ĐỀ CƯƠNG ;CHƯƠNG TRÌNH LUẬT MÔI TRƯỜNGCHƯƠNG 1KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường1.1. Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay•Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường•Thực trạng môi trường hiện nay:Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọngSự cố môi trường ngày càng gia tăng1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật•Biện pháp chính trị•Biện pháp tuyên truyền-giáo dục•Biện pháp kinh tế•Biện pháp khoa học – công nghệ•Biện pháp pháp lýLưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác.2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường2.1. Định nghĩa luật môi trườngLMT là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.Lưu ý: Chúng ta không nói LMT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới LMT là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-TỔ BỘ MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI – MÔI TRƯỜNG
ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH LUẬT MÔI TRƯỜNG
(Lưu hành nội bộ)
Trang 2CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG
1 Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường
1.1 Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay
Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường
Thực trạng môi trường hiện nay:
Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầmtrọng
Sự cố môi trường ngày càng gia tăng
1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật
Biện pháp chính trị
Biện pháp tuyên truyền-giáo dục
Biện pháp kinh tế
Biện pháp khoa học – công nghệ
Biện pháp pháp lý
Lưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác.
2 Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
2.1 Định nghĩa luật môi trường
LMT là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu
tố môi trường.
Lưu ý: Chúng ta không nói LMT là một ngành luật trong hệ thống pháp luậtViệt Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới LMT là phải nói tới cảluật quốc gia và luật quốc tế về MT
2.2 Đối tượng điều chỉnh của luật môi trường
Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của LMT chính là các quan hệ xãhội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệcác yếu tố MT
Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của LMT cần phải lưu ý:
Trang 3 Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo LMT chỉ bao gồmnhững yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2,điều 3 Luật BVMT).
Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội
phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các
yếu tố MT
Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT,chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của LMT ra làm 3 nhómsau:
Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác củaLuật quốc tế về MT
Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa
cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân
Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau
2.3 Phương pháp điều chỉnh của luật môi trường
Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, LMT sử dụng hai phuơngpháp điều chỉnh sau:
Phương pháp Bình đẳng-thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quanhệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứ ba)
Phương pháp Quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai)
3 Nguyên tắc của luật môi trường
3.1 Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành
Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành.
Quyền đuợc sống trong MT trong lành là quyền được sống trongmột MT không bị ô nhiễm (theo tiêu chuẩn MT chứ không phải làmôi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòavới tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MTvà con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển)
Cơ sở xác lập.
Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành:đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chấtlượng cuộc sống nói chung
Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiênnày đang bị xâm phạm
Trang 4 Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trênthế giới.
Hệ quả pháp lý.
Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cầnthiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm chongười dân được sống trong một MT trong lành Xét ở khíacạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mụcđích của LMT
Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sốngtrong MT trong lành của mình thông qua những quyền vànghĩa vụ cơ bản của cộng dân (điều 50, Hiến pháp1992) như:quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồithường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin…
3.2 Nguyên tắc phát triển bền vững
Khái niệm
Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định
nghĩa là: “phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duytrì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển Muốn vậycần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hàihòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường
Cơ sở xác lập
Nguyên tắc này đuợc xác lập trên những cơ sở sau:
Tầm quan trong của môi trường và phát triển
Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT
Yêu cầu của nguyên tắc
Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xãhội và bảo vệ môi trường (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 5 của tuyên bố Rio DeJaneiro)
Họat động trong sức chịu đựng của trái đất
3.3 Nguyên tắc phòng ngừa
Cơ sở xác lập
Trang 5 Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục.
Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phụcđược mà chỉ có thể phòng ngừa
Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người vàthiên nhiên có thể gây ra cho MT
Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã
được chứng minh về khoa học và thực tiễn Đây chính là cơ sở để phânbiệt giữa nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng
Yêu cầu của nguyên tắc
Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thểgây ra cho MT
Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loạitrừ rủi ro
3.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Cơ sở xác lập
Coi MT là một lọai hàng hóa đặc biệt
Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMTNgười phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễmhiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyênthiên nhiên; người có hành vi xả thải vào MT; người có những hành
vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luật
Mục đích của nguyên tắc
Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theohướng khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho MTthông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ
Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT
Tạo nguồn kinh phí cho họat động BVMT
Yêu cầu của nguyên tắc
Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng vớitích chất và mức độ gây tác động xấu tới MT
Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác độngđến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan
Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc
Thuế tài nguyên (Luật Thuế tài nguyên)
Thuế Môi trường (Điều 112 LBVMT)
Trang 6 Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 LBVMT) Ví dụ: Nộp phíBVMT đối với nước thải theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nộp phíBVMT đối với khai thác khóang sản theo NĐ 137/2005/NĐ-CP…
Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác,dịch vụ quản lý chất thải nguy hại…)
Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng ( tiền thuê kếtcấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệthống xử lý chất thải tập trung…)
Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên (Điều 114,LBVMT)
3.5 Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất
Sự thống nhất của MT
Được thể hiện ở 2 khía cạnh:
Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biêngiới quốc gia, địa giới hành chính
Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa cácyếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếutố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác Ví dụ: sựthay đổi của rừng trên các lưu vực sông dẫn đến sự thay đổivề số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực
Yêu cầu
Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giớihành chính Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu cácquốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung.Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dướisự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chếmang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa cácđịa phương
Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành,các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điềuchỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bảnchất của đối tượng khai thác, bảo vệ Cụ thể:
Các văn bản quy phạm pháp luật về MT như Luật Bảovệ MT, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Tài
Trang 7nguyên nước… phải đặt trong một chỉnh thể thốngnhất
Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữacác ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp với tínhthống nhất của MT theo hướng quy hoạt động quản lývề mối trường về một đầu mối dưới sự quản lý thốngnhất của Chính phủ
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển nănglượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng vàgiảm thiểu chất thải
Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lýcác cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môitrường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môitrường đô thị, khu dân cư
Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa cácnguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêngcho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm
Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệmôi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hàihoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trườngcho phát triển
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, ápdụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệmôi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ cáccam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cánhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng caonăng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiệnđại
Trang 85 Nguồn của luật môi trường
Nguồn của LMT gồm các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạmpháp luật MT, cụ thể:
Các điều ước quốc tế về MT
Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam về MT
Các văn bản trên sẽ được giới thiệu trong từng nội dung cụ thể ở các chươngsau
Các website có thể sử dụng để lấy tài liệu tham khảo và văn bản pháp luậtMT:
Trang 9BÀI 1 PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Văn bản pháp luật:
Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
1 Tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường: “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho
phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường” (Khoản 5, Điều 3 của Luật Bảo vệ môi
trường)
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: “Tiêu chuẩn là quy định về
đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”, “quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và
Trang 10an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác”
(Khoản 1, khoản 2, Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
Có thể nhận thấy cả 2 thuật ngữ này đều thể hiện dưới dạng những chuẩnmực dưới dạng định tính hoặc định lượng cụ thể Trong lĩnh vực môi trường thìcác thông số mang tính kỹ thuật càng được định lượng thì càng đánh giá chính xácmức độ ô nhiễm Do được quy định ở hai văn bản khác nhau nên trong trường hợp
có sự khác biệt thì sẽ áp dụng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹthuật
Phân loại
Có nhiều cách thức phân loại khác nhau Nếu căn cứ vào nội dung,mục đích và đối tượng áp dụng, tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trườngđược chia thành:
Tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng môi trường: là những tiêuchuẩn, quy chuẩn dùng để đánh giá môi trường xung quanh, để xác định thế nào làmôi trường bị ô nhiễm, và nếu ô nhiễm thì ở mức độ như thế nào Tiêu chuẩn, quychuẩn này quy định rất rõ những chất gì không đựơc có, những chất gì có thể cónhưng phải có giới hạn,…trong môi trường Nói cách khác, những tiêu chuẩn, quychuẩn dạng này sẽ đề ra mức tối đa của các chất ô nhiễm trong môi trường tiếpnhận dùng để đánh giá chất lượng môi trường xung quanh Đây là những tiêuchuẩn, quy chuẩn để xác định đâu là một môi trường sạch, không bị ô nhiễm hayngược lại
Tiêu chuẩn và quy chuẩn thải: là các tiêu chuẩn, quy chuẩn được ápdụng trong lĩnh vực kiểm soát xả thải vào môi trường do hoạt động sản xuất, sinhhoạt của con người Tiêu chuẩn, quy chuẩn thải có hai loại là tiêu chuẩn, quychuẩn đối với chất thải và tiêu chuẩn, quy chuẩn tổng thải
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với chất thải: là những tiêu chuẩn, quychuẩn xác định những điều kiện để chất thải đựơc phép thải vào môi trường, cụ thể
nó quy định những chất gây ô nhiễm nào được phép có trong chất thải, nếu có thìđịnh lượng là bao nhiêu…
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn về tổng thải: là tổng lượng chất thải được phépthải vào khu vực cụ thể (một lưu vực sông, một hồ nước lớn,…) Chúng ta chỉđược phép thải trong khả năng tự làm sạch của môi trường Tuy nhiên, để xác địnhđược tiêu chuẩn về tổng thải là vấn đề rất khó khăn Việt Nam chúng ta hiện nayvẫn chưa có tiêu chuẩn về tổng thải do chưa thể đánh giá được khả năng tự làmsạch của môi trường
Trang 11 Tiêu chuẩn bổ trợ: là những biện pháp, cách thức, quy trình để xácđịnh những hai nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn được đề cập ở trên
Nếu căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành tiêu chuẩn môi trườngvà quy chuẩn môi trường được chia thành: Tiêu chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn ViệtNam); tiêu chuẩn cơ sở; tiêu chuẩn quốc tế; quy chuẩn quốc gia; quy chuẩn địaphương
1.2 Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường.
Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường ( từ Điều 10
đến điều 25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
Xây dựng và công bố
+ Đối với Tiêu chuẩn quốc gia (ký hiệu: TCVN): Bộ Tài nguyênvà Môi trường xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố
+ Đối với Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): các tổ chức tự xây dựng vàcông bố
Áp dụng+ Nguyên tắc:
Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc ápdụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổchức công bố tiêu chuẩn
Đối với tiêu chuẩn quốc tế: Đây là tiêu chuẩn do các tổ chứcquốc tế ban hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận xây dựng Các tiêu chuẩn nàychỉ mang tính tham khảo, khuyến khích áp dụng trừ trường hợp có những thỏathuận của các quốc gia thành viên về việc áp dụng trực tiếp những tiêu chuẩn đó.Lưu ý là khi một quốc gia sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng hệ thống tiêuchuẩn quốc gia thì tiêu chuẩn đó được áp dụng dưới danh nghĩa là tiêu chuẩn củaquốc gia đó (đã có sự chuyển hóa tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia)
+ Phương thức áp dụng tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn được áp dụngtrực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ
sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp
Xây dựng, công bố và áp dụng Quy chuẩn môi trường (từ Điều 26 đến Điều 39 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
Xây dựng và công bố Quy chuẩn môi trường + Đối với QCVN: do Bộ Tài nguyên và Môi trườngban hành (Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định)
Trang 12+ Đối với QCĐP: do UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ươngban hành để áp dụng trong phạm vi địa phương.
Áp dụng Quy chuẩn môi trường+ Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác
+ Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt độngđánh giá sự phù hợp
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm
vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm viquản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quychuẩn kỹ thuật đó
2 Quan trắc về môi trường (từ điều 94 đến điều 97 Luật BVMT 2005)
2.1 Hệ thống quan trắc
Hệ thống quan trắc môi trường gồm: các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạtđộng quan trắc môi trường; các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quảnlý và xử lý số liệu quan trắc môi trường Ngoài ra các tổ chức, cá nhân có đủ nănglực chuyên môn và trang thiết bị kĩ thuật cũng được tham gia vào hoạt động quantrắc môi trường
2.2 Chương trình quan trắc
Chương trình quan trắc có các loại sau: quan trắc hiện trạng môi trườngquốc gia, môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quan trắc các tácđộng đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; quan trắc các tác độngmôi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu vực sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
2.3 Trách nhiệm quan trắc
Trách nhiệm quan trắc được quy định tại điều 94 Luật Bảo vệ môi trườngnhư sau: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môitrường quốc gia; các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quan trắc các tác động đốivới môi trường từ những hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý; UBNDcấp tỉnh tổ chức quan trắc theo phạm vi địa phương; người vận hành, quản lý cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung cótrách nhiệm quan trắc các tác động đến môi trường từ hoạt động của cơ sở mình
3 Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh (điều 99 Luật Bảo vệ môi trường) 3.1 Khái niệm
Trang 13Là báo cáo do UBND cấp tỉnh lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ phát triểnkinh tế-xã hội của địa phương phản ánh hiện trạng môi trường theo không giantỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3.2 Nội dung
Những nội dung cụ thể của báo cáo được quy định trong khoản 1 điều 99như: hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí, cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các loài sinh vật; hiện trạng môitrường đô thị, khu dân cư, khu sản xuất tập trung; các điểm ô nhiễm môi trườngcũng như kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường…
3.3 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo theo định kì 5 năm để trìnhHĐND cùng cấp và báo cáo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo khoản 2 điều
99 và có trách nhiệm công khai báo cáo này theo điểm e khoản 1 điều 104 củaLuật BVMT
4 Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực (điều 100 Luật Bảo vệ môi trường)
4.1 Khái niệm
Nếu như báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh phản ánh hiện trạng môitrường theo không gian thì báo báo tình hình tác động môi trường của ngành lĩnhvực phản ánh hiện trạng môi trường theo ngành, theo lĩnh vực Cụ thể: báo cáotình hình tác động môi trường của ngành lĩnh vực là báo cáo do Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập định kỳ 5 năm một lần phản ánh tình hình tácđộng môi trường của ngành, lĩnh vực mà mình được phân công quản lý trên phạm
vi cả nước
4.2 Nội dung
Nội dung của báo cáo được quy định trong khoản 1 điều 100 Luật Bảo vệmôi trường như sau: hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đếnmôi trường; thành phần, mức độ nguy hại của các chất thải theo ngành, lĩnh vực;danh mục các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng và tình hình xử lý; đánh giá côngtác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực; dự báo, kế hoạch, chương trình, biệnpháp bảo vệ môi trường (khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo vệ môi trường)
4.3 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo
Định kỳ năm năm một lần, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủlập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lýtheo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường
5 Báo cáo môi trường quốc gia (Điều 101)
Trang 145.1 Khái niệm
Là báo cáo do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập định kỳ 5 năm một lầntheo kỳ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia phản ánh diễn biến môi trường và tìnhhình tác động môi trường của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước
5.2 Nội dung
Nội dung của báo cáo được quy định trong khoản 1 điều 101 như sau: cáctác động môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; diễn biến môi trường quốcgia và các vấn đề môi trường bức xúc; đánh giá việc thực hiện chính sách, phápluật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; dự báo các thách thức đối với môitrường cùng với kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môitrường
5.3 Trách nhiệm lập và công khai báo cáo
Định kỳ 5 năm một lần, Bộ tài nguyên môi trường có trách nhiệm lập báocáo môi trường quốc gia để Chính Phủ trình Quốc hội (Khoản 2, Điều 101, Điều
6.2 Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược (Điều 14 Luật BVMT)
Theo điều 14 Luật BVMT thì đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lượcgồm:
Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia
Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy
Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh
Cần lưu ý: Không phải chỉ có chiến lược phát triển mới thuộc đối tượng phải đánhgiá môi trường chiến lược mà đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược theo
Trang 15Luật BVMT 2005 còn có những quy hoạch, kế hoạch phát triển; cũng không phảimọi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đều là đối tượng phải đánh giá môitrường chiến lược Đối tượng đánh giá môi trường chiến lược chỉ là những chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đựơc quy định trong điều 14 Luật BVMT.
6.3 Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Trách nhiệm lập báp cáo: theo điều 15 của Luật BVMT thì chủ thể có tráchnhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chính là cơ quan được giaotrách nhiệm thực hiện dự án xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triểnthuộc đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược
Nội dung của báo cáo: Điều 16 của Luật BVMT quy định nội dung của báocáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm những nội dung sau:
Khái quát về mục tiêu, quy mô đặc biệt của dự án có liên quan đếnmôi trường
Mô tả tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường cóliên quan đến dự án
Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiệndự án
Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá
Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môitrường trong quá trình thực hiện dự án
6.4 Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐMC: việc thẩm định báo cáo ĐMC thuộcthẩm quyền của hội đồng thẩm định Cụ thể:
Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC: Bộ Tàinguyên và Môi trường sẽ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMCđối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phêduyệt; UBND cấp tỉnh sẽ tổ chức hội đồng thẩm định đối với dự ánthuộc thẩm quyền quyết định của mình và của HĐND cùng cấp; cáctrường hợp còn lại thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tưnào sẽ có trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC domình phê duyệt (Điều 17 Luật BVMT)
Thành viên hội đồng thẩm định: khoản 2 điều 17 Luật BVMT
+ Đối với những dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh: thành phần hội
đồng thẩm định gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; đại diệncủa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp
Trang 16tỉnh; các chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp; ngoài ra
có thể có đại diện của tổ chức, cá nhân khác
+ Đối với các dự án của tỉnh, thành phố thuộc trung ương thì hội
đồng thẩm định gồm đại diện của UBND cấp tỉnh; cơ quan chuyênmôn về BVMT và các ban ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyêngia; đại diện của tổ chức, cá nhân khác ( Cụ thể: khoản 2, 3 điều 17Luật BVMT )
6.5 Phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Do đặc thù của đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược là các dự án,chiến lược, quy hoạch đều thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lýNhà nước nên pháp luật hiện nay không quy định chính thức việc phê duyệt báocáo ĐMC Thay vào đó, cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMCphải có văn bản chính thức báo cáo về kết quả thẩm định gửi cho cơ quan có thẩmquyền phê duyệt chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đó để làm căn cứ phê duyệt dựán (Điều 17 của Luật BVMT)
6.6 Thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược
Xem thêm Luật BVMT
7 Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
7.1 Khái niệm
Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá tácđộng môi trường có thể gây ra cho môi trường, trên cơ sở đó đưa ra những giảipháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro
7.2 Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường được qui định trong điều 18của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể bao gồm các đối tượng sau:
Dự án công trình quan trọng quốc gia
Dự án có sử dụng một phần diện tích đất mà có ảnh hưởng xấu đếnkhu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử vănhóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng
Dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến lưu nguồn nước lưu vựcsông, vùng ven biển, vùng quang cảnh sinh thái được bảo vệ
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, khucông nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề
Dự án xây dựng đô thị mới, khu dân cư tập trung
Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất, và tài nguyên thiên nhiên qui
mô lớn
Trang 17 Dự án khác có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường là những dự án đầu tư cụ thể.
Điều 18 Luật BVMT chỉ mới xác định những loại dự án đầu tư phải đánh giá tácđộng môi trường, còn những dự án cụ thể nào thì chúng ta phải tìm trong danhmục những dự án đầu tư do Chính phủ quy dịnh tại phụ lục của Nghị định29/2011/NĐ-CP Đối với những dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môitrường phát sinh ngoài danh mục quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 29, thì
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định và báo cáo Thủtướng Chính phủ
7.3 Lập báo cáo ĐTM
Trách nhiệm lập báo cáo ĐTM thuộc về chủ đầu tư các dự án thuộc đốitượng phải lập báo cáo ĐTM Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư không đủ điều kiệnchuyên môn để lập báo cáo thì có thể thông qua những tổ chức dịch vụ tư vấn lậpbáo cáo ĐTM Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM phải có đủ điều kiện vềcán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết
7.4 Nội dung báo cáo ĐTM
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường qui định trong điều 20của Luật bảo vệ môi trường Chúng ta cần lưu ý những nội dung như sau:
Báo cáo phải đánh giá được hiện trạng môi trường tại địa bàn hoạtđộng đánh giá Ví dụ như hiện trang môi trường đất, hiện trang môitrường nước, hiện trạng môi trường không khí hay các di tích lịch sử,văn hóa nếu có ở trên địa bàn có dự án cần đánh giá
Báo cáo phải đánh giá được tác động xảy ra đối với môi trường dohoạt động của dự án kể từ khâu thi công xây dựng, khi dự án đã đi vàogiai đoạn vận hành rồi đến cả khi dự án kết thúc hoàn toàn Tất cảnhững rủi ro có thể phát sinh trong các giai đoạn trên đều phải đượclường trước
Báo cáo phải có những kiến nghị về giải pháp bảo vệ môi trường, giảipháp để giảm thiểu, loại trừ rủi ro Những giải pháp này trong giaiđoạn thẩm định có thể tiếp tục được bổ sung bởi cơ quan thẩm định
Một nội dung thể hiện chủ trương dân chủ trong công tác bảo vệ môitrường của Nhà nước đó là trong báo cáo đánh giá tác động môitrường phải có ý kiến của UBND cấp xã, ý kiến của đại diện nhân dântại khu vực dự án được triển khai thực hiện Đây là điểm mới trongLuật Bảo vệ môi trường 2005 Ý kiến của đại diện nhân dân nơi có dựán được triển khai phải ghi rõ tỷ lệ ý kiến tán thành, tỷ lệ ý kiến không
Trang 18tán thành đối với việc triển khai dự án Trường hợp cần thiết thìUBND cấp xã có thể yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đối thoại trực tiếp vớingười dân và chủ đầu tư có trách nhiệm phải phối hợp thực hiện Tuynhiên, không phải mọi dự án trong quá trình lập báo cáo ĐTM đềuphải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân
cư nơi thực hiện dự án Ví dụ như các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực anninh, quốc phòng liên quan đến bí mật quốc gia,…
7.5 Thẩm định báo cáo ĐTM
Thứ nhất, về thẩm quyền tổ chức thẩm định: Chủ thể có trách nhiệm tổ chức
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền, bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý ngành vàUBND cấp tỉnh Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩmđịnh, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có thể uỷ quyền cho BanQuản lý khu kinh tế thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dựán đầu tư trong khu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế đó có tổ chức, bộ phậnchuyên môn về bảo vệ môi trường UBND cấp tỉnh có thể uỷ quyền cho cơ quanchuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp tổ chức hội đồng thẩm định hoặc lựachọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự ánđầu tư trên địa bàn thuộc quyền quản lý, phê duyệt của mình
Cần lưu ý sự khác biệt trong việc thẩm định báo cáo ĐMC và ĐTM: đối vớiviệc thẩm định báo cáo ĐTM thì Bộ Tài nguyên và Môi trường ngoài việc tổ chứcthẩm định đối với những dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phêduyệt thì còn tổ chức thẩm định đối với các dự án liên ngành, liên tỉnh
Thứ hai, về chủ thể thẩm định: việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụthẩm định Luật không quy định cụ thể là khi nào thì thẩm định bởi hội đồng thẩmđịnh, khi nào thì thẩm định bởi tổ chức dịch vụ thẩm định Trong từng trường hợpcụ thể, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định sẽ lựa chọn thẩm định bởi chủthể nào Việc có thể thẩm định báo cáo ĐTM thông qua tổ chức dịch vụ thẩm địnhcũng là một trong những điểm khác biệt cơ bản so với việc thẩm định báo cáoĐMC chỉ có thể thông qua hội đồng thẩm định mà thôi
7.6 Phê duyệt báo cáo ĐTM
Thẩm quyền xem xét và phê duyệt báo cáo ĐTM thuộc về cơ quan thành lậphội đồng thẩm định hoặc quyết định sử dụng tổ chức dịch vụ thẩm định Tuynhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáođánh giá tác động môi trường có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý khu kinh tế thẩm
Trang 19định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, của các dự án đầu tư trongkhu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế đó có tổ chức, bộ phận chuyên môn vềbảo vệ môi trường.
Cần lưu ý phân biệt giữa phê duyệt báo cáo ĐTM và phê duyệt dự án: Theoquy định tại khoản 4 điều 22 Luật BVMT thì các dự án thuộc đối tượng phải lậpbáo cáo ĐTM chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khibáo cáo ĐTM được phê duyệt Cụ thể là sau 24 tháng kể từ ngày báo cáo đánh giátác động môi trường được phê duyệt, dự án mới được triển khai thực hiện Nhưvậy, việc phê duyệt báo cáo ĐTM là tiền đề cho việc phê duyệt dự án
7.7 Thực hiện báo cáo ĐTM
Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án phải có trách nhiệm thựchiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM và cácyêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM Chủ dự án phải báo cáo vớiUBND nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM;đồng thời thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM để kiểm tra, xác nhậnviệc thực hiện các nội dung, yêu cầu của báo cáo Về trách nhiệm của cơ quan phêduyệt báo cáo, phải chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trongbáo cáo ĐTM đã được phê duyệt
8 Cam kết bảo vệ môi trường
8.1 Khái niệm
Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải cam kếtbảo vệ môi trường có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đểloại trừ và giảm thiểu rủi ro
8.2 Đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường
Đối tượng phải có cam kết bảo vệ môi trường là các cơ sở sản xuất kinhdoanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và các đối tượng không thuộc diện phải ĐTMhay ĐMC (Điều 24 của Luật BVMT)
8.3 Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường gồm các nội dung chính sau: địa điểm thựchiện; loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên nhiên liệu sửdụng; các loại chất thải phát sinh; cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xửlí chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (Điều 25của Luật BVMT) Nội dung cụ thể
Lưu ý: Các đối tượng theo quy định chỉ được triển khai hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ sau khi có Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môitrường
Trang 20Bản cam kết bảo vệ môi trường là một trong những thành phần của hồ sơdự án và được lập đồng thời với lập dự án.
8.4 Đăng ký và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy địnhthuộc UBND cấp huyện, trường hợp cần thiết UBND cấp huyện có thể ủy quyềncho UBND cấp xã tổ chức đăng kí UBND cấp huyện có thể uỷ quyền cho BanQuản lý khu kinh tế xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tưtrong khu kinh tế khi Ban Quản lý khu kinh tế đó có tổ chức, bộ phận chuyên mônvề bảo vệ môi trường
Lưu ý:
1 Trường hợp dự án nằm trên địa bàn quản lý từ 02 huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thì chủ dự án đầu tư đăng ký bản cam kết bảovệ môi trường tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi môi trường chịu tác độngtiêu cực lớn nhất từ dự án Trường hợp dự án tác động tiêu cực như nhau đếnmôi trường của một số địa phương thì chủ dự án được lựa chọn một trong sốcác địa phương đó để đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
2 Không phải mọi trường hợp UBND cấp huyện đều có thể uỷquyền cho UBNN cấp xã tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.Trong trường hợp dự án nằm trên địa bàn của từ 02 huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh trở lên thì UBND cấp huyện không ủy quyền choUBND cấp xã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
8.5 Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
Trách nhiệm thực hiện: thuộc về các tổ chức, cá nhân có cam kết bảo vệmôi trường, họ phải thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong bản cam kết
Trách nhiệm kiểm tra: UBND cấp huyện, xã được giao trách nhiệm chỉ đạo,
tổ chức kiểm tra thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kếtbảo vệ môi trường
9 Công khai thông tin dữ liệu về môi trường, thực hiện dân chủ ở cơ sở về môi trường
9.1 Công khai thông tin dữ liệu về môi trường
Việc công khai thông tin dữ liệu về môi trường góp phần thực hiện quyềnđược tiếp cận thông tin và nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền đượcsống trong môi trường trong lành của người dân, Luật bảo vệ môi trường 2005 đãquy định về việc công khai thông tin dữ liệu về môi trường Các văn bản pháp luậtmôi trường không chỉ dừng lại ở việc quy định người dân có quyền mà trong
Trang 21trường hợp này còn quy định rõ đối tượng có trách nhiệm cung cấp những thôngtin đó
Những thông tin phải công khai cho người dân là những loại thông tin nhưsau: báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; các cam kết bảo vệ môitrường đã đăng kí; thông tin về các nguồn thải, các chất thải có nguy cơ gây hạicho sức khỏe con người và môi trường; khu vực bị ô nhiễm, suy thoái nghiêmtrọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; quyhoạch thu gom, tái chế xử lí chất thải; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báocáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốcgia
Hình thức công khai thông tin phải đảm bảo thuận tiện cho những đối tượng
có liên quan tiếp nhận thông tin (phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tintrên báo chí, đưa lên trang web; báo cáo trong các cuộc họp của HĐND, thông báotrong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở đơn vị, trụ sở UBND xã,phường, thị trấn…)
Trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường: Bộ Tài nguyên vàMôi trường có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường quốc gia;
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm công khai thôngtin, dữ liệu về môi trường thuộc ngành, lĩnh vực do mình quản lý; Cơ quan chuyênmôn về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khaithông tin, số liệu về môi trường trên địa bàn do mình quản lý; Ban Quản lý khukinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ có trách nhiệmcông khai thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc phạm vi mình quản lý
9.2 Thực hiện dân chủ ở cơ sở về môi trường
Thứ nhất, về nội dung: ngoài việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan
phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người dân, luật còn quy định cáctrường hợp phải tổ chức đối thoại về môi trường (Điều 105 của Luật BVMT)
Thứ hai, về hình thức thực hiện: khi có yêu cầu của bên có nhu cầu đối
thoại, theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường các cấphoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của các cá nhân, tổ chức Khi đượcyêu cầu đối thoại, các bên phải có trách nhiệm giải trình, tiến hành đối thoại dướidự chủ trì của UBND hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường
Trang 22BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI; PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG; KHẮC PHỤC
Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
Văn bản pháp luật:
Luật Bảo vệ môi trường 2005.
Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải
Khái niệm chất thải (khoản 10, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường).
o Định nghĩa: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, chất thảiđược chia thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường
Việc phân loại chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các biệnpháp quản lý đối với từng loại chất thải
Khái niệm quản lý chất thải (Khoản 12, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường)
Quản lý chất thải bao gồm các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, táichế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng khả năng
có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường dochất thải gây ra
Hiện tại, trên thế giới, có 2 cách tiếp cận phổ biến được áp dụng trong quảnlý chất thải là quản lý chất thải ở cuối đường ống sản xuất (còn gọi là quản lý chấtthải ở cuối công đoạn sản xuất) và quản lý chất thải theo đường ống sản xuất (quản
Trang 23lý chất thải trong suốct quá trình sản xuất, dọc theo đường ống sản xuất) Ngoài ra,một số nước phát triển đã có cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải, đó là quảnlý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng Cách này tập trung vào việc nâng caonhận thức của người tiêu dùng (bao gồm cả các nhà sản xuất để họ lựa chọn và đòihỏi các sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, phải thân thiệnvới môi trường và bản thân người tiêu dùng cũng hành động thân thiện với môitrường trong tiêu dùng sản phẩm.
Tại Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau nên cách tiếp cận chủ yếu vẫn làquản lý chất thải cuối đường ống Đối với mỗi loại chất thải khác nhau, căn cứ vàosự tác động của chất thải đó đối với môi trường xung quanh, pháp luật có các quyđịnh khác nhau về quản lý chất thải
1.2 Nội dung
Quản lý chất thải nguy hại (Từ Điều 70 đến Điều 76 của Luật bảo
vệ môi trường ; Thông tư 12/2011/TT-BTNMT).
o Danh mục chất thải nguy hại: Danh mục chất thải nguy hại được banhành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường
o Trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại và vấn đề chuyển giao tráchnhiệm quản lý chất thải nguy hại
o Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy
hại: Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận
quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảovệ môi trường cấp tỉnh Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chấtthải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại
o Phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại: Tổ chức, cá
nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thugom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chấtthải nguy hại Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyêndụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường Tổ chức, cá nhân phải
có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra; khôngđược để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường
o Vận chuyển chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phải được vậnchuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường vàthời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định Chỉnhững tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới đượctham gia vận chuyển Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bịphòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra
Trang 24o Xử lý chất thải nguy hại:
quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới đượctham gia xử lý chất thải nguy hại Việc chuyển giao trách nhiệm xử lý chất thảinguy hại giữa chủ có hoạt động làm phát sinh chất thải và bên tiếp nhận tráchnhiệm xử lý chất thải được thực hiện bằng hợp đồng, có xác nhận của cơ quanchuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh Hợp đồng chuyển giao trách nhiệm xửlý chất thải nguy hại phải ghi rõ xuất xứ, thành phần, chủng loại, công nghệ xử lý,biện pháp chôn lấp chất thải còn lại sau xử lý
phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh họccủa từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợptrong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định củapháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chođến khi chất thải được xử lý
o Khu chôn lấp chất thải nguy hại: Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải
đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: Được bố trí đúng quy hoạch, thiếtkế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách
an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nướcmặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biểnhiệu cảnh báo; có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môitrường; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ramôi trường xung quanh; trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chônlấp chất thải nguy hại
o Quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại:
thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm: điều tra, đánh giá, dự báonguồn phát sinh chất thải nguy hại, loại và khối lượng chất thải nguy hại; xác địnhđịa điểm cơ sở xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại; xác lập phương thức thugom, tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại, vị trí, quy mô, loại hình, phươngthức lưu giữ; xác định công nghệ xử lý, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải nguyhại; xác định kế hoạch và nguồn lực thực hiện bảo đảm tất cả các loại chất thảinguy hại phải được thống kê đầy đủ và được xử lý triệt để
nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc
Trang 25gia về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại trình Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí mặt bằng xây dựng khuchôn lấp chất thải nguy hại theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Quản lý chất thải rắn thông thường (từ Điều 77 đến Điều 80 của
Luật bảo vệ môi trường, Nghị Định 59/2007/NĐ-CP)
o Phân loại chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn thông thường đượcphân thành hai nhóm chính: Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; chất thảiphải tiêu hủy hoặc chôn lấp
o Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phùhợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển Trường hợpvận chuyển chất thải đi qua nội thành, nội thị của thành phố, thị xã thì chỉ được điqua những tuyến đường đã được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thôngquy định
kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố tríđủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việcphân loại tại nguồn
o Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chon lấp chất thải rắn thông thường phải
đáp ứng các yêu cầu: Phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chonlâp` chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt; không được đặt gần khu dân
cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; được thiếtkế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tếtổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường; có phân khu xử lý nước thải phát sinh từchất thải rắn thông thường; sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhànước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vậnhành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải
o Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thôngthường bao gồm các nội dung:
Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phátthải và tổng lượng chất thải rắn phát sinh;
khả năng tái chế chất thải;
cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải;
Trang 26 Lựa chọn công nghệ thích hợp;
Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện
Quản lý chất thải lỏng thông thường (Điều 81, 82 của Luật bảo vệ
môi trường, NĐ 88/2007/NĐ-CP)
o Thu gom, xử lý nước thải: Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Đô thị, khudân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thảisinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường.Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định về quản lýchất thải rắn Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quyđịnh về chất thải nguy hại
o Hệ thống xử lý nước thải: Một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống
xử lý nước thải, gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm côngnghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệthống quản lý nước thải tập trung Hệ thống xử lý nước thải phải đảm báo các yêucầu: Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; đủ côngsuất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; xử lý nước thảiđạt tiêu chuẩn môi trường; cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vịtrí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vận hành thường xuyên
Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức
xạ (từ Điều 83 đến Điều 85 của Luật bảo vệ môi trường).
Ở các nước đang phát triển, việc phải đối đầu với khói bụi, khí thải, tiếngồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, làm ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống và sức khỏe cộng đồng, là một trong những vấn đề đáng longại nhất Nước ta là nước công nghiệp chưa phát triển mạnh, dân số ở đô thị, nhấtlà ở các đô thị lớn chưa cao Môi trường không khí ở các vùng nông thôn cơ bản làtrong lành Tuy nhiên hiện tượng ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp tậptrung và ở các đô thị lớn đã xuất hiện với mức độ báo động Các yếu tố gây ônhiễm không khí hiện nay là bụi và khí thải từ sản xuất công nghiệp, hoạt độnggiao thông vận tải, hoạt động xây dựng và đun nấu phục vụ sinh hoạt của nhândân Một số ngành gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là nhiệt điện, sản xuất Ximăng, gạch ngói, luyện kim, hóa chất, khai thác khoáng sản Với việc sản xuất lạchậu và thiếu các thiết bị xử lý ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung và các cơ sởsản xuất thuộc các ngành công nghiệp này đang gây ra những tác động xấu tới môitrường xung quanh
Trang 27Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm bụi và không khí ở các khu công nghiệpthường xuyên vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 – 3 lần Nồng độ khí thải độc hại(SO2, NO2, CO) ở phần lớn các đô thị và khu công nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuẩncho phép, tức là chưa có tình trạng ô nhiễm bỡi các loại khí này Song ở một sốnhà máy, nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ các loại khí độc hại trên tiêuchuẩn cho phép nhiều lần Ngoài ra, cùng với sự phát triển của kinh tế nước tatrong những năm gần đây, các nhà máy sản xuất mọc lên khá nhiều trong khi cơchế quản lý về môi trường chưa chặt chẽ và kém hiệu quả nên các nhà máy vẫntiếp tục thải vào môi trường không khí những lượng chất vô cùng lớn với lượngbụi và tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
o Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải: Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xửlý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu,nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường Phương tiện giaothông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộphận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặcbiện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường Bụi, khí thải
có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại
o Kiểm soát tiếng ồn, độ rung: Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung,ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát,
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khudân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phảithực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sứckhoẻ của cộng đồng dân cư Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giaothông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quátiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêuchuẩn môi trường Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụngpháo nổ Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoatheo quy định của Thủ tướng Chính phủ
Quản lý chất thải trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu:
o Về nguyên tắc, chất thải cấm xuất, nhập khẩu
o Những biện pháp ngăn chặn việc xuất-nhập khẩu chất thải:
Trong việc xuất, nhập khẩu, quá cảnhhàng hóa (Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường 2005): Máy móc, thiết bị, phươngtiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng tiêuchuẩn môi trường và không thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ
Trang 28môi trường 2005 Hàng hoá, thiết bị, phương tiện có khả năng gây ô nhiễm, suythoái và sự cố môi trường quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam phải được phép và chịusự kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
43 của Luật bảo vệ môi trường, Điều 19 của NĐ 80/2006/NĐ-CP):
Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trườngnhư: đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoácấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế màCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; không chứa chất thải, các tạpchất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vậnchuyển; thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định
Nhập khẩu phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện Tổ chức,cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ cácđiều kiện Luật định mới được phép nhập khẩu phế liệu:
Vấn đề thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67 của
Luật bảo vệ môi trường, Điều 21 của NĐ 80/2006/NĐ-CP):
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đãhết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây:
o Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
o Pin, ắc quy;
o Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp;
o Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên;
o đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp,thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người;
o Phương tiện giao thông;
o Săm, lốp;
o Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
2.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Trong công tác bảo vệ môi trường, việc chủ động phòng ngừa và hạn chếcác tác động xấu đối với môi trường phải được đặt lên hàng đầu Đặc biệt, việcphòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường là hoạt động, biện pháp nhằm ngăn ngừavà hạn chế tối đa các rủi ro gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường do
Trang 29ảnh hưởng xấu của sự cố môi trường Trong thời gian qua đã có nhiều văn bảnhướng dẫn công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường Tuy nhiên, các vănbản quy phạm pháp luật về vấn đề này còn rải rác trong các Nghị định, thông tư,chưa thống nhất và đồng bộ cũng như hiệu lực pháp luật chưa cao, do đó việc thựchiện chưa đạt hiệu quả.
Trong khi đó, hàng năm, sự thay đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu và cáckhu vực thế giới do hoạt động của con người đã và đang tác động tiêu cực đếnnhiều lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự cốtràn dầu do các hiện tượng rò rỉ, phụt dầu, vỡ đường ống, vỡ bể chứa, tai nạn đâm
va gây thủng tàu, đắm thuyền, đắm tàu, sự cố các dàn khoan dầu khí, cơ sở lọc hóadầu…làm cho dầu và sản phẩm thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởngxấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, nhất là các hoạt động liênquan đến khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên, thủy sản Ngoài ra, sự cố môitrường còn thường xảy ra đối với các hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động trong các lĩnh vực sinh học, hóa chất liên quanđến hạt nhân và bức xạ…
Khái niệm sự cố môi trường (khoản 8, Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường): Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặcbiến đổi môi trường nghiêm trọng
Sự cố môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên (bão, lũ,lụt, hạn hán, động đất, mưa axít…) hoặc sự tác động của con người (phụt dầu, tràndầu, nổ lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử,…) hoặc là kết hợp cả haiyếu tố đó Phân biệt những nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có ý nghĩa quantrọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức có liênquan
Cũng cần lưu ý là những tai biến, rủi ro hoặc biến đổi bất thường của tựnhiên phải gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng thì mớiđược xem là sự cố môi trường
Phòng ngừa sự cố môi trường (từ Điều 86 đến Điều 89 của Luật bảo vệ môi
trường)
o Trách nhiệm: trách nhiệm phòng ngừa sự cố môi trường quy địnhdối với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơgây ra sự cố môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước Cụ thể:
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơgây ra sự cố môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ
Trang 30ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện cácnội dung như: lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; lắp đặt,trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường; đào tạo,huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; tuân thủ quyđịnh về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên; có trách nhiệmthực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loạitrừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường Đây lànhững quy định nhằm lường trước những nguy cơ có thể xảy ra sự cố, từ đó cóbiện pháp phòng ngừa hiệu quả.
o Nội dung phòng ngừa sự cố môi trường do thiên tai gây rabao gồm:
Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến củacác loại hình thiên tai có thể gây sự cố môi trường;
Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy
ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực;
Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòngngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường
Ứng phó sự cố môi trường (Điều 90, Điều 91 của Luật bảo vệ môi
trường)
o Trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường:
Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thựchiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứungười, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quanchuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;
Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứngđầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực vàphương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;
Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phươngthì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phốihợp ứng phó;
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địaphương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy độngcác cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phươngđược yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trườngtrong phạm vi khả năng của mình
o Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng ứng phó sự cố:
Trang 31 Nhà nước có trách nhiệm xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bịdự báo, cảnh báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm xây dựngnăng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai, sự cố môi trường
Cần lưu ý là những quy định trên về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trườngchỉ là những quy định mang tính nguyên tắc, những quy định cụ thể về phòngngừa, ứng phó sự cố môi trường trong từng lĩnh vực cụ thể chúng ta phải xemtrong các văn bản pháp luật khác như: Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh phòngchống bão lụt, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ Pháp lệnh giống cây trồng,Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thựcvật… và những văn bản quy định chí tiết, hướng dẵn thi hành Luật bảo vệ môitrường và các văn bản trên
2.2 Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường (Điều 49, Điều 92 của Luật bảo
vệ môi trường)
Môi trường ngày càng trở thành một vấn đề toàn cầu Có rất nhiều lí do chomối quan tâm này, đó là sự quan ngại về việc nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm cóthể bị biến mất trong thời gian tới nếu hoạt động khai thác và sử dụng của conngười vẫn tiếp tục ở mức độ cao; sự thay đổi khí hậu và các thảm họa thiên nhiênngày càng nhiều do sự nóng lên toàn cầu là kết quả của các hoạt động phá rừng vàthải khí CO2 của các hoạt động công nghiệp; ô nhiễm môi trường đã đến mức báođộng Hầu hết các thành phố lớn đều sống trong ô nhiễm khí thải của nhà máy, xe
cộ, bụi công trường, không chỉ đất liền, không khí mà cả biển cả, sông suối, nướcngầm cũng đang bị ô nhiễm tấn công
Căn cứ để xác cơ sở gây ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm: việc xác định các
tiêu chí ô nhiễm môi trường để từ đó có những biện pháp khắc phục và phục hồimôi trường là hết sức cần thiết theo quy định tại Điều 92 của Luật bảo vệ môi
trường thì căn cứ để xác cơ sở gây ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm bao gồm:
o Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiềuchất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường
o Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặcnhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quátiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên
o Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của mộthoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường
Trang 32từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượtquá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên.
Cần lưu ý là căn cứ để xác định cơ sở gây ô nhiễm chính là sự tác độngcủa nó tới môi trường xung quanh Một cơ sở gây ô nhiễm không hẳn đã là cơ sở
vi phạm pháp luật môi trường
Biện pháp khắc phục:
o Sau khi xác định được tiêu chí là khu vực bị ô nhiễm thì cần phảitiến hành điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ ô nhiễm; nguyên nhân,trách nhiệm của các bên liên quan trong việc gây ra sự cố ô nhiễm; các công việccần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; các thiệt hại đối vớimôi trường làm căn cứ để yêu cầu bên gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường khuvực bị ô nhiễm Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật bảo vệmôi trường năm 2005 thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức điều tra,xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm được quy định như sau:
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định khu vực môitrường bị ô nhiễm trên địa bàn;
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc phối hợp của Uỷ ban nhândân cấp tỉnh tổ chức, điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm nằm trênđịa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệthại về môi trường phải được công khai để nhân dân được biết Tổ chức, cá nhângây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết theoquy định tại khoản 3 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường 2005
o Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trườngthì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 Điều này
có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đốitượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
o Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xácđịnh được nguyên nhân thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có tráchnhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường
o Trường hợp khu vực bị ô nhiễm nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương trở lên thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môitrường được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Trang 33BÀI 3 PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Văn bản pháp luật:
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989.
Nghị định số 23-HĐBT ngày 24-01-1991 ban hành Điều lệ vệ sinh.
Luật An toàn thực phẩm 2010.
I PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
Nơi công cộng là nơi diễn ra hoạt động của nhiều người và có ảnh hưởngđến lợi ích chung của cộng đồng Vệ sinh nơi công cộng là những điều kiện vàbiện pháp để đảm bảo cho nơi công cộng được trong lành, sạch đẹp Việc giữ gìnvệ sinh nơi công cộng góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lợi ích kinh tế cho xãhội
Pháp luật về vệ sinh nơi công cộng được quy định chủ yếu trong Luật Bảovệ môi trường 2005 (từ Điều 50 đến Điều 53), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân
1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định 23 – HĐBT ngày 24 tháng
01 năm 1991 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ)
Vệ sinh trên đường phố: Các quy định về vệ sinh trên đường phố chủ yếu là
các hành vi nghiêm cấm, bao gồm: Không được đổ rác, vứt rác, vứt xác súc vật vàphóng uế bừa bãi trên đường phố, hè phố, bãi cỏ, gốc cây, hồ ao và những nơicông cộng khác Khi vận chuyển rác, than, vôi, cát, gạch và các chất thải khác,không được làm rơi vãi trên đường đi Không được tự tiện đào đường, hè phố Nếuđược phép đào thì làm xong phải dọn ngay và sửa lại như cũ, không được để đấtvà vật liệu xây dựng làm ứ tắc cống rãnh Hệ thống công rãnh phải kín và thườngxuyên được khai thông Không được quyét đường phố vào những giờ có đôngngười đi lại
Các quy định này trên thực tế hầu như chưa được áp dụng triệt để Nếu nhưthực hiện được tất cả những điều này thì môi trường được cải thiện rất nhiềunhưng tiếc rằng tất cả những quy định này hầu như không được thực hiện trên thựctế Các biểu hiện vi phạm rất công khai Các hành vi như xả rác, vứt rác, phóng uếtrên đường phố hầu như không bị xử lý
Vệ sinh ở những nơi công cộng khác: Nơi công cộng khác có thể là bệnh
viện, trường học, nhà trẻ, rạp hát, rạp chiếu bóng, Những nơi công cộng như bến
xe, bến tầu, sân bay, công viên, chợ, các cửa hàng lớn, các rạp hát, rạp chiếu phim,câu lạc bộ, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, các khu tập thểphải có đủ nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, có thùng rác đậy kín Những khu vựcđông dân cư, chật chội, những đường phố lớn đông người cần xây dựng nhà vệ
Trang 34sinh công cộng sạch đẹp, có thể thu tiền bảo quản và phục vụ Không được tắm,giặt ở các vòi nước công cộng Không được hút thuốc lá trong nhà trẻ bệnh viện,phòng học, trong các rạp chiếu bóng, rạp hát, trên xe ôtô, máy bay và những nơitập trung đông ngưòi trong không gian hạn chế Tại những cơ sở này phải qui địnhnhững nơi hút thuốc riêng.
Vệ sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm: Việc nuôi gia súc, gia cầm phải
đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường sinh hoạt và ảnh hưởng xấu đếnsức khoẻ của con người Không được thả rông gia súc trên đường phố, khi lùa đàngia súc qua thành phố, thị xã phải đi vào ban đêm và đi theo đường quy định riêng;nếu có phân gia súc rơi vãi trên đường phố phải dọn ngay Không được cho trâu
bò tắm ở các sông ngòi, hồ ao, nơi nhân dân sử dụng làm nguồn nước dùng trongsinh hoạt, ăn uống
Vệ sinh trong việc sử dụng phân bắc: Phân bắc phải được ủ kỹ trước khi sử
dụng Không được lấy và vận chuyển phân vào những giờ nhiều người qua lại trênđường phố Khi vận chuyển phân phải được để vào trong thùng đậy kín khôngđược để phân rơi vãi trên đường đi
Các quy định về vệ sinh nơi công cộng mặc dù được quy định với nhiều nộidung khác nhau mà nếu thực hiện tốt điều này thì vệ sinh nơi công cộng được cảithiện rất nhiều Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này trên thực tế khá lỏnglẻo Điều này xuất phát từ nhận thức của người dân và vai trò của các cơ quan nhànước có thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi vi phạm
II PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe nhân dân, điều này được thể hiện trong tất cả nghị quyết, văn kiện Đại hộiĐảng các cấp, các kỳ Đại hội Quan điểm nhất quán này được khẳng định cụ thểtrong Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảovệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới Bảo đảm an toànthực phẩm là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân,nên cũng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc, điều này đã được thể hiện cụthể bằng hành động cụ thể: Thành lập Cục quản lý chất lượng, vệ sinh, an toànthực phẩm (tiền thân của Cục ATVSTP ngày nay) năm 1999 Ngay trong năm này,Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảmchất lượng VSATTP; năm 2000 đã phê duyệt chương trình bảo đảm VSATTP làmột trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế; năm 2003 đã ban hànhPháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ; năm 2004 ban hành Nghị định số163/2004/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP;
Trang 35năm 2006 phê duyệt chương trình hành động bảo đảm VSATTP giai đoạn
2006-2010 theo hướng trở thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập; năm 2007, phêduyệt 6 dự án nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm VSATTP giaiđoạn đến 2010 với tổng kinh phí khoảng 1300 tỷ đồng Năm 2008, ban hành Nghịđịnh số 79/2008/NĐ-CP về hệ thống tổ chức quản lý và kiểm nghiệm vệ sinh antoàn thực phẩm Đặc biệt, ngày 17 tháng 6 năm 2010, Quốc hội khóa XII, kỳ họpthứ X, đã thông qua Luật An toàn thực phẩm Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2011, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực quản lýmới, đặc biệt quan trọng này
2.1 Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.1 Khái niệm thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm, được hiểu “là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi
sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” (Khoản 20 Điều 2 Luật An
phẩm”, theo đó “Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần
thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người” (Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm).
Sở dĩ có cách hiểu thế này vì hiện nay có hai khái niệm đang đựơc sử dụngrộng rãi là vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety):
Vệ sinh thực phẩm: Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm khôngchứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố Khái niệm vệ sinh thực phẩm cònbao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm
An toàn thực phẩm: Được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thựcphẩm đối với con người Như vậy, có thể nói an toàn thực phẩm là khái niệm cónội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở
vi sinh vật
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia củanhiều ngành, được đặt ra trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biếnthực phẩm (từ nông trại đến bàn ăn) và cho đến khâu cuối cùng là xử lý hậu quảngộ độc thực phẩm
2.1.2 Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 36Đối với sức khỏe, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sựphát triển của cơ thể, đảm bảo cho sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng cóthể là nguồn gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh Về lâu dài, thực phẩm khôngnhững có tác động thường xuyên đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởnglâu dài đến nòi giống Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt cóthể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểmlà sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể Sau một thờigian, bệnh mới biểu hiện hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh
Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội Đối với ViệtNam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, lương thực, thực phẩm là loại sảnphẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quantrọng Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sảnxuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn khôngđược chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định chophép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngườitiêu dùng
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là thiệt hạichính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phụchồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉlàm,… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sảnphẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tinquảng cáo, và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng Ngoài ra còn
có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giảiquyết hậu quả
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây
ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xãhội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta.Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bịngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảolành và sạch
2.1.3 Những thách thức và thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay
Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ănuống của người dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó
có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều,
Trang 37các bếp ăn tập thể gia tăng,… là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc Bên cạnh
đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó
có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ônhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng Mức độ thực phẩm bị nhiễm độc tănglên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn
dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao
Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn tới việc ứng dụng các thành tựukhoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩmlàm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm các hóa chất độc hại ngày càng tăng dolượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốcthú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độchại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gâykhó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạnchuyển sang cơ chế thị trường Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nướcvà nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng Việc sử dụngcác chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến Các loại phẩm màu, đường hóahọc đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biếnthức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai,… Nhiều loại thịt bán trên thị trườngkhông qua kiểm duyệt thú y
Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng vàkhông theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan quản lý cũng ngày càng phổbiến Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra Ngoài ra, việc sửdụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thíchtăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nướccũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm Việc bảo quản lương thực thựcphẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đãdẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ làcác bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm vàtích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạnchuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, đánh giá các chương trình hànhđộng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác địnhđược nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là
Trang 38tiêu chảy Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thựcphẩm bị nhiễm khuẩn Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyênnhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, năm 2010, cả nước đã xảy ra 128 vụ ngộđộc thực phẩm ở nhiều tỉnh, thành phố, với 4.660 người mắc, 3.266 người nhậpviện và 40 trường hợp tử vong Trong đó có 45 vụ ngộ độc lớn (số người mắc trên
30 người), đáng lưu ý, tình trạng không xác định được nguyên nhân gây ngộ độcvẫn chiếm tỷ lệ khá cao Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộđộc thực phẩm thường xuyên Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trungcao nhất ở miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%) Tuy nhiên, số ca tử vong do ngộđộc lại tập trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc (55,81%)
Do mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sản xuất,chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình thường không chuyên nghiệp,không đăng ký kinh doanh nên sản phẩm rất dễ không đảm bảo chất lượngATVSTP đặc biệt là vào dịp Tết, lễ hội Nhân viên bán hàng, chế biến thực phẩmthiếu kiến thức về ATVSTP, thiếu các trang thiết bị và các dịch vụ khác nên thựcphẩm dễ bị ô nhiễm Trên 80% số mẫu dụng cụ bát, đũa, thìa bị bẩn, trên 85% sốmẫu tay người bán hàng bị nhiễm E.Coli Những bàn tay này vẫn trực tiếp bốcbún, rau sống, thái lòng, thái thịt,… cho khách ăn
Trong khi đó, năng lực kiểm nghiệm thực phẩm, hệ thống cảnh báo nguy cơvề ATVSTP trong nước lại đang rất thiếu, yếu và chưa có chuyên sâu CụcATVSTP tổng kết: 63/63 tỉnh thành đã thành lập được Chi cục ATVSTP nhưngphần lớn cán bộ chưa được đào tạo chuyên khoa (mới có 176 bác sĩ tại 58 chi cục).Về năng lực xét nghiệm, chỉ có 3% phòng xét nghiệm có thể kiểm nghiệm đượcchỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng; 13% có thể xác định được độc tố vi nấm; 32%xác định được kim loại nặng, kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh chỉ 2%, dưlượng thuốc bảo vệ thực vật 5% Đặc biệt khả năng kiểm nghiệm phụ gia thựcthẩm và các chỉ tiêu lý hóa còn hạn chế Không có tỉnh/thành phố nào kiểmnghiệm được nhóm phụ gia bao gồm chất bảo quản, chất chống oxi hóa
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm nước ta có tới hơn támtriệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống Đáng nói là do tập quán ăn uốngmất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số
Thực trạng ATVSTP hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong quá trình chănnuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ giasúc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn; các loại thựcvật được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc
Trang 39cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly Cây trồng ở vùngđất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn, sử dụng các chất kích thíchtăng trưởng, thuốc kháng sinh
Quá trình chế biến không hợp vệ sinh cũng làm ảnh hưởng đến ATVSTP.Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; quá trình thu hái lương thực, rau, quảkhông theo đúng quy định; sử dụng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế
để chế biến thực phẩm; sử dụng các dụng cụ chế biến thực phẩm không đảm bảovệ sinh; người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đaubụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da; rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uốngbằng nước nhiễm bẩn; nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn
Quá trình sử dụng và bảo quản không phù hợp Dùng dụng cụ sành sứ, sắttráng men, nhựa tái sinh,… bị nhiễm chất chì để chứa, đựng thực phẩm; để thức ănqua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, đểbụi bẩn, các loại côn trùng và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm; thực phẩmbảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn pháttriển
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ và hiệu quả Lấy ví dụ tại thànhphố Hồ Chí Minh, trong khi tổng cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm ởcác tuyến phường, xã có gần 25.000 điểm; ở quận, huyện là hơn 10.140 cơ sở thìcấp thành phố quản lý chỉ có gần 1.500 cơ sở Toàn ngành y tế thành phố chỉ có 36nhân viên chuyên trách và năm kiêm nhiệm về việc thanh tra Vệ sinh an toàn thựcphẩm, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyên trách và 36 cán bộ kiêm nhiệm, còntuyến phường xã có 317 nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hoạt độngkiêm nhiệm nhiều chức năng Nghĩa là bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 450
cơ sở, chưa kể các vụ dịch theo mùa như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêuchảy cấp,… Với khối lượng công việc quá tải như thế, việc kiểm tra thiếu cặn kẽvà hiệu quả cũng là lẽ đương nhiên
Trên thực tế, trong những năm qua, số cơ sở vi phạm chiếm hơn 14% số cơ
sở được thanh tra Tuy nhiên, 61% số cơ sở vi phạm được hưởng “án treo” (cảnhcáo), 25,9% số cơ sở bị phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 2,33 tỉ đồng, mức
độ tiêu hủy sản phẩm chỉ chiếm 8,67% và mức độ đóng cửa cơ sở vi phạm cònkiêm tốn hơn, chỉ 0,44%
2.2 Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 40Cũng giống như trong các lĩnh vực khác, các cơ quan quản lý nhà nước vềvệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta bao gồm hệ thống các cơ quan cóthẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng.
Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm
vi cả nước Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhthực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương (baogồm: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xây dựng và tổchức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việcquản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm Chịu trách nhiệmquản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thựcphẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ
sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và cácđối tượng theo phân cấp quản lý Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý antoàn thực phẩm trên địa bàn Bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chấtlượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Tổ chứctuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ýthức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức củangười tiêu dùng thực phẩm Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về antoàn thực phẩm trên địa bàn quản lý)
Cơ quan có thẩm quyền riêng: Bao gồm rất nhiều Bộ, ngành khác nhau (Bộ
Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học vàCông nghệ,…) Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Các
Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợpvới Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnhvực được phân công phụ trách theo các nguyên tắc:
o Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trìnhsản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các
bộ, ngành có liên quan thực hiện;
o Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trìnhlưu thông do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện
Việc phân định thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh antoàn thực phẩm hiện nay ở nước ta chưa hiệu quả, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm