Luật quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ;CHƯƠNG TRÌNH LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 89 - 93)

- Có đủ căn cứ xác đinh là di tích đã được xêp hạng đó khơng đủ tiêu chuẩn

b. Luật quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn

Khái quát về tầng ôzôn

Để tìm hiểu thê nào là tầng ôzôn thì trước hêt chúng ta tìm hiểu thê nào là khí ôzôn?

- Khí ôzôn: là một phân tử khí được tạo ra từ 3 nguyên tử khí oxy. Là khí được tạo thành từ quá trình phân tách phân tử O2 thành nguyên tử O và kêt hợp phân tử khí O2 thành phân tử O3. Chúng ta cũng có thể tạo ra khí O3 bằng cách gây ra những vụ chập điện. Tia lửa điện có tác dụng phân tách phân tử O2 thành nguyên tử O, sau đó nguyên tử O này kêt hợp lại với phân tử O2 thành phân tử O3. Khi trời mưa, sấm chớp, chập điện dẫn đên có mùi khét chính là O3 vì trong tiêng Hy Lạp ơzơn nghĩa là “có mùi”.

- Ơzơn ở tầng đới lưu thì nó là chất gây ơ nhiễm nhưng trong bầu khí quyển thì ôzôn chiêm tỷ lệ rất thấp, khoảng 0,2 đên 0,3 phần triệu. Khoảng 98% ôzôn trong bầu khí quyển tập trung ở độ cao 15 đên 40km. Vì vậy, người ta cịn gọi là tầng ơzơn, là “độ cao của bầu khí quyển mà ở đó tập trung phần lớn ơzơn có trong bầu khí quyển”. Đây cũng

chính là độ cao của tầng bình lưu. Trong Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn thì tầng ôzôn được đề cập là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh.

Vai trị của tầng ơzơn

Nêu ơzơn có trong tầng đới lưu thì là chất gây ô nhiễm nhưng ôzôn trong tầng bình lưu thì là chất bảo vệ. Chúng hấp thụ tia bức xạ cực tím từ mặt trời chiêu x́ng (mà những tia này có tác hại gây ung thư da, đục thủy tinh thể, suy giảm khả năng miễn dich, … thậm chí khơng cịn khả năng sinh sản). Khi chiêu xuống trái đất tia bức xạ cực tím được tầng ôzôn hấp thụ khoảng 98%. Tầng ôzôn được xem như tấm lá chắn giúp bảo vệ con người và sinh vật khỏi tia cực tím.

Thực trạng của tầng ôzôn

Đang bi suy giảm và biểu hiện là sự xuất hiện lổ thủng ở tầng ôzôn, (“vùng nghèo ôzôn ”) trong bầu khí quyển. Vùng nghèo ôzôn này ngày càng mở rộng.

Năm 1985 các nhà khoa học Anh xác đinh vùng nghèo ôzôn ở Nam Cực vào khoảng 10km2 (tương đương diện tích của Châu Âu) nhưng đên năm 2001 các nhà khoa học Mỹ ở trung tâm hàng không vũ trụ đã xác đinh diện tích vùng này là 28 triệu km2, giảm 50% so với tỉ lệ tự nhiên vớn có. Tương tự như vậy, ở Bắc Cực, năm 1991 vùng nghèo ôzôn là 22 triệu km2.

Sở dĩ ở 2 cực có diện tích lớn vì khi những chất phá hủy bầu khí quyển. Những chất phá hủy tầng ôzôn khi xâm nhập vào bầu khí quyển ở tầng bình lưu thì do hiện tượng mây và gió bình lưu có xu hướng đẩy chất phá hủy tầng ôzôn về 2 đầu cực của trái đất; và nó cũng xuất phát từ 1 nguyên nhân nữa là ôzôn trong tự nhiên bao giờ cũng luôn bi mất đi và được bù đắp do quá trình quang li những phân tử ôxy nhưng ở vùng Bắc Cực và Nam Cực do nhiệt lượng mặt trời tiêp nhận ít nên hiện tượng quang li những phân tử ôxy để tạo ôzôn cũng rất ít so với những vùng xích đạo và vùng chí tuyên.

Xu hướng hiện nay là những vùng nghèo ơzơn lan dần x́ng những vùng có vĩ độ thấp và trung bình. Như ở vùng Bắc Cực thì lan xuống khu vực Sibia ở Nga hoặc ở Nam Cực thì vùng nghèo ôzôn đã bắt đầu xuất hiện thậm chí bao trùm lên cả lảnh thổ Chilê và Argentina. Cứ vào mùa xuân và mùa hè lại xuất hiện những hiện tượng như vậy. Năm 1998, Chính phủ Chilê đã phải ra lệnh báo động cấp 2 khuyên công dân không nên ra đường vào buổi trưa, không tắm nắng quá 15 phút bởi vì vùng nghèo ôzôn đã bao trùm lên cả lãnh thổ quốc gia và tầng ôzôn càng suy giảm thì lượng tia cực tím chiêu xuống trái đất càng tăng. Người ta tính rằng tầng ôzôn giảm 1% thì lượng tia cực tím chiêu xuống trái đất tăng 1,5%. Tình trạng tầng ôzôn bi suy giảm rất nguy hiểm đối với sự tồn tại và phát triển của con người.

Ngun nhân dẫn đến tình trạng tầng ơzơn bị suy giảm

Trong tự nhiên luôn xảy ra tình trạng ôzôn bi mất đi bởi tự nhiên nhưng đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đên sự phá hủy tầng ôzôn vì ôzôn bi mất đi vì ly do tự nhiên cũng sẽ được bù đắp lại bằng ôzôn khác cũng từ những ly do tự nhiên. Nên người ta nói rằng trong tự nhiên tầng ơzơn ln ở trạng thái “cân bằng động”.

Như vậy nguyên nhân dẫn đên tầng ôzôn bi suy giảm hiện nay là con người. Vậy con người đã làm cho tầng ôzôn bi suy giảm bằng cách nào? Hiện nay con người chúng ta vẫn chưa tìm hiểu hêt được nguyên nhân mà con người chúng ta làm suy giảm tầng ôzôn. Nguyên nhân mà chúng ta đã tìm hiểu được là do con người phát thải những chất phá hủy tầng ôzôn vào bầu khí quyển và những chất phá hủy tầng ôzôn này gọi chung là những chất ODS (Ozon Destroy Subtain – những chất phá hủy tầng ôzôn).

Cần phân biệt chất phá hủy tầng ôzôn với khí nhà kính. Khí nhà kính là những chất khí gây ra hiện tượng gia tăng hiện ứng nhà kính trong bầu khí quyển và nó làm cho nhiệt dọ trái đất nóng dần lên. Cịn chất phá hủy tầng ơzơn là những chất làm cho tầng ôzôn bi suy giảm. Khí nhà kính là những chất khí như: CH4, CO2,… còn những chất phá hủy tầng ơzơn khơng phải là những chất đó.

Các chất phá hủy tầng ôzôn

Chất phá hủy tầng ơzơn bao gờm nhiều nhóm chất, có thể nói những chất thuộc nhóm Halogen đều có khả năng phá hủy tầng ơzơn, nhưng tiêu biểu là 2 nhóm chất sau :

- Chất thuộc nhóm Clorin (là những hợp chất có chứa Clo): những chất thuộc nhóm clorin bao gờm: CFC ( Clorua Florua Cacbon) – khí sử dụng phổ biên trong công nghệ làm lạnh mà tên thương phẩm của nó chúng ta cịn gọi là Brion hoặc khí gas trong những máy lạnh, tủ lạnh. Hay như khí Halon trước đây được sử dụng phổ biên trong công nghệ sản xuất bình chữa cháy, bình xit dầu thơm (người ta nạp khí halon vào với áp suất cao và khi mở van ra thì khí halon bắn ra mang theo bột chống cháy, dầu thơm, keo xit,… văng ra).

- Các chất khí thuộc nhóm Brơmin (hợp chất có chứa Brơm): sản sinh ra chủ yêu trong lĩnh vực hóa trừ sâu, lĩnh vực tẩy rửa.

Đó là những chất ODS điển hình. Tuy nhiên, các bạn lưu y rằng các chất này có khả năng phá hủy tầng ôzôn một cách tiềm tàng, nghĩa là nó phá hủy mang tính chất quay vòng. Ví dụ khi phát thải chất CFC vào bầu khí quyển thì dưới tác động của bức xạ của mặt trời hợp chất này sẽ giải phóng ra một nguyên tử khí Clo, và nguyên tử khí Clo này phá hủy bầu khí quyển theo cơ chê một nguyên tử Clo khi xâm nhập bầu khí quyển nó có thể phá hủy hàng nghìn phân tử ơzơn và vì một ly do ngẫu nhiên nó kêt hợp với hơi nước trong không khí tạo ra HCl. Các nhà khoa học tính rằng nêu đên năm 2003 chúng ta loại bỏ hoàn toàn được việc sản xuất & tiêu thụ những chất ODS thì tầng ôzôn của chúng ta

phải mất 50 năm sau mới trở lại như trước những năm 1970. Và những chất CFC đã có trong bầu khí quyển cịn tiêp tục phá hủy tầng ôzôn của chúng ta trong 50 năm nữa.

Các quy định của luật pháp quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn

Tập trung chủ yêu trong 2 văn bản: Công ước Viên năm 1985 và phụ lục của Cơng ước (cịn gọi là Nghi đinh thư của Công ước) là Nghi đinh thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Theo 2 văn bản này, việc bảo vệ tầng ôzôn gồm 2 nội dung chính sau:

- Hướng tác động để bảo vệ tầng ôzôn:

Hướng tác động mang tính bền vững nhất được xác đinh trong Công ước Viên & Nghi đinh thư Montreal đó là loại trừ nguyên nhân bằng cách ngưng phát thải những

chất ODS vào bầu khí quyển. Đây chính là mục tiêu của Cơng ước Viên & Nghi đinh thư

Montreal – phải làm sao để ngừng phát thải những chất ODS vào bầu khí quyển. Để đạt được mục tiêu này thì nội dung thứ hai đã được đưa ra, đó là qui đinh nghĩa vụ của quốc gia.

- Nghĩa vụ của quốc gia:

Nghĩa vụ của quốc gia là phải cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất

và tiêu thụ chất ODS. Như vậy các bạn thấy rằng để đạt được mục tiêu ngừng phát thải

chất ODS vào bầu khí quyển thì Cơng ước Viên đã đưa ra một lộ trình, lộ trình này là

các quốc gia phải cắt giảm việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS rồi sau đó đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất & tiêu thụ chất ODS.

- Căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS:

Theo Cơng ước Viên, có 3 căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS, bao gồm:

+ Căn cứ vào mức độ nguy hiểm đối với tầng ôzôn đối với từng chất ODS. + Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và khả năng thay thế của từng chất.

Nguyên tắc này cũng được cụ thể hóa trong Cơng Ước Viên. Cơng ước căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên mà chia các quốc gia thành viên ra làm 2 nhóm: nhóm các quốc gia phát triển và nhóm các quốc gia đang phát triển và

chậm phát triển. Theo đó các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển có quyền trì hỗn 10 năm việc thực hiện công ước.

- Cơ chế bảo đảm thực hiện (bảo đảm thực hiện mục tiêu, nghĩa vụ của quốc gia):

Để bảo đảm việc cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS của các quốc gia như mục tiêu đã đề ra thì Công ước đưa ra 2 cơ chê thực hiện :

+ Cơ chế về mặt tài chính. + Cơ chế về mặt công nghệ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ;CHƯƠNG TRÌNH LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w