:

- Sau khi Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh lần thứ nhất, hai người đã có những ngày tháng hạnh phúc nhưng lo lắng về sự ghen tuông ghê gớmcủa Hoạn Thư, Kiều khuyên Thúc Sinh về Vô Tích để nói rõ sự tình với vợ cả Sau đây là cảnh li biệt:

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

- Trong ca dao, hình ảnh kẻ ở - người đi cũng được

biểu hiện bằng hình ảnh có phần gần gũi với

Truyện Kiều:

+ Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Trang 18

Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?

+ Đưa nhau một bước lên đàng, Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu sa.

a Hình ảnh kẻ ở - người đi, vầng trăng ai xẻ làm

đôi của Truyện Kiều và ca dao có nét gì tương đồng?

b Dự vào ngữ cảnh hãy xác định nét riêng của

vầng trăng ai xẻ làm đôi trong Truyện Kiều?

3 Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện trong bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương như thế nào?

* DẶN DÒ – CỦNG CỐ

- Nám vững các điểm cần chú ý của PCNN nghệ thuật (Đặc điểm, chức năng, đặc trưng…)

- Tiết sau: Các phép tu từ và thực hành các phép tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối.

Trang 19

Tiết 7:

CÁC PHÉP TU TỪ VÀ THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:

ẨN DỤ, HOÁN DỤ, PHÉP ĐIỆP, PHÉP ĐỐI

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

- Bánh trôi nước: trắng,

tròn, chìm, nổi, rắn, nát 

vẻ đẹp trong trắng, trọn

vẹn, cảnh ngộ truân

chuyên, phiêu bạt, thiệt

thòi, mất mát, không tự

quyết được bản thân…

- đầu, chân, tay…  bộ

phận cơ thể còn được dùng

để chỉ bộ phận đồ vật

hoặc phần đầu, phần cuối

trong không gian…

- Hoán dụ: Bày tỏ tình

cảm, Xuân Quỳnh viết Gia

tài em chỉ có bàn tay/ Em

trao tặng cho anh từ ngày

ấy.

+ bàn tay vấy máu của kẻ

thù, bàn tay nhơ nhớp của

bọn tham nhũng…

- ẩn dụ: hoa – người phụ

nữ (đẹp, mong manh)

- hoán dụ: áo – con người,

khâu áo – kết duyên vợ

chồng

- Ví dụ:

Khi tỉnh… bấy thân.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

 điệp từ ngữ, điệp cú

pháp: lặp cấu trúc cụm

từ, cấu trúc câu hỏi tu

từ…

I Aån dụ và hoán dụ

1 Aån dụ tu từ: Phép ẩn dụ tu từ là cách thay thế

tên gọi của đối tượng này cho tên gọi của đối tượng khác, dựa trên sự tương đồng (mang tính hiện thực hoặc tưởng tượng) về một phương diện nào đó của hai đối tượng

2 Hoán dụ tu từ: là cách lấy tên gọi của một

bộ phận, một phương diện, một đặc điểm, trạng thái hoạt động… có tính chất cơ bản, quen thuộc của một đối tượng để thay thế cho tên gọi vốn có của chính đối tượng nhằm tao hiệu quả diễn đạt nhất định

3 Một số diểm cần chú ý về ẩn dụ và hoán dụ tu từ

- Giống: đều là kiểu chuyển nghĩa lâm thời.

- Khác:

+ Aån dụ là kiểu chuyển nghĩa dựa trên liên tưởng tương đồng (nét giống nhau nào đó) của hai đối tượng

+ Hoán dụ là dựa trên liên tưởng tương cận (hai đối tượng đi đôi, gắn bó, phụ thuộc lấn nhau không thể tách rời…)

II Phép điệp và phép đối

1 Phép điệp là cách lặp lại các từ ngữ một

cách có dụng ý nhằm mục đích tăng cường hiệu qủa diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc…

- Các phép điệp: điệp từ ngữ, điệp cú pháp…

2 Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình

ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt:

nhấn mạnh, gợi sự liên tưởng, gợi hình ảnh sinh

Trang 20

- Khuôn trăng… nở nang/

Ngựa xe… như nêm/ Chim

có… có tông…

- Sen tàn… nở hoa

Sầu dài, ngày ngắn đông

đà sang xuân.

+ Lối xưa… bóng tịch

dương.

+ Lom khom… chợ mấy

nhà…

động, tạo nhịp điệu cho lời nói

- Có 2 kiểu đối ngữ:

+ Đối ngữ tương đồng+ Đối ngữ tương phản

III Thực hành

1 Hoa dãi nguyệt, nguyệt in từng tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!

(Chinh phụ ngâm)

Em hãy xác định các hình ảnh thơ có sử dụng phép điệp, phép đối và phân tích hiệu quả tu từ của cách dùng điệp ngữ, đối ngữ trong đoạn thơ trên

2 Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…

3 Xác định phép ẩn dụ, hoán dụ trong những ngữ

liệu sau, nêu vắn tắt ý nghĩa của các ẩn dụ, hoándụ đó

a Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

(Tế Hanh)

Trang 21

b Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng

(Thanh Hải)

c Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

(Ca dao)

***************************************************************************

Trang 22

Tiết 8:

LUYỆN TẬP TỔNG HỢP VỀ CÁC PCNN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ

Bài tập 1: Tìm kiếm và nhận xét những đặc điểm, dấu hiệu của PCNN sinh hoạt:

- Nóng quá, bồ hôi mẹ, bồ hôi con bò ra khắp người.

- Gió to vụt ngã nhiều lúa quá.

- Lúc làm cỏ thì cỏ bết xuống, vài hôm sau cỏ lại ngồi lên.

- Một sào ruộng ở đồng Phúc Aám đánh ngã hai sào ruộng Trúc Chuẩn.

- Nhà nó trâu dắt vào, bò dắt ra, nồi năm, nồi bảy có cả.

- Làm ăn không kế hoạch như bắt chạch đằng chuôi.

Bài tập 2: Phân tích các trích dẫn để làm sáng tỏ cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong

PCNN nghệ thuật:

- Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,

Đầy buồng lạ màu thâu đêm;

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem

(Cây chuối – Nguyễn Trãi)

cách dùng từ: bén, gượng…, ẩn dụ: tình thư, nhân hoá: gió gượng mở, đảo trật tự…

- Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Tây Tiến – Quang Dũng)

thanh trắc + thanh bằng: gợi tả hình thế vùng đất mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua, từ

láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, nhân hoá: súng ngửi trời.

Bài tập 3: Dựng hai đoạn văn ngắn, chủ đề tự do theo PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ

thuật

Bài tập 4: Tìm và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong những câu sau:

- Một giọt máu đào hơn ao nước lã (ẩn dụ)

- Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào (ẩn dụ)

- Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

- Làm sao bác vội về ngay

Trang 23

- Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở

- Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác – Lênin thế giới người hiền (nói giảm, nói tránh)

- Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn (phóng đại)

- Gia tài em chỉ có bàn tay

Em trao tặng cho anh từ ngày ấy (hoán dụ)

Trang 24

Chủ đề 3:

HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐỌC THÊM TRONG CTNC NGỮ VĂN 10

Tiết 9: Đọc thêm

CHỬ ĐỒNG TỬ

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu được khát vọng tự do hôn nhân và ước mơ đổi đời đậm màu sắc dân gian qua hainhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung

- Nhận biết về kiểu nhân vật mồ côi và nghệ thuật kể chuyện cổ tích

- Hiểu và trân trọng quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của nhân dân lao động

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với

các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ:

Cuộc đấu tranh của Tấm để giành lấy hạnh phúc diễn ra như thế nào? Qua đó, nhân dân tathể hiện quan niệm và ước mơ gì?

- Giới thiệu bài mới:

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú và đa dạng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một truyện cổ tích nữa để khám phá cái hay, vẻ đẹp của đời sống, của những quan niệm nhân sinh sâu sắc…

BÀI GIẢNG:

- HS đọc sgk

- HS tóm tắt văn bản 1 Tóm tắt truyện Chử Đồng Tử- CĐT sinh ra trong một gia đình nghèo làm

nghề chài lưới

- Hai cha con chỉ có một cái khố, cha chết, CĐT đóng khố cho cha và chôn

- Một hôm, công chúa Tiên Dung dạo chơi, đến khúc sông nơi CĐT đang sinh sống, CĐT sợ quá đã vùi mình trong cát

- Tiên Dung sai quây màn tắm đúng nơi CĐT

Trang 25

- HS thảo luận và trình bày

- Một hôm, trời tối mà chưa đến chỗ dân

cư, hai vợ chồng cắm cây gậy xuống đất, lấy nón úp lên đầu để ngủ Sáng ra, nơi đó mọc lên một lâu đài

- Vua sai quân đến đánh, đến nơi thì cả cung điện bay lên trời, chỉ còn lại bãi đất trống (bãi Tự Nhiên và đầm Nhất Dạ)

2 Những tình tiết đặc biệt

- Sự gặp gỡ giữa người đánh cá nghèo vàcông chúa

- Cây gậy và chiếc nón có phép màu

3 Phẩm chất của nhân vật

- Chử Đồng Tử: hiếu thảo

- Tiên Dung: trọng tình nghĩa, cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác

4 Ước mơ của nhân dân được phản ánh qua truyện cổ tích:

- Khát vọng hạnh phúc, tình yêu tự do

- Ở hiền gặp lành

- Xây dựng được cuộc sống thịnh vượng

- Ước mơ đổi đời

- Ước mơ chinh phục thiên nhiên

 Ước mơ bình dị, phóng khoáng, thể hiện lòng yêu đời và ý nghĩa nhân văn của tâm hồn người lao động

Trang 26

Tiết 10: Đọc thêm

- HS đọc

- Phân tích ý nghĩa của việc đếm

từng tháng và cách gọi “tháng

khốn, tháng nạn” trong bài ca dao?

- Nhân vật trữ tình đang ở hoàn

cảnh nào?

- Từ “đó” có những ý nghĩa gì ?

- Phân tích cái hay trong cách thể

hiện tâm trạng của nhân vật trữ

tình?

- Nhận xét về cách diễn tả trong

bài ca dao? Từ đó, em hiểu thêm gì

về người nông dân nghèo ?

- Vì sao trong bài ca dao người mẹ lại

ước có mười tay?

- Người phụ nữ nông dân khổ cực

như thế nào trong XH cũ, câu thơ

nào thể hiện rõ điều đó?

-Trong muôn vàn khổ cực, người

mẹ vẫn dành tình thương cho con,

hãy chỉ ra những câu thơ đó và

phân tích?

I Đọc – hiểu “Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn…”

1 Cách đếm là tín hiệu phản ánh nỗi lo

của người nông dân, mong ngày tháng qua

đi, nỗi đau khổ triền miên diễn ra trong cuộc

sống của họ, họ gọi là tháng khốn, tháng

nạn.

2

- Nhân vật trữ tình là chàng trai nông dânnghèo sống triền miên trong đau khổ vàthiếu thốn Anh đi vay để mua đơm, lại bị lấymất tình cảnh đáng thương

- Bài ca dao có nhiều lớp nghĩa:

+ Nghĩa 1: mất đó  nghĩa đen+ Nghĩa 2: mất thứ quan trọng và thiêngliêng: người yêu

Chuyển từ mất đó sang mất người yêu,cách thể hiện tâm trạng tế nhị, sâu sắc,gợi sự cảm thông

- Nhân vật trữ tình tự xưng lặp đi lặp lại âm hưởng da diết, nỗi thương nhớ khônnguôi

- Đối tượng thương nhớ: cột, kèo, đòn tay,

cánh cửa…sự vật gần gũi, nỗi nhớ được

tái hiện chân thật, gợi cái tình của ngườinông dân: khó nghèo nhưng càng gắn bóyêu thương

II Đọc – hiểu “Mười tay”

- Người mẹ Mường nghèo khổ ước cómười tay  có thể làm nhiều việc trong giađình, thể hiện đức hi sinh ca cả, bàn taymẹ:bắt cá, bắt chim, làm ruộng, hái rau,dệt cửi, đi củi, muối dưa, giữ con…

Bàn tay làm lụng vất vả còn phải lo lắng,cầu xin Trong XH phong kiến dù ở đâu,người phụ nữ cũng bất hạnh nhất

- Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vãn còn thiếu tay

Trang 27

- Sự lặp lại ở câu thơ đầu và câu

thơ cuối có tác dụng như thế nào

với âm hưởng của bài thơ ?

 Hai câu thơ thấm thía nỗi khổ cực, nướcmắt theo lời ru chảy mãi

- Một tay ôm ấp con đau

Tay đi vay gạo, tay cầu cúng ma

 Yêu thương con, mẹ gánh chịu nhiều khổđau, mẹ cam lòng gánh tất cả

- Câu thơ cuối lặp lại câu thơ đầu: tạo âmhưởng da diết về nỗi khổ cực, vất vả vàcả tấm lòng cao cả của mẹ

* Củng cố

Trang 28

Tiết 11: Đọc thêm

* VẬN NƯỚC (Quốc tộ) – Đỗ Pháp Thuận

* CÓ BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác Thiền

* HỨNG TRỞ VỀ (Quy hứng) – Nguyễn Trung Ngạn

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các bài thơ, thể hiện quan niệm sống của con người

- Biết cách đọc bài thơ giàu tính triết lí

B PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

C CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với

các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi

D HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

- HS đọc

- Hình ảnh so sánh “Vận nước

như mây quấn” nhằm diễn tả

điều gì ?

- Tâm trạng của tác giả trước

hoàn cảnh đất nước được diễn

tả như thế nào ?

- Hiểu thế nào là “vô vi” ?

- Hai câu thơ cuối phản ánh

I Vận nước (Quốc tộ) – Đỗ Pháp Thuận

Đây là bài thơ có tên tác giả sớm nhất,bàn về kế sách dựng nước lâu dài, sángtác 981 - 982

1 “Vận nước như mây quấn”

- Hình ảnh so sánh: hiểu về vận nước phảisâu sắc chứ không lạc quan, dễ dãi

- Vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệràng buộc, không thể chỉ dựa vào một yếutố mà thành (đường lối trị quốc tốt, quan hệngoại giao tốt, có tiềm năng quân sự, tiềmlực kinh tế, sự nhất trí cao giữa người đứngđầu và muôn dân…)

2 Tâm trạng của tác giả

- Đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị nướcbày tỏ với nhà vua để đất nước hoà bình,dân an cư…

- Vô vi (vô vi pháp của nhà Phật): từ bi bác

ái, điện các (triều đình, nhà vua)  muốngiữ yên và phát triển vận nước thịnh vượng,vua phải làm những gì thuận vơiù tự nhiên,lòng người, lo cho dân

- “Chốn chốn tắt binh đao”: đất nước không

Trang 29

truyền thống gì của dân tộc Việt

Nam ?

- HS đọc

- Bốn câu thơ đầu nói lên qui

luật nào của thiên nhiên, của

đời người ? Hãy phân tích ?

- Hai câu thơ cuối có phải cảnh

thiên nhiên không ? Cảm nhận

của em về hình ảnh “cành mai” ?

- HS đọc

- Nỗi nhớ quê hương ở hai câu

còn chiến tranh, nước thanh bình thì vận nướcvà ngôi vua bền vững

- Hai câu cuối là nét đẹp truyền thống củadân tộc Việt Nam: yêu nước, khao khát nhânđạo, hoà bình

* Củng cố:

- Bài thơ bộc lộ tư tưởng trị nước, tầm nhìn

xa trông rộng của nhà sư về vận nước

II Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị

chúng) – Mãn Giác thiền sư

* Tác giả:

- Mãn Giác thiền sư (sgk)

- Kệ: thể văn mà Phật giáo dùng để truyềnbá giáo lí nhà Phật, viết bằng văn vần,nhiều bài có giá trị văn chương

- Diễn tả qui luật vận động và biến đổi củathiên nhiên, đời người

1 Bốn câu thơ đầu:

- Câu 1 và 2: qui luật biến đổi của thiênnhiên, cây cối biến đổi theo thời tiết, theomùa Hoa rụng, hoa nở  sự luân hồi, xuânvà hoa tạo bầu khí ấm áp, đầy sức sống

- Câu 3 và 4: qui luật biến đổi của đờingười, mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổigià, con người biến đổi trước thời gian nhưngkhông luân hồi như cây cối mà đi về phíahuỷ diệt, không thể cứu vãn, con ngườinuối tiếc, xót xa

2 Hai câu thơ cuối

- Hai câu thơ cuối không tả cảnh thiên nhiên

- Cành mai:

+ Phủ nhận qui luật vận động và biến đổi+ Ý nghĩa tượng trưng: sức sống mãnh liệtcủa vạn vật, con người, qui luật về sự bấtbiến Đây là sự bất biến về tư tưởng, tìnhcảm, tinh thần…

+ Hình tượng nghệ thuật đẹp: cái đẹp của tinhthần lạc quan, mạnh mẽ, kiên định trướcnhững biến đổi của trời đất và thời cuộc.(Phật giáo thịnh hành, con người thời Lí dùxuất gia tu hành nhưng không quay lưng vớicuộc đời)

Trang 30

đầu có gì đặc sắc ?

- Phân tích nét riêng của lòng

yêu nước và niềm tự hào dân

tộc trong bài thơ qua hình tượng thơ

độc đáo ?

* Củng cố

III Hứng trở về (Quy hứng) – Nguyễn Trung Ngạn

- Giới thiệu về Nguyễn Trung Ngạn

- Giải nghĩa, chú thích

* Nỗi nhớ, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc

- Nỗi nhớ hiện lên qua những sinh hoạt đờithường (trồng dâu, nuôi tằm, trồng lúa, sinhhoạt đạm bạc) cốt lõi của cảm xúc làlòng yêu quê hương xứ sở

- Cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức lí trí: dẫunghèo khó vẫn hơn danh vọng chốn phần hoađô hội

- Tiếng gọi trở về khắc khoải trong lòng kẻ

xa quê  Lòng yêu nước, niềm tự hào dântộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ

* Củng cố

Trang 31

Tiết 12 + 13 Đọc thêm

* NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ

(Khuê oán) – Vương Xương Linh

* LẦU HOÀNG HẠC (Hoàng Hạc lâu) – Thôi Hiệu

* KHE CHIM KÊU (Điểu minh giản) – Vương Duy

- GV nêu câu hỏi theo phần

hướng dẫn đọc thêm, HS chuẩn

bị bài soạn ở nhà, thảo luận

và trả lời

- Trình bày hiểu biết về tác

giả ?

- Vì sao ở tựa đề và câu mở

đầu lại trái ngược với nhau?

Lối vào đề có tác dụng như

thế nào trong việc thể hiện tư

tưởng chủ đề tác phẩm ?

- Vị trí của câu thơ thứ ba ?

Câu thơ cuối có ý nghĩa như

thế nào ?

- Trình bày hiểu biết về tác

giả ?

- Việc sử dụng điệp từ

“Hoàng Hạc lâu” ? Quan hệ

giữa từ “Hoàng Hạc” với từ

“tích” ?

I Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) – Vương Xương Linh

1 Tác giả Vương Xương Linh (sgk – 196)

2 Hướng dẫn đọc – khám phá văn bản

* Hai câu đầu

Trẻ trung nàng biết chi sầu

Ngày xuân trang điểm lên lầu ngắm gương

 Người thiếu phụ không biết sầu, đang chìm trong trạng thái sảng khoái Hai câu đầu có tác dụng tạo thế cho việc biểu hiện rõ nét và tự nhiên quá trình chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ

* Hai câu cuối

Nhác trông vẻ liễu bên đường

Phong hầu, nghĩ dại, xui chàng kiếm chi

- Liễu  mùa xuân, sự li biệt gợi nhớ cảnh chia

tay năm nào và bao tháng năm sống cô đơn, tuổi xuân dần qua, và những rủi ro chồng mìnhcó thể gặp phải Từ buồn  vui  oán trách vànuối tiếc vì trót khuyên chồng ra trận, lập công, kiếm tước hầu

 Bài thơ đi từ tâm trạng của người thiếu phụ trở thành lời tố cáo chiến tranh một cách gián tiếp

II Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) – Thôi

Hiệu

1 Tác giả Thôi Hiệu (sgk – 198)

2 Hướng dẫn đọc – khám phá văn bản

* Hình ảnh của lầu Hoàng Hạc được nhắc lại

ba lần:

- Giải thích tên lầu và định vị lầu trong thời gian

- Sự đối lập:

Trang 32

- Lí giải vì sao những vấn đề

triết lí đặt ra trong bốn câu đầu

vẫn có ý nghĩa với hiện tại ở

bốn câu cuối ?

- Trình bày hiểu biết về tác

giả ?

- Tìm mối quan hệ giữa cảnh

và tâm hồn thi sĩ ? Qua mối

quan hệ đó thấy được đặc

điểm gì của cảnh sắc núi

xuân trong đêm ?

- Cảnh vật trong hai câu cuối

là tĩnh hay động, sáng hay tối ?

Mặt nào nổi bật hơn ? Vì sao ?

+ cái ra đi mãi mãi >< cái còn lại + vô hạn >< hữu hạn

+ hư >< thực(nhắc lại huyền thoại đẹp – truyền thuyết Phí Văn Vi, người xưa không còn, lầu chơ vơ, mây trắng bồng bềnh)

 Niềm nuối tiếc quá khứ, làm rõ thân phận lênh đênh của kẻ tha hương

 Cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn

* Tính triết lí của bài thơ

- Sự chuyển tiếp từ quá khứ đến hiện tại nhưng cuối cùng vẫn hướng đến hiện tại

- Tạo ra mối tương quan giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy (quá khứ: lầu Hoàng Hạc

>< hiện tại: đất Hán Dương, cái nhìn thấy là hương quan >< cái không nhìn thấy: quê hương đang hút hồn người)

III Khe chim kêu (Điểu minh giản) – Vương Duy

1 Tác giả Vương Duy (sgk – 201)

2 Hướng dẫn đọc – khám phá văn bản

* Tâm hồn đẹp của thi nhân:

- Hai câu đầu:

Người nhàn hoa quế nhẹ rơi Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh

 tâm trạng thanh thản, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên

- Hai câu sau:

Trăng lên chim núi giật mình Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi

 cảnh động (tiếng chim), sáng (ánh trăng)  bức tranh có hồn và sinh động, thể hiện một tâm hồn chứa đựng những cảm xúc tinh tế

* Củng cố:

- Nắm bắt thần thái, ý tứ của từng bài thơ của các tác giả Trung Quốc Học thuộc để tíchluỹ kiến thức

Trang 33

Tiết 14 Đọc thêm

VIÊN MAI BÀN VỀ THƠ

(Trích Tùy Viên thi thoại)

- HS đọc tiểu dẫn sgk

- Trình bày vài nét về cuộc đời

và quan điểm văn học của Viên

Mai ?

- HS đọc

- Em hiểu “cong” trong quan điểm

thơ văn của Viên Mai là gì ?

- HS trình bày

- HS đọc

- Theo Viên Mai nên dùng điển

tích như thế nào cho có hiệu

- Công trình: Tùy Viên thi thoại (16 quyển),

Tùy Viên thi thoại – Bổ di (10 quyển)

- Quan điểm văn học: Thuyết tính linh

+ chân tình (tâm tình chân thật – thơ là do tình

sinh ra)

+ cá tính (Tác thi bất khả dĩ vô ngã – làm

thơ không thể không có cái tôi)

+ tài năng (Nhà thơ không có tài thì không

thể vận chuyển được tâm linh; Vô tình bất thị tài – không có tình thì không phải là tài)

 ông phê phán tệ sùng bái mù quáng của người xưa, lối dùng điển cố một cách xơ cứng Oâng nhận ra vai trò của yếu tố tình cảm quyết định nội dung nhưng không coi nhẹ vai trò của hình thức

II Hướng dẫn đọc - khám phá văn bản

1 Quyển IV – 28 “Thơ văn quý ở chỗ cong”

- “Cong”:

+ lối nói gián tiếp (đặc điểm của thơ là khơi gợi, ngôn ngữ thơ là lối nói hàm súc, nên hàm ý trong thơ kín đáo hơn văn xuôi)

+ “ý tại ngôn ngoại”  tạo sự tò mò, hấp dẫn cho người đọc

2 Quyển VII – 67 “Dùng điển cố trong thơ”

- Phản đối việc dùng điển cố

- Nếu dùng thì không được dùng điển hiểm hóc, phải tra cứu, tìm tòi

- Dùng điển phải hiệu quả như bỏ muối vào nước, phải làm cho nước có vị mặn

- Dùng điển phải khéo, biết “phi tang” để người đọc không thấy vết tích

Ngày đăng: 06/05/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w